11 Luận điểm phỉ báng đạo Chúa ở "Trần Ly Official": não trạng hằn thù dẫn đến hoang tưởng - Google Groups

40 views
Skip to first unread message
Message has been deleted
Message has been deleted

Minh Nguyen Quang

unread,
Apr 13, 2024, 9:17:23 PMApr 13
to alphonsefamily, giaitri

11 Luận điểm phỉ báng đạo Chúa ở "Trần Ly Official": não trạng hằn thù dẫn đến hoang tưởng

 

Dẫn nhập:

1. Đây là tập 3 trong loạt bài sau đây:

- Tập 1. Ai dung dưỡng cho phần tử nhục mạ tôn giáo (Trần Ly) đăng đàn trên Youtube? Tập 1. Thấy gì qua Video "Con Cái Sự Sáng lừa đảo (0968552145)"  

https://groups.google.com/g/alphonsefamily/c/E0RC0aKH7Aw

- Tập 2. Kênh chống phá đạo Chúa "Trần Ly Official" truyền bá cái gì? - Google Groups

https://groups.google.com/g/alphonsefamily/c/L6_0KoTuP7k


2. 11 Luận điểm dưới đây thường đính kèm thêm ở dưới các video livestream ở kênh "Trần Ly Official", được coi là lời giới thiệu mào đầu nói lên quan điểm công kích của kênh này đối với đạo Chúa.

image (1).png


3. Các video này đã kích động nhiều người tham gia bình luận với lời lẽ nói xấu đạo Chúa và tâng bốc Trần Ly, TD như: "Kênh truyền thông của Trần Ly rõ ràng, trong sáng, trung thực, có số liệu để phản biện nên không thể phản bác được..."(?). Có người còn ca tụng nói "với những phát biểu như vậy Trần Ly xứng đáng làm đại biểu QH mới đúng"!


4. Như đã nói, tôi chỉ là giáo dân bình thường không phải là nhà nghiên cứu lịch sử - tôn giáo và cũng không có kiến thức đầy đủ về đạo Chúa, nên các phản biện ở đây có thể có thiếu sót nhất định, sẽ điều chỉnh khi cần thiết. Đây chỉ là dựa theo sự hiểu biết thông thường của nhiều người, nhất là các tín hữu Công giáo.

 

5. Các phản biện dưới đây có chữ màu nâu đính kèm. Các lời giải thích khá dài dòng, mặc dù chưa đầy đủ, là để đáp trả lại luận điệu vu khống, bôi nhọ "nặng ký" mà Trần Ly đã vì định kiến mà cố tình gán khép (chụp mũ) cho đạo Chúa, đạo Công giáo.

 

Ta hãy coi các luận cứ được coi là thuyết phục và không thể phản bác được của Trần Ly dưới đây. 

 

---o0o---

 

Lịch sử và kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, Giáo Hội La Mã không phải là một tổ chức thuần túy tôn giáo mà là một thế lực chính trị với chủ trương dùng những mánh mung lừa bịp (người đời) và bạo lực để thống trị toàn cầu và nô lệ hoá nhân loại. Chính vì thế mà trong gần hai ngàn năm qua, Giáo Hội đã có hàng rừng những chủ trương, chính sách và hành động tội ác trời không dung đất không tha, trong đó có những sự kiện mà các nhà viết sử đều phải công nhận rằng Giáo Hội La Mã: 

* Đây chỉ là mới nhập đề, mới coi qua thì nhiều người lầm tưởng có nhà viết sử nào đó đang nói về 1 tổ chức tội phạm tàn ác khét tiếng hay là 1 nhà nước độc tài quân phiệt (như thể Hồi giáo IS) có phạm vi hoạt động trên toàn cầu và xuyên suốt trong lịch sử hàng ngàn năm của nhân loại cho đến nay.

* Ta hãy coi tiếp về "thế lực chính trị", "mánh mung lừa bịp", "bạo lực để thống trị toàn cầu và nô lệ hoá nhân loại", "hành động tội ác trời không dung đất không tha" là như thế nào ở dưới đây.

 

1.- Là một quốc gia với danh xưng chính thức là the State of Vatican City. Quốc gia này có lãnh thổ với diện tịch là 0.4 km2 hay 0.2m2, vào năm 1995 có dân số là 900, theo chế đô tăng lữ quân chủ toàn trị (monarchical-sacerdotal) và có chính quyền mà hội đồng chính phủ là giáo triều Vatican (curia). 

Hội đồng Chính phủ là tên gọi của "cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước VN DCCH” được quy định tại Hiến pháp năm 1959. Hiện nay ở VN không còn Hội đồng Chính phủ. 

* Tương tự như thế, ở TQ có Quốc vụ viện. Nhưng hoàn toàn không thể nêu ra để so sánh với Giáo triều Vatican vì bộ máy lãnh đạo ở mỗi quốc gia có các đặc điểm khác nhau. Hơn nữa Giáo triều Vatican là 1 một chế độ chính trị đặc biệt và độc nhất, có bộ máy tổ chức khác với các quốc gia khác. 

Dùng bộ máy tổ chức của nhà nước XHCN để giải thích cho Giáo triều Vatican là việc trái khoáy chưa từng thấy.   

 

2.- Là một đế quốc thực dân xâm lược mà chính quyền trung ương là giáo triều Vatican và các thuộc địa là các giáo phận tại khắp mọi nơi trên thế giới. Các thuộc địa này nằm dưới quyền cai trị của các "prelate nullius" (phó vương) mà thông thường được gọi là "bishop" (giám mục). 

* Coi sơ qua thì đã thấy kiến thức này sai lầm cả về đời lẫn về đạo, không hiểu ở đâu ra. 

- Học lịch sử, ta chỉ nghe nói Mỹ, Pháp... là đế quốc thực dân xâm lược. Mới nghe cô giáo này tuyên truyền chuyện lạ tai chưa từng thấy là Vatican cũng được liệt kê vào hàng ngũ đế quốc... nói trên 

- Phải chăng Vatican đã từng đổ quân xâm lược đất nước nào? Hay là ý muốn nhắc lại các cuộc Thánh chiến chống Hồi giáo ở vào thời Trung cổ. Hay là ý muốn nói hoạt động truyền giáo, được các quốc gia cho phép, coi đây là 1 hình thức xâm lược về tinh thần?

* Cần phải nói rõ kiến thức sơ đẳng tóm tắt mà ai cũng biết:

- Vatican được cai quản bởi Giáo hoàng, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, chứ không phải bởi một vị vua hay hoàng đế.

- Mục đích chính của Vatican là phục vụ Giáo hội Công giáo và tín đồ chứ không phải mở rộng lãnh thổ hay thống trị các quốc gia khác.

* Cũng mới nghe "giáo phận" là các "thuộc địa". Phân biệt "giáo phận" và "thuộc địa", để khỏi diễn giải dài dòng, xin mời coi về kiến thức thường thức này ở trên mạng, có rất nhiều. 

Kitô giáo được truyền bá rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Vatican hiện có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia. Vậy các quốc gia này có quan hệ thuộc địa với Vatican? Hay việc mở rộng quan hệ ngoại giao với Vatican là để hé mở cửa cho Vatican được có cơ hội thống trị làm thuộc địa?

* Không hiểu Trần Ly đọc trong tài liệu nào mà nói "Các thuộc địa này nằm dưới quyền cai trị của các "prelate nullius" (phó vương) mà thông thường được gọi là "bishop" (giám mục) trong khi các từ này có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

- Phó Vương: chức danh Phó vương xuất hiện từ thời cổ đại, được sử dụng bởi các đế quốc như Ba Tư, Ai Cập và La Mã. Trong thời kỳ Trung Cổ, chức danh Phó vương được sử dụng bởi các đế quốc như Byzantine, Ottoman và Mogul. Phó Vương là để chỉ người đại diện cho một vị vua hoặc hoàng đế cai trị một khu vực lãnh thổ xa xôi. Chức năng và quyền hạn của Phó vương là: thay mặt vua cai trị, chỉ huy quân đội, thi hành luật pháp và thu thuế

- Prelate nullius: là 1 chức danh theo thuật ngữ của đạo Công giáo, khác với Giám mụcPrelate Nullius là "Giám chức biệt hạt" hay còn gọi là "Giám mục không giáo phận", được đặt ra nhằm cai quản một lãnh thổ không thuộc về một giáo phận. Chức danh Prelate Nullius hiện chỉ có ở các vùng ít giáo dân, những lãnh thổ nhỏ chưa đủ điều kiện để hình thành nên giáo phận như các đảo và quần đảo xa xôi....

- Bishop (giám mục): là một chức sắc cao cấp trong Giáo hội Công giáo. Giám mục có vai trò lãnh đạo và cai quản một giáo phận với các chức năng và quyền hạn sau:

·  Lãnh đạo giáo phận: Giám mục là người đứng đầu giáo phận, chịu trách nhiệm hướng dẫn và giáo dục tín đồ, cử hành các nghi thức phụng vụ, và ra quyết định về các vấn đề liên quan đến giáo phận.

·  Truyền chức thánh: Giám mục có quyền truyền chức thánh cho các linh mục và phó tế.

· Giảng dạy và giải thích giáo lý: Giám mục có trách nhiệm giảng dạy và giải thích giáo lý Công giáo cho tín đồ.

· Thánh hiến nhà thờ: Giám mục có quyền thánh hiến nhà thờ và các đồ vật phụng vụ khác.

Do không hiểu hay đó cố tình mà cô giáo Lý dùng các thuật ngữ lẫn lộn giữa đạo và đời: giáo phận - thuộc địa, cai trị - cai quản, phó vương - prelate nullius - giám mục. Việc này quả là có thâm ý sâu xa.

 

3.- Theo đuổi chủ nghĩa bá quyền nhằm thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại bằng lý thuyết bịp bợm "Đô Thị Thiên Chúa" (City of God), và hệ thống tín lý Kitô. (Sẽ được nói rõ ỏ 2 Chương 3 & 4) 

* Chủ nghĩa bá quyền: cũng như việc chụp mũ là đế quốc nói trên, ta thường nghe nói nước này nước nọ thực hiện chủ nghĩa bá quyền chứ chưa từng nghe Vatican thực hiện chủ nghĩa bá quyền nhằm thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại. Không hiểu căn cứ vào đâu mà cô giáo nói như vậy"? Hay do ý chí căm thù của mình mà tưởng tượng ra?

* Lý thuyết bịp bợm "Đô Thị Thiên Chúa" (City of God)? Là tín hữu lâu năm mà chúng tôi cũng chưa từng nghe thấy lý thuyết này bao giờ, cũng không thấy nhà thờ nào rao giảng chuyện này. Thật là có thiếu sót kiến thức về đạo. Chẳng hay cô Ly lấy từ đâu ra chuyện lạ đời này?

- Vì không hiểu lý thuyết đó là gì nên chúng tôi suy đoán đó có thể là thuật ngữ: "Vương quốc nước trời" (Kingdom of God, Kingdom of Heaven) mang ý nghĩa về một vương quốc do Thiên Chúa cai trị, nơi mọi người sống trong hòa bình, yêu thương và công bằng. Vương quốc nước Trời là khái niệm quan trọng trong nhiều tôn giáo, đặc biệt là ở Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.

- Đây cũng là khái niệm gần với thuật ngữ Thiên đàng, Thế giới cực lạc ở các tôn giáo. Tuy mỗi tôn giáo có quan niệm khác nhau về cuộc sống đời sau nhưng Thiên đàng là một khái niệm quan trọng trong các tôn giáo, thường được miêu tả như một nơi an lạc, hạnh phúc vĩnh cửu dành cho những người đã sống tốt và tuân theo giáo lý của tôn giáo đó.   

Nếu đã là vô thần không tin thì thôi sao lại gọi là bịp bợm?


4.- Dùng danh xưng tôn giáo là Đạo Thiên Chúa La Mã và Giáo Hội La Mã làm bức bình phong để che đậy dã tâm đã nêu lên trong sự kiện số 2 và 3 trên đây. 

* Danh xưng chính thức của đạo Công giáo là "Công giáo". Danh xưng này xuất phát từ tiếng Hy Lạp "katholikos", có nghĩa là "phổ quát", "toàn thể". 

* Về mặt logic và lịch sử, không hiểu cô giáo muốn ám chỉ thế lực nào đứng sau bức bình phong đó, "dã tâm" đó ở đâu, bắt đầu có và kết thúc lúc nào hay đang tiếp diễn? 

* Giáo hội Công giáo không có dã tâm nào khác là "kêu gọi các tín hữu hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội chính trực, liên đới và công bằng. Giáo hội tuyệt đối không có ý định thay thế các vị lãnh đạo chính quyền, nhưng chỉ ước mong có thể tham gia cách chính đáng vào đời sống của đất nước, để phục vụ dân tộc, trong tinh thần đối thoại và cộng tác với sự tôn trọng

Còn "dã tâm" như thế nào nữa thì chúng tôi đang nghe cô giáo giảng thêm.

 

5.- Có dã tâm sử dụng những chuyện hoang đường, huyễn hoặc, phi nhân bản phản khoa học, thiếu logic do bọn lưu manh buôn thần bán thánh người Do Thái bịa đặt ra vào thời kỳ con người còn ở trong tình trạng bán khai của các thời ông Moses và ông Jesus cách đây hơn hai ngàn năm về trước để lừa bịp và lường gạt người đời.

* Tôn giáo, tín ngưỡng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, khoảng 45.000 năm trước. Tôn giáo nào cũng có niềm tin vào những điều thiêng liêng để thờ phượng, kể cả tín ngưỡng thờ cúng ông bà ở VN. Mỗi tôn giáo đều xây dựng hệ thống tín điều riêng từ những điều mà mình tin. Chúng tôi không đi sâu vào vấn đề này.

* Phần lớn mọi người trên hành tinh này đều có niềm tin vào tôn giáo.

- Theo báo cáo năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center), khoảng 84% dân số thế giới (tương đương 5,8 tỷ người) tin vào tôn giáo. Kitô giáo là tôn giáo phổ biến nhất với 2,4 tỷ tín đồ, chiếm 31% dân số thế giới. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai với 1,9 tỷ tín đồ, chiếm 24% dân số thế giới. Ấn Độ giáo là tôn giáo phổ biến thứ ba với 1,2 tỷ tín đồ, chiếm 15% dân số thế giới. Phật giáo có khoảng 506 triệu tín đồ trên toàn thế giới, chiếm 7% dân số thế giới. 

- Cũng theo báo cáo của Pew, có khoảng 1,2 tỷ người trên thế giới không theo tôn giáo nào (trong đó có người vô thần), chiếm 16% dân số thế giới.  

* Nếu là CSVT thì không tin vào tôn giáo, tín ngưỡng nào là lẽ đương nhiên, kể cả không chấp nhận những điều được coi là hoang đường vì họ cho rằng con người chết đi là trở về với cát bụi, không có Thượng Đế, Thiên đàng hay cuộc sống đời sau. Nhưng ở thời đại hiện nay nên tôn trọng niềm tin và sự không tin của người khác, không bôi bác, ngay cả khi không đồng ý với họ. Đó là cách sống của người có văn hóa và văn minh

* Cần phải nói rõ: 

- Kinh thánh Cựu ước, nói về thời ông Moses, chứa đựng các yếu tố tôn giáo, lịch sử và văn hóa của dân Do Thái, là kinh thánh của Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và là kinh sách được tôn kính ở Hồi giáo (kinh Torah)  

- Kinh thánh Tân ước nói về thời Đức Jesus là kinh thánh của Thiên Chúa giáo

- Các kinh sách của các tôn giáo, trừ những tôn giáo xuất hiện ở thời hiện đại, đều có từ rất lâu đời, phản ánh các yếu tố triết lý, đạo đức và đời sống ở vào thời kỳ đó nhưng được coi là thiêng liêng và có giá trị vĩnh cửu. Họ lấy đó làm khởi nguồn cốt lõi của niềm tin tôn giáo mình.

Phỉ báng kinh thánh là hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng hoặc xúc phạm đến các kinh sách thiêng liêng của các tôn giáo. Hành động này có thể bao gồm: Lăng mạ hoặc chế giễu các kinh sách, Cố ý bóp méo hoặc xuyên tạc nội dung của các kinh sách, Sử dụng các kinh sách cho mục đích xấu, chẳng hạn như để truyền bá thù hận hoặc bạo lực... Điều này gây tổn thương và xúc phạm đến những người tin vào tôn giáo đó. Nó có thể dẫn đến sự tức giận, phẫn nộ và thậm chí là bạo lực (ta đã nghe các vụ đốt kinh Koran...đã gây ra bạo lực ở nhiều nơi). 

Có lời khuyên không nên phỉ báng kinh thánh vì để tôn trọng niềm tin của người khác; tránh gây ra xung đột; khuyến khích sự hiểu biết và hòa hợp giữa các nhóm tôn giáo khác nhau. Còn cô giáo Ly có nghe hay không thì chúng tôi không dám đoan chắc vì có lần cô giáo khả kính này nói công khai trên mạng "Kinh thánh, lời của dogs"!

 

6.- Tiếp tục bịa đặt ra hàng rừng chuyện hoang đường khác như Chúa Ba Ngôi, Chúa Sống Lại rồi bay lên thiên đàng, Đức Mẹ Đồng Trinh, Nơi Luyện Ngục, bảy phép bí tích, Đức Mẹ hiện ra, v.v... để khuếch trương kỹ nghệ buôn thần bán thánh.

Lập luận này cũng lặp lại tương tự như lập luận trên.

* Các tôn giáo đều có những điều huyền bí hay còn gọi là phép lạ, mầu nhiệm... Đó là niềm tin và thực hành liên quan đến những điều thiêng liêng, siêu nhiên và vượt ra ngoài hiểu biết thông thường.

Tôn giáo và những điều thiêng liêng đó đóng vai trò quan trọng, mang đến giá trị tinh thần, xã hội và văn hóa. Trong đó ở chỉ riêng về giá trị tinh thần:

- Cung cấp cho con người một cảm giác về mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống.
- Mang lại cho con người sự an ủi và hy vọng trong những lúc khó khăn.
- Gắn kết con người với nhau và với cộng đồng tôn giáo.

- Khuyến khích con người sống đạo đức và hướng thiện.

* LHQ tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng; LHQ cam kết thúc đẩy và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Điều này được ghi nhận ở:

·  Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Đại hội đồng LHQ thông qua vào năm 1948.

·   Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (1976)

· Tuyên ngôn về việc loại bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng (1981)

Vì vậy, cần có một cách nhìn nhận đúng đắn về tôn giáo và tôn trọng niềm tin của người khác, trừ phi là người bất chấp đạo lýNên nhớ, những lời hằn thù, khích bác đối với 1 tôn giáo sẽ kích hoạt làn sóng "hộ giáo" của tôn giáo đó, gây ra mâu thuẫn, hận thù triền miên!


7.- Chủ trương thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và người dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt giống như con người ở vào thời bán khai như thời ông Moses và thời ông Jesus cách đây hơn 2 ngàn năm trở lên để biến con người thành một đàn cừu mà Giáo Hội gọi là "đàn con chiên".

* Không hiểu nhận định 1 chiều cực đoan này có từ đâu. Các tôn giáo, trong đó có Công giáo, đều đóng góp vai trò quan trọng trong giáo dục và văn hóa ở các quốc gia. Quả thực tôn giáo có chi phối về mặt tâm linh với các tín đồ nhưng chỉ riêng về niềm tin vào tín ngưỡng do họ lựa chọn. Tất nhiên cũng có sự ép buộc bằng hình thức này nọ ở 1 số tôn giáo, giáo phái nhưng điều đó không phải là phổ biến.

Các tín đồ Công giáo ở các quốc gia phải chăng đang bị Vatican thực hiện chính sách ngu dân hay phải chịu sự giáo dục nhồi sọ và đang ở vào tình trạng bán khai?

* Về con chiên và đàn chiên: Thưa tên gọi là "con chiên" hay "đàn chiên" để chỉ các tín hữu đạo Chúa, mà cô giáo thường nhục mạ kêu bằng chiens (chó), không phải mang ý nghĩa gán ghép là đàn cừu ngu dốt và bán khai như sự thiếu hiểu biết đó. Ở đây tôi không giải thích thêm vì để tránh dài dòng và không khó để tìm hiểu.

* Hoạt động truyền giáo, để truyền bá chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ như cô giáo nói, chỉ bị cấm hay hạn chế ở 1 số rất ít quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở 1 số rất ít nước Hồi giáo (02) và ở các chính phủ độc tài (tất cả chỉ có ở 06 nước). Các quốc gia còn lại, trong đó có VN, đều không có sự hạn chế hay ngăn cản này, trừ đối với các tà đạo.

Dưới đây là hình ảnh sinh động về chinh sách của VN liên quan đến vấn đề nói trên:

Chiều ngày 10/4/2024, ĐTGM Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Vatican chủ sự Thánh lễ cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.

11042024_131136.jpg


Thế thì các quốc gia này thiếu cảnh giác hay sao mà không biết phát hiện, lên tiếng phản đối và ngăn cấm sự nguy hại nghiêm trọng đến với công dân của mình qua hoạt động truyền giáo? LHQ có mắt như mù sao không thấy lên tiếng phản đối mà còn cam kết tôn trọng và bảo vệ các hoạt động tôn giáo?

Cô giáo Ly đang ở thế giới trên mây nào đây? 

 

8.- Đặt ra hệ thống giáo luật hết sức phi nhân bản, phản khoa học, nặng tính cách võ đoán, chuyên chế nhằm giúp cho giới giáo sĩ và giai cấp thống trị tay sai dễ dàng áp bức, bóc lột tín đồ và nhân dân dưới quyền. 

* Mỗi tôn giáo đều có hệ thống giáo luật và giáo lý riêng phục vụ cho mục tiêu tín ngưỡng và thờ phụng của mình. Thật khó cho người theo tôn giáo này có thể thấy thích hợp với giáo luật của tôn giáo khác, đặc biệt là đối với người vô thần không có niềm tin vào tôn giáo.

* Một số người cho rằng một số quy định trong Giáo luật Công giáo là không tương hợp với xã hội hiện đại, chẳng hạn như: Cấm phá thai, Cấm ly hôn, Cấm kết hôn đồng giới. Đây cũng là quan điểm và chính sách khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới, TD như hiện nay có hơn 70 quốc gia trên thế giới cấm kết hôn đồng giới dưới một số hình thức. Dẫu sao không thể vì những dị biệt đó mà có thể phê phán là phi nhân bản hay không. Cách nhìn như vậy là định kiến và thiếu khách quan 

 

9.- Theo đuổi chủ thuyết "thần quyền chỉ đạo thế quyền" với dã tâm tiếm đoạt quyền lực chính trị, thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô (còn được gọi là chế độ giáo hoàng hay chế độ cha cố) để có thể sử dụng chính quyển làm phương tiện thi hành "chính sách bất khoan dung" cưỡng bách người dân dưới quyền phải khuất phục, phải tin vào những tín điều Kitô quái đản và phải tuân hành những giáo lý phi nhân của Giáo Hội. 

* Quả thực trong lịch sử, ở vào thời kỳ Trung cổ, thần quyền có lấn áp thế quyền. Công giáo La Mã đã từng có quyền lực to lớn trong các vấn đề chính trị và xã hội ở châu Âu trong thời kỳ này, nhiều quốc gia đã phải tuân theo sự hướng dẫn từ Vatican.

Tuy nhiên tệ trạng này đã chấm dứt từ rất lâu. Có thể nói Cách mạng Pháp (1789-1799) là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự suy giảm mạnh mẽ của ảnh hưởng thần quyền trong chính trị và xã hội Pháp, góp phần tạo tiền đề cho sự tách biệt giữa thần quyền thế quyền ở châu Âu và trên thế giới.

Ở VN thì không có vấn đề nêu trên mà ngược lại, đạo Chúa có thời kỳ bị ngăn cấm, bắt bớ và giết chóc. Cô giáo đang nói chuyện về lịch sử hay đương đại? Còn "dã tâm" và các vấn đề khác thì tôi đã trình bày ở trên.

 

10.- Chủ trương dùng bạo lực để tiêu diệt tất cả các tôn giáo khác và cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo Da-tô.

* Chuyện này quả thực nực cười. Phải chăng cô giáo đang nhắc lại những cuộc chiến tranh nhân danh tôn giáo ở thời kỳ xa xưa vào thời Trung cổ: Công giáo - Hồi giáo, Công giáo - Anh giáo, Công giáo - Tin Lành?

* Vatican nắm quyền ở quốc gia nào mà dám cưỡng bách người dân đi theo đạo Chúa? Xin được nói rõ, ở Công giáo việc gia nhập trở thành tín hữu là tự nguyện và việc rời bỏ Giáo hội thành người vô thần hay theo tôn giáo khác là...không có gì xảy ra, tức là không có các hình thức cưỡng bách hay ngăn cản nào. Cũng không có ai hay tổ chức nội bộ nào bỏ công ra theo dõi đức tin của từng cá nhân người tín hữu và về việc người tín hữu đó có bỏ đạo hay không.

Cưỡng bách là hành vi sai trái và đi ngược lại giáo lý Công giáo. Hành động của một số cá nhân không thể đại diện cho toàn bộ Giáo hội. Giáo hội Công giáo hiện đại đã lên án mọi hành động cưỡng bách và khẳng định tầm quan trọng của tự do tôn giáo. Quan điểm này đã được tuyên bố tại:

· Tuyên ngôn Dignitatis humanae (1965) về Tự do Tôn giáo – Phẩm giá con người: phẩm giá căn bản của con người đòi hỏi quyền tự do về vấn đề tôn giáo. Mọi người phải được tự do thờ phượng theo lương tâm….

· Tuyên ngôn Nostra aetate (1965) về Liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo – Thời đại chúng ta: kêu gọi cởi mở và cộng tác với các tôn giáo lớn trên thế giới….

· Thông điệp Fratelli Tutti (2020) về Tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội: tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội là một tình yêu không biên giới, mở rộng cho tất cả mọi người…..

Giáo hoàng Phanxicô đã nhiều lần kêu gọi đối thoại và tôn trọng giữa các tôn giáo khác nhau. 

 

11.- Bóp nghẹt hết tất cả các quyền tự do căn bản của con người đã được Liên Hiệp Quốc và các nước theo chế độ tự do dân chủ như ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v.., công nhận. Những quyền đó là tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do kết hôn và giải hôn, v.v...

* Xin lỗi, thấy thật nực cười cho những chuyện hoang đường này. Có thể hình dung theo cô giáo này nói, Vatican hay đạo Công giáo là 1 thế lực siêu chính trị độc tài, đạo trị trên phạm vi toàn cầu có thể áp chế hay can thiệp vào quyền tự do dân chủ ở nhiều nước, đi ngược lại với những Hiến chương căn bản của LHQ.

* Trên thực tế, Vatican là Quan sát viên thường trực của LHQ có vai trò:

·  Tham gia vào các cuộc thảo luận và biểu quyết về các vấn đề nhân đạo, hòa bình và phát triển; 

·  Thúc đẩy các giá trị đạo đức và tôn giáo trong các hoạt động của LHQ

·   Hỗ trợ các hoạt động cứu trợ nhân đạo.

Không thấy LHQ hay 1 trong 193 quốc gia thành viên hiện thời của LHQ chỉ trích Vatican về các chủ đề tự do dân chủ nói trên mà chỉ 1 mình cô giáo Ly làm chuyện này. Đây là điều đáng ngạc nhiên!

* Nói thêm về vấn đề hôn nhân (tôi không phải là linh mục): Ở Công giáo có những ràng buộc về vấn đề hôn nhân như kết hôn phải học giáo lý, làm lễ hôn phối ở nhà thờ xin, phép chuẩn nếu kết hôn với người ngoại đạo...; không được phép ly hôn. Tuy nhiên nếu ai không tuân thủ thì vẫn là tín hữu nhưng không được phép rước lễ mà thôi, cũng không có ai theo dõi áp bức gì.

 

Giả sử với tài trí và nhận thức về đạo đức, tôn giáo như trên mà cô giáo đứng chân trở thành đại biểu QH hoặc ở vào vị trí lãnh đạo cao hơn thì không biết sẽ dẫn dắt đất nước này đi đến thảm cảnh tương tàn "vô minh" đến đâu và sẽ đi về đâu. Có thể hình dung nước ta sẽ trở lại với chính sách của thời phong kiến: cấm đạo, bắt đạo, đốt nhà thờ (như cô giáo đã hô hào trên mạng) ...như ở vào nhiều TK lạc hậu trước chăng?

Nếu vậy thì đây là nỗ lực kéo những xấu xa, tệ lậu của thời kỳ Trung cổ, Phong kiến quay trở về với hiện đại!

 

Vài lời, không dám nói sẽ góp phần xoay chuyển nhận thức về tôn giáo mà chỉ mong rằng cô giáo Trần Ly có thêm sự hiểu biết đúng đắn về đạo Chúa. Và nếu có thể, dùng miệng lưỡi của mình để nói về nhưng điều ích nước, lợi dân thì chúng tôi thực sự rất hoan nghênh.

 

MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages