Phải chăng Công Giáo đổi ngày sabbat sang Chúa Nhật? - Google Groups

24 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
May 19, 2024, 11:19:52 PMMay 19
to alphonsefamily
Phải chăng Công Giáo đổi ngày sabbat sang Chúa Nhật? 

Trang website Công giáo (conggiaovietnam.vn) đăng bài:
Phải chăng Công Giáo đổi ngày sabbat sang Chúa Nhật? JIMMY AKIN – Sandy Vũ chuyển ngữ
image.png
Có lẽ đây không phải là sự hiểu lầm của các Kitô Hữu ngoài Công Giáo, mà ngay cả nhiều người Công Giáo vẫn có thể đang nhầm lẫn. Ngày Sabbat và ngày Chúa Nhật là hoàn toàn khác nhau, hay còn có thể gọi Ngày Chúa Nhật chính là Ngày Sabbat Viên Mãn của Thời Tân Ước.
Có thực như vậy không? Rất tiếc câu trả lời là Có, không có "hiểu lầm" và không giống như lời giải thích tóm tắt trên
Chúng ta hãy quay lại nghiên cứu về đề tài này 1 lần nữa
Người theo đạo Do Thái (Judaism) và người theo đạo Thiên Chúa đều lấy Cựu ước làm kinh thánh của tôn giáo mình, nhưng không thống nhất với nhau ngày nào là ngày sabbath. Người theo đạo Do Thái cho ngày sabbath là ngày thứ bảy, như vậy chủ nhật là ngày đầu tuần. Người theo đạo Thiên Chúa lại xem chủ nhật là ngày của Chúa, nên ngày thứ hai mới là ngày đầu tiên của tuần lễ. Sau này, người theo đạo Cơ Đốc phục lâm an tức nhật (Seventh – Day Adventists) quan niệm giống như người theo đạo Do Thái.

I. NHỮNG BIỆN LUẬN VỀ CHỌN NGÀY CỦA CHÚA

Có 3 quan điểm về chọn ngày của Chúa:

1/ Những đạo tuân giữ ngày thứ bảy Sabat (còn gọi là Sabbatarianism - Chủ nghĩa Sabát) không chỉ ở Giáo phái này mà còn ở Do Thái giáo và nhiều giáo phái Tin lành như: Nhà thờ Methodist, Nhà thờ Baptist (Seventh-day Baptists), Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (Seventh-day Adventism), Giáo phái Mormons... Theo thống kê cho biết, hiện nay trên thế giới có hơn 500 tổ chức giáo hội vẫn giữ ngày Sa-bát.

* Chủ nghĩa Sabbat là một quan điểm ủng hộ việc coi ngày của Chúa để thờ phượng và nghỉ ngơi là ngày thứ bảy của tuần, phù hợp với Mười điều răn[1]

2/ Lại có những đạo coi cả 2 ngày thứ bảy và Chủ Nhật là ngày của Chúa như: Các Giáo hội Chính thống Tewahedo ở Eritrea và EthiopiaGiáo hội Coptic.

3/ Còn lại là những đạo phủ nhận ngày Sabát (tạm gọi là Non-Sabbatarianism), coi ngày của Chúa là ngày Chủ nhật, ngày đầu của tuần, gồm: Công giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo và các Giáo phái Tin lành khác.


1. Lập luận về việc chọn ngày của Chúa là ngày Sabát - thứ bảy:

1.1. Lập luận của Giáo phái: có 04 lập luận chính

1/ Là ngày kỷ niệm Đức Chúa Trời, là Đấng sáng tạo:

* Sáng thế ký 2 (1-3): Thế là đã được hoàn thành trời và đất và các cơ ngũ của chúng hết thảy. Và ngày thứ bảy Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Người làm. Và ngày thứ bảy Người đã nghỉ mọi công việc Người làm. Và Thiên Chúa đã chúc lành cho ngày thứ bảy và Người đã tác thành nó, vì ngày ấy, Người đã nghỉ mọi công việc Người đã tạo dựng.


2/ Là điều răn thứ 4 trong 10 điều răn thời Môisen:

* Xuất hành 20 (8-11): Ngươi hãy nhớ đến ngày hưu lễ để tác thánh ngày ấy. Trong sáu ngày ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Nhưng ngày thứ bảy là hưu lễ kính Yavê Thiên Chúa của ngươi; ngươi sẽ không làm bất cứ việc nào, ngươi và con trai con gái ngươi, tớ trai tớ gái của ngươi. Vì trong sáu ngày, Yavê đã làm nên trời đất, biển và tất cả mọi sự trong các nơi ấy, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy; bởi thế Yavê đã chúc lành cho ngày thứ bảy và tác thánh nó.


3/ ĐCT ban phước cho những người giữ ngày Sabát và giáng hình phạt, tai họa kinh hoàng cho những người không giữ ngày Sabát:

* Geremi 17 (21-27): Yavê phán rằng: Hãy coi chừng không thì oan mạng. Ngày Hưu lễ các ngươi đừng chuyên chở và đem gồng gánh vào cổng Giêrusalem. Các ngươi đừng chuyên chở gồng gánh ra khỏi nhà vào ngày Hưu lễ; cũng đừng làm việc gì. Hãy coi ngày Hưu lễ là thánh kỵ như Ta đã truyền dạy cha ông các ngươi. Sẽ xảy ra là: Nếu các ngươi quyết vâng lời Ta - sấm của Yavê - là không gồng gánh vào cổng thành này, ngày Hưu lễ; và coi ngày Hưu lễ là thánh kỵ và không làm việc gì trong ngày ấy, thì, ngang qua các cổng thành này các vua ngồi ngai Ðavit sẽ đi vào, long giá ngựa xe, họ và các khanh tướng của họ, người Yuđa và dân cư Giêrusalem, và thành này sẽ là thành trù mật mãi mãi. Nhược bằng các ngươi không vâng lời Ta mà chẳng coi ngày Hưu lễ là thánh kỵ và cứ chuyên chở gồng gánh đi vào các cổng Giêrusalem ngày Hưu lễ, thì Ta sẽ phóng hỏa các cổng thành và lửa sẽ thiêu hủy các lâu đài Yêrusalem mà không tắt nữa!


4/ Chúa Giêsu và các sứ đồ cũng tuân giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và giữ ngày Sabát:

* Luca 4: 16: Ngài đến Nazaret, nơi Ngài đã được dưỡng dục, và theo lệ thường của Ngài, thì ngày Hưu lễ, Ngài vào hội đường. Ngài đứng dậy giảng sách.

Marco 7 (8-9): Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm. Người còn nói: Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông.

* Khải Huyền 1:10: Vào ngày của Chúa, tôi đã xuất thần....

* Công vụ các Tông đồ:

- 17: 2: Như thường lệ, Phaolô đến với họ. Ba ngày Hưu lễ, ông đã đi từ Kinh Thánh mà biện minh với họ...

- 16: 13: Và ngày Hưu lễ, chúng tôi ra bên ngoài cổng thành, đến ven bờ sông, chỗ chúng tôi đoán chừng có nguyện đường. Ngồi xuống, chúng tôi đã giảng cho các phụ nữ hội lại.

- 18: 4: Ông giảng giải ở hội đường mọi ngày Hưu lễ, cố thuyết phục Do Thái và Hi Lạp...


1.2. Lập luận bổ sung từ các Giáo phái Tin Lành khác giữ ngày Sabát:

1/ Ngày Sabát là dấu chỉ Giao ước của Đức Chúa trời và dân Israel

* Xuất hành:

- 21: 13:  Còn ngươi, hãy nói với con cái Israel: Cách riêng, các ngươi sẽ giữ các hưu lễ của Ta, vì đó là dấu giữa Ta và các ngươi suốt các thế hệ các ngươi, để biết rằng: Chính, Yavê, là Ðấng tác thánh các ngươi.

- 21: 17 Giữa Ta và con cái Israel, đó là dấu vĩnh cửu vì trong sáu ngày Yavê đã làm nên trời đất và ngày thứ bảy Người đã xả hơi.


2/ Các quy định ngăn cấm làm việc, buộc phải nghỉ ngơi trong Cựu ước:

1/ Ngay cả các đầy tớ, nô lệ và súc vật bắt buộc cũng phải nghỉ việc. Xuất hành 20:10.

2/ Không một hình thức lao động nào được thực hiện trong ngày Sa-bát. Việc nấu nướng phải lo trong ngày thứ sáu. Xuất hành 20:10.

3/ Ngày Sa-bát không được mua bán. Nêhêmi 10:31, 13:15-17.

4/ Không được khiêng, mang gánh nặng trong ngày Sa-bát. Nêhêmi 13:19, Giê 17:21.

5/ Ngày Sa-bát không được gặt lúa, thu hoạch mùa màng. Xuất hành 34:21.

6/ Người vi phạm luật ngày Sa-bát sẽ bị phạt ném đá đến chết. Trong Dân số ký 15: 32-36, một người đi lượm củi bị bắt tại trận được lệnh phải bị ném đá cho đến khi chết.


2. Lập luận chọn ngày của Chúa là ngày thứ nhất - Chủ nhật:

2.1 Chúa Giêsu có thẩm quyền để ấn định ngày Sabát:

Matt 12:8: Quả thế, Con Người là Chúa ngày Hưu Lễ.

Kết quả hình ảnh cho Sabbath day


2.2. Chúa Giêsu cũng giữ ngày Chúa Nhật đầu tiên:

- Chúa Jêsus an ủi Ma-ri đang khóc. Giăng 20:13.

- Chúa Jêsus cùng đi với 2 môn đồ suốt 7 dặm đường. Luca 24:13.

- Chúa Jêsus đọc Kinh thánh cho hai môn đồ này. Luca 24:24-31.

- Chúa Jêsus ban sứ điệp cho các môn đồ khác. Mathiơ 28:10.

- Chúa Jêsus nói chuyện riêng với Phierơ. Luca 24:34.

- Chúa Jêsus gặp 10 môn đồ và ăn chung với họ. Luca 24:36-45.

Sabbath Day


2.3. Hội thánh đầu tiên đã giữ ngày thứ nhất trong tuần lễ:

Có một mô hình mới cho sự nhóm họp học hỏi lời Chúa của các sứ đồ và hội thánh vào ngày Chúa Nhật mà không phải là ngày thứ bảy. Thỉnh thoảng sự giảng dạy vào ngày thứ bảy vẫn xuất hiện trong bối cảnh tại các nhà hội của người Do Thái vì thói quen đi vào nhà hội vào ngày thứ bảy của các sứ đồ hay cũng có thể các sứ đồ tận dụng cơ hội nhóm hiệp của dân Do thái để rao giảng về Chúa Giêsu cho họ[2]

- Công vụ 20:7. Ngày thứ nhất trong tuần, khi các môn đồ nhóm nhau lại để bẻ bánh, Phaolô giảng cho Hội thánh (đây là buổi nhóm thường xuyên)

- Côrinhtô 1 (16:2): Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắc lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình.

- Khải Huyền 1:10: Nhằm ngày của Chúa, tôi được Thánh Linh cảm hóa.

- Matt 28:1: Sau ngày Sabát, ngày thứ nhất trong tuần lễ, lúc tưng tưng sáng...

Và còn nhiều lập luận và các chứng từ khác chứng minh là vào thời các Tông đồ và sau đó Hội thánh đã chọn ngày thứ bảy là ngày của Chúa[3]


3. Bình chú:

Qua tham khảo Kinh Thánh ta thấy phe Sabbatarianism có lập luận chặt chẽ hơn phe Non-Sabbatarianism. Bằng cách áp dụng bảng câu hỏi Có và Không ta thấy vấn đề sẽ hiện rõ:

3.1. Ở Cựu ước:

- Đức Chúa Trời có ra mệnh lệnh tuân giữ ngày Sabát không?

- Ngài có nhấn mạnh tầm quan trọng của ngày Sabát? Có. Là Giao ước

- Ngài có đặt ra luật lệ rõ ràng buộc phải tuân giữ hay không? Có. Điều răn thứ 4

- Ngài có đe dọa trừng phạt những ai không tuân giữ ngày Sabát?

- Trong toàn bộ Kinh Thánh có chỗ nào Ngài (kể cả Tân Ước) cho phép chuyển đổi ngày Sabát - thứ bảy sang ngày thứ nhất trong tuần không? Không

Trên thực tế, từ khi Thiên Chúa phán truyền cho dân Israel về việc phải giữ ngày Thứ Bảy làm ngày Lễ Nghỉ và gọi đó là ngày Sabát, cho đến nay trải qua hàng mấy ngàn năm qua người Israel vẫn giữ Lễ Sabát đúng vào ngày Thứ Bảy cuối tuần.

3.2. Ở Tân ước:

1/ Ta có thừa nhận Chúa Giêsu có tuân giữ ngày Sabát đúng theo Kinh thánh không? Có.

* Ngài có thói quen nhóm họp tại nhà hội vào ngày Sa-bát (Luca 4:16). Ngài chỉ nói là được phép làm việc lành trong ngày Sabát, chống lại luận điệu cứng ngắc của phái Pharisêu.

