Fw: TIN THƯ số 18 25-05-2024 TIẾNG NÓI NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA

1 view
Skip to first unread message

Binh Nguyen

unread,
Jun 8, 2024, 11:07:42 AMJun 8
to Cau Lac Bo Bao Chi, TGNS, nhanban...@googlegroups.com, ÝDân Yahoo, via Giadinhluatkhoa
----- Forwarded Message -----
From: NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA <nguoivietq...@gmail.com>
To: San Le D. <sand...@yahoo.com>; Binh Nguyen <dacsa...@yahoo.com>; Trung Tin LY <danvan...@gmail.com>; Trinh Pham <xuan...@gmail.com>
Cc: JOSEPH PHAM <nguoivietq...@gmail.com>
Sent: Saturday, June 8, 2024 at 08:00:11 AM PDT
Subject: TIN THƯ số 18 25-05-2024 TIẾNG NÓI NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA

                                           TIẾNG NÓI NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA

Tạo tình đoàn kết - Củng cố niềm tin – Trao đổi kinh nghiệm

Email: nguoivietquocgia.2024@gmail.com

---------------------------------------------------

                           TIN THƯ số 18 ngày 25 tháng 05 năm 2024

               Henry Kissinger ngoại hạng hay là nhà ngoại giao ăn mày?

      Ngày 5 tháng 5 năm 2024, tại Miền Nam California, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho ra mắt tác phẩm “Bức Tử Việt Nam Cộng Hòa Kissinger và 8 thủ đoạn Nham Hiểm”.  Nội dung tác phẩm trình bày những thủ đoạn nham hiểm mà Kissinger đã thực hiện để cố tình bức tử Việt Nam Cộng Hòa đem lại chiến thắng cho Cộng Sản.

     Hồi tưởng lại những năm tháng đầu thập niên 1970, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger hối thúc TT Nguyễn Văn Thiệu phải mau ký vào bản dự thảo Hiệp Định 27-01-1973 do Kissinger và Lê Đức Thọ soạn thảo. 

     Mới đầu, TT Thiệu chống đối, nhất định không ký với lý do dự thảo Hiệp Định chấp thuận cho CSBV được để lại Miền Nam 5 Sư đoàn, còn Hoa Kỳ cam kết sẽ rút hết quân về nước. Trước sự chống đối quyết liệt của TT Nguyễn Văn Thiệu, chính quyền Nixon và Kissinger tỏ ra bực tức, đã dùng đến những biện pháp vừa hăm doạ lấy sinh mạng của  ông Thiệu, cắt viện trợ quân sự  cho VNCH vừa hứa hẹn sẽ can thiệp bằng vũ lực nếu CSBV vi phạm Hiệp Định. Cuối cùng ông Thiệu vì sợ sẽ bị sát hại như TT Ngô Đình Diệm hồi năm 1963, đã chịu ký vào bản Hiệp Định ngày 27-01-1973. TT Nixon và Henry Kissinger thở phào nhẹ nhõm, liền an ủi ông Thiệu bằng một câu vuốt đuôi hết sực gượng gạo: “Hiệp Định chỉ là một tờ giấy và “cho quân của CSBV ở lại Miền Nam để chúng giữ thể diện.” Thực chất, Hiệp Định Paris 27-01-1973 là một bản án tử hình, ký vào là chết! Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử qua bàn tay nhuốm máu của Kissinger và Lê Đức Thọ.

    Sau khi Hiệp Định 27-01-1973 được ký kết, Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được tặng giải Nobel Hoa Bình. Henry Kissinger hân hoan sang Thụy Điển nhận giải. Uy tín của Kissinger được dư luận đưa lên tột đỉnh. Lê Đức Thọ không nhận, vì CSBV coi Hiệp Định Paris là một thắng lợi lớn lao giúp đẩy mạnh chủ trương nuốt trọn Miền Nam bằng vũ lực.  Bởi đó, dư luận mới cho rằng giải Nobel Hòa Bình đã không còn giá trị đạo lý khi trao giải này cho 2 tên sát nhân. Trao giải Nobel Hòa Bình cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ là điều ô nhục đáng nguyền rủa trước dư luận thế giới.

     Cũng từ đó, dư luận về Henry Kissinger mới chia làm hai: (01) Một mặt, Kissinger được coi là nhà ngoại giao lỗi lạc và (02) Mặt khác, Kissinger chỉ là một tên đại lưu manh, điếm đàng tay sai của tài phiệt! Nói rõ hơn, Kissinger hèn với giặc Cộng, ác với đồng minh VNCH.

      Câu hỏi cần được nêu ra: Vì sao Kissinger hèn với giặc và ác với đồng minh?

      Năm 1968, trong khi Cựu PTT Richard Nixon ra tranh chức đại diện chính thức của Đảng Cộng Hòa đối địch với PTT Hubert Humphrey của Đảng Dân Chủ thì Kissinger ủng hộ ứng cử viên Đảng Cộng Hòa khác là Nelson Rockefeller. Nhưng sau khi Nixon được Đảng Cộng Hòa chính thức đề cử là ƯCV Tổng Thống thì Kissinger âm thầm rời bỏ Nelson Rockefeller, tìm cách liên lạc với Nixon và tiết lộ cho Nixon những bí mật của Đảng Dân Chủ. Nhờ đó, sau khi đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ (1968-1972) Nixon liền cử Kissinger làm Cố vấn An Ninh Quốc Gia. Kissinger ra sức giúp Nixon rút quân khỏi VN qua con đường đàm phán để có một Hiệp Định đình chiến hầu ra đi trong danh dự như lời hứa hẹn khi Nixon ra tranh cử chức vị Tổng Thống năm 1968. Nixon khoán trắng cho Kissinger công việc đó và Kissinger đã thực hiện bằng những thủ đoạn nham hiểm theo châm ngôn “Cứu cánh biện minh cho phương tiện.” (La fin justifie les moyens).  

       Bốn năm (1968-1972) trôi qua, Nixon chuẩn bị tái ứng cử nhiệm kỳ 2 (1972-1976). Nhưng lời hứa hẹn rút hết quân về nước vẫn chưa được thực hiện. Nixon lo lắng nói Kissinger:

 “Henry… thắng cử là vô cùng quan trọng. Nó vô cùng quan trọng trong năm nay, nhưng liệu chúng ta có thể có được một chính sách ngoại giao khả tín nếu trong vòng một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt Nam nuốt trọn Miền Nam Việt Nam? Đó mới là đích thực vấn đề.”

      Kissinger trả lời: “Nếu trong vòng một hay hai năm kể từ bây giờ mà Bắc Việt nuốt trọn Miền Nam, chúng ta vẫn có được một chính sách ngoại giao khả tín nếu như điều đó được mọi người nhìn thấy như là hậu quả sự bất tài của miền Nam…”

    Kissinger kết luận: “Vậy chúng ta phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho mọi chuyện yên ổn trong một hay hai năm, sau đó - một năm sau thôi – thưa Tổng Thống, Việt Nam sẽ chỉ còn là một vũng lầy nhỏ. Nếu chúng ta kết thúc được, ví dụ, trong tháng 10, 1972 thì đến tháng 1, 1974, sẽ chẳng phải ai cần đếch gì nữa.”

   TS Hưng giải thích: “Xin lỗi độc giả, phải dịch như vậy mới đúng tinh thần của câu nói: “So, we got to find some formula thát holds the thing together a year or two year which – after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October (1972) bt January’ 74 no one will give a damn”)  (trang 15)

    Nhận lệnh của Nixon,  Kissinger bí mật bay qua Bắc kinh xin gặp Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai, năn nỉ: “Thưa Mao Chủ Tịch. Thưa Thủ Tướng Quốc Vụ Viện: Hoa Kỳ muốn được lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hoa Kỳ muốn Mao Chủ Tịch và Thủ Tướng giúp Hoa Kỳ giải quyết vấn đề chiến tranh Đông Dương. Xin hai vị nói CSVN vô vòng đàm phán chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình. Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam. Được như vậy, Hoa Kỳ sẽ chấp thuận cho Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc thay thế vai trò Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).

  Thủ tướng Chu Ân Lai hỏi lại: Vậy nếu CSVN chiếm trọn Đông Dương, biến VN thành nước hoàn toàn Cộng sản thì sao?”

Kissinger trả lời: “Nếu chúng tôi sống được với một chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc, chúng tôi cũng có thể chấp nhận như thế ở Đông Dương.”  

   (Rõ ràng, Kissinger bán đứng VNCH cho CS. Xin coi “Bức tử VNCH, trang 23 và 108. Tiết lộ cho Trung Cộng biết -trang 157” )

      Rất nhiều người cho rằng Hoa Kỳ bắt tay được với Trung Cộng là một kỳ công của Kissinger. Phải vậy không? Xin hãy nhìn lại, suy xét và so sánh giữa hai khía cạnh: Hoa Kỳ cần Trung Cộng? hay Trung Cộng cần Hoa Kỳ? Thực chất: Trung Cộng cần Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ cần Trung Cộng.  Vì sao?

      Năm 1954 tại Hội nghị Genève về Đông Dương. Chu Ân Lai đại diện cho phái đoàn Trung Cộng chìa tay xin bắt tay Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles.

Nhưng ngoại trưởng Hoa Kỳ không bắt tay Chu Ân Lai. Ít lâu sau: Chu Ân Lai tổ chức tiếp tân ở Tòa Đại Sứ Trung Cộng tại London. Họ Chu đã mời Đại Sứ Ngô Đình Luyện đến dự. Trong buổi tiếp tân đó, Chu An Lai đã nói với ĐS Ngô Đình Luyện ngay truớc mặt Phạm Văn Đồng: “Sài Gòn nên lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh khiến Phạm Văn Đồng tái mặt!” ĐS Ngô Đình Luyện về VN báo cáo cho TT Ngô Đình Diệm và TT Ngô Đình Diệm ngỏ ý với chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ TT Tưởng Giới Thạch. Cải hai chính phủ cho biết: chưa tới lúc!

      Dưới chế độ Mác Xít, Mao ra sức đẩy mạnh Trung Hoa theo con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện bước nhất vọt (Great Leap Forward) tập thể hóa nông nghiệp, dồn dân vào các Hợp Tác Xã, thực hiện Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976)  thất bại thê thảm, giết hại mấy chục triệu người, khiến dân ta thán vì đói khổ. Tuy mạnh miệng tuyên bố: “Nếu chiến tranh nguyên tử xẩy ra với Đế quốc Mỹ, dân Trung Quốc chết một nửa, Trung Quốc vẫn còn vài trăm triệu.” Nhưng thực chất cho thấy Mao cũng rất sợ cái “giặc đói.” Mao nói: “Thà để chúng chết ở chiến trường còn hơn là để chúng chết đói ở nhà!” Cho nên, Mao mơ ước được Mỹ công nhận. Mỹ chấp thuận thì Trung Cộng của Mao mới có cơ hội gia nhập Liên Hiệp Quốc thay chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Suốt từ năm 1950 đến 1975, Trung Cộng đã nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng chỉ có được trên 30 nước thuộc phe Cộng Sản ủng hộ. Đó là chưa kể, dù có đa số, nhưng Anh Mỹ Pháp dùng quyền “phủ quyết” (Veto) thì Trung Cộng cũng đành chào thua. Cho nên, được Kissinger mở đường thì Trung Cộng mừng hơn bắt được kho vàng. Thật sự ra, Mỹ và Trung Cộng vẫn duy trì đường dây “nói chuyện bí mật” tại Varsovie Ba Lan.  Khi Kissinger đã được Trung Cộng hứa giúp đỡ thời đôi bên mới có những bước trao đổi mới, nhằm có lợi cho đôi bên.

      Trung Cộng gọi đàn em Hà Nội: “Tụi bây, phải ngồi vào bàn hội nghị nói chuyện với Đế Quốc Mỹ vì Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam.” Là đàn em của Trung Cộng, Việt Cộng cũng biết sợ đàn anh. Thế là Kissinger bí mật gặp Lê Đức Thọ ở Paris nói chuyện. Nói chuyện nhưng Thọ còn làm eo. Mỹ liền thả nhiều bom B 52 buộc Việt Cộng phải thương thảo. Kissinger dùng cây gậy và củ cà rốt.

     Hãy hình dung cuộc đối thoại bí mật ở Paris giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Thọ nghĩ: Nói chuyện với Mỹ đâu phải là dễ. Bọn Đế Quốc muốn gì đây? Tao muốn rút khỏi VN. Vũ khí tồn đọng thời Đệ nhị Thế Chiến tao đã thanh toán gần hết. Bây giờ tao rút. Tao đã nói chuyện với hai đàn anh của mày (Nga Hoa) rồi. Ngoan thì làm theo tao, tao sẽ bồi thường chiến tranh cho tụi bây có phương tiện xây dựng lại đất nước VN. Điều tao đòi buộc tụi bây là trao trả cho Hoa Kỳ hết số tù binh bị cầm giữ và để yên cho tao rút quân qua một Hiệp định đình chiến.

     Lê Đức Thọ: VN xã hội chủ nghĩa đồng ý giúp. Nhưng cuộc chiến ở Miền Nam là do Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chống chính quyền Sài Gòn. Chúng tao ở Miền Bắc, có mắc mớ gì mà tụi bây ném bom B52.

    Kissinger: Tụi bây đừng bịp tao. MTGPMN là công cụ bù nhìn tụi bây lập ra ở Hà Nội tháng 12-1960. Chúng nó chỉ có vài chục tên ngu si dốt nát lại ham danh, chứ có thực lực mẹ gì. Các cơ sở đảng, mặt trận, bộ đội là do tụi bay chỉ huy kiểm soát hết.

   Lê Đức Thọ: Muốn có hòa bình thì Mỹ phải đáp ứng 10 điều trong Cương Lĩnh của MTDTGPMN.

   Kissinger: Ok khỏi lo. Tao cho phép cái Mặt Trận bù nhìn của tụi bay đứng lên thành một thực thể độc lập trong Hội Nghị 4 bên ngang hàng với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Mà khi Mỹ rút quân khỏi Miền Nam, ngưng ném bom thì Hà Nội tụi bây phải rút hết 5, 6 sư đoàn về Miền Bắc hết.

    Lê Đức Thọ: Đâu có được. Quân của Đế Quốc Mỹ là quân ngoại nhập mới phải rút. Chúng tao là ngươi Việt Nam, đương nhiên có quyền hiện diện ở lại bất cứ nơi nào trên  lãnh thổ Việt Nam.

   Kissinger: Vấn đề rút quân ngoại nhập sẽ bàn lại sau. Bây giờ hai bên viết dự thảo Hiệp Định đình chiến đi đã. Chúng tao viết bằng tiếng Mỹ. Tụi bay viết bằng tiếng Việt.

   Bắt đâu kêu gọi 4 phái đoàn nhóm họp tại Paris để trình diện quốc tế. Chỉ là những màn trình diễn trước dư luận.

  Kissinger và Lê Đức Thọ mật đàm 4 năm (1968-1972) chưa đem lại kết quả gì. Nixon muốn có một Hiệp Định đình chiến vào đầu năm 1973, nếu không thì làm sao ứng phó được với dư luận phản chiến đang lên.

   Lê Đức Thọ: Đế quốc Mỹ muốn có hiệp định đình chiến để ra đi trong danh dự thì phải chấp nhận lấy Cương Lĩnh 10 điểm của Mặt Trận GPMN làm nền tảng cho Hiệp Định. (Bức Tử VNCH trang 224)

    Kissinger: OK. Vậy để chứng tỏ thiện chí, Hà Nội phải  mau phóng thích tất cả số tù binh Hoa Kỳ là 622 người còn sống sót trong số 766 Tù binh bị tụi bay cầm giữ trong đó đã có 144 tù binh bị chết.

  Lê Đức Thọ: Không thành vấn đề. Nhưng Đế Quốc Mỹ phải cam kết bồi thường chiến tranh và tái thiết Việt Nam 5 tỷ US Dollars.

  Kissinger: No problem. Hoa Kỳ thỏa mãn mọi đòi hỏi và yêu cầu của Hà Nội.

  Lê Đức Thọ: Đồng ý hoàn toàn. Tháng 12, 1972 này dự thảo Hiệp định do Hoa  Kỳ và VNDCCH hoàn tất. Đế Quốc Mỹ phải thuyết phục Sài Gòn ký vào bản Hiệp Định.

   Kissinger: OK. No problem.

  Kissinger trình bày với Nixon rồi bay qua Sài Gòn nói chuyện với TT Nguyễn Văn Thiệu.

  Kissinger: Thưa Ngài TT Việt Nam Cộng Hòa. Bản dự thảo Hiệp Định đình chiến đã được Washington và Hà Nội chung quyết. Xin Ngài Tổng Thống đồng ý ký vào để sớm có Hoà Bình cho Việt Nam.

   TT Nguyễn Văn Thiệu: Tôi sẵn sàng ký nếu Hà Nội đồng ý rút hết Cộng quân về Miền Bắc như Hoa Kỳ đã rút trong mấy năm qua.

   Kissinger: Hà Nội nó không chịu rút.

   Nguyễn Văn Thiệu:  Hà Nội không rút quân về Miền Bắc thì tôi cũng nhất quyết không ký.

   Kissinger: Ngài TT nhất định không ký?

  Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không ký

  Kissinger: Ngài nên suy nghĩ lại đi. Ngài không ký thời sẽ có những hậu quả thê thảm khôn lường, nguy hại đến VNCH và tính mạng của Ngài.

     (Kissinger nằm lăn ra Salon tỏ vẻ khó chịu và báo cáo gấp cho Nixon). TT Nguyễn Văn Thiệu ra khỏi phòng. Không khí căng thẳng, nặng nề.

                      ………………………………………………………………………..

 

     Tướng Alexander Haig trao thơ bí mật Nixon gửi TT Nguyễn Văn Thiệu với những hứa hẹn và hăm doạ. (Tuyệt đối không được tiết lộ). Nếu Ngài không ký thì Hoa Kỳ buộc lòng phải cắt viện trợ. Ngài không ký thì Hoa Ký sẽ ký một mình với Hà Nội. Ngài không ký thì nhân vật khác sẽ thay ngài ký! Ngài nên nhớ, VNCH hay cá nhân ngài không có hỗ trợ của Hoa Kỳ thì số phận Miền Nam và số phận của Ngài sẽ gặp rắc rối! Ngài nên suy nghĩ và cho tôi biết ngay. Nội trong 24 giờ phải cho tôi biết, Ngài đồng ý ký hay không? 

  TT Nguyễn Văn Thiệu họp bàn với lãnh đạo Lưỡng Viện Quốc Hội, trong tình thế bắt buộc trước áp lực của TT Nixon, tất cả đồng ý ký. Nixon và Kissinger mừng húm, hứa hẹn sẽ trả đũa nếu CSBV vi phạm Hiệp Định Paris 27-01-1973. Nixon xoa dịu, mời TT Nguyễn Văn Thiệu qua Hoa Kỳ. Nhưng thay vì tiếp đón tại Tòa Bạch Ốc, lại lấy cớ nọ cớ kia, chỉ đón TT Nguyễn Văn Thiệu ở San Clemente California. Rõ ràng có gì không ổn, nếu không nói ra vai trò của TT Nguyễn Văn Thiệu và VNCH bị đánh giá thấp.

     Viện trợ quân sự cho VNCH bị cắt giảm từ tài khóa 1972-1973. Tháng 1-1974, Hải quân Trung Cộng tấn công quần đảo Hoàng Sa. Lúc đó, Nixon còn tại chức nhưng Mỹ bất động không can thiệp. Một dấu hiệu VNCH đang bị bỏ rơi. Thế rồi  vụ Watergate bất ngờ xẩy ra khiến TT Nixon phải từ chức 9-08-1974.

      Năm 1965, khi quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam tham chiến, nắm quyền chủ động chiến tranh. Quân Lực VNCH bị đẩy xuống hàng thứ yếu, không được cung cấp các vũ khí tối tân. Đến khi Mỹ bắt đầu rút quân khỏi VN qua cái gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” thì TT Nguyễn Văn Thiệu thâu thâu tóm quyền chi huy QLVNCH vào Dinh Độc Lập, trực tiếp với các Tư Lệnh Quân Đoàn và Sư Đoàn. Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH chỉ còn làm việc  như một cái trạm giấy tờ không còn thực quyền. Đại Tướng Cao Văn Viện “bị” ngồi chơi xơi nước nên đã nhiều lần xin TT Nguyễn Văn Thiệu cho từ chức. Ông Thiệu lờ đi không cho từ chức. Ngược lại TT Thiệu chỉ sử dụng thành phần tướng lãnh tham nhũng miễn là trung thành, nên khi Cộng Quân tấn công  Vùng I và Vùng II thì tình hình sụp đổ mau lẹ.  Hoa Kỳ rút quân và Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH. Tháng 3-1975, Cộng quân tấn chiếm Ban Mê Thuột tướng Phạm Văn Phú bỏ chạy ra Nha Trang  không cho quân tái chiếm.

     Ngày 13-3-73, Tướng Trưởng được lệnh vào Sài Gòn họp. Trong phiên họp tại phòng hành quân ở dinh Độc Lập, có sự hiện diện của Thủ tướng Khiêm, Trung tướng Quang, và tôi (ông Viên) TT Thiệu lấy cây viết gạch trên bản đồ VN, xóa vùng Cao Nguyên và Vùng I, rồi vạch một đường từ Buôn Mê Thuột đến Nha Trang, rồi nói rằng chúng ta sẽ còn giữ phần đất dưới đường này. Từ đèo Cả trở ra Quảng Trị là phần đất dành cho Mặt Trận GPMN. Ông Thiệu nói với ông Trưởng:

- “Đây là chỉ thị của tôi. Phải thi hành, nhưng giữ bí mật. Không được nói lại cho ai!” (có lẽ tin này rò rỉ ra ngoài.)

    Xong buổi họp, Tướng Trưởng theo tôi (Cao Văn Viên) về văn phòng, có ý trình bày thêm về lệnh của ông Thiệu. Ông Trưởng nói:

- “Tôi không thể thi hành lệnh vừa rồi của Tổng Thống, vì tôi đã hứa với đồng bào ở Huế là tôi sẽ giữ Huế. Xin Đại tướng chỉ thị một tướng khác để làm việc đó.”
Tôi trả lời việc này nằm ngoài quyền hạn của tôi. Tôi đề nghị Tướng Trưởng xin TT Thiệu được dự phiên họp ngày hôm sau, 14 tháng 3, tại Cam Ranh. Tướng Trưởng liền gọi điện thoại cho Đại tá Võ Văn Cầm, Chánh Văn Phòng Phủ Tổng thống, để xin gặp TT Thiệu ở Cam Ranh.

  Tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng nhưng không nhận được lời trả lời của Đại tá Cầm cho biết TT Thiệu có đồng ý gặp ông hay không?

   Ngày 15-3-75, Tướng Trưởng lại bay vào Sài Gòn xin gặp TT Thiệu, xin từ chức hoặc cho giữ Huế vì còn đủ khả năng và phương tiện.

Ông Thiệu nói: “Thôi thì giữ Huế.”

 Tướng Trưởng về Đà Nẵng họp Bộ Tham Mưu Quân Đoàn thông báo quyết định của TT. Nhưng chiều hôm đó, TT Thiệu lại điện thoại cho Tướng Trưởng:

   - “Tôi đã suy nghĩ lại. Cụ Hương là người không rành về quân sự mà cũng nói nếu chúng ta quyết giữ Huế thì phải hy sinh cỡ 30 ngàn quân. Thôi hãy bỏ Huế đi!”

Tướng Trưởng chưa ra lệnh rút quân, nhưng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương phụ trách phía Bắc đèo Hải Vân, đã di tản rồi.

     Cuộc rút khỏi cao nguyên là khởi đầu cho những đổ vỡ vô phương cứu chữa và sự sụp đổ của chế độ Cộng Hòa Việt Nam, trong đó vài trò của chính quyền Hoa Kỳ và Kissinger trong quyết định rút khỏi Việt Nam. Nói rõ hơn, đó là “Bức Tử Việt Nam Cộng Hòa - Kissinger và 8 thủ đoạn Nham Hiểm”. 

    Tin thư số 18  lược thuật lại những biến cố trong đại đưa đến sự sụp đổ của Nền Cộng Hòa Việt Nam.

     Cộng Sản Bắc Việt theo lệnh của hai quan thầy Nga Sô và Trung Cộng, tự nguyện làm tay sai cho chúng, đưa chủ nghĩa Mác lê vào Việt Nam gây chiến tranh chết chóc hàng chục triệu nhân mạng, chưa kể cái gọi là Cuộc Cải Cách Ruộng Đất sát hại gần 300 ngàn nạn nhân vô tội.

    Cuộc chiến đấu chống Cộng của Việt Nam Cộng Hòa là cuộc chiến tự vệ với sự hỗ trợ của Đồng Minh Hoa Kỳ từ thời TT Hoa Kỳ Eisenhower đã bảo vệ và xây dựng một Miền Nam tự do, thanh bình, trù phú. Tiếc thay, chính quyền Đảng Dân Chủ John F. Kennedy đã có những quyết định sai lầm, đầy tính thực dân, xúi giục âm mưu đảo chánh sát hại TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu ngày 1-11-1963. Đó chính là nguyên nhân đưa đến ngày Quốc Hận 30-04-1975, khiến dân cả nước rơi vào ngục tù Cộng sản.

       Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ giật mình, Tổng thống Hồi Quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon:

Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ. 

        Người kế nhiệm John F. Kennedy, Tổng thống Lyndon B. Johnson (1963 - 1969) nhận xét: “Lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta.... Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị từ lúc đó... 

     “Việc giết ông Diệm là một trong các thảm kịch lớn nhất của thời đại chúng ta”

 Tổng Thống Lyndon Johnson nói với báo chí ngày nhận chức thay Tổng Thống Kennedy bí ám sát. (Viet Nam Crisis, trang 133)

     Nghe lời Nixon và Kissinger, ký vào bản Hiệp định 27-01-1975, ông Nguyễn Văn Thiệu đã ký vào Bản Án Tử cho Việt Nam Cộng Hòa.

     Mỹ bỏ rơi VNCH. CSBV được Nga Sô và Trung Cộng yểm trợ tối đa và đã thắng. Nhưng thắng chưa được bao lâu, chế độ Cộng Sản VN đã gặp thất bại ê chề. Cả nước là một nhà tù vĩ đại, đói khổ. Đế quốc Mỹ bỏ chạy mang theo 622 tù bình.

     CSVN đòi Mỹ bồi thường chiến tranh. Đế quốc Mỹ trả lời: “Ê tụi bay vi phạm Hiệp Định Paris, xua quân tấn chiếm Miền Nam thu được khối lượng vũ khí trị giá 5 tỷ USD rồi, còn đòi gì nữa”.

       Thế là cha con CS Hà Nội vội vã khúm núm dập đầu: “Lạy Đế Quốc Mỹ xin cứu chúng con”. Ngài mà không cho khối người Việt tỵ nạn gửi tiền về giúp thân nhân thì chúng con chết mất”!  

          Ban Điều Hành 

 

                   -------------------------------------------------------------------------

 

 

XIN MỜI ĐỌC:

                                  Sinh Nhật Của Một Người

     Ngày 19 tháng 5 được Hồ Chí Minh nhận làm sinh nhật của ông ta. Nhận hay chọn có nghĩa là ngay sinh của ông ta có cái gì mờ ám khó hiểu, hoặc là ông muốn đánh một nước cờ chính trị nào đó như dư luận đồn thổi.

     Thường tình, ngày sinh của một người là do cha mẹ, do mệnh trời định đoạt chứ người được sinh ra đâu có quyền lựa chọn. Chỉ có ông Hồ là người hay chơi trò nguợc ngạo khác thường. Mà xem ra chuyện gì trong đời của ông cũng khác thường như vậy. Ngày sinh thì tự ý chọn. Ngón tay trỏ được vẽ dài hơn các ngón khác! Cuộc đời cách mạng đạo đức của ông do chính ông viết qua những huyền thoại và được thần thánh hóa với tên người khác là Trần Dân Tiên. Ban ngày trước hàng quân, họ Hồ ăn cơm với cá khô, rau muống. Đêm tối về húp vụng cháo gà! Họ Hồ sống đời độc thân, nhưng chết rồi lòi ra bao nhiêu cô vợ trẻ! Tập Thơ và Nhật Ký Trong Tù được ông “cầm nhầm” của một người tù cách mạng Trung Hoa! Bài thơ “Đề Miếu Trần Hưng Đạo” do một tên bồi bút làm ra để ông tự ví mình ngang hàng hay là hơn cả Đức Thánh Trần. Vì nội dung bài thơ quá kiêu ngạo đến độ bị dân cả nước chửi nên tác giả đã không dám nhận là của mình! Lạ lùng hơn nữa, trong khi Đức Thánh Trấn bị ông coi ngang hàng hay còn thua kém ông nhưng đến Mao Trạch Đông thì ông Hồ coi trọng hơn cả bố. Một đảng viên cao cấp hỏi về tư tưởng cách mạng của ông thì ông tuyên bố: “Tôi chẳng có tư tưởng gì cả. Tất cả đã được Mao Chủ Tịch nghĩ ra!” Ông thờ Các Mác, thờ Lênin, thờ Stalin, thờ Mao Trạch Đông để rồi đưa nhân dân Việt Nam đến bờ vực thẳm. Bởi đó, cuộc chiến Việt Nam vừa qua do công lao thờ phụng của ông đã nướng mất trên mười triệu người dân vô tội! Ông chết rồi mà di hại vẫn còn. Chúng tôi bàn đến ngày sinh của một con người “bất thường” này là vì lý do đó.

     Đúng vậy. Ngày 19 tháng 5 năm nay, Cộng sản Hà Nội vẫn tổ chức long trọng mừng ngày sinh nhật Hồ Chí Minh như những năm về trước, trong khi trên thế giới, các bậc thầy của Hồ là Mác Lê đã bị đưa vào quên lãng. Nếu nhân loại có nhớ đến họ là nhớ đến những con người đã làm những điều dã man, tàn bạo. Cộng sản Việt Nam thì không thế. Lỡ ăn phải bả Cộng sản , bọn cầm quyền Hà Nội tỏ ra lúng túng trước tình hình thay đổi trên thế giới khiến cả khối Cộng sản sụp đổ. Vì say mê quyền hành địa vị, bọn chúng tiếp tục dùng lá bùa Mác Xít để che thân. Nhưng Mác Lê chưa đủ, bọn chúng phải dùng đến là bùa “tư tưởng Hồ Chí Minh” để mong giữ an toàn  được ngày nào hay ngày ấy. Nhưng “tư tưởng Hồ Chí Minh” là gì nếu không  phải là một mớ những tư tưởng ăn nhặt, ăn cắp. Thảm họa là đất nước Việt Nam bị tập đoàn phản quốc đem người chết ra trị người sống, lấy mồ ma Hồ Chí Minh thống trị 75 triệu (*) sinh mạng con người. Tập đoàn Hà Nội đêm ngày xưng tụng câu nói của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Bọn chúng đâu biết 75 triệu người dân Việt Nam đã nhận ra rằng: dưới chế  độ Cộng sản, vàng bạc kim cương còn có thể kiếm ra dù rất hiếm, nhưng độc lập tự do thì không bao giờ có được!

     Ngày sinh của một con người là một ngày vui. Chúng ta vui mừng khi thấy một em bé chào đời. Chúng ta còn vui mừng khi biết rằng em bé đó sẽ đóng góp xây dựng hạnh phúc lớn lao cho đời hơn nữa. Thế nhưng -lại cũng thế nhưng- có những kẻ sinh ra chỉ để làm hại đời. Giá nó đừng sinh ra thì hay biết mấy! Một trong những kẻ đó là Hồ Chí Minh và đồng bọn. Để kết thúc bài này, chúng tôi xin mượn bài thơ Hôm nay 19- 5 của ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện như sau:

   

Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mác
Tổ sư Bác
Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác!

NCT, 1964

 

(*) dân số hiện nay (2024) là gần 100 triệu.

(Trich trong Chiến Đấu II của Phạm Quang Trình)

     xuất bản 2003- trang 228 - 22.05.1998

 

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages