Chúa Giêsu có cười hay đùa không?

7 views
Skip to first unread message

Alphonse Family

unread,
Aug 27, 2017, 12:53:15 AM8/27/17
to Alphons...@googlegroups.com

CHÚA GIÊSU CÓ CƯỜI HAY ĐÙA KHÔNG?

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/75/00/23/7500236912682a843accc7de41fd0d5e.jpg

* Dẫn nhập:

- Cứ tưởng đâu đây là 1 Topic thuộc thể loại "Thần học chống teo não", ai ngờ đâu khi lên mạng thì thấy các dân chúng bàn tán xôn xao từ đời nào. Có nhiều nhà chú giải nghiêm túc từ nhiều nước với các đề tài có liên quan như: Chúa Giêsu có khi nào cười? Did Jesus ever laugh? Did Jesus ever smile or laugh, or was He solemn all the time?  Did Jesus Have a Sense of Humor?  Did Jesus ever laugh? What do the Scriptures tell us about his character and sense of humor?...

- Như thường lệ, không chỉ ở đề tài nhỏ này mà ở bất cứ 1 chủ đề nào bàn về Thần học- Kinh thánh, Tín điều, Lịch sử giáo hội, Nghiên cứu tôn giáo...tôi đều chỉ dùng phương pháp suy luận biện chứng (xem xét 1 cách toàn diện và lịch sử cụ thể) để trình bày; nói như vậy để quý vị "nhận mặt" và khỏi phải thắc mắc về sau. Do vậy, ở đây sẽ nói đến cả Ngụy Thư & Chính Kinh, song song đó sẽ đề cập đến với phương pháp tư duy tiếp cận của các thần học gia hay nhà chú giải Công giáo lẫn phi Công giáo

***

Trong Phúc âm chúng ta đọc thấy nhiều lần Chúa Giêsu biểu hiện tình cảm thuộc phạm trù "tính người": lo lắng, khóc lóc, giận dữ, trìu mến... Nhưng có khi nào nói tới việc Chúa Giêsu cười hay đùa giỡn hay không?

Theo các nhà nghiên cứu về lịch sử tôn giáo[1]:

Tôn giáo không phải là chuyện cười. Một tác giả Pháp tại Paris (Alain Woodrow, Et ça vous fait rire!) cho rằng các tiên tri trong Thánh Kinh sử dụng rất kỹ kỹ thuật nói dí dỏm và có rất nhiều điển hình hài hước nơi các vị thánh của Kitô giáo. Vì hài hước gọt dũa con người xuống đúng khổ của họ. Tuy nhiên, cười thường bị chau mày bởi các nhà tư tưởng nghiêm túc, bất luận là triết gia hay thần học gia. Họ thường cho cười là khó coi, phù phiếm, mất trí hay tệ hơn nữa là cám dỗ của ma quỉ. Như ông hoàng của nhạo báng là Voltaire từng nói một cách súc tích: những người đi tìm căn cơ siêu hình của cái cười thì hiếm khi tức cười được. Phần lớn các nhà thần học cũng thế thôi. Các truyền thống tôn giáo thường có khuynh hướng nhìn tiếng cười bằng con mắt hoài nghi. Cựu Ước nhiều hài hước hơn Tân Ước vì dí dỏm và hài hước vốn là thành phần cấu tạo của Do Thái Giáo. Người Do Thái vốn khai triển được một sự tự do ăn nói nào đó và ngay cả xuồng xã trong tương quan của họ với Thiên Chúa, nhất là trong các midrashim, tức các bản chú giải truyền miệng về Kinh Torah, nhằm giải thích ý nghĩa sâu kín của Thánh Kinh. Sách Talmud dựa trên các chân lý biện chứng, mâu thuẫn, trên cách chơi chữ trong đó hài hước giữ phần quan trọng. Điển hình được biết nhiều nhất chính là Isaac vì tên Yitshaq của ông có nghĩa là ông sẽ cười. Con trai của Abraham và Sarah được ban cho tên này vì lúc Thiên Chúa loan báo việc ông sinh ra, cả Abraham, 100 tuổi, và Sarah, 99 tuổi, đều cười trước ý niệm mình trở thành cha mẹ. Đó chính là tiếng cười đầu tiên trong Thánh Kinh, nhưng không hề là tiếng cười cuối cùng. Nhiều sách hoàn toàn có tính châm biếm. Sách Giôna chẳng hạn là truyện kể hư cấu dùng để nhạo cười cái óc bè phái. Còn sách Gióp là một bình luận mỉa mai gây cười đối với các ý tưởng và nền luân lý tôn giáo đầy ước lệ. Các tiên tri phải dựa vào các tác phong tức cười hay kỳ quặc để tố cáo sự sa đọa của dân riêng. Isaia ở truồng cả 3 năm, Êdêkien ăn bánh làm bằng lúa mạch và phân người, còn Hôsêa thì cưới một con điếm để biểu tượng cho cảnh làm đĩ của Israel với các thần giả. Các sách Khôn Ngoan đầy những cách ngôn hài hước liên quan tới mưu mẹo đàn bà hay việc lạm dụng rượu chè, đáng lẽ chỉ nên phát xuất từ ngòi bút của La Rochefoucald hay Oscar Wilde.

* Việc thiếu hài hước trong Tân Ước dẫn các thần học gia kinh viện tới một cuộc tranh luận: trong suốt cuộc sống dương gian, Chúa Giêsu có cười đùa (giởn) hay không? Đây cũng chính là đề tài mà ta nghiên cứu và cũng chỉ đề cập đến phần Tân ước.

I. NGỤY THƯ KINH THÁNH

Việc đùa giỡn thường là khi còn ở lứa tuổi trẻ con, ta hãy thử tìm hiểu xem ở Ngụy thư có nói gì về vấn đề này, để biết qua. Ở 2 Ngụy Thư Kinh thánh sau đây ta thấy Chúa Giêsu cũng chơi giỡn như bao trẻ con bình thường khác, không là ngoại lệ.

* Như ta đã biết, thời niên thiếu Chúa Giêsu là 1 bí ẩn trong lịch sử. Ngài chỉ xuất hiện 1 lần vào lúc 12 tuổi khi đi cùng cha mẹ lên đền Thánh Gierusalem (Luca 2: 41-52). Sau đó không thấy kể gì. Bẳng đi 1 thời gian dài rất lâu Ngài xuất hiện vào năm 30 tuổi khi chịu thánh tẩy bởi Gioan Tẩy giả và từ đó đi rao giảng Tin Mừng. Chính vì sự thiếu vắng trình thuật về giai đoạn lịch sử trong thời niên thiếu nên mới có truyền thuyết đơm đặt về Chúa Giêsus hồi nhỏ có đi Ấn Độ học Phật pháp, theo đạo Phật và giảng kinh Phật ở Tây Tạng...(?!). Cũng chính vì sự thiếu vắng tư liệu lịch sử ở giai đoạn này mà có nhiều tác giả thuộc phái Ngộ đạo (Gnostic) sáng tác thêu dệt ra những câu chuyện được gọi là phúc âm với những tình tiết giựt gân về cuộc đời của Đấng Cứu Thế khi còn nằm trong nôi quấn tả cho đến năm 12 tuổi, để lấp đầy khoản trống đó (còn từ sau đó cho đến năm 30 tuổi thì không có 1 tư liệu nào nói về Ngài, dù là ở Ngụy Thư hay Chính kinh)

Trước đây, ta đã có bài nghiên cứu:

Thời thơ ấu của Chúa Giêsu trong ngụy Thư và truyền thuyết

https://groups.google.com/forum/#!topic/alphonsefamily/Bs2UGhzNRRI

Ở bài này có đề cập đến 2 Ngụy Kinh Phúc âm nói về thời niên thiếu của Chúa Giêsu (ai tin được thì tin).

http://users.misericordia.edu/davies/thomas/thomas_files/image020.jpg
https://i.ytimg.com/vi/t7JYGOhgnKc/maxresdefault.jpg

1/ "Tin mừng đầu tiên về thời thơ ấu của Giêsus" hay "Phúc âm Ả rập" (The First Gospel of the Infancy of Jesus, hay Arabic Infancy Gospel, hay Syriac Infancy Gospel)

* Phúc âm này có thể đã được biên soạn vào khoảng đầu TK 6, mô tả giai đoạn khi còn nhi đồng của Chúa Giêsu và phần nào dựa trên Tin Mừng Phúc Âm của Thomas dưới đây và  Tiền Tin mừng của James (Protevangelium của James)[2].

https://cdn-prod.biblicalarchaeology.org/wp-content/uploads/naples-presepio-rome.jpg?x10423

2/ Phúc âm về thời Thơ ấu của Thomas (Infancy Gospel of Thomas)

* Phúc âm này viết về thời thiếu nhi của Chúa Giêsu từ nhỏ đến năm 12 tuổi. Cuốn phúc âm này được cho là có từ thế kỷ thứ II, được khám phá ra trong số các tác phẩm Ngộ đạo khác và bị các giáo phụ thời kỳ đầu của Giáo hội cho là dị giáo[3] .

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/51Qf0elsM5L._SY291_BO1,204,203,200_QL40_.jpg

Ở các sách gọi là phúc âm này có mô tả những trò đùa quậy phá theo kiểu trẻ con của trẻ Giêsu, mà trong đó có những trò sử dụng phép lạ kinh dị hay ...quậy quá lố. Điển hình như vài chuyện tiêu biểu sau[4]:

- Bây giờ, khi Chúa Giêsu đã 7 tuổi. Vào một ngày nào đó Ngài chơi nắng đất sét với mấy đứa nhỏ để làm thành hình con lừa, bò, chim và động vật khác. Chúng khoe tài lẫn nhau. Sau đó, Chúa Giêsu nói với chúng: những món bằng đất sét này ta sẽ cho chúng cử động được. Và ngay lập tức chúng đi được, chim thì biết bay. Khi Ngài nói đứng yên thì chúng đứng. Chúng có thể ăn uống. Bọn trẻ hoảng hồn nói Ngài là phù thủy và chạy trốn hết, không dám chơi với Giêsu nữa.

- Vào một ngày nào đó trẻ Giêsu chạy chơi với các đứa trẻ trai gần một cửa hàng bán vải của 1 người tên là Salem. Trong cửa hàng của mình ông ta có các thứ vải đã nhuộm với đủ màu sắc khác nhau. Khi trẻ Giêsu đi vào cửa hàng đó, Ngài đã ném các mảnh vải vào 1 bồn nhuộm màu chàm. Khi Salem đến và nhìn thấy vải của mình bị hủy hoại, ông ta khóc lóc la làng và mắng Chúa Giêsu. Trẻ Giêsu trả lời: ta sẽ thay đổi cho ngươi màu sắc của bất kỳ mảnh vải mà ngươi muốn. Và ngay lập tức khi Salem vớt những mảnh vải ra khỏi bồn, mỗi tấm đều màu sắc mà Salem muốn. Khi người Do Thái thấy điều kỳ diệu này họ coi Ngài là thần đồng và họ ca ngợi Thiên Chúa.

- Một ngày kia, trẻ Giêsu ra đường chơi trốn tìm với một đám trẻ. Chúng núp trong một lò bếp. Lúc đó cũng có mặt một số phụ nữ. Trẻ Giêsu hỏi các bà xem bọn trẻ trốn ở đâu. Các bà không nói. Ngài hỏi tiếp “Vậy ai đang ở trong cái bếp lò đó ?” Họ đáp “Đó là những con dê 3 tuổi”. Thế là Giêsu nổi giận biến những đứa kia thành những con dê thật. Mấy người đàn bà vừa sợ vừa bất mãn, nói “Người mục tử tốt thì không đến để huỷ diệt mà đến để cứu chữa mới phải chứ”. Khi nghe thế, trẻ Giêsu hối hận vì mình đã cư xử không đúng, nên đã biến chúng lại thành người như trước.

- Chúa Giêsu có lần bày bọn trẻ đóng vai vua chúa mà Ngài làm vua đầu đội mão triều thiên làm bằng hoa, có các đứa trẻ chầu ở 2 bên. Mọi người đi đường đều bị thu hút bởi cảnh tượng này, Ngài nói: Hãy đến đây, và tôn thờ nhà vua; sau đó đi theo con đường của Chúa.

- Một lần khác vì muốn thắng những trẻ cùng chơi với mình, trẻ Giêsu đã làm cho đứa này thành điếc, đứa khác thành mù.

- Một lần khác nữa, có một đứa chạy đụng vào trẻ Giêsu khiến Ngài té xuống đất. Trẻ Giêsu liền nói: “Mày đã làm tao té, thì tao sẽ làm cho mày té và không bao giờ đứng lên được nữa”. Thế là đứa đó ngã ngay xuống đất và chết liền.

- Có lần Chúa Giêsu chơi với sư tử và dẫn chúng đến cổng thành. Người dân trong thành rất sợ hãi.

* Coi qua thì ta có thể thấy đây là những truyền thuyết đơm đặt của những người theo phái Ngô đạo, là những tín hữu ngoại đạo gia nhập Kitô giáo ở thời kỳ đầu. Những người này chuộng những chuyện thần bí nên mới sáng tác ra như vậy. Nếu đã có những chuyện quái lạ như đã kể thì miền quê yên bình của xứ Nazaret, nơi Chúa sinh trưởng, chẳng phải đã bị quấy động?

II. KINH THÁNH QUY ĐIỂN VÀ CÁC LỐI CHÚ GIẢI

Hầu hết các học giả đều cho rằng trong 4 sách Phúc âm không có đoạn nào nói Chúa Giêsu cười đùa hay giởn chơi. Theo truyền thống, các tranh tượng của Chúa Giêsu có xu hướng miêu tả nét u sầu, ảm đạm của một Đấng Cứu Rỗi .

Có những cơ sở để Chúa không cười mà khóc:

1/ Chúa Giêsu đã trở thành kẻ gánh tội lỗi của chúng ta (1 Phêro 2:24)

2/ "Người đã bị khinh dể và chối bỏ bởi loài người, người đau khổ, và đau khổ" (Êsai 53: 3). Chúa Giêsu đã bị chối bỏ ở quê hương của Ngài (Mác 6: 1-6).

3/ Ngài chứng kiến những cảnh tang thương nơi trần thế: khóc thương thành Giêrusalem (Lc 19: 41-44). Ngài có người thân qua đời, đã khóc trong mộ của một người bạn là Lazaro (Gioan 11:35)

4/ Và dĩ nhiên Ngài đã trải qua những lo lắng vì phải chịu cực hình nơi thập giá như một kẻ tội đồ.

***

Tuy nhiên có các ý kiến khác về việc Chúa cười, ta thử khảo sát từng lập luận. Các chữ màu nâu trong ngoặc () là bình chú về phương pháp suy luận theo quan điểm của tôi.

1. Chúa Giêsu tuy không cười nhưng cho phép cười hay khuyến khích cười:

- Chúa Giêsu đã khuyến khích tiếng cười vui vẻ, nổi bật nhất trong Phúc âm, ghi lại ở Matt 5 và Luca 6, 21. Chúa Giêsu hứa: "Phúc cho những ai đang khóc bây giờ, vì các bạn sẽ cười."

- Chúa Giêsu nói về nổi vui mừng trong các dụ ngôn của Người trong Luca 15 về Đồng xu bị mất, và đứa con trai bị mất đã được tìm thấy. Ngài đã kể câu chuyện này như là minh họa cho "niềm vui của những thiên thần của Chúa khi một người tội lỗi đang ăn năn" (Luca 15:10).

2. Chúa Giêsu có cười[5]  (Tưởng tượng):

Có những đoạn văn cho phép chúng ta tưởng tượng được khuôn mặt tươi cười của Chúa.

- Đoạn Mác 10:16: Ngài bồng ẵm chúng, đoạn đặt tay mà chúc lành cho chúng. Ai bồng trẻ nhỏ trong tay mà không vui cười?.

- Đoạn Luca 7:34: Ngài bị cáo buộc là vui mừng khi được mời ăn nhậu


https://static1.squarespace.com/static/525f821fe4b09ea702ac88f7/t/545895cae4b0b772b80c9d99/1415091665342/

3. Ngài đưa ra những thí dụ mang tính hài hước[6] (Suy diễn):

- Đoạn Matt 7 (3:5): Khi Ngài nói "Đồ giả hình, hãy liệu kéo xà khỏi mắt mình trước đã, đoạn ngươi sẽ trông rõ mà kéo dằm khỏi mắt anh em ngươi"

- Đoạn Matt 19:24: Khi Ngài nói con lạc đà vào lỗ kim còn dễ hơn là người giàu có vào được Nước Trời.

- Đoạn Luca 13 (31: 32): Trong câu trả lời đối với Herode, Chúa Giêsu gọi Herode là “con cáo” khi những người biệt phái đến báo tin cho Chúa rằng Herode muốn giết Chúa. Ở đây có một chút hài hước mang tính phương Đông.

Nói chung đây là những ví dụ cường điệu nên được coi là có mang tính hài hước.

4. Có nhiều lần Chúa chọc cho người ta cười[7] (Dịch thuật theo chủ ý):

Theo tác giả này thì có nhiều đoạn lắm:

- Thánh Luca (10,17) thuật lại rằng sau khi đi giảng về, các môn đệ tới khoe với Chúa vì họ thấy từng đàn ma quỷ sa xuống như sung rụng. Chúa cũng cười với họ, nhưng mà Ngài thêm rằng: “Các con đừng chỉ vui bởi vì thấy quỷ sợ tụi con; hãy vui hơn nữa vì tên các con đã được viết trên trời” (Lc 10,20).

- Chúng ta hình dung cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô về sự tái sinh. Ông hỏi Chúa: Làm thế nào mà tôi có thể chui vào bụng mẹ để sinh lại được? Chúa tủm tỉm trả lời: “Này, cụ là thầy giáo trong dân Israel, mà lại hỏi câu ngây ngô như vậy hả?”

- Cũng vậy, khi ông Phêrô hỏi ngài: “Con phải tha thứ bao nhiêu lần cho người xúc phạm đến con? Tới bảy lần ư?”. Chúa Giêsu ngạo ông ta: “Đâu có phải bảy lần; bảy mười lần bảy chứ!”

- Cũng lại ông thánh Phêrô, khi đòi đi trên mặt nước để tới với Chúa, và mới được có vài bước thì sợ quá té cái rụp; Chúa trêu ông: “Sao mà yếu tin quá vậy?”. Chúng ta cũng có thể tưởng tượng sự ngạc nhiên của Chúa khi đi vào làng kia, thấy ông Dakêu đang trèo lên cây; Ngài ngẩn lên: “Này bác ơi, xuống đi; tôi định tới thăm nhà bác đây!”.

Tóm lại, tuy rằng chúng ta không thấy trong Phúc âm có đoạn nào nói tới Chúa Giêsu cười, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng lúc nào sắc mặt của Ngài cũng hằm hằm hay là nhăn nhó. Không, chúng ta có cơ sở để nói rằng 99 phần trăm những lần gặp Ngài, ta thấy nét mặt của Ngài tươi vui, bởi vì Ngài sống trong tình yêu của Chúa và muốn thông đạt cho ta tình yêu đó.

http://4.bp.blogspot.com/-QsaszKOmKek/Un3QeJNNRwI/AAAAAAAANuk/r40JZQFOgHA/s1600/iam.jpg

5. Chúa Giêsu có cười khi khen 5 lần[8] (Liên tưởng):

Có lần nọ tôi (tác giả của bài trích dẫn) đọc qua một cuốn sách đạo, có một đoạn tác giả viết trong cuộc đời giảng dạy của Chúa Giêsu, Chúa vui và cười nhẹ 5 lần, mà tác giả không giải thích Chúa Giêsu cười với ai và ở đâu?

Nay tình cờ tôi mở cuốn Tân Ước rảo qua Matthêu và Luca ở các chương, tôi thấy Chúa Giêsu đã khen 5 đối tượng, tôi liên tưởng khi chúng ta khen ai, lúc đó ta phải vui, nở nụ cười thân thiện với người chúng ta khen họ. Vậy theo suy tư của tôi, Ngài đã cười và chúc phúc khen họ đấy.

Trong Phúc Âm, hình như Chúa Giêsu chỉ khen có 5 lần, và 5 trường hợp khác nhau, mà trường hợp nào tôi cũng cảm thấy đáng để cho chúng ta bắt chước khi khen người khác.

Trích các chương Matthêu và Luca:

- Ngài khen ông Gioan Tẩy Giả: “Tôi nói thật với anh em, trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11,11) và (Lc 7,28)

- Ngài khen ông Phêrô khi ông tuyên xưng Ngài là Đức Kitô: “Này anh Simon con ông Giona, anh thật là người có phúc…” (Mt 16,17)

- Ngài khen cô Maria: “Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi “ (Lc 10,42)

- Ngài khen những người nghe và giữ lời của Ngài: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28)

- Ngài khen người đàn bà góa nghèo bỏ tiền vào hòm dâng cúng: “Thầy bảo thật anh em, bà góa nghèo này bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết…” (Lc 21,3)

Chúa Giêsu cười bằng lòng và khen 5 lần khác nhau.

6. Các nụ cười của Chúa Giêsu[9] (Suy niệm thiêng liêng):

Nụ cười dành cho người phụ nữ ngoại tình.

Nụ cười dành cho những người được Ngài giải thoát khỏi tội lỗi.

Nụ cười tha thứ trong tim Đức Giêsu dành cho Phêrô khi ông chối Ngài.

Nụ cười đầy đau đớn nhưng ngập trong tột đỉnh tình thương trên thập giá khi Ngài thốt lên: “Xin Cha tha cho họ…”

Và nụ cười cùng đôi tay dang rộng khi tôi chạy đến với Ngài qua toà giải tội, nơi tôi trở về với tình thương của Ngài.

* Nói tóm lại nếu đọc 1 cách bình thường ta không thấy có cái gì đáng cười ở cả 4 sách Phúc âm cả. Tuy nhiên với cách dịch và nhiều lối chú giải khác thì cũng có thể mường tượng ra như vậy.

MS

 

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages