Ai hay lực lượng nào đã giết cha Trương Bửu Diệp? (Factcheck) - Google Groups

120 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Nov 29, 2023, 8:20:26 AM11/29/23
to alphonsefamily, giaitri
Ai hay lực lượng nào đã giết cha Trương Bửu Diệp? (Factcheck)

Lời phi lộ:
* Ngày 9/11/2023, chúng tôi tham gia cùng đoàn hành hương của Gx. Vườn Xoài Q.3, TP.HCM đi viếng mộ của Lm.Phanxicô Saviê Trương Bửu Diệp ở nhà thờ Tắc Sậy, Bạc Liêu. Đây là lần đầu tiên tôi đi đến nơi này
* Khi đến nơi chúng tôi có được tài liệu về tiểu sử cuộc đời của Cha Diệp do nhà thờ Tắc Sậy phát và coi thêm tại bảng ghi tiểu sử tại đền thờ. Các tài liệu này cho biết tóm tắt về nguyên do cái chết của cha Bửu Diệp: 
- "Do sự tranh chấp giữa các phe phái và sự sống còn của các giáo dân Ngài đã chết thay cho những người bị bắt chung...", 
- "Do tranh chấp giữa các giáo phái, vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, Ngài đã chết thay cho những người bị bắt chung..."  

z4907650454549_243b86e311d2bb569783157cf37a2fe7.jpg  z4907653365416_a0c1589b334e7c3bada8fdf773256fc1.jpg

Tư liệu này làm cho chúng tôi thắc mắc và có động tâm muốn tìm hiểu thêm: 
Ở vào thời điểm tháng 3 năm 1946 (cụ thể Ngài bị chém vào ngày 12/3/1946) có những phe phái hay giáo phái nào? Họ có tranh chấp ra sao liên quan đến đạo Công giáo? Quyền lợi của giáo dân là quyền lợi nào?
Ngoài ra ở các hình tượng và tranh vẽ về cái chết của Ngài cũng cho thấy có sự tương phản:
tải xuống.jfif  z4907653365683_bf6a15bf3e3ccd82ed4ebbff757fea97.jpg  z4907653412885_df69d97239ad6f77353d110aff3a5b99.jpg

Vậy thì Ngài bị những người mặc áo trắng, lính Nhật hay người mặc đồ như lính triều đình giết?
* Factcheck ở đây là thẩm tra đối chiếu lại về các lời khai của nhân chứng và các hiểu biết khác để cố gắng làm rõ thêm. Dẫu sao câu chuyện này cho đến nay có đôi chỗ vẫn còn mù mờ và không cũng thể nào làm rõ hết được vì thiếu dữ kiện lịch sử.


FACTCHECK

1. Lực lượng vũ trang nào có mặt tại Bạc Liêu ở thời điểm đầu năm 1946: 

Năm 1946 là năm giặc giã và ly loạn khắp nơi, các phe phái chém giết lẫn nhau. 

Theo các tư liệu lịch sử có được thì tại Bạc Liêu có các thành phần và lực lượng vũ trang kình chống lẫn nhau như sau: người Pháp, Việt Minh, Cao Đài, Hòa Hảo, Lính Nhật, người Miên (Thổ). 

Trong đó: 

- Cao Đài, Hòa Hảo và 1 số đạo giáo khác như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Dừa...ở thời điểm đó thường được gọi là giáo phái. Cao Đài có khuynh hướng thân Nhật

- Lính Nhật  là 1 lực lượng quân sự đã bị giải giáp nên chỉ còn lại 1 số ít tàn quân ly khai ở lại và bám vào giáo phái để hoạt động. 

- Người Miên (Thổ) không phải là 1 lực lượng quân sự mà chỉ là người Miên gốc Khmer sống trong vùng có hận thù nên tấn công Việt Minh hay người Việt. 

Các lực lượng và thành phần này chống đối và giết chóc lẫn nhau: Người Miên đi ruồng tìm giết Việt Minh. Cao đài, Hoà Hảo liên kết chống lại Việt Minh. Việt Minh thanh toán người của các giáo phái khác (một bộ phận của Cao Đài, Hòa Hảo đi theo Việt Minh)...Các lực lượng này giết chóc rồi dàn cảnh đổ thừa cho nhau nên cuối cùng có khi không biết thực sự là do ai giết.

Mặc dù trong cương lĩnh và tuyên bố chính thức, các lực lượng này đều nói về lý tưởng và mục tiêu chính trị tốt đẹp, mỹ miều là phục vụ cho nhân dân, cho tín đồ. Nhưng trong thực tế ngoài việc giết chóc lẫn nhau, họ còn lạm sát nhiều người dân vô tội không đếm xuể bằng cách cáo buộc là Việt gian và hành quyết không xét xử theo kiểu "gặp đâu giết đó". Các hình thức giết chóc này dã man, mang dáng dấp tàn độc của bọn Pôn Pốt sau này như: mổ bụng dồn trấu, đóng cọc, chôn sống, lấy cuốc đập đầu, cho đi mò tôm....

 

2. Tư liệu ghi lại về cái chết của cha Diệp:

2.1. Theo Wikipedia và 1 số website khác:

"Đến nay, thông tin về vụ bắt và giết linh mục Trương Bửu Diệp là không thống nhất. Có nguồn cho rằng vào ngày 12/3/1946, Linh mục Trương Bửu Diệp bị lính Nhật thuộc quân Cao Đài bắt cùng với trên 70 giáo dân tại giáo xứ Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt chung với bổn đạo tại lẫm lúa của ông giáo Sự ở Cây Gừa. Cũng theo những lời kể ủng hộ quan điểm này thì họ chất rơm chung quanh tính đốt tất cả, nhưng Linh mục Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam. Ông đã cố gắng để cứu giáo dân của mình và đã bị giết.

Theo bảng tóm tắt tiểu sử Cha Trương Bửu Diệp hiện dựng tại nhà an nghỉ của ông thì ông bị bắt và thủ tiêu "vì sự tranh chấp giữa các phe phái" nhưng không nêu rõ các phe phái nào. Hiện tại có hai luồng ý kiến cho rằng: quân Việt Minh hoặc lính Nhật đã sát hại ông.

2.2. Các nhân chứng:

Linh mục Phêrô Trần Thế Tuyên, là cáo thỉnh viên chính thức trong "Vụ án phong chân phước và phong thánh" cho Lm. Bửu Diệp, đã cung cấp tên 30 nhân chứng. Sau đây chỉ xin trích lời kể của 1 số nhân chứng có lời khi chi tiết về cái chết của cha Diệp:

 

* Tư liệu: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Những người kể về Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

http://thuchoamdhk.com/Duc%20Hong%20Y%20pham%20Minh%20Man%20va%20Nhung%20Nguoi%20ke%20ve%20cha%20Truong%20Buu%20Diep.html

 

1.2.1. Ông Louis Lê Hữu Giàu:

Ông Giàu kể, một buổi sáng tháng 3 năm 1946, có một tốp lính mặc đồ trắng, trương cờ trắng đi trước để nếu gặp lính Pháp thì đó là dấu hiệu họ đã đầu hàng, nhưng phía sau lại trương cờ có hình con mắt tức cờ Cao Đài. Tốp lính đến lùa mọi người cả lương lẫn giáo từ khu Đất Thánh cho tới khu quá nhà thờ, trong đó có Cha Phanxicô, các bà phước và giáo dân, đông hơn một trăm người. Chúng dẫn xuống Cây Gừa, cách đó chừng hơn ba cây số, lùa vô hai lẫm lúa, một lẫm gồm Cha, các bà phước và những người công giáo. Lẫm kia thì đa số là người ngoại đạo. Lúc đó là khoảng sau 12 giờ trưa.
Cha bị mời ra ba lần. Hai lần đầu, mỗi lần chừng mười lăm hay hai mươi phút. Cha trở vào, không nói gì cả. Lần thứ ba, Cha không trở lại, sau này mới biết là Cha đã bị giết và xô xác xuống ao nhà ông Giáo Sự.
Đến khoảng chập tối, có người mở cửa cho mọi người về và bảo rằng lo tản cư đi, đừng có nán lại, hễ còn nán lại là sẽ bị giết hết. Bà con tản cư ngay trong đêm hôm đó. Ông Giàu đưa các dì phước sang bên kia sông, vào các nhà trống ở tạm rồi lên Hộ Phòng báo cho lính Pháp biết. Họ xuống và mang các dì phước lên Hộ Phòng an toàn.
Việc đi lấy xác Cha Phanxicô, tẩn liệm và chôn cất ngài thì ông Giàu cho biết ông không có mặt, chỉ nghe nói là người ta tìm thấy xác Cha dưới ao, mang về Khúc Tréo và chôn cất Cha trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo.

1.2.2. Ông Ngô Minh Quang: 

Ông Quang kể rằng ông Chủ Cận ở Đồng Gò chiếm đoạt đất đai của nhà thờ ở Tắc Sậy. Cha Diệp nhờ điền địa của Tây đo đạc, bắt ông Chủ Cận phải trả lại phần đất lấn chiếm. Ông Chủ Cận thù ghét Cha, bèn trả thù bằng cách xúi Cao Trường Phát là tướng Cao Đài lúc đó rằng Cha Trương Bửu Diệp thân Pháp, duy trì giáo dân ở Tắc Sậy để giữ đất cho Pháp, có ngày Pháp sẽ đem quân tiêu diệt quân Cao Đài của Cao Trường Phát.
Theo ông Ngô Minh Quang, có lẽ 
Cao Trường Phát đã cho lính dưới sự dẫn đầu của hai tên Nhật Bổn đã bị giải giáp và đổi sang tên tiếng Việt là Cao Trường Thắng và Cao Trường Ngươn, đến lùa Cha, các dì phước và giáo dân vào lẫm lúa nhà ông Giáo Sự ở Cây Gừa để thiêu sống. Nhưng Cha đã tự ý xin chết thay cho mọi người nên giáo dân được thả và mọi việc đã diễn ra như vậy.

1.2.3. Bà Trần Thị Hường tức bà Tư Phẩm:

Một buổi sáng sớm khoảng sau Tết, lính mặc áo trắng, đến lùa giáo dân từ Đất Thánh cách nhà thờ chừng hơn một cây số vô nhà thờ. Từ nhà thờ họ lùa Cha, các bà phước và giáo dân vô Cây Gừa cách đó chừng ba hay bốn cây số. Không biết bao nhiêu người nhưng khá đông chừng bảy hay tám chục người. Đến nơi, bà bị ở chung một chỗ với các bà phước. Cha mẹ bà ở chung với Cha Fx Trương Bửu Diệp. Cha mẹ bà kêu la kiếm bà. Bà được cho đi sang với cha mẹ. Đang khi chạy sang với cha mẹ, bà bị một tên lính Nhật chận lại, đưa dao dài và bén vào cổ, bà té bẹp xuống đất. Lính người Việt Nam nói gì với tên lính Nhật bà không biết và bà được vào chung chỗ với cha mẹ bà.
Chừng 8 giờ sáng, Cha bị mời ra ngoài chừng 15 hay 20 phút. Cha trở vô không thấy gì là buồn phiền hay lo lắng chi hết.
Người ta chất rơm rạ chung quanh lẫm lúa nhà ông Giáo Sự và biết chắc là họ sẽ đốt cháy tất cả. Cha bị mời ra lần thứ hai khoảng 10 giờ sáng. Khi trở vào, mặt Cha đỏ như bị đánh hay bị tát. Cha bảo mọi người ăn năn tội và cha giải tội. 
Lần thứ ba Cha bị mời ra khoảng 2 hay 3 giờ chiều. Cha không trở lại. Đoán là Cha đã bị thủ tiêu. Khá lâu sau đó, chừng 7 giờ tối họ mở cửa cho mọi người ra về nhưng dặn phải bỏ Tắc Sậy, nếu không sẽ giết hết không còn con đỏ.
Người ta quay về thu gom đồ đạc và tản cư. Hôm sau, mọi người được tin là cha đã chết. Người ta đi lấy xác Cha ở cái ao chỗ nhà ông Giáo Sự. Có nhiều người đàn ông thương mến và nóng lòng đi phụ tìm xác Cha, trong đó có ông Năng, cha của bà. Họ mô tả: Cha bị chém từ phía sau ót, chết trần truồng và úp mặt. Người ta bỏ Cha lên xuồng chở về nhà ông Biện Thơ ở Khúc Tréo và chôn Cha trong phòng thánh.

1.2.4 Ông Đôminicô Nguyễn Văn Đức:

Ông Cao Trường Phát là tướng Cao Đài trong vùng hồi đó. Ông Mười Thính là cận vệ của ông Cao Trường Phát. Ông Mười Thính kể cho tôi nghe nhiều lần rằng không phải Cao Đài hay Việt Minh giết Cha Diệp mà là hai tên lính Nhật đã bị giải giáp (tức bị tịch thu khí giới sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945 - ĐD) rồi nhập vô phe Cao Đài của ông Cao Trường Phát. Hai tên này đổi qua tên tiếng Việt là Cao Trường Thắng và Cao Trường Ngươn. Ba tên tất cả nhưng một tên nữa thì tôi không nhớ rõ.
Thắng và Ngươn rất hung dữ và thù ghét Pháp vô cùng. Thấy Cha Trương Bửu Diệp hay lui tới với người Pháp, hai tên này bèn trả thù bằng cách dẫn lính Cao Đài của ông Cao Trường Phát, tới lùa Cha Diệp và giáo dân nhốt vô lẫm lùa của ông Châu Văn Sự ở Cây Gừa, đặng chất rơm thiêu sống tất cả, rồi kêu Cha ra, chém Cha và xô xuống chiếc ao gần bên. Ông Cao Trường Phát nghe tin, nghĩ rằng ông đã nuôi ong tay áo, hai tên lính Nhật này giết người dễ dàng như thế thì cũng có lúc phản bội sẽ giết ông chăng? Ông bèn bí mật ra lệnh cho người của mình giết hai tên Nhật mang tên Việt là Thắng và Ngươn này. Tên lính Nhật còn lại ông cũng âm thầm cho người thanh toán sau đó.


* Tư liệu: Ai là người giết cha Trương Bửu Diệp ngày 12/3/1946? "Thổ ruồng" hay Việt Minh?

https://congdoanhanhhuongauchau.blogspot.com/2018/07/thu-uc-152018-kinh-gui-rev-paul-huynh.html

Bà Maria Nguyễn Thị Kiệm:

...Có một toán người mặc thường phục tay cầm súng, áp tải hai bên, ra lệnh cho mọi người tiến về phía Cây Gừa, đi theo đường ruộng chớ không đi theo đường lộ xe chạy. Đến Cây Gừa vào khoảng giữa trưa, họ gom chúng tôi vào sân nhà ông BẢY SỰ. Ở đó có sẵn một toán người nữa, đông hơn, cùng với mấy người Nhật mang gươm dài đang đứng chờ. Toán người ở sân bao quanh và chỉa xà beng mũi nhọn vào chúng tôi....Có người đến mời cha Trương Bửu Diệp ra ngoài. Lúc trở vào, Ngài có vẻ ưu tư nhưng không nói gì. Cha đến từng nhóm gia đình, nói vài lời, an ủi, khuyến khích. Khi đến bên gia đình tôi, Cha hỏi bà thân sinh tôi: “Cô họa đồ có sợ không?” (Cô họa đồ là danh từ mà Cha thường gọi bà thân sinh tôi). Và bà thân sinh tôi thưa với Cha là không sợ. Đó là câu nói sau cùng của Cha với gia đình tôi. Sau khi đi một vòng, hỏi han từng gia đình, cha trở lại, ngồi giữa giáo dân, lấy chuỗi ra lần hột. Như thường ngày, hôm ấy Cha cũng mặc chiếc áo bà ba vải trắng, quần vải đen. Cha ngồi giữa chúng tôi như vị chủ chăn ở giữa đàn chiên mình.

Khoảng 3 giờ chiều, có người vào mời Cha ra lần nữa. Cha ra lần này thì tôi không còn thấy Cha trở vào (có người nói Cha được mời ra 3 lần, nhưng tôi chỉ nhớ có 2). Khi Cha ra rồi thì có mấy người vũ trang bước vào. Một người trong bọn họ có vẽ là chỉ huy, ra lệnh cho các thanh niên, thiếu nữ từ 18 đến 25 tuổi, chưa có gia đình, phải đứng ra một bên, không tuân sẽ nặng tội. Người lính ấy dừng lại, ngó chúng tôi một lúc, rồi không hiểu sao, y quay đi và tuyên bố: “Những thanh niên thiếu nữ này, chiều nay sẽ bị giết hết!” Câu nói ấy như một luồng điện, khiến mọi người nín thở, tái mặt nhìn nhau. Các thiếu nữ có người bật khóc và cha mẹ của những người này cũng khóc theo....
Bỗng cánh cửa lẫm hé mở, tôi thoáng thấy 
một người lính Nhật với cái gươm dài đeo ở thắt lưng ra dấu gì với người lính Việt và cả hai đều quay lưng đi. Họ vừa khuất thì Chị 2 tôi hốt hoảng nói với bà thân sinh tôi là chị sợ Cha Diệp đã chết rồi vì chị thấy người lính Nhật bị đứt tay và y liếm máu nơi tay y. Chị tôi nói nhỏ thôi nên chỉ có gia đình chúng tôi nghe, và tôi lại càng run hơn nữa.
Lại một thời gian nữa trôi qua, mặt trời chắc sắp lặn vì bóng tối lan dần trong lẫm lúa. Một giáo dân ngồi gần cửa ra vào, nghe bên ngoài vắng lặng nên hé cửa ra xem. Khi không thấy còn ai gác nữa, báo cho mọi người biết. Thế là từng người lần lượt đi ra trong sự phập phòng hoang mang. 
Sáng hôm sau chúng tôi mới hay tin là Cha Trương Bửu Diệp đã bị giết, xác Ngài được an táng ở nhà thờ Khúc Tréo. Mãi đến sau này tôi mới biết lý do: cái chết của cha Trương Bửu Diệp là bởi sự đối nghịch giữa hai tôn giáo và Cha đã mặc cả để Cha chết thay cho toàn thể giáo dân họ đạo Tắc Sậy.

 

Tư liệu: 10 vấn nạn rất thực tế liên quan đến tiến trình tuyên thánh cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp 

https://www.chadiepucchau.com/nhung-van-nan-tuyen-thanh-cha-diep/

Ông Khu Phùng Xuân: 

- Đêm hành quyết ông có chứng kiến: Hai người lính nhật đào tẩu ở lại VN. đầu quân cho Cao triều Phát – thủ lãnh Cao Đài Giồng Bốm, vì chuyện Cha Diệp ở lại với đàn chiên Tắc Sậy làm cản trở việc kháng chiến của Cao Đài chống lại Pháp, cụ thể là quân đội pháp ở Giá Rai, thường xuyên xuống Tắc Sậy và vùng phụ cận để giữ an ninh cho họ đạo công giáo Tắc Sậy. 

- Tôi làm lính Cao Đài vì vợ tôi rất sùng đạo Cao Đài….Khi chúng nó trói Cha Diệp và bắt Ngài quỳ gối bên bờ ao….Tên thứ nhất múa đao mà không chém được. Tên thứ hai uống rượu vào, lấy mã tấu và chém Cha… sau đó đạp xác chết Cha xuống ao…. Cha chết xong họ ra lệnh : "Phải tản cư ngay lập tức, ai còn chần chừ, chúng tao giết không còn con đỏ !" Bà Trần thị Huồng nghe lính Cao Đài nói vậy.

Ông Nguyễn văn Đức

"Có một người lính Cao Đài tên là Mười Thính nói rằng: Khi nghe báo tin Cha Diệp đã chết thì Cao Triều Phát kêu trời… nhưng sau nầy, chính Cao Triều Phát cho người thanh toán cả Cao triều Thắng và Cao Triều Ngươn là hai anh lính Nhật để bịt đầu mối…"

 

3. Ai hay lực lượng vũ trang nào đã giết cha Diệp?

Từ các nhân chứng, với giả định suy đoán đó là sự thực vì ngoài ra không còn tư liệu nào khác, ta sẽ loại suy từng bước

3.1. Người Miên (Thổ)

Thực tế là người Miên đã nhiều lần tấn công gây kinh hoàng ở vùng này và người dân đã lánh nạn dưới sự che chở của cha Diệp. Tuy nhiên không có chứng cứ cho thấy vụ giết cha Diệp có bàn tay người Miên lúc đó vì nếu có thì người dân đã biết và kể lại 

image.png


3.2 Việt Minh:

Vào thời điểm đó Việt Minh là 1 lực lượng vũ trang mạnh ờ vùng này. Họ đã nắm chính quyền trên danh nghĩa nhưng không quản được hết vì bên cạnh còn có người Pháp còn mạnh hơn và các phe phái chính trị khác

- Wikipedia đặt vấn đề tình nghi quân Việt Minh đã sát hại ông là căn cứ vào tư liệu sau đây:

Ngày 12/3/1946, ngài bị cộng sản bắt cùng với gần 100 giáo dân họ đạo Tắc Sậy. Tất cả đều bị giam trong một kho để trấu của nhà ông Châu Văn Sự tại Cây Gừa. Các giáo dân bị tra khảo dã man, Cha Trương Bửu Diệp đã đứng lên binh vực chịu chết thay cho giáo dân...

Tuy nhiên tư liệu này trích dẫn từ 1 tờ báo mạng mang tên "Người Việt" (?) ở hải ngoại và quan trọng là không có chứng cớ gì kèm theo để minh chứng cho nhân định này. Như vậy tư liệu này từ Wikipedia là không xác thực. 


Trong tư liệu ở trên có đề cập đến ông Cao Triều Phát, vừa là thủ lĩnh Cao Đài vừa là người của Việt Minh.

image.png


Theo lịch sử ghi lại: Cao Triều Phát là thủ lãnh Cao đài Giồng Bốm, có mặt trong hàng ngũ của Việt Minh từ năm 1945

- Ở đây có Tòa Thánh thất Ngọc Minh ở Giồng Bốm thuộc ấp 7, xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai (cũ) do ông Cao Triều Phát (Phó Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Bạc Liêu, ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa I, Quyền Chưởng quản Hiệp Thiên đài - Hội thánh Minh Chơn đạo, Tổng Trưởng Thanh niên Đoàn đạo đức Hậu Giang) sáng lập năm 1945 là nơi tập hợp tham gia sinh hoạt của hơn 2.000 quần chúng, tín đồ Cao đài Minh Chơn đạo.

- Vào thời điểm giành chính quyền về tay nhân dân, ngày 17/8/1945, Tỉnh ủy Bạc Liêu quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh do ông Lê Khắc Xương, Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm và ông Cao Triều Phát được cách mạng giao làm Phó Chủ nhiệm. Một người con của Bạc Liêu, một lãnh tụ Cao Đài, một Phó Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh, một Phó Chủ tịch Ủy ban Giải phóng dân tộc tỉnh đã tham gia lãnh đạo giành chính quyền cho nhân dân… Đó là Cao Triều Phát.

https://www.baobaclieu.vn/chinh-tri/cao-trieu-phat-den-voi-cach-mang-va-tham-gia-gianh-chinh-quyen-7764.html

- Cao Triều Phát (Bạc Liêu) là đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam DCCH được bầu ra ngày 6/1/1946

Tuy vậy không có bằng chứng cho thấy có bàn tay của Việt Minh, thông qua ông Cao Triều Phát, trong cái chết của Cha Diệp. Có vẻ như ông Cao Triều Phát không có chỉ đạo giết cha Diệp. Các nhân chứng không nói gì đến Việt Minh và cách hành động cũng không thấy giống với Việt Minh (đi với lính Nhật, mặc đồ trắng...)


3.3. Hai tên lính Nhật:

Đây là những tên lính hành động với tư cách cá nhân vì lính Thiên Hoàng đã bị giải giáp, không còn có chủ trương chỉ đạo tử cấp trên. Mặc dù 2 tên lính Nhật này rất ác và ghét Tây nhưng chúng không thể tự ý hành động...

Hai tên này được gọi theo họ của lãnh tụ Cao Đài: Cao Triều....cho thấy chúng có mối liên hệ mật thiết và là thuộc hạ chính thức của giáo phái Cao Đài.

Theo nhân chứng nói trên thì hai tên lính Nhật này đã trực tiếp ra tay sát hại cha Diệp


3.4. Giáo phái Cao Đài:

Đa số các nhân chứng đều cho rằng đây là quân của Cao Đài hay mô tả như quân của giáo phái này, có đi kèm với lính Nhật.

Lính Nhật trực tiếp ra tay nhưng với danh nghĩa là người của Cao Đài, đi cùng với lính Cao Đài và dĩ nhiên với sự cho phép và lãnh đạo của giáo phái này trong cuộc càn này. Người ta không rõ nội dung các trao đổi giữa cha Diệp và đám lính này trong những giờ phút cuối cùng (mời ra 2 hay 3 lần). Nhưng chắc chắn có sự bàn bạc thống nhất của đám người này về chủ trương thủ tiêu cha Diệp.

Mặc dù theo nhân chứng, người của bên Cao Đài khẳng định không phải Cao Đài (hay Việt Minh) giết Cha Diệp mà là hai tên lính Nhật giết và khi hay tin thì Cao Triều Phát kêu trời. Như vậy có lẽ là ông thủ lĩnh cấp cao này không có chủ trương giết cha Diệp vì như vậy sẽ khoét sâu mối hận thù lương giáo trong Mặt trận Việt Minh. Nhưng không thể vì thế mà thoái thác trách nhiệm của lực lượng Cao Đài tại địa phương trong vụ sát hại dã man này. 

Hơn nữa, được biết việc ông Cao Trường Phát ra lệnh thủ tiêu 3 tên lính Nhật sau này không phải là sự trừng phạt do làm sai chủ trương mà để tránh bị phản bội lại mình hay thủ tiêu bịt đầu mối (?) 


Đến đây thì ta đã rõ ai và lực lượng nào đã giết chết cha Trương Bữu Diệp. 

Tài liệu tóm tắt về nguyên do cái chết của cha Diệp ở nhà thờ Tắc Sậy: do sự tranh chấp giữa các giáo phái hay phe phái là 1 cách nói khéo. không chỉ đích danh thủ phạm để tránh gây ra mối hận thù vô nghĩa giữa tôn giáo.

Thực ra trong tình hình xôi đậu của các lực lượng đối kháng nhau tại Tắc sậy lúc bấy giờ, cha Diệp chỉ là nạn nhân của chiến tranh như bao nhiêu người dân vô tội khác.


MS

 

 

 

 

 

 

 

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages