Có nên ăn Tết Nguyên đán? (St). Fr: Tuấn Phạm

19 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jan 14, 2023, 8:33:34 PM1/14/23
to giaitri, alphonsefamily
Có nên ăn Tết Nguyên đán?
ảnh.png

Mấy ngày nay nhiều người lại khui cái vụ ăn tết dương lịch với âm lịch ra bàn cãi như lệ thường mỗi năm. Dương lịch thì dựa vào vị trí của Trái Đất đối với Mặt Trời còn âm lịch thì dựa vào vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất, cái này ai cũng biết, nhưng ít người biết dương lịch và âm lịch liên hệ với nhau thế nào. Trong âm lịch, tháng là thời gian từ một ngày không trăng (ngày sóc) tới trước ngày không trăng kế tiếp, còn năm thì có hai khái niệm:
- năm Mặt Trời, gọi là "tuế", là thời gian từ ngày đông chí (winter solstice-ngày mà ánh nắng giữa trưa xiên nhất trong năm ở bán cầu bắc, thường là ngày 21 hay 22 tháng 12 dương lịch) tới trước ngày đông chí kế tiếp, hay nói đơn giản là thời gian Trái đất quay quanh mặt trời đúng một vòng, một "tuế" luôn dài 365 ngày 5 giờ 48 phút 45,51 giây,
- năm Mặt Trăng, gọi là "niên", là thời gian từ đầu tháng âm lịch chứa ngày đông chí (tháng Tý) tới trước ngày đầu tháng chứa ngày đông chí kế tiếp, một "niên" có thể có từ 12 đến 13 tháng âm lịch, tức là từ 353 tới 383 ngày.
Liên hệ giữa âm và dương lịch như vậy là: tháng âm lịch chứa ngày đông chí luôn luôn là tháng Tý hay còn gọi là tháng mười một. Tại sao như vậy? Vì ngày đông chí là ngày khí dương yếu nhất trong năm, sau ngày này khí dương mạnh dần lên, cho nên tháng chứa ngày đông chí là tháng "chí âm sinh dương", thời gian luôn luôn được xem như bắt đầu một chu kỳ. Cũng như một ngày thì bắt đầu bằng giờ Tý là khoảng thời gian giữa đêm, chí âm sinh dương, tháng chứa ngày đông chí cũng là tháng được người xưa chọn làm tháng đầu năm, tên là Tý, con giáp đầu tiên. Vì thế, trong tiếng Việt xưa, tháng Tý được gọi là "tháng một", ngày nay một số người Việt vẫn gọi như thế. Theo lệ xưa, cứ qua tháng Tý thì mỗi người được tính thêm một tuổi chứ không phải qua sinh nhật, bởi vì qua tháng Tý thì thêm một "tuế", mà chữ "tuế" người Tàu đọc là "suẩy" còn ta thì đọc trại thành "tuổi".
Thế thì do đâu mà bây giờ năm âm lịch lại bắt đầu từ tháng Dần (hay tháng giêng) chứ không bắt đầu từ tháng Tý? Đó là vì vua Hán Vũ Đế ra lệnh như thế để kỷ niệm ngày ông ta lên ngôi. Hán Vũ Đế, tên tục là Lưu Triệt, chính là người đã xâm lược Nam Việt, diệt Triệu Đà, khởi đầu một ngàn năm đô hộ nước ta. Trong 1000 năm bắc thuộc này, tất nhiên người Tàu bắt buộc dân ta phải BỎ CÁI TẾT CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT, CHUYỂN SANG ĂN TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA TÀU.
Người Việt có tết cổ truyền không? Có! Từ thời Hùng Vương đã có tết, Lang Liêu sống trước Lưu Triệt cả nghìn năm đã chế ra bánh chưng bánh dầy để dâng cúng tổ tiên dịp tết. Và tất nhiên Lang Liêu chẳng biết Lưu Triệt là đứa nào, nên dân ta không ăn tết vào tháng Dần như sau này bị Lưu Triệt ép buộc, mà ăn tết vào tháng Tý, theo đúng quy luật vận hành của trời đất (Xem Nguyễn Ngọc Thơ: Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong quan hệ với văn hóa truyền thống Việt Nam, luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, 2011
Trang 87,113 )
Dân ta sau 1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và 40 năm ngồi ngó nhau nghi ngờ nhau khích bác nhau cho cay cho sâu cho thật đau thì trở nên kỳ quặc lắm. Mới đây Fidel Castro chết, bảo làm quốc tang thì chửi um sùm, vì "tại sao lại phải tưởng nhớ một người nước ngoài chả liên quan gì tới ta?" Đúng là như thế, nhưng cớ gì lại phải trung thành cẩn cẩn với Hán Vũ Đế Lưu Triệt bằng cách ăn tết Nguyên Đán, gọi cái tết này là "tết của ông cha ta", Lưu Triệt không phải là "ông cha ta" mà là kẻ cướp nước ta.
Nếu bỏ tết Nguyên Đán, chuyển hết phong tục tốt đẹp ngày tết sang khoảng thời gian từ đông chí tới đầu năm dương lịch tức là ăn tết từ ngày 21/12 đến 1/1 dương lịch thì chắc chắn là gần với tết thật sự của ông cha ta hơn, vì đó là vào tháng Tý.
Người Nhật KHÔNG BỎ TẾT CỔ TRUYỀN ĐỂ ĂN TẾT TÂY, HỌ CHỈ DỜI TẾT CỔ TRUYỀN SANG ĐẦU NĂM DƯƠNG LỊCH, bởi vì nhiều lẽ: họ chả việc gì ăn tết của Tàu, một nước đã phải làm nô lệ cho họ, họ ăn tết theo Mặt Trời vì họ xưng là con cháu thần Mặt Trời, họ hội nhập với thế giới mà vẫn giữ bản sắc dân tộc của họ.
Còn dân Việt ta bao giờ thôi nhận giặc làm cha, quay về với tổ tiên đây? Dẫu sao thì bỏ một thói quen hàng nghìn năm cũng không dễ, nhưng cũng nên bắt đầu từ từ bằng cách ăn tết Nguyên Đán ít lại (và ăn tết Tây dài ra, vì thời gian Noel, tết Tây ta có đi làm người các nước cũng nghỉ, chả giao dịch gì mấy.)
Cứ mỗi năm, số người chuyển sang chán ngán cái tết Tàu lại càng đông, rồi chắc cũng đến lúc thoát Trung thôi.


Message has been deleted

Minh Nguyen Quang

unread,
Jan 16, 2023, 10:58:39 PM1/16/23
to alphonsefamily, giaitri

Hữu Hào:

Bài “Có nên ăn Tết Nguyên Đáng” này thấy rất hay, nhưng cần nhờ thầy Minh kiểm chứng về nội dung lịch sử cho rõ ràng thêm.

1. Cho nên tạm thời anh chính thức rút lại bình luận của anh về bài này.

2. Bài này do một người tên Tuấn Phạm chuyển cho Minh. Nhưng TP đã không ghi rõ tác giả của bài này là ai. TP đăng lại bài của Phat Le. Theo bài Minh vừa gửi cho anh hôm nay, thì PL ghi trên FaceBook cá nhân là bài này được “Chép lại từ một kỷ niệm trên FB” …

Nhưng sau khi anh xét kỹ trên FB, thì bài này … cũ xì … đã được một người tên Văn Toàn đăng ngày 11.01.2017 … Và VT lấy bài này từ một người khác tên Chí Khiếu Kili …

3. Bài này “Có nên ăn Tết Nguyên Đáng?” là lấy từ nhiều bài rồi ghép lại, trong đó có đoạn ghi lại lời của bài hát “Gia tài của mẹ” của Trịnh Công Sơn nói về “Nô lệ giặc Tàu, giặc Tây, vv”. Và bài này cũng nói đến Luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Thơ … nhưng cái Link không chạy (Error 404 Not Found) cho nên chả biết Luận án đã viết gì.

4. Trên FaceBook có rất nhiều người cùng tên Văn Toàn. Nhưng người Văn Toàn đăng bài này ngày 11.01.2017 là thuộc nhóm “Nhật Ký Yêu Nước NKYN” lo đấu tranh cho sự Tự do ngôn luận … một chuyện luôn được LHQ bảo vệ.

ảnh.png

5. Bài viết rất hay, nhưng nếu nội dung là dựa trên tài liệu đúng sự thật 100%. 👈

6. Nội dung của bài này chủ yếu là đề cập tới 2 sự kiện:

(a) Vua Hùng Vương đã quyết định cho dân Việt mừng Tết Nguyên Đáng kể từ ngày Đông Chí, tức là ngày 21/12 DL, nhầm tháng Tý ÂL còn gọi là tháng Một ÂL … và cũng vì kể từ ngày Đông Chí thì mỗi ngày sẽ dài ra hơn (chuyện ngày Đông Chí dài ra hơn thì đã được những nhà khoa học quốc tế chứng minh rồi).

(b) Vua Vũ Hán của TQ, khi sang đô hộ nước Việt, đã quyết định là dân Việt phải mừng Tết Nguyên Đáng dựa theo ngày mà ông được Đăng Quang, vào tháng Dần (3 tháng sau tháng Tý) và cũng để trùng hợp với ngày mừng năm mới của dân TQ mà ngài đã quyết định.

(a) và (b) kể trên rất quan trọng, dưới một góc nhìn lịch sử, cho nên phải nhờ thầy Minh kiểm chứng giùm cho thật rõ ràng. Và cũng phải kiểm chứng xem ai là Tác Giả thật sự của bài thú vị này.

7. Chỉ sau khi đã kiểm chứng được rõ ràng thông tin, thì chúng ta mới có thể vào cuộc để bình luận và cho ý kiến tiếp theo.

Chúc các bạn một Tết Quý Mão thật hạnh phúc và an lành.

HH

16.01.2023


Mời các bạn đọc bài của tác giả Phạm Mạnh Hà, được báo Tuổi Trẻ đăng ngày 21.01.2017, với đề nghị tổ chức Tết cho người Việt nhầm ngày 10.03 âm lịch, cùng ngày với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để có một Tết riêng biệt cho người Việt và khỏi phải ăn Tết chung với người TQ vào ngày 01.01 âm lịch. 😀
Trong bài này không thấy nói đến quyết định của Vua Hùng Vương tổ chức Tết cho người Việt vào ngày Đông Chí. 👈  Nếu ai tìm ra được tài liệu này, thì xin vui lòng thông báo cho mọi người hay nhé.
Trong lúc chờ đợi thì xin chúc các bạn một Tết Quý Mão An Khang Thịnh Vượng. 👌
HH
17.01.2023

Nhớ buổi đầu dựng nước làm ngày Tết dân tộc, có gì sai?
https://tuoitre.vn/nho-buoi-dau-dung-nuoc-lam-ngay-tet-dan-toc-co-gi-sai-1255963.htm

ảnh.png


* Tuấn Phạm là 1 anh thuộc phe ta (CĐT), bài này đăng ở FB.

https://www.facebook.com/profile.php?id=100001557311421

Anh này cũng sưu tầm từ ở trên mạng của người khác (Phát Lê, Thiên hạ truyện...). Vì thấy tác giả bài viết không rõ ràng nên để là (St) chứ không xác định là của tác giả nào.

Theo… đơn đặt hàng của anh Hữu Hào trên đây thì bài này sẽ được đưa vào diện Factcheck và Thảo luận… cho đến hết Tết, mời các vị tham gia ý kiến. Riêng về factcheck thì ngoài việc truy tìm tác giả, điểm chính chắc chỉ nên đi vào khía cạnh kiểm định lịch sử về mối liên hệ có liên quan (nếu có) giữa Tết Nguyên đán ở TQ và Tết Âm lịch cổ truyền ở VN. Còn các khía cạnh chuyên môn khác như về thời tiết... thì xin bỏ qua

MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages