Đức Phật tu sai cách nên bị ung thư bao tử mà chết (Factcheck) - Google Groups

46 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 12, 2024, 10:50:39 PM (4 days ago) Jul 12
to alphonsefamily, giaitri
Thích Nhật Từ: Đức Phật tu sai phương pháp nên bị ung thư cuống bao tử mà qua đời (Factcheck) 

* Dẫn nhập:
1. Theo 1 video đăng trên mạngThích Nhật Từ nói rằng Đức Phật tu sai phương pháp nên bị ung thư cuống bao tử mà chết
https://youtube.com/watch?v=fgThao0dT8E&si=-D3IRP1P7Yt8QR7O
image.png
Tóm tắt nhà sư cho rằng :
Đức Phật đã ngã bệnh và chỉ khoảng 2 tuần sau đó Đức Phật qua đời. Đức Phật đã trải qua cơn đau bệnh khủng khiếp trước khi lìa trần mà theo dự đoán và suy luận của chúng tôido bị ung thư cuống bao tử. Vì trong 6 năm tu khổ hạnh, Ngài tự bỏ đói mình, nhịn ăn do tu sai phương pháp, ảnh hưởng đến bao tử. Khi nhận bát cơm cúng dường cuối cùng ở lão già làng Cunda xuất thân từ giai cấp cùng đinh, thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm vì quá nghèo nên đi mót nấm heo rừng. Chẳng may gặp phải nấm heo độc nên khi ăn vào bệnh bao tử hoành hành Đức Phật nên Đức Phật đã trải qua cơn đau bệnh rất là khủng khiếp.

2. Vì có nhiều điều lạ trong phát biểu của nhà sư nói trên và cũng từ gợi ý đó, ta cố gắng tuần tự làm sáng tỏ các vấn đề sau (chữ đỏ trên):
- Cunda là ai?
- Loại thức ăn mà Phật dùng trong bữa ăn cuối cùng là gì? 
Pháp tu Khổ Hạnh (Dukkaracariyā ) khác với pháp tu 12 Hạnh Đầu Đà (Dvādaśa Dhūtāṅganhư thế nào?
- Đức Phật chết do bị bệnh gì?
- Đức Phật bị bệnh chết có phải do hậu quả của việc tu sai phương pháp?
- Các thuyết âm mưu dựa trên suy đoán về cái chết của Đức Phật.

3. Nguồn dữ liệu lấy từ:
- Kinh Phật, các website chính thống của Phật giáo (nguồn chính)
- Nghiên cứu của các học giả về cuộc đời và cái chết của Đức Phật
- Một số ý kiến khác qua tài liệu ở trên mạng và ý kiến cá nhân (chỉ bàn thêm).

4. Bài này chia ra làm nhiều Tập. 
Vì nghiên cứu về 1 chủ đề lớn nên có thể có nhiều thiếu sót, mong mọi người góp ý cho và sẽ điều chỉnh, hoàn thiện sau đó.

Tập 1: Tóm tắt 6 năm tu khổ hạnh & Sự kiện nhập diệt của Đức Phật
image.png

Phát biểu của nhà sư Thích Nhật Từ nói trên chỉ liên quan đến 2 giai đoạn lịch sử trong cuộc đời của Đức Phật: 6 năm tu khổ hạnh & Sự nhập diệt (hay diệt độ) của Đức Phật. Hai sự kiện này được đề cập nhiều ở các kinh Phật và website của Phật giáo, ở đây chỉ lựa chọn đoạn tiêu biểu, khi cần sẽ trích dẫn thêm

1. Sáu năm tu khổ hạnh:
https://thuvienhoasen.org/a12174/15-sau-nam-tu-kho-hanh
image.png
Sa môn Tất Đạt Đa tiếp tục cuộc hành trình cho tới khi đến dòng sông Ni Liên Thuyền (Nairangana)(18), gần thành phố linh thiêng Ca Da (Gaya). Sa môn vượt qua sông và đi vào khu rừng bên kia bờ sông. Tại đây ông gặp nhóm năm đạo sĩ đang tu tập. Cuộc sống của họ thật hết sức giản dị. Họ dùng rất ít thức ăn, sống ngoài trời, và ngồi yên tĩnh thiền định nhiều giờ mỗi ngày.
Sa môn Tất Đạt Đa thầm nghĩ: “Nhiều năm qua, ta sống trong các cung điện đầy thú vui dục lạc. Ta đã quá nuông chìu thân xác của mình cho nên tâm ta không tìm thấy sự an lạc. Có thể những đạo sĩ này nói đúng. Ta sẽ tham dự cùng với họ thực hành để thử xem phương pháp này dẫn đến chấm dứt được sự khổ hay không.”
Rồi ông bắt đầu thực tập những phương cách tu hành vất vả và khó nhọc nói trên. Sa môn ngồi liên tục nhiều giờ tại một chỗ. Mặc dù chân và lưng của người rất đau đớn, nhưng ông vẫn không lay động. Sa môn tự thiêu đốt thân mình dưới ánh nắng hè cháy bỏng và làm tê cóng da thịt bởi những làn gió đông lạnh buốt. Sa môn chỉ dùng vừa đủ thức ăn để duy trì sự sống. Và cho dù khổ nhọc đến đâu, ông vẫn tự bảo: “Ta phải tiếp tục để tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau”.
- Sa môn Tất Đạt Đa ngày càng hành hạ thân xác mình nhiều hơn. Ban đầu ông chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm; nhưng sau đó người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi sa môn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm, nay người cũng không ăn nữa. Ông chỉ dùng vài hạt ngũ cốc cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.
Sa môn ngày càng trở nên ốm gầy. Thân thể của ông mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu. Nhìn sa môn chẳng khác gì một bộ xương đang sống. Nhưng người vẫn không từ bỏ sự tu hành khổ hạnh.

* Ở 1 đoạn khác:
https://daibaothapmandalataythien.org/quan-niem-cong-hanh-6-nam-tu-hanh-kho-hanh-cua-duc-phat-ma-vung-buoc-tien-tu
image.png
Kinh điển ghi lại rằng, trong hai năm đầu, Ngài gần như không ăn gì ngoài vài hạt mè; trong hai năm kế tiếp, Ngài chỉ uống nước, và hai năm cuối Đức Phật không hề dùng thực phẩm gì. Trong suốt thời kỳ khổ hạnh cực kỳ khắc nghiệt đó, thân thể Ngài trở nên gầy mòn, đen đúa như bộ xương khô, mọi người gọi Ngài là Hắc Mâu Ni. Ngài không hề dịch chuyển, chỉ ngồi thiền tĩnh lặng như một tảng đá, đến nỗi kiến còn làm tổ ngay dưới chỗ ngồi của Ngài. Trâu nước và tụi trẻ chăn trâu đều vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị Hắc Mâu Ni kỳ quái này. Vài đứa nghịch ngợm còn đốt nóng que cời bằng sắt và đâm vào lỗ tai Ngài để trêu chọc.

2. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn:
image.png
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Phật giáo, đánh dấu sự chấm dứt cuộc sống và sứ mệnh giáo hóa của Ngài trên thế gian. Theo ghi chép, Đức Phật nhập Niết Bàn vào ngày Rằm tháng 2 âm lịch năm 544 TCN, tại thành phố Câu Thi Na (Kusināra), thuộc Ấn Độ ngày nay.
Bữa ăn cuối cùng và Đức Phật nhập diệt
image.png
Trong cuộc đời hành đạo 45 năm của Đức Phật, Ngài đã không ngần ngại đi khắp mọi nơi từ Đông qua Tây, từ Bắc xuống Nam, hết nước nầy đến nước khác để hoằng dương đạo pháp. Hễ nơi nào có bước chân Ngài đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng.
Thế rồi một ngày nọ trên đường đi thuyết pháp, Ngài gặp một người làm nghề thợ rèn tên là Thuần Đà (Cunda) mời Ngài về nhà để cúng dường. 
Đức Thế Tôn nhận lời.
Ngày hôm sau, Thuần Đà dọn thịt heo và các món cao lương khác để đãi khách quý. Đức Thế Tôn và đồ chúng ngồi vào bàn, nhìn thấy thịt heo, Ngài chỉ tay nói: Thuần Đà, chỉ có Ta là dùng được món này. Đệ tử của Ta sẽ dùng các thứ khác.
Sau khi dùng bửa, Đức Phật nói thêm: Hãy chôn sâu xuống đất những gì Ta còn chừa lại, chỉ có Ta là dùng được món này.
Đức Phật từ giả lên đường. Đồ chúng lại theo Ngài. Đức Thế Tôn và đồ chúng đi cách Ba-va được một đoạn ngắn thì Ngài càm thấy mệt và nhuốm bệnh. A Nan tỏ lời than trách Thuần Đà, nhưng Đức Phật dạy rằng:
Này A Nan, đừng giận chú thợ rèn Thuần Đà. Nhờ cúng dường Ta thức ăn mà chú ấy sẽ được nhiều phước báu to lớn. Trong tất cả các bửa cúng dường ngọ trai cho Ta, có hai bửa đáng được ca ngợi nhất: một là của Sujata và hai là của Thuần Đà.
Lúc đó, Đức Phật cảm thấy trong người đau đớn vô cùng vì Ngài đã nhiễm bịnh ly huyết rất trầm trọng. Mặc dầu cơn đau đang hành hạ thân thể, nhưng Ngài vẫn cố gắng đi bộ khoảng 9 cây số để đến cho kỳ được Câu Thi Na (Kusinagara). Vì đoạn đường đi quá xa và cơn đau hành hạ nên Ngài phải dừng chân nghĩ tới 25 lần.
Sau khi dặn dò cặn kẻ xong, Ngài tắm rữa lần cuối cùng trên dòng sông Kakuttha, rồi bảo ông A Nan làm chiếc giường cho Ngài nghĩ. Đầu Ngài hướng về phía bắc và Ngài nằm nghiêng giữa hai cây Long Thọ. Ngài lặng lẽ nhập định, tuần tự trải qua các cấp thiền từ thấp tới cao, rồi từ cao tới thấp và cuối cùng chủ động để nhập diệt. Lúc bấy giờ là nhằm nữa đêm ngày rằm tháng hai âm lịch. Rừng cây Long Thọ (Sal-trees) tuôn hoa  đỏ thắm phủ lên thân Ngài.

MS
(Còn tiếp)
Message has been deleted

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 14, 2024, 7:04:16 PM (2 days ago) Jul 14
to alphonsefamily, giaitri
Tập 2. Pháp tu khổ hạnh của Đức Phật  6 năm đầu có phải là Hạnh Đầu Đà không? (Factcheck)
image.png
Vấn đề này cần làm rõ vì có nhiều người nêu ý kiến hay ám chỉ lối tu theo Hạnh đầu đà của hành giả Minh Tuệ chính là lối tu khổ hạnh trong 6 năm đầu của Đức Phật. Đây chính là lối tu mà Đức Phật cho là sai lầm, không hiệu quả nên đã từ bỏ và chọn tu theo con đường Trung đạo.

Dưới đây là mô tả lối tu này của Đức Phật:
Bồ Tát Cồ Đàm rời vị Thầy thứ hai, tìm đến núi rừng Dungsiri. Đây là khu rừng rậm đằng xa nhìn thấy có nhiều cây xanh mát mẻ nhưng đến gần thì muỗi mồng văng mắc, cỏ gai lan tràn trên mặt đất. Nơi đây hiện có nhiều tu sĩ thực hành các lối tu khổ hạnh.  Khổ hạnh là lối tu tự hành hạ xác thân, không ăn, không tắm, sống như thú vật. Họ dùng ý chí mạnh mẽ để chặn đứng những ham muốn, dục lạc của tự ngã. Ở nơi đây, Bồ Tát thấy có nhiều vị tu sĩ không mặc quần áo đang lăn lộn nằm trên gai, có vị đang treo chân trên cành cây chúi đầu xuống đất, mặt mày đầy bùn tro chỉ chừa hai con mắt, có vị râu tóc rối bù phủ không thấy mặt, có vị đang bẻ quặt cánh tay ra phía sau lưng mặt nhăn nhó biểu lộ sự đau đớn tột cùng, có vị cầm cây đánh vào thân thể máu túa ra trông thật đáng sợ.
Bồ Tát Cồ Đàm quanh quẩn trong khu rừng già bên cạnh làng Uruvela này chưa biết phải tu tập ra làm sao, thì gặp lại đạo sĩ Kiều Trần Như và 4 người khác. Hiện các vị này cũng đang tu pháp môn "Khổ Hạnh".
Tưởng cũng cần nhắc lại ở đây, đạo sĩ A Nhã Kiều Trần Như đã là nhà tướng số nổi danh được Vua Tịnh Phạn vời vào cung xem tướng cho Thái Tử Sỹ-Đạt-Ta lúc Thái tử mới được 2 ngày tuổi. Bây giờ gặp lại, Bồ Tát vui mừng cùng nhập bọn với 5 anh em Kiều Trần Như và tu tập theo pháp môn "Khổ Hạnh" như họ. 
Sa môn Cồ Đàm tu khổ hạnh
Sa môn Cồ Đàm tu khổ hạnh

Trong kinh kể lại rằng Đức Phật là người đã tu khổ hạnh đệ nhất, nghĩa là tự Ngài hành xác mình khốc liệt nhất. Không có món khổ hạnh đì thân nào mà Ngài không thực hành. Ngài đi sâu vào rừng sống độc cư một mình. Có lúc không mặc quần áo, dùng lá cây tạm che thân. Đêm lấy gai làm giường. Mùa đông tuyết rơi, ngủ ngoài trời giá lạnh. Mùa hè nằm ngoài nơi nắng cháy hoặc nằm trong bãi tha ma. Có khi mấy tháng không tắm, nhưng khi trời lạnh cắt da thì một đêm xuống sông tắm ba bốn lần. Râu tóc thì không nhổ không cạo. Mỗi ngày chỉ ăn 1 hoặc 2 hạt mè, chỉ uống vài giọt nước sương v.v... Rồi tới lúc Bồ Tát tuyệt thực bỏ cả ăn uống nằm thoi thóp trong rừng sâu, lúc đó Bồ Tát nghe được tiếng nói của Chư Thiên về Ngài như sau:  
- Lấy thức ăn của chư Thiên đổ vô lỗ chân lông để nuôi ông này sống.  
 Vị kia trả lời: 
Ông đạo sĩ Cồ Đàm chết rồi!
- Ông ấy đang tu khổ hạnh chứ không chết! ... v.v...
Khi nghe 2 vị Phạm Thiên nói như thế, Bồ Tát mới bỏ ý định tuyệt thực.
Về sau Đức Phật kể cho các đệ tử nghe rằng:
 "Tay chân ta trở thành những cọng cỏ... Con ngươi long lanh của ta nằm sâu thẳm như trong một giếng nước thâm sâu... Da đầu ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng bị cắt trước khi chín. Nếu ta nghĩ "Ta hãy sờ da bụng", thì chính xương sống ta bị nắm lấy... Da bụng ta bám chặt xương sống... Nếu ta nghĩ "Ta đi đại tiện hay tiểu tiện", thì ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất... Nếu ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân ta..." (Đại kinh Sư Tử Hống, số 12, kinh Trung Bộ, Nikàya)

Sau đây ta hãy làm rõ: 

1. Pháp tu khổ hạnh trong 6 năm đầu của Đức Phật là lối tu gì, xuất phát từ đâu?
- Ở Ấn Độ thời Đức Phật có 2 hệ tư tưởng tôn giáo - triết học nổi trội là Bà La Môn giáo (Vệ Đà giáo) và Sramana hay còn gọi là Phi Bà La Môn (Nastika), phủ nhận quyền lực tuyệt đối của Veda và vai trò tối thượng của giới tăng sĩ Bà La Môn. Người tu theo Śramaṇa - Samana gọi là Sa môn. Đây là 1 thuật ngữ tiếng Phạn và Pali có nghĩa là "người xuất gia, người nỗ lực, người khổ hạnh".
- Mặc dù Đức Phật xuất thân từ 1 gia đình theo Bà La Môn. Nhưng khi Ngài gặp 5 anh em Kiều Trần Như và tu theo cùng cách tu như họ là tu theo trường phái khổ hạnh của các Sa môn lúc bấy giờ (sau đây gọi là Pháp tu khổ hạnh). Giai đoạn này được đánh dấu bởi những nỗ lực khắc nghiệt của Đức Phật nhằm đạt được giác ngộ thông qua sự khổ hạnh và kỷ luật.

2. Sự khác biệt Pháp tu khổ hạnh của Đức Phật trong 6 năm đầu và 13 Hạnh Đầu Đà:
Khác nhau về quan điểm cơ bản:
image.png
Pháp tu khổ hạnh: coi những nhu cầu cơ bản của thể xác: ăn, ngủ... là nguồn gốc của khổ và dục nên phải đè nén, tiêu diệt các nhu cầu này. Càng hành hạ thân thể càng nhiều bao nhiêu thì phần tâm linh càng được sớm giải thoát bấy nhiêu.
Pháp tu của đạo Phật (trung đạo): coi thể xác là phương tiện để tu đạo đạt thành chánh quả nên phải cung ứng nuôi thể xác ở mức nhu cầu tối thiểu cần có để duy trì cuộc sống và bắt nó phục vụ cho con đường tu đạo của mình.  

Khác nhau về phương pháp tu:
image.png
Pháp tu khổ hạnh: nhằm đạt được giác ngộ một cách nhanh chóng thông qua sự hành xác và ép xác, bao gồm các thực hành khắc nghiệt như nhịn ăn, nhịn ngủ, phơi nắng, chịu lạnh.v.v...(như trên). Lối tu này có thể dẫn đến sự mất cân bằng tâm lý, tổn hại sức khỏe do kiệt sức và nguy hiểm đến tính mạng.
13 Hạnh Đầu ĐàĐây cũng là 1 lối tu khổ hạnh theo con đường Trung đạo của đạo Phật, bao gồm các thực hành ép xác có chừng mực như mặc y đơn giản, đi khất thực, chỉ ăn một bữa mỗi ngày..v.v....Tuy nhiên cũng có phần khổ hạnh như ngủ ngồi.
Lối tu này nhấn mạnh đến sự buông bỏ để có được
 tâm trí thanh tịnh, hạn chế nhu cầu đến mức thấp để giữ giới, rèn luyện đạo đức và thử thách về sức chịu đựng thông qua thực hành giao duyên với chúng sinh trong quá trình tu tập. 
Đây là phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho con đường tu tập, giúp hành giả tiến bộ trên con đường Trung Đạo dẫn đến giác ngộ. Lối tu này  một pháp môn do các đệ tử của Đức Thế Tôn chọn lựa, Ngài tôn trọng và tán dương. Thế Tôn đã xác quyết: Hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời, thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đều còn ở đời”.
Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp nổi tiếng là người thực hành Hạnh Đầu đà nghiêm túc nhất và được truyền thừa di sản của Đức Phật, là người đứng đầu Tăng già sau khi Đức Phật mất.

Khác nhau chi tiết giữa "Pháp tu khổ hạnh & Hạnh đầu đà:

Chi tiết

Pháp tu khổ hạnh

12 Hạnh Đầu Đà

Ăn

Nhịn ăn, ăn rất ít

Ăn ngày 1 bữa 

Mặc

Mặc tối giản. Có khi khỏa thân không mặc quần áo hay dùng lá cây tạm che thân 

Sử dụng những miếng vải bỏ đi chắp vá lại thành y. Chỉ dùng 3 không nhận thêm y thứ 4

Hành xác

Bằng nhiều hình thức quái dị: trồng cây chuối, treo thân trên cây, thoa phân bò khắp người, lấy gai làm giường, mùa đông ngủ ngoài trời giá lạnh, mùa hè nằm phơi ra nắng cháy 

Không có

*Hành giả Minh Tuệ có thực hành thêm: ăn chay, để đầu trần, đi chân đất (mặc dù không thuộc quy định bắt buộc trong 13 hạnh)

Khất thực

Không

Đi khất thực hóa duyên từng nhà

V sinh

Không tắm, sống như súc vật

Có, tuy ít hơn bình thường


Do vậy không nên lầm hay cố tình dẫn dắt tâm lý để cho rằng Pháp tu khổ hạnh trong 6 năm đầu của Đức Phật là pháp tu Hạnh đầu đà của Hành giả Minh Tuệ bây giờ để từ đó cho rằng đó là phương pháp tu sai, đã bị Đức Phật từ bỏ. Tội lắm!
* Một vấn đề khác là không hiểu sao có nhiều bài viết xác quyết rằng "có ai đó" nói rằng chỉ có pháp tu theo 13 Hạnh Đầu Đà của Hành giả Minh Tuệ mới là pháp tu duy nhất đạt đến Giác ngộ, Giải thoát và chỉ có pháp tu này mới là chân tu (?) 
Đây là sự cố tình đặt chuyện vì ai cũng biết rằng đạo Phật có 84 ngàn pháp môn thì pháp môn khổ hạnh chỉ là một trong số đó. 
Không dễ gì thực hành theo pháp tu này mà phải cần có các điều kiện sau:
1. Sức khỏe tốt: Việc tu tập Hạnh Đầu Đà đòi hỏi sức khỏe thể chất và tinh thần tốt để có thể thực hiện những pháp hành khổ hạnh một cách an toàn và hiệu quả. Nếu thân thể không đủ khỏe mạnh, hành giả dễ gặp phải những vấn đề sức khỏe trong quá trình tu tập.
2. Nền tảng giới luật vững vàng: Hành giả cần thọ giới cụ túc và giữ gìn giới luật thanh tịnh trước khi tu tập Hạnh Đầu Đà. Đây là nền tảng đạo đức giúp hành giả tránh xa những hành vi sai trái, giữ tâm ý trong sáng trong quá trình tu tập.
3. Hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của Hạnh Đầu Đà: Hành giả cần hiểu rõ Hạnh Đầu Đà không phải là hình thức khổ hạnh để thể hiện lòng đạo đức, mà là phương pháp rèn luyện thân tâm, giúp hành giả trừ bỏ phiền não, đạt được giác ngộ.
4. Có tinh thần kiên trì và ý chí nhẫn nại: Tu tập Hạnh Đầu Đà là một con đường đầy thử thách, đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Hành giả cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những khó khăn, gian khổ và không nản lòng trong quá trình tu tập.
Xem ra chưa từng thấy ai đã thực hành nghiêm túc theo Hạnh này ngoài Đại Ca Diếp (trọn đời trong lịch sử) và Hành giả Minh Tuệ (như đến hiện nay). 

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 15, 2024, 10:34:48 PM (24 hours ago) Jul 15
to alphonsefamily, giaitri
Tập III. Con người & Sự kiện liên quan đến việc Đức Phật nhập diệt 

* Dẫn nhập:
1/ Đây là tập thứ III, tiếp theo của loạt bài:
Đức Phật tu sai cách nên bị ung thư bao tử mà chết (Factcheck)
image.png
2/Tập này nêu ra những chi tiết để dùng làm căn cứ minh chứng cho các tập sau. Cái nhìn ở đây là theo logic thông thường, lược bớt các huyền bí tôn giáo
Các tập này sau khi hoàn chỉnh sẽ đăng thành những bài độc lập. Bắt đầu từ tập này sẽ đánh số thứ tự từng chỉ mục để dễ tham khảo đối chiếu sau này
3/ Các bình luận nếu có sẽ đăng ở cuối cùng của loạt bài này

---o0o---

Sự kiện bữa ăn cuối cùng của Thế Tôn trước khi nhập Niết bàn do Cunda (Thuần Đà, Châu Na) dâng cúng được đề cập đến trong các kinh như kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ I), kinh Du Hành (Trường A Hàm I), kinh Đại Bát Niết Bàn (Bắc bản), kinh Niết Bàn (Nam bản)Có thể tham khảo tại đây: 

1. Cunda là ai?
1.1. Đây là Cunda Kammaraputta (Cunda con thợ rèn) nhằm phân biệt với Cunda Thera hay Maha Cunda (Cunda Trưởng lão)Nhiều bản dịch nói đây là con trai người thợ kim hoàn, thợ rèn, thợ kim loại, hay thợ bạc  Kusinara 
image.png
* Tìm hiểu thêm thì thấy Cunda không phải người nghèo mà ngược lại. Trong  Kinh Niết Bàn, Cunda được giới thiệu như là một "thợ rèn giàu có"(setthi). Ông ta là chủ khu vườn xoài ở Pāvā (vườn xoài là 1 tài sản có giá trị lúc đó). Ông ta đã chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn với nhiều thực phẩm thượng vị không chỉ cho 1 mình Đức Phật mà cho cả đám đông các đệ tử của Ngài đến viếng nhà, thể hiện sự giàu có và lòng hiếu khách của ông.

2. Loại thức ăn Cunda dâng cúng cho Đức Phật là gì?
Đây được coi là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Đức Phật
2.1. Theo từ gốc: là món Sūkaramaddava 
image.png
Trong Kinh Mahāparinibbāṇa, Đức Phật Gautama và một nhóm tỳ khưu ở lại vườn xoài của Cunda và được Cunda cúng dường một bữa ăn. Bữa ăn bao gồm gạo nếp, bánh ngọt và Sūkaramaddava. 
Sūkaramaddava được dịch khác nhau tùy theo truyền thống Phật giáo. Vì từ này được sáng tác bởi sūkara, có nghĩa là con lợn và maddava , có nghĩa là mềm mại, dịu dàng, tinh tế nên có thể có hai lựa chọn thay thế:
Thịt lợn hay thịt lợn rừng mềmthịt của một con lợn rừng không quá già cũng không quá non..
Những gì lợn hay lợn lòi ưa thíchđể chỉ 1 loại nấm hoặc khoai mỡ hoặc củ.  
Ý tưởng rằng bữa ăn cuối cùng của Đức Phật bao gồm thịt lợn thường được giới Phật phái Nguyên thủy ủng hộ; ngược lại giải thích đây là nấm, 1 món ăn chay theo phái Đại thừa, được trình bày ở tôn phái này.
Điều này phản ánh những quan điểm truyền thống khác nhau về việc ăn chay của Phật giáo và giới luật của các hệ phái Phật giáo.
2.2. Ngoài 2 nghĩa chính nói trên, Sūkaramaddava còn được dịch ra theo nhiều cách hiểu khác nhau gây ra nhiều tranh cãi của giới học giả Phật giáo: Nấm, Nấm chiên đàn, Nấm mọc trên cây đàn hương, Mộc nhĩ, Nấm Truffles, Thịt heo phơi khô xay nhuyễn, Măng hoặc Nấm mọc ở nơi bị heo dẫm đạp (maddita), Món ngon chế biến từ thịt heo rừng... 
2.3. Món ăn dâng Phật  1 bát cháo hay canh, có chỗ nói là cơm cà ri Sūkaramaddava
* Không tìm thấy chỗ nào nói đây là "nấm heo" (?) như nhà sư Thích Nhật Từ nói và cũng không tìm thấy đây là loại nấm gì? Nói theo cách nói như vậy là thiếu tôn trọng, không thích hợp là món ăn dâng cúng cho Đức Phật, trong khi Cunda đã tự tay làm và dành cho Đức Phật 1 món ăn trân quý nhất, nhằm tỏ lòng quý trọng Ngài. Ông ta cũng không phải vì quá nghèo nên đi mót nấm heo rừng cho Phật ăn như ngài Thượng tọa nói.

3. Đức Phật đã nói gì với Cunda khi thọ dụng món ăn:
3.1. Trước khi ăn: Sau khi đã ngồi xong, Đức Phật nói với Cunda, con trai người thợ kim hoàn: “Cunda, ngươi có thể dâng cho ta món sukara-maddava do ngươi chuẩn bị và phục vụ những thức ăn khác cho đoàn chúng tỳ khưu. Chớ đem món này dâng cúng cho chư Tăng".
Tuân lời, theo đó Cunda phục vụ món sukara-maddava được đích thân chuẩn bị cho Đức Phật và phục vụ các món ăn còn lại cho chư Tăng chúng .
3.2. Sau khi dùng bữa xong: Đức Phật bảo: "này Cunda, hay đem chôn món  sukara-maddava còn lại, bởi Ta không thấy 1 ai trong thế gian này bao gồm chư thiên, Ma, Phạm, và dân chúng, cùng với chúng sa môn, Bà la môn, và mọi người, có thể ăn mà tiêu hóa được món này, trừ Như Lai" 
Cunda vâng lời, ông đem chôn món sukara-maddava còn lại xuống hố
Sau khi dùng món ăn của Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau đớn gần như đến chết, và Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn nại, chịu đựng cơn bệnh.... 
Vì sự việc này mà Cunda đã vô cùng hối hận vì đã vô tình đầu độc Đức Phật.
* Ở trên đây ta thấy Đức Phật đã biết trước món ăn có độc cả trước và sau khi ăn. Các yêu cầu lạ thường (không ai lại cẩn thận dặn dò như vậy khi ăn) như: Chỉ dọn cho 1 mình Ngài ăn, không dọn cho người khác; Hãy chôn thức ăn thừa còn lại để không ai có thể đụng tới và Lời nói khẳng định: không ai ở trên đời này có thể tiêu thụ được món ăn này, ngoài ta...đã cho thấy rõ như vậy

Tuy nhiên trong 1 video về chủ đề liên quan của Thích Nhật Từ (TNT):
Vấn đáp: Sự việc đức Phật ăn phải nấm độc | TT. Thích Nhật Từ
image.png
Vì sao Đức Phật biết rõ nấm độc mà vẫn ăn? TNT trả lời (tóm tắt):
Đức Phật đã chứng đc được Thiên nhãn thông, tức Tuệ giác, nên có thể thấy rõ được sự việc xảy ra trong quá khứ và tương lai. Nhưng không phải lúc nào Đức Phật cũng mở Tu giác này (mở van) mà phải định tâm thiền định trong vòng 1 , 2 giây để m ổ khóa về Thiên nhãn minh. Lúc nhận cúng dường của Thuần Đà, Ngài đã không dùng đến Thiên nhãn Thông nên không biết thức ăn này có độc, ăn vào có thể dẫn đến cái chết của mình...
Phát biểu của nhà sư TNT phủ nhận Phật đã biết thức ăn có độc, như ghi lại ở Kinh điển nói trên. Nhưng không rõ căn cứ vào đâu mà ngài này lại nói như vậy. Không tìm thấy Kinh sách nào ghi chép cách giải thích lạ lùng đó.
Còn việc tại sao biết mà vẫn ăn ta sẽ bàn tiếp ở Tập sau.

4. Câu chuyện giữa Đức Phật và Tôn giả A Nan nói về Cunda:
Sau khi thụ trai, đức Phật giảng pháp cho ông Châu Na nghe xong, Ngài và đại chúng lại tiếp tục đi, trên đường đi đức Phật hỏi Tôn giả A-nan-Đà:
- Ông Châu Na có ý gì hối hận không?
Tôn-giả A-nan-Đà đáp:
- Thưa Thế-Tôn, ông Châu Na cúng dường đức Phật như thế không được lợi phúc gì cả, vì sau khi Như Lai thụ trai tại nhà ông thì Ngài nhập diệt.
Đức Phật dạy:
- Chớ nói như vậy, chớ nói như vậy. Hiện nay Châu Na được lợi ích lớn là: “Được sức khoẻ tốt, được tiếng tốt, được sống lâu, có nhiều của cải tiền bạc, đến khi qua đời được sinh lên cõi Trời muốn chi có nấy”, tại sao vậy? Vì: người cúng dàng Như Lai lúc thành đạo cũng như người cúng dàng Như Lai lúc sắp nhập Niết Bàn, công đức của hai người này không hơn không kém. Vậy thầy hãy đến báo cho Châu Na biết.
Tôn-giả A-nan-Đà vâng lời dạy của đức Phật, liền trở lại báo tin mừng cho ông Châu Na biết; Đức Phật đi được một đoạn đường nữa thì bệnh tình phát khởi trầm trọng, nên Ngài phải dừng lại nghỉ dưới một gốc cây....
* Đoạn trên đây cho thấy: trong suốt 49 năm tu đạo và Hoằng Pháp, Đức Phật Thích Ca đã thọ nhận không biết bao nhiêu sự cúng dường của Phật tử khắp gần xa ở xứ Ấn Độ thời bấy giờ. Nhưng trong vô số sự cúng dường đó, Đức Phật xác nhận có 2 sự cúng dường đặc biệt nhất, có phước báo to lớn nhất và ngang nhau, đó chính là bát cháo sữa của nàng cư sĩ Sujata (lúc tu thành đạo) và canh nấm của anh thợ rèn Cunda (lúc sắp nhập niết bàn).
image.png

5. Câu chuyện giữa Đức Phật, Tôn giả A nan và Thiên Ma Ba Tuần liên quan đến cái chết của mình:
Đây là đoạn xảy ra trước khi gặp Cunda để thọ dụng:

Khi đức Phật đi đến ngôi tháp Già-ba-La, Ngài bảo Tôn-giả trải tọa-cụ dưới gốc cây để Ngài nghỉ tại đấy, khi Tôn-giả trải tọa-cụ xong, đức Phật an tọa rồi bảo:
- Này A-Nan, người nào thường xuyên tu tập bốn món thần-túc, có thể tùy ý muốn sống đến một kiếp hay hơn một kiếp cũng được. Này A-Nan, Như-Lai đã nhiều lần tu tập bốn món thần-túc này, chuyên chú nhớ mãi không quên. Bởi vậy cho nên Như-Lai tùy ý muốn sống một kiếp hay hơn một kiếp cũng được để diệt trừ sự tăm tối cho đời, đem lại lợi ích cho Người và Trời.
Lúc đó Tôn-giả A-nan-Đà nghe rồi làm thinh không thưa hỏi nói năng chi cả, Đức Phật lại nói lần thứ hai, Tôn-giả vẫn làm thinh; Đức Phật lại nói y như thế lần thứ ba, Tôn-giả cũng vẫn làm thinh, vì lúc đó bị ma si ám, mê man không hiểu để thưa thỉnh, rồi đức Phật bảo:
- Này A-Nan nên biết, nay đã phải thời (đến giờ).
Tôn-giả A-nan-Đà vâng ý chỉ, đứng dậy đảnh lễ rồi lui ra, đến một gốc cây không xa ngồi thiền; 

Chỉ trong chốc lát Ma Ba-Tuần đến thưa với Phật (lần 1):

- Sao Ngài chưa sớm vào Niết-Bàn?, nay đã đúng thời rồi, xin Ngài mau diệt độ.
- Thôi, thôi Ba-Tuần, ngươi đừng nói nữa, Ta đã tự biết thời. Như-Lai giờ đây chưa vội vào Niết-Bàn, vì Ta cần đợi các Tỳ-kheo về đông đủ; trong số đó có những đệ tử đã khéo chế ngự được thân tâm, mạnh dạn không khiếp sợ, họ thường sống trong an ổn. Họ không những việc lợi mình đã làm xong, mà còn làm thầy để dẫn dắt kẻ khác, hiện đang truyền bá chính pháp, giảng giải nghĩa lý; nếu họ gặp chủ thuyết ngoại đạo, họ đủ sức đem chính pháp và sự tự chứng ngộ cùng thần biến của mình ra để hàng phục chúng, nhưng mà những đệ-tử ấy chưa về. Lại có những Tỳ-kheo (Tăng), Tỳ-kheo Ni (Ni), Ưu-Bà Tắc (Cư-sĩ Nam), Ưu-Bà Di (Cư-sĩ Nữ) cũng chưa quy tụ; vả lại Ta muốn truyền phạm hạnh một cách sâu rộng, và phổ biến giáo lý giác ngộ cho hàng Trời-Người đều biết và thấy thần biến.

Ma Ba-Tuần thưa (lần 2):
- Khi xưa, Ngài ở bên bờ sông Ni-Liên-Thuyền thuộc xứ Uất-Tỳ-La, và lúc ở dưới gốc cây A-du-Ba-Ni-câu-Luật khi Ngài mới thành đạo Chính-Giác, những lúc ấy tôi đã đến thỉnh Ngài nên vào Niết-Bàn; nay đã đúng lúc rồi, vậy xin Ngài hãy mau mau diệt độ.
Đức Phật lại trả lời:
- Thôi, thôi, Ba-Tuần, Ta tự biết thời, Như-Lai chưa vội vào Niết-Bàn, mà cần đợi các đệ-tử trở về, và cho đến hàng Trời-Người đều biết và thấy được thần biến, Ta mới nhập diệt.

Ma Ba-Tuần lại thưa (lần 3):
- Thưa Ngài, nay các đệ-tử của Ngài đã nhóm họp, và cho đến hàng Trời - Người đã thấy thần biến, nay đã đúng lúc rồi, sao Ngài chưa diệt độ?
Đức Phật bảo:
- Thôi, thôi, Ba-Tuần, Ta tự biết thời, còn không bao lâu nữa, sau ba tháng này, Ta sẽ ở nơi sinh quán đời trước của Ta, giữa cây Long-Thọ, trong rừng Ta-La thuộc xứ Câu-thi-La mà nhập Niết-Bàn.
Lúc ấy Ma Ba-Tuần nghĩ: “Phật không bao giờ đổi ý, không bao giờ nói dối, và chắc chắn là Ngài sẽ diệt độ”, nên vui mừng nhảy nhót rồi biến mất.

Sau khi Ma Ba-Tuần biến đi không lâu, đức Phật nhập định Ý-tam-Muội mà xả bỏ tuổi thọ; ngay lúc đó cõi đất rung động mạnh, nhân dân cả nước đều kinh sợ, lông tóc dựng ngược....

Sáng hôm sau, đức Phật bảo Tôn-giả A-nan-Đà đến Hương-Pháp nhóm họp hết thảy các Tỳ- kheo chung quanh vùng đến giảng đường Hương-Pháp. Tại đấy, đức Phật dạy các Tỳ-kheo:
- Ta do những Pháp sau đây mà tự chứng ngộ thành bậc Chính-Đẳng Chính-Giác, đó là: “Bốn Niệm-Xứ, Bốn Ý-Đoạn, Bốn Thần-Túc, Bốn Thiền, Năm Căn, Năm Lực, Bẩy Giác-Chi, và Tám Chính-Đạo”. Vậy các thầy hãy ở trong giáo-pháp ấy siêng năng tu học, cùng nhau hưng say (hưng thịnh say sưa) phát triển. Các thầy hãy khéo thụ trì tùy theo trường hợp mà tu hành, tại sao vậy?, vì không bao lâu nữa, Như-Lai, sau ba tháng sẽ nhập Niết-Bàn.
Các Tỳ-kheo nghe Phật nói như thế, hết sức sửng sốt kinh hoàng, hoang mang tột độ, gieo mình xuống đất, giậm chân đập tay, cất tiếng kêu than: “Tại sao đức Thế-Tôn diệt độ quá sớm? Tại sao con mắt thế-gian diệt mất quá mau? Tại sao đức Thế-Tôn bỏ chúng con bơ vơ? Chúng con sẽ không còn nhìn thấy đức Thế-Tôn nữa. Chúng con sẽ mất đức Thế-Tôn mãi mãi v.v.”
Có Tỳ-kheo thương cảm lăn lóc, cũng như rắn bị chém đứt làm hai, quằn quại, run rẩy, ngẩn ngơ, không còn biết gì cả.
Một lúc trôi qua như thế, đức Phật bảo:
- Các thầy hãy dừng cơn bi lụy, chớ ôm lòng sầu muộn, vì từ Trời, Đất cho đến chư Thiên, Người, Vật, không một cái gì là không thành trụ hoại diệt (sinh ra, phát triển, biến dạng, diệt mất), không một sinh vật nào sinh ra mà không chết đi. Nếu các thầy muốn cho các pháp hữu vi không biến dịch thì không được. Hơn nữa trước đây Ta đã từng giảng rằng: “Ân ái là vô thường, nếu có xum họp ắt phải có chia lìa, nhất là thân này không phải của ta, mạng sống không tồn tại mãi mãi được”.
Rồi Ngài nói tiếp:
- Ta sở dĩ khuyên bảo như thế vì tối hôm qua Thiên-Ma Ba-Tuần đã đến thỉnh Ta nhập Niết-Bàn ba lần, tới lần thứ ba Ta đã chấp thuận lời thỉnh cầu ấy, và sau đó Ta đã xả bỏ tuổi thọ rồi.
Bấy giờ Tôn-giả A-nan-Đà đứng dậy, quỳ gối phải, chắp tay thưa:
- Cầu mong đức Thế-Tôn thương xót chúng-sanh, hãy sống thêm một kiếp, không nên diệt độ sớm, để làm lợi ích cho Trời và Người.
Khi ấy đức Phật im lặng không đáp, Tôn-giả A-nan-Đà thưa thỉnh lần thứ hai, đức Phật cũng vẫn im lặng, Tôn-giả thưa thỉnh lần thứ ba, lúc ấy đức Phật mới nói:
- Này A-Nan, thầy ba lần làm phiền Ta, Thầy đã đích thân nghe từ Như-Lai nói là người nào tu tập bốn pháp như-ý-túc một cách chuyên chú không quên, nên tùy ý muốn kéo dài mạng sống trong một kiếp hay hơn một kiếp cũng được. Như-Lai đã tu tập bốn pháp như-ý-túc một cách chuyên chú không quên, có thể tùy ý kéo dài tuổi thọ trong một kiếp hay hơn một kiếp, Thầy đã được Ta nhắc đi nhắc lại tới ba lần như thế; tại sao lúc ấy thầy không thỉnh cầu Như-Lai sống một kiếp hay hơn một kiếp? Nay thầy mới nói há không trễ muộn hay sao? Ta ba lần hiện tướng, thầy ba lần làm thinh. Sau đó không lâu, Thiên-Ma tới, thỉnh cầu Ta nhập Niết-Bàn ba lần, Ta đã hứa với Thiên-Ma, và Ta đã xả bỏ tuổi thọ tối hôm qua; một khi đã xả bỏ, nhổ bỏ, mà muốn cho Như-Lai hành động trái với lời nói của mình sẽ không bao giờ có sự kiện ấy.

* Ở trên đây ta thấy có Đức phật ngỏ ý muốn sống thêm cho trọn kiếp hay hơn một kiếp (kalpa: vô số năm đếm không xuể, xấp xỉ: 10^14 nămnhưng bị sức ép bị hay ngăn trở bởi:

1/ Thiên Ma Ba Tuần thúc giục Phật sớm diệt độ và lời hứa của Ngài: 
Thiên ma Ba Tuần là Ma Vương trú ngụ và cai quản cõi Trời thứ sáu - cõi Trời Tha Hóa Tự Tại (cõi Trời cao nhất trong cõi Trời Dục Giới).
image.png
Ngoài việc cố gắng ngăn cản Phật Thích Ca đạt được Giác ngộ bằng đội quân của mình và hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ, được cho là con gái của mình, Ma vương còn nhiều lần thúc dục Đức Phật sớm diệt độ (sớm chết) để ngăn cản Phật truyền bá chánh pháp. Y đã hiện ra 2 lần để thực hiện âm mưu này:
- Lần 1: Năm xưa, Đức Phật tu dưới gốc cây bồ đề khi Ngài mới thành đạo , Y đã đến thỉnh Ngài nên vào Niết-Bàn.
image.png
- Lần 2Như ở đoạn kinh trên, khi đức Phật đi đến ngôi tháp Già-ba-La (3 tháng trước khi diệt độ), y lại tái xuất hiện và thêm 3 lần thúc giục Ngài hãy mau mau diệt độ, sao chưa diệt độ...Lần nào Ngài cũng lấy cớ này cớ nọ để từ chối. Nhưng cuối cùng Thế Tôn đã hứa với y là sẽ diệt độ trong 3 tháng nữa

2/ Những hành vi kỳ lạ của tôn giả A nan:
image.png
Tôn giả A Nan là người hầu cận (thị giả) theo sát Đức Phật ở mọi nơi
- Khi Đức Phật khen cảnh đẹp và ngỏ ý muốn sống thêm. Theo sở đắc tu tập thần túc của Ngài, Ngài nói có thể tùy ý kéo dài tuổi thọ và muốn sống 1 kiếp hay hơn một kiếp để diệt trừ sự tăm tối cho đời, đem lại lợi ích cho Người và Trời. Đức Phật gợi ý đến 3 lần nhưng tôn giả không nói gì, thay vì thỉnh cầu Ngài sống thêm thì Ngài sẽ nhận lời, không phải hứa với Ma Vương là sẽ diệt độ trong 3 tháng. 
Sau này Tôn giả mới 3 lần thỉnh cầu Phật hãy ở lại cho đến trọn kiếp vì lợi ích cho chúng sanh. Nhưng Phật nói đã thời gian cầu khẩn ấy đã qua  ngài đã chấp thuận lời thỉnh cầu của Ma vương mà đã xả bỏ tuổi thọ rồi.

Vì hành vi này Đức Phật đã trách tôn giả:
Này Ananda, một thời Ta ở Vesàli tại điện thờ Udena. Tại đấy, này Ananda, Ta cũng nói. "Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena. Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Dầu vậy, này Ananda, Ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, Ngươi không thỉnh cầu Như Lai: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người". Này Ananda, nếu Ngươi cầu thỉnh Như Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời. Này Ananda, như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi.
- Khi Đức Phật khát nước trầm trọng, Ngài đã khẩn thiết yêu cầu A Nan lấy nước uống. Nhưng tôn giả viện cớ nói có khoảng 500 cỗ xe chạy qua, do bánh xe khuấy lên làm nước vẩn đục, nên đi đến con sông sắp tới mới có nước trong...Mãi đến lần thứ 3 Tôn giả mới đi lấy nước thì có nước trong ngay tại đó Sau đó, Đức Phật có giải thích vì nước sông sẽ luôn chảy và cuốn trôi các chất vẩn đục. Việc này sao A Nan lại không biết? 

Vì cả 2 hành vi trên mà Tôn giả A Nan đã bị kiểm điểm suýt mất ghế thành viên tại đại hội Tập kết kinh điển Phật giáo lần 1 do Đại Ca Diếp làm chủ tọa. 
https://thuvienhoasen.org/a10439/05-ton-gia-a-nan-da-da-van-de-nhat
Đại hội này đã đưa A Nan ra kiểm điểm buộc phải sám hối do 5 tội thiếu trách nhiệm trong bổn phận làm thị giả của Đức Phật. Trong đó có tội:
1/ Không cầu xin Đức Phật sống trường thọ. Khi Đức Phật già yếu, Ngài nói với Ānanda rằng trên thực tế, một vị Phật có thể sống trong một kiếp. Trước câu nói này, Ānanda không nói gì, và Đức Phật nhập niết bàn tháng sau đó. Ānanda sau đó bị buộc tội im lặng, không yêu cầu Đức Phật ở lại trần gian trong một kiếp.
Anan trần tình: không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh...
2/ Mượn cớ nước không sạch, A Nan đã không cung cấp nước cho Phật uống, lúc ở gần thành Duy Ra Yết. Đã biết Đức Phật có đại thần lực, có thể khiến nước đục trở thành trong, A Nan vẫn không lấy nước dâng Phật.
A nan trần tình: không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn...

MS
(Còn tiếp)



Minh Nguyen Quang

unread,
7:34 PM (3 hours ago) 7:34 PM
to alphonsefamily, giaitri
Tập IV. Đức Phật viên tịch do nguyên nhân gì?
main-qimg-55d710b4d4043d7b35cebaf864b9c840-lq.jpg

* Đây là tập thứ IV tiếp theo của loạt bài:

Đức Phật tu sai cách nên bị ung thư bao tử mà chết (Factcheck)
tải xuống.jfif

Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Sau bữa ăn cuối cùng ở nhà Cunda (vào khoảng 483 TCN), đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh trầm trọng và Ngài quyết định lên đường đi tiếp đến Câu Thi Na (Kushinagar), cách đó khoảng 15 cây số (có chỗ nói 9km). Vì đoạn đường đi quá xa và cơn đau hành hạ nên Ngài phải dừng chân nghĩ tới 25 lần. Sau đó Ngài nhập Niết bàn tại đó.

Trừ việc tình nghi do ăn phải món Sūkaramaddava có độc, các kinh điển Phật giáo đều không ghi lại Đức Phật bị bệnh gì hay do nguyên nhân gì mà chết.  
Bản kinh cho ta biết Đức Phật cảm thấy bị bệnh khởi phát rất nhanh (cấp tính), ngay lập tức sau khi ăn món Sùkaramaddava. Nhưng bản kinh không cung cấp mô tả về vị trí của cơn đau của Ngài mà chỉ đề cập vắn tắt đến cơn bệnh với các triệu chứng bên ngoài như sau:
- Đau đớn đột ngột và rất dữ dội. Cơn đau hành hạ thân thể và gần như đã giết chết Ngài.
- Bị ly huyết (tiêu ra máu) rất trầm trọng


Mặc dù không có chuyên môn, ta thử phân tích về 2 triệu chứng chính nói trên. Nó có thể là do tác nhân gì gây ra theo kiến thức chẩn đoán của y khoa hiện đại?
Đau dữ dội và tiêu ra máu là những triệu chứng có thể liên quan đến Ngộ độc thực phẩm và nhiều bệnh lý khác nhau mang tính chất cấp tính ở đường tiêu hóa hoặc các cơ quan lân cận.

1. Ngộ độc thực phẩm: 
Đây là nguyên nhân mà nhiều học giả nghĩ đến nhất:
Thông thường các biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt và có dấu hiệu mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng. Ở đây 
không thấy có buồn nôn nhưng có các triệu chứng còn lại: đau bụng, tiêu ra máu, khát nước.
- Tiêu ra máu trong ngộ độc thực phẩm là  tình trạng tổn thương đường tiêu hóa nghiêm trọng mà nguyên nhân có thể là do:
* Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Salmonella, Shigella, E. coli có thể tấn công niêm mạc ruột, gây loét, chảy máu và tiêu ra máu.
* Ký sinh trùng: Một số ký sinh trùng như giardia lamblia có thể bám vào thành ruột, gây tổn thương và chảy máu.
Virus: Virus Norwalk và Rotavirus cũng có thể gây viêm dạ dày ruột, dẫn đến tiêu chảy ra máu.
Không loại trừ.

2. Mắc một căn bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng và cấp tính
Một số nguyên nhân phổ biến khi bị đau dữ dội và đi ngoài ra máu, bao gồm:  
- Bệnh trĩ: đau đớn, không thể ngồi hay đi bộ được. Đây không phải bệnh cấp tính. Phật vẫn còn ngồi giảng đạo và đi bộ đường dài 15km sau đó: Loại trừ
- Viêm loét đại trực tràng: thường là mãn tính. Đây là cấp tính: Loại trừ
- Ung thư trực tràng hay đại trực tràng: thường là triệu chứng kéo dài kèm theo sụt cân, mệt mỏi. Đây là không phải là bệnh cấp tính: Loại trừ
- Viêm túi thừa: Viêm túi thừa là tình trạng viêm nhiễm của các túi nhỏ nhô ra khỏi thành đại tràng. Nếu túi thừa bị vỡ, có thể dẫn đến đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, và sốt: Không loại trừ.
Viêm dạ dày ruột: Viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn có thể gây tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, và đi ngoài ra máuKhông loại trừ.
* Xem thêm:
kienthuc-thien-buaancc.jpg

3. Các nghiên cứu khác:
3.1. Nhồi máu mạc treo (Mesenteric infarction):
Theo Thượng tọa - Tiến sĩ Mettanando Bhikkhu là một bác sĩ trước khi bước vào tu viện. Ông hiện đang làm việc tại Wat Raja Orasaram, Thái Lan.
How the Buddha died | Venerable Dr Mettanando Bhikkhu
https://www.budsas.org/ebud/ebdha192.htm
tải xuống (1).jfif
Một bệnh phù hợp với mô tả các triệu chứng như kèm theo đau bụng cấp, chảy máu, thường được thấy ở người cao tuổi, và bị gây ra bởi một bữa ăn là nhồi máu mạc treo gây ra bởi tắc nghẽn các mạch máu của mạc treo. Bệnh này có thể làm chết người. Thiếu máu mạc treo cấp tính (suy giảm cung cấp máu cho các mạc treo) là một tình trạng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao.
Điều này thường tạo ra một cơn đau nặng ở bụng và gây chảy máu. Bệnh nhân thường chết vì mất máu cấp. Tình trạng này phù hợp với thông tin được đưa ra trong bài kinh. Nó cũng được xác nhận sau đó khi Đức Phật bảo A Nan lấy 
nước để uống. Điều này cho thấy cơn khát rất mãnh liệt.
Nhồi máu mạc treo là một bệnh thường được tìm thấy ở những người cao tuổi, bị gây ra bởi sự tắc nghẽn của động mạch chính cung cấp máu cho đoạn giữa của ruột, phần ruột non. Nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn là do thoái hóa của các thành của các mạch máu, tức là động mạch mạc treo ruột trên, gây ra đau bụng nghiêm trọng, còn được gọi là đau thắt ngực thể bụng.
Thông thường, cơn đau được gây ra bởi một bữa ăn lớn, đòi hỏi một lượng máu nhiều hơn đến đường tiêu hóa. Khi tắc nghẽn vẫn còn hiện diện, ruột bị mất nguồn cung cấp máu cho nó. Điều này sau đó dẫn đến nhồi máu hoặc hoại tử, một phần của đường ruột. Kết quả có thể dẫn đến rách của thành ruột làm máu chảy nhiều vào đường ruột và dẫn đến tiêu chảy ra máu.
Không loại trừ, rất đáng nghi.

3.2. Bị nhiễm bệnh tả lợn (pig-bel):
Theo 1 nghiên cứu của NIH (National Library of Medicine)
Cái chết của Đức Phật: một cuộc điều tra y học
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19813312/
image.png
Bài báo xem xét nhiều nguồn khác nhau và kết luận rằng chính thịt lợn bị nhiễm độc đã dẫn đến cái chết của ông. Ông đã chết vì căn bệnh tả lợn (pig - bel), một bệnh viêm ruột hoại tử do chất độc của vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra.
Bệnh tả lợn cổ điển đã được biết đến từ lâu, có ghi chép về dịch bệnh này từ thế kỷ 4 trước Công nguyên. Tuy nhiên đây là 1 nghiên cứu học thuật không tiếp cận được nguồn nên chưa thể đánh giá được.
Không loại trừ.

3.2. Ung thư cuống bao tử (Gastric stump cancer)
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ trong video ở Tập 1:
Ông Thích Nhật Từ giải thích đức Phật bị ung thư bao tử suốt 40 năm mới chết
image.png
- Bệnh này tuy có cùng triệu chứng đau bụng dữ dội. Nhưng có thêm 2 triệu chứng kèm theo là:
* Bụng to do khối u phát triển làm sưng tấy ở bụng.  
* Vàng da: da và mắt chuyển sang màu vàng do gan bị tổn thương.
Đức Phật không có triệu chứng này
- Về triệu chứng đi ngoài ra máu: Ung thư cuống bao tử có thể gây ra triệu chứng tiêu ra máu, nhưng không phải là triệu chứng phổ biến ở giai đoạn đầu. Theo thống kê, chỉ khoảng 10-20% bệnh nhân ung thư cuống bao tử có biểu hiện tiêu ra máu. Triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi khối u đã phát triển lớn và xâm lấn vào các mạch máu.
- Bệnh ung thư phát triển trong 1 thời gian khá dài, không phải là cấp tính.
Loại trừ

Ý kiến thêm:
1/ Gán loại bệnh "ung thư cuống bao tử", kể cả ung thư bao tử, 
cho Đức Phật thì chưa thấy có học giả hay giới nghiên cứu y khoa nào trên thế giới nêu ra.
2/ Thượng tọa TNT tuy cũng là tiến sĩ nhưng là tiến sĩ triết học, không có bằng cấp về y khoa và dĩ nhiên không sử dụng máy móc khám nghiệm gì mà sao có thể biết rõ đích xác vị trí ung thư ở cuống bao tử và chỉ ra cả nguyên nhân...chính xác là do quá trình hành xác 06 năm. Điều này thật khó hiểu (?).
 - Theo tiểu sử Đức Phật: sau 6 năm tu khổ hạnh, Ngài đạt được giác ngộ chính pháp vào năm 35 tuổi và giành tiếp 45 năm cho việc truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật pháp. Suốt thời gian 45 năm này, Ngài bôn ba đi nhiều nơi mà không có các triệu chứng xấu gì về mặt sức khỏe
- Theo y khoa: Thông thường, quá trình phát triển ung thư dạ dày diễn ra âm ỉ trong vài tháng đến vài năm, thậm chí tối đa lên đến 10 năm mà không có triệu chứng rõ ràng. Còn việc ung thư bao tử ủ bệnh từ nguyên nhân cách đó 45 năm và sau đó bộc phát cấp tính thì chưa thấy có công trình y khoa nào ghi nhận.
3/ Việc ngài TNT nói "theo dự đoán và suy luận của chúng tôi" là theo hội đồng khoa học y khoa nào, hay theo 1 số nhà sư có trình độ y khoa nào, hay theo nhận định chính thống của GHPGVN mà thấy lạ như vậy?
main-qimg-10a1f39cfd2ace1b0df49d3e43028dcf-lq.jpg

MS
(Còn tiếp)

Reply all
Reply to author
Forward
Message has been deleted
Message has been deleted
0 new messages