* Các trích dẫn ở 2.2 không có giá trị lập luận vì không nói lên điều gì có liên quan. Nó chỉ nói là Ngài có làm 1 số việc vào ngày thứ nhất của tuần mà thôi.

2/ Ngài có hề phán rằng ngày Sabát mà dân Israel đang giữ thời ấy là không đúng? Không

* Ngược lại Ngài còn yêu cầu tuân giữ 10 điều răn của Đức Chúa Trời (Marco 7: 8-9):

* Những nữ môn đồ của Chúa giữ ngày Sa-bát: "Ngày Sa-bát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ" (Luca 24: 56).

3/ Ngài có từng đặt ra ngày Chủ nhật lấy ngày đầu tuần làm ngày của Chúa không? Không

4/ Ở Tân ước có chỗ nào ra lệnh cho tín đồ Kitô giáo phải dành ngày chủ nhật là ngày đầu tiên trong tuần để nghỉ ngơi và thờ phượng: Không

* Việc này chỉ xảy ra vào năm 364 tại Công đồng Laodicea (xem chi tiết phần lịch sử)

5/ Các Tông đồ có chọn hay đặt ra ngày thứ nhất trong tuần là ngày của Chúa không? Không

* Lập luận nói rằng cộng đoàn Thiên Chúa giáo tiên khởi nhóm họp học hỏi lời Chúa vào ngày Chúa Nhật mà không phải là ngày thứ bảy và thỉnh thoảng có giảng dạy vào ngày thứ bảy là không đúng mà ngược lại. Coi lại Công vụ Tông đồ ta thấy các Tông đồ như Phaolô, Barnaba, Thimothê đều giữ ngày Sabát và có thói quen giảng dạy trong ngày Sabát:

- 18: 4, ta thấy Sứ đồ Phaolô giảng giải ở hội đường trong mọi ngày Hưu lễ.

- Các đoạn trong Công vụ Tông đồ khác: 13: 44,  16: 13, 17: 2 đều nói như thế[4]

* Đoạn 1: 10 của sách Khải Huyền tuy có nhắc đến ngày của Chúa nhưng không nhằm nói 1 ngày nào khác hơn là ngày Sabát, vì lúc đó việc ngày Chúa nhật được chọn là ngày thứ nhất của tuần chưa xảy ra.

* Lập luận ở 2.3 không nói lên điều gì hết mà chỉ nói là cộng đoàn có 1 số hoạt động vào ngày đầu của tuần. Tân ước cho thấy sứ đồ Phaolô đã ăn chung với các anh em đồng đạo “vào ngày đầu tuần”, tức là chủ nhật, nhưng điều này không có gì lạ vì hôm sau Phaolô phải lên đường (Công vụ 20:7). Tương tự thế, vài hội thánh được khuyên dành riêng một khoản tiền cho việc cứu trợ “vào ngày đầu tuần”, tức là chủ nhật, nhưng đây chỉ là một gợi ý thực tế để lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. Mọi người vẫn giữ tiền đóng góp ở nhà, chứ không phải nộp tại nơi nhóm họp (1 Côrinhtô 16: 1, 2)

Tóm lại ta thấy phe Non-Sabbatarianism có lập luận miễn cưỡng và có chỗ cố tình diễn dịch sai Kinh thánh để bênh vực cho lập trường của mình. Vì sao lại như vậy? Vì sự thực là ngày Chủ Nhật chỉ xuất hiện chính thức sau này vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Ta hãy tìm hiểu việc này ở Mục tiếp theo sau đây.


II. LỊCH SỬ CỦA NGÀY CHỦ NHẬT

- Khi các sứ đồ đều đã qua đời và đạo Cơ Đốc được truyền bá tới các khu vực phương Tây trong đó có cả Rôma, thì Hội Thánh đã tiếp xúc với những người thờ thần mặt trời, và cuối cùng đến đầu thế kỷ thứ 4, hoàng đế Roma, người lãnh đạo của những người thời thần mặt trời, đã cải đạo sang đạo Cơ Đốc và rất nhiều người thờ thần mặt trời đã đua nhau đồ dồn vào Hội thánh.

- Hoàng đế Constantine đã ban bố sắc lệnh như sau vào năm 312 SCN: Mọi quan án, thị dân và người thợ phải nghỉ vào ngày Chủ Nhật là ngày Mặt Trời tôn nghiêm.

Trước sắc lệnh này, theo các người tuân giữ ngày Sabát phản đối bởi vì: quy định về ngày Sabat do Đức Chúa Trời lập ra, tuyệt đối không làm theo luật pháp do người ta đặt ra, mà duy chỉ làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời...


1. Lập luận chọn ngày Chủ nhật là ngày của Chúa:

Một nhà thần học Kitô giáo đưa ra lập luận như sau:

Ta có 2 kỷ nguyên: kỷ nguyên Sabát thứ nhất và kỷ nguyên Sabát thứ hai. Kỷ nguyên Sabát thứ hai không giữ theo ngày thứ bảy mà là ngày Chúa Nhật. Tại sao? Chúng ta biết Chúa Giêxu chết nằm trong mộ và "sau ngày Sabát" (nghĩa là ngày thứ bảy), lúc sáng sớm thì Ngài sống lại (tức là ngày Chúa Nhật). Trong câu Kinh Thánh ở Mathiơ 28:1 và các câu ở Mác 16:2, Luca 24:1, Giăng 20:1 cũng nhắc lại những chữ "ngày (Sabát) đầu tiên trong những ngày Sabát" để chỉ về ngày Chúa Nhật khi Chúa phục sinh. Ngày Chúa Nhật này đánh dấu ngày Sabát đầu tiên của kỷ nguyên Sabát thứ hai[5].

Cho đến khi Chúa Giê Su Ky Tô phục sinh, Ngài và các môn đồ của Ngài vẫn tôn trọng ngày thứ bảy là ngày Sa Bát. Sau khi Ngài phục sinh, ngày Chúa Nhật được biệt riêng ra thánh làm ngày của Chúa để tưởng nhớ đến sự phục sinh của Ngài vào ngày đó (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 20:7; 1 Cô Rinh Tô 16:2). Từ đó về sau, các tín đồ của Ngài chọn ngày thứ nhất trong tuần làm ngày Sa Bát của họ[6].

* Lập luận này có tính chất suy diễn, không theo Kinh Thánh, đã được phân tích tại Mục 3.2 nói trên. Còn việc chọn ngày Phục sinh là ngày Chủ nhật ta hãy xem thêm dưới đây.


2. Lịch sử của ngày chủ nhật:

Ta hãy xem xét lại lịch sử để xác minh lại các vấn đề như sau:

3.1. Ngày Chủ nhật có liên quan đến ngày thờ thần mặt trời: Có.

Chủ nhật - Sunday là ngày trong tuần giữa thứ Bảy và thứ Hai.

Trong văn hóa La Mã, chủ nhật là ngày của thần mặt trời, là thần Apollo được tôn thờ khắp Đế quốc La mã. Giáo phụ Thánh Jerome đã nói: "Nếu người ngoại quốc gọi Ngày của Chúa là ngày của mặt trời", chúng ta sẵn lòng đồng ý, hôm nay ánh sáng của thế giới được đã ló dạng, công bố mặt trời của công lý với tia sáng của mình[7].

thần apollo

3.2. Hoàng đế Constantin đã ban bố sắc lệnh nghỉ ngày Chủ nhật vào năm 312 SCN: Đúng.

Vào ngày 7 tháng 3 năm 312, Hoàng Đế La-mã Constantine ra sắc luật buộc toàn Đế Quốc La-mã phải tôn kính chủ nhật mà ông gọi là ngày “tôn kính mặt trời:”

Vào ngày tôn kính mặt trời, các công chức và cư dân trong các thành phố phải nghỉ ngơi, và các cửa tiệm phải đóng cửa. Tuy nhiên, trong các vùng thôn quê, những người có liên quan đến nghề nông có thể tự do và hợp pháp tiếp tục công việc của họ; bởi vì, thông thường một ngày khác không thích hợp cho việc gieo giống hoặc trồng nho; kẻo sự bỏ qua thời điểm chính xác cho những công việc đó khiến cho bị mất đi sự ban cho dư dật của trời”[8]

Mục đích của Constantine là buộc công dân trong đế quốc tôn kính ngày của tà thần mặt trời (được tượng hình qua tượng tà thần Apollo) chứ không phải ông có ý muốn cho dân chúng thờ phượng Đức Chúa Trời trong ngày đó; bởi vì, vào thời đó, Constantine vẫn còn giữ địa vị thầy tế lễ thượng phẩm của ngoại giáo, thờ phượng đủ các tà thần của La-mã và Hy-lạp mà nổi bật nhất là tà thần Apollo, tiêu biểu cho ánh sáng và mặt trời[9]

Tượng Constantine bằng đồng

3.3. Giáo hội Kitô giáo đã chọn ngày Chủ nhật (Chúa nhật) là ngày của Chúa để nghỉ ngơi và thờ phượng từ thời các Tông đồ: Không đúng.

Sự thực là việc này chỉ xảy ra sau Công đồng Laodicea năm 364 do Hoàng đế Julian triệu tập [10]

Tại Giáo điều (Canon) số 29, Công đồng này đã tuyên bốviệc giữ ngày sabbath (thứ bảy) là bất hợp pháp và thay vào đó, giáo hội buộc con dân Chúa phải thờ phượng Chúa vào chủ nhật. Chủ nhật được giáo hội gọi là “ngày của Chúa.”  

Việc này được củng cố thêm tại 2 Công đồng sau:

  • Thế kỷ thứ 5: Công đồng Chalcedon (năm 451) xác định ngày Chủ Nhật là ngày lễ chính thức của Giáo hội Công giáo.
  • Thế kỷ 11: Công đồng Lateran IV (năm 1215) ban hành quy định buộc tất cả tín hữu Công giáo phải tham dự Thánh lễ vào ngày Chủ nhật.
Không có ngày Sabat trong lịch của Kitô giáo. Cần phải lưu ý rằng từ thời các Giáo phụ xưa, Chúa Nhật không bao giờ được gọi là “Ngày Sa-bát”.


Như vậy, Hội Thánh Chúa đã tự do giữ ngày Sabát cho đến khi bị Giáo Hội Công Giáo ra luật cấm vào năm 364; và cũng từ đó giáo hội dùng danh xưng “ngày của Chúa” cho chủ nhật. Dầu vậy, theo Sử Gia Socrates Scholasticus thì phần lớn Hội Thánh Chúa khắp nơi vẫn trung tín giữ ngày Sabát cho đến thế kỷ thứ năm, ngoại trừ các Cơ-đốc nhân tại Alexandria và tại Rome, là những người đã vâng theo quy luật của Giáo Hội Công Giáo La-mã[11]

3.4. Các sử gia có ghi nhận gì khác so với lập luận của phe Sabbatarianism: Không.

- Bách khoa từ điển Kinh Thánh tiêu chuẩn quốc tế (The International Standard Bible Encyclopedia) cho biết: “Đến tận thế kỷ thứ tư thì ngày chủ nhật mới bắt đầu mang tính chất của ngày Sabát, khi Constantine [hoàng đế La Mã ngoại giáo] ra lệnh không được làm một số công việc cụ thể vào ngày chủ nhật”. 

- "Những Cơ-đốc nhân thời ban đầu có sự tôn kính lớn dành cho ngày Sabát. Họ dành cả ngày cho sự thờ phượng và nghe giảng. Điều không thể nghi ngờ là họ học được sự thực hành này từ chính các sứ đồ như nhiều câu Thánh Kinh đã cho thấy" (Trích từ: Dr. T.H. Morer – A Church of England divine. "Dialogues on the Lord's Day." London, 1701, trang 189).

- "Những Cơ-đốc nhân người ngoại cũng giữ ngày Sabát." (Trích từ: Gieseler's "Church History," Vol.1, ch. 2, par. 30, 93).

- "Những Cơ-đốc nhân thuở ban đầu đã vâng giữ ngày Sabát của người Do-thái… vì thế, các Cơ-đốc nhân, trong suốt một thời gian dài, đã cùng nhau giữ các buổi nhóm họp của họ trong ngày Sabát; trong đó, một phần của luật pháp được đọc: và sự kiện này cứ tiếp tục cho đến Công Đồng Lao-đi-xê" (Trích từ: Jeremy Taylor, "The Whole Works of Jeremy Taylor." Vol. IX, trang 416).

- "Từ thời các sứ đồ cho đến khi Công Đồng Laođixê được tổ chức vào khoảng năm 364, sự vâng giữ thánh ngày Sabát của người Do-thái vẫn được tiếp tục, như nhiều tác giả đã chứng minh, vâng, mặc cho quy định cấm đoán của công đồng." (Trích từ: John Ley. "Sunday a Sabbath." London, 1640, trang 163).

Sự thực là bất chấp quy định cấm đoán, nhiều giáo hội Kitô giáo vẫn giữ ngày Sabát trong nhiều thế kỷ sau đó, cho đến tận ngày nay[12]


Tham khảo thêm:

Who Changed the Day of Worship From Saturday to Sunday? Why?

image.png
MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages