Hypatia: người bị Thiên Chúa giáo sát hại vì là nhà khoa học? (St). Fr: Cutranlacdao (Factcheck)

27 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Dec 10, 2023, 8:43:45 AM12/10/23
to alphonsefamily, giaitri

Bài này có BL bài bác tôn giáo (không phù hợp với tôn chỉ của Groups) và vì có nhiều chi tiết sai lạc nên bị factcheck ở bên dưới



Ai biết được ngày sau sẽ ra sao ?

Còn sống ngày nào - sống sao cho tốt !

image.png

Hãy tìm xem Phim Agora 2009 đ thy rõ sự ngu xuẩn của thánh kinh khi buộc tín đồ tin rằng mặt đất dẹt, trái đất hình vuông. Và đạo Chúa đã đã giết hại bao nhiêu nhân tài khoa học và gạt gẫm nhân loại như thế nào hơn 2000 năm nay. Phim quá hay !

In film[edit]

In the 2009 film Agora, focusing on the life of Hypatia, the parabolani start out as Christian volunteers who distribute bread to the poor, but gradually turn into fanatical death squads who murder pagans, Jews, and fellow Christians who oppose fundamentalist Patriarch Cyril of Alexandria.


Theo lịch sử Thiên Chúa Giáo đã giết hại bao nhiêu nhà Bác Học, Toán Học, Thiên văn học, Triết học.
Đây là một trường hợp: 

 Hypatia[a] (sinh k. 350-370; mất 415) là một triết gia Triết Học Hy Lạp, nhà thiên văn học, và nhà toán học người Hy Lạp, ở AlexandriaAi Cập, khi đó là một phần của Đế quốc Đông La Mã. Bà là một nhà tư tưởng lớn thuộc trường phái Tân Plato ở Alexandria, nơi bà dạy về triết học và thiên văn học.[5] Bà là nhà toán học nữ đầu tiên có cuộc đời được ghi chép xác đáng.[6] Hypatia nổi tiếng trong thời đại của bà như một người thầy vĩ đại và là một nhà cố vấn thông thái.

Hypatia là một người ngoại giáo, nhưng bà rất khoan dung đối với những người Kitô giáo và đã từng dạy dỗ nhiều học trò Kitô giáo, bao gồm Synesius, sau này là Tổng giám mục Ptolemais. Các tài liệu cổ ghi lại rằng Hypatia được nhiều người ngoại giáo và người Kitô giáo yêu mến và bà có ảnh hưởng lớn đối với giới tinh hoa chính trị ở Alexandria. Tuy nhiên đến cuối đời, chính bà trở thành nạn nhân của các mâu thuẫn chính trị. Tháng 3 năm 415 sau công nguyên, Hypatia bị sát hại dã man bởi một đám đông người Kitô giáo[7][8]Hypatia[a] (sinh k. 350-370; mất 415) là một triết gia Triết Học Hy Lạpnhà thiên văn học, và nhà toán học người Hy Lạp, ở AlexandriaAi Cập, khi đó là một phần của Đế quốc Đông La Mã. Bà là một nhà tư tưởng lớn thuộc trường phái Tân Plato ở Alexandria, nơi bà dạy về triết học và thiên văn học.[5] Bà là nhà toán học nữ đầu tiên có cuộc đời được ghi chép xác đáng.[6] Hypatia nổi tiếng trong thời đại của bà như một người thầy vĩ đại và là một nhà cố vấn thông thái.

Hypatia là một người ngoại giáo, nhưng bà rất khoan dung đối với những người Kitô giáo và đã từng dạy dỗ nhiều học trò Kitô giáo, bao gồm Synesius, sau này là Tổng giám mục Ptolemais. Các tài liệu cổ ghi lại rằng Hypatia được nhiều người ngoại giáo và người Kitô giáo yêu mến và bà có ảnh hưởng lớn đối với giới tinh hoa chính trị ở Alexandria. Tuy nhiên đến cuối đời, chính bà trở thành nạn nhân của các mâu thuẫn chính trị. Tháng 3 năm 415 sau công nguyên, Hypatia bị sát hại dã man bởi một đám đông người Kitô giáo





Kính mời tham khảo theo link: 


hoặc theo link: Hypatia - Wikipedia

FACTCHECK
Vì không có thời gian để đào sâu và ngại đụng chạm về tôn giáo nên factcheck ở đây chỉ là tóm lược theo kiểu bỏ túi, không phân tích gì nhiều 

1. Hypatia không nằm trong danh sách tử đạo vì khoa học
Như ta đã biết, vào thời Trung Cổ khi Thiên Chúa giáo ngự trị ở châu Âu, có nhiều nhà khoa học bị Tòa án tôn giáo kết án hay giết hại. Mặc dù còn tranh cãi về nguyên nhân nhưng ta có 1 danh sách gần cả chục người như: Giordano Bruno, Roger Bacon, Cecco d'Ascoli. Michael Servetus, Lucilio Vanini, Tommaso Campanella, Kazimierz Lyszczynsk
Nhưng Hypatia không được liệt kê vào danh sách này vì đơn giản là bà này bị 1 đám đông người Kitô giáo cuồng loạn sát hại dã man vì lý do chính trị. Bà ta không chết vì có mâu thuẫn với Giáo hội Công giáo về quan điểm tôn giáo, khoa học hay triết học. 
Sử gia đương thời Socrates Scholasticus cho rằng vụ giết Hypatia hoàn toàn mang động cơ chính trị] và không liên quan đến việc Hypatia là một người ngoại giáo. Thay vào đó, ông lý giải rằng "bà ấy đã trở thành nạn nhân của sự ghen ghét chính trị mà vào thời điểm đó đã trở nên thắng thế"
 
2. Cuộc đời của Hypatia được hư cấu hóa bằng nhiều tác phẩm:
Cuộc đời của Hypatia tiếp tục được phóng tác trong nhiều tác phẩm giả tưởng bởi các tác giả sau này cách cả hàng chục TK ở nhiều quốc gia và ngôn ngữ gồm: tiểu sử giả tưởng, phim ảnh và hàng chục cuốn tiểu thuyết 

image.png  image.png  image.png  image.png  image.png

Đây là một bộ phim của đạo diễn tài năng người Tây Ban Nha Alejandro Amenábar, được trình chiếu năm 2009. Bộ phim có sự tham gia của ngôi sao Rachel Weisz trong vai Hypatia, một nhà toán học, triết gia và nhà thiên văn học ở Ai Cập La Mã vào cuối thế kỷ thứ 4, người đã điều tra những sai sót của hệ thống Ptolemaic địa tâm và mô hình nhật tâm thách thức nó. Bị bao vây bởi tình trạng hỗn loạn tôn giáo và bất ổn xã hội, Hypatia đấu tranh để cứu lấy kiến thức về thời cổ đại khỏi bị hủy diệt. 
Bộ phim Agora năm 2009 giả tưởng về những năm cuối đời của Hypatia, kể về cuộc đấu tranh của một nô lệ vì sự tự do và tình yêu với người tình là giáo sư triết học và toán học Hypatia tại Alexandria trong thời kỳ cách mạng của Cơ đốc giáo. Bộ phim chỉ trích những nguyên lý Kitô giáo đương đại, đã có tác động to lớn đến quan niệm phổ biến về Hypatia, chú trọng vào các nghiên cứu về thiên văn học và cơ học của Hypatia hơn là triết lý của bà, và đưa ra những khó khăn mà Hypatia gặp phải khi là một nữ học giả trong xã hội Kitô giáo. Tuy nhiên, bộ phim này chỉ là hư cấu, chứa đựng rất nhiều chi tiết không chính xác về lịch sử.

image.png  image.png

Nếu ai đặt niềm tin vế giá trị lịch sử ở cuốn phim Agora 2009 của Hollywood này thì xin được phân tích thêm vài chi tiết ở cuốn phim: 
1. Hypatia (350- 415) không liên quan gì đến thuyết Địa tâm của Aristotle (384 – 322 TCN) và Ptolemaeus (100-178) hay thuyết Nhật Tâm  của Nicolaus Copernicus. Thuyết Nhật tâm ở phương Tây chỉ xuất hiện vào TK 16 bởi cha đẻ là Nicolaus Copernicus (1473 - 1573). Trong danh sách những nhà khoa học có liên quan hay tử... đạo vì Thuyết Địa tâm hay Thuyết Nhật tâm không có tên Hypatia. Hypatia cũng không liên quan gì đến quan niệm trái đất hình dẹt hay hình vuông. Hypatia thực ra là người đi theo trường phái triết học Tân Plato ở Alexandria. 
2. Cuộc đời của Hypatia không có bóng đàn ông, bà là 1 người đức hạnh nên không có chuyện có người tình là 1 nô lệ
Sử gia Damascius nói rằng Hypatia là một trinh nữ trong suốt cuộc đời và rằng, khi một trong những người đàn ông tới tham dự bài giảng cố gắng tán tỉnh bà, bà đã chơi đàn lia để đánh tan dục vọng của hắn. Khi hắn vẫn không chịu từ bỏ đeo đuổi bà, bà đã từ chối hắn thẳng thừng, quăng cho hắn xem một miếng vải kinh nguyệt đầy máu và tuyên bố: "Đây mới là những gì ông thực sự yêu, chàng trai trẻ, chứ ông không yêu cái đẹp vì chính bản thân nó. Damascius nói thêm rằng chàng trai trẻ bị tổn thương đến nỗi anh ta từ bỏ ham muốn của mình ngay lập tức.

MS


Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages