Thần học chống teo não: Chúa Yêsu có tin dị đoan không? | Văn Lộc

78 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Mar 15, 2024, 7:55:29 PMMar 15
to alphonsefamily
Thần học chống teo não: Chúa Yêsu có tin dị đoan không?
image.png

Để bàn về vấn đề này tôi trở lại Chúa Yêsu có bao nhiêu TÔNG ĐỒ ?
Như Yoan 27 (40-49) và Mc 3 (13-14) ta biết Ngài có 12 tông đồ .
Nhưng khi Ngài về trời: Juda thắt cổ tự tử Mt 27(3-5). Các tông đồ chọn Mathia thế Juda Cv 1(23- 26). Vậy Mathia là tông đồ thứ 13 do tôi đếm! 
Và tôi nghĩ Chúa Yêsu không hài lòng hay tức giận vì Ngài đã lỡ giao quyền cho Phêrô! Mt 16(19) mà Ngài đành chấp nhận Mathia là tông đồ thứ 13 !
 thể Ngài cho số 13 không tốt, xui xẻo có thể làm hại cho cho đoàn chiên của Ngài sau này, Ngài đành chọn biện pháp khác tức là Ngài chọn thêm Phaolô tông đồ xứ ngoại Cv 9 (1-19) vẫn do tôi đếm Phaolô là tông đồ thứ 14 số rất đẹp phải không
Sau đó Ngài có chọn thêm ai nữa  không? tôi không biết . 
Như thế theo tôi, Chúa Yêsu  không có tin dị đoan mà Ngài chỉ muốn tránh thử thách cho các tông đồ về sau mà thôi. Vì sau đó giáo hội bị bách hại một cách khủng khiếp, nên các môn đồ có thể đổ lỗi cho nhau vì ta đã chọn 13 tông đồ nên bây giờ mới như thế !

Qua sự kiện này ta nhận thấy Chúa Yêsu chưa từng loại b hay khai trừ bất kỳ ai kể cả Juda! Mà Ngài luôn để đương sự quyền hoàn toàn tự do lựa chọn .
Bài học này xem ra dễ hơn rất nhiều so với “thương kẻ thù“ thế mà trong thực tế lại cực kỳ khó. TD trong lịch sử giáo hội chỉ bất đồng ý kiến đã loại bỏ lẫn nhau hay dứt phép thông công lẫn nhau. Các tập thể dòng tu ...cũng vậy đuổi ra ngoài; chúng ta cũng vậy anh em 
không  hạp nhau nghỉ chơi .....

Tôi định nói suy nghĩ của tôi về cái chết của Juda với tình yêu ông dành cho Chúa Yêsu như thế nào ? Thôi để dịp khác vậy .

Chúc AE hưởng được một mùa Phục sinh đầy ý nghĩa và bình an .

Nguyễn văn Lộc

Minh Nguyen Quang

unread,
Mar 23, 2024, 12:07:14 AMMar 23
to alphonsefamily
Chủ đề này của nhà thần học, giáo chủ môn thần học "chống teo não" đặt ra cũng thú vị
image.png
* Cần lập lại: môn thần học "chống teo não" và "giáo chủ" của môn này là do chúng tôi tự đặt ra và tự phong. Trong lịch sử của Thiên chúa giáo, không ai nói gì về nó, kể cả các học giả phi Kitô giáo cũng không hề đề cập đến. 
Đó là các bàn luận gắn liền với Kinh Thánh và có dẫn chứng Kinh Thánh. Tuy cũng có đem lại 1 số kiến thức nhất định về thần học - kinh thánh nhưng không giúp ích gì nhiều cho đời sống Đức tin mà chỉ chủ yếu là để giải trí cho vui và chống teo não mà thôi.

Bình chú:
Theo lập luận của Văn Lộc
Như Yoan 27 (40-49) và Mc 3 (13-14) ta biết Ngài có 12 tông đồ .
Nhưng khi Ngài về trời: Juda thắt cổ tự tử Mt 27(3-5). Các tông đồ chọn Mathia thế Juda Cv 1 (23- 26). Vậy Mathia là tông đồ thứ 13 do tôi đếm!
* Lập luận này có vẻ chưa logic, bởi lẽ:
- Khi còn ở thế gian, quả thực Chúa Giêsu đúng là chỉ có 12 tông đồ. Đây là con số số học nói về tổng số các môn đệ hiện có. Nó không phải là con số thứ tự để đánh dấu cố định từng môn đồ, TD: Phêro phải là số 1 ...và Juđa là phải là số 12
- Khi Juda tự tử thì con số môn đồ đã giảm thành 11 và việc bầu Mathia là để trám vào cho đủ 12. Vậy khi có Mathia thì số tông đồ vẫn là 12
Và tôi nghĩ Chúa Yêsu không hài lòng hay tức giận vì Ngài đã lỡ giao quyền cho Phêrô! Mt 16 (19) mà Ngài đành chấp nhận Mathia là tông đồ thứ 13 !
 thể Ngài cho số 13 không tốt, xui xẻo có thể làm hại cho cho đoàn chiên của Ngài sau này, Ngài đành chọn biện pháp khác tức là Ngài chọn thêm Phaolô tông đồ xứ ngoại Cv 9 (1-19) vẫn do tôi đếm Phaolô là tông đồ thứ 14 số rất đẹp phải không
* Lập luận này cũng không được xác đáng:
Phao-lô không được liệt kê trong danh sách 12 tông đồ ban đầu của Chúa Giêsu. Ông này không do ai bầu như trường hợp của Mathia. Ông tự xưng là "sứ đồ thứ 13" hoặc "sứ đồ cho các dân ngoại" và Hội thánh đã công nhận ông là tông đồ .
* Cũng nên biết rằng con số Mười Hai là dấu chỉ quan trọng có ý nghĩa tôn giáo và liên quan đến mười hai chi họ Israel. Vì thế sau khi Giuda phản bội, nhóm Mười Một đã bầu chọn Mathias thay thế cho đủ số Mười Hai. Nhưng sau khi các Tông đồ trong nhóm Mười Hai qua đời, họ không còn bốc thăm để thay thế nữa (Cvtd 1:21-26).  
Như vậy theo số học nói trên, Phaolô là tông đó cuối cùng: thứ 13, chứ không phải số 14. Điều này càng minh chứng cho việc Chúa Giêsu không ngại gì với sự xui xẻo của con số 13 mà chọn Phaolô là tông đồ đồ thứ 13
Như thế theo tôi, Chúa Giêsu  không có tin dị đoan mà Ngài chỉ muốn tránh thử thách cho các tông đồ về sau mà thôi. Vì sau đó giáo hội bị bách hại một cách khủng khiếp, nên các môn đồ có thể đổ lỗi cho nhau vì ta đã chọn 13 tông đồ nên bây giờ mới như thế !  
* Lập luận này thì đúng: Chúa Giêsu không có tin dị đoan. 
Nhưng còn việc có phải vì có thêm tông đồ thứ 13 mà Hội thánh bị bách hại dữ dội sau này hay do... cái số của xui xẻo của Hội thánh là bị như vậy thì chúng tôi không dám suy đoán hehehe 😁😁😁

Tham khảo thêm ở các học giả trong và ngoài Kitô giáo thì không thấy có ai bàn hay nói Chúa Giêsu mê tín dị đoan gì. 

Hỏi Gemini, là con AI mạnh nhất hiện nay, thì nó nói như sau:
image.png
Hỏi: Chúa Giêsu có mê tín dị đoan không?
Trả lời:

Không, Chúa Giêsu không hề mê tín dị đoan. Ngài luôn dạy dỗ mọi người đặt niềm tin vào Thiên Chúa và sống theo Lời Chúa, chứ không dựa vào những điều may rủi hay những nghi thức hủ tục.

Dưới đây là một số lý do cho thấy Chúa Giêsu không mê tín dị đoan:

  • Ngài luôn chỉ trích những hành động mê tín dị đoan. Trong Kinh Thánh, có nhiều ví dụ về việc Chúa Giêsu lên án những người tin vào những điều may rủi hay những nghi thức hủ tục. Ví dụ, trong Phúc Âm Máccô 7:1-13, Ngài đã chỉ trích những người Pharisêu vì họ tin vào những truyền thống của con người hơn là Lời Chúa.
  • Ngài dạy dỗ mọi người đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Chúa Giêsu luôn khẳng định rằng chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng có thể ban cho con người ơn cứu rỗi và hạnh phúc đích thực. Ngài dạy dỗ mọi người phải đặt niềm tin vào Thiên Chúa và sống theo Lời Chúa, chứ không dựa vào những điều may rủi hay những nghi thức hủ tục.
  • Ngài là hiện thân của sự thật và tình yêu thương. Chúa Giêsu là Đấng đã đến để làm chứng cho sự thật (Giăng 18:37). Ngài luôn sống và hành động theo sự thật và tình yêu thương. Do đó, Ngài không thể dính líu đến những điều mê tín dị đoan, vốn dựa trên sự dối trá và sợ hãi.

Ngoài ra, còn có một số điểm khác biệt giữa đức tin và mê tín dị đoan:

  • Đức tin dựa trên sự tin tưởng vào Thiên Chúa và Lời Chúa. Đức tin là sự tin tưởng vào Thiên Chúa và Lời Chúa, là sự phó thác cuộc đời mình cho Thiên Chúa. Đức tin giúp con người sống tốt hơn và có được hạnh phúc đích thực.
  • Mê tín dị đoan dựa trên những điều may rủi và những nghi thức hủ tục. Mê tín dị đoan là niềm tin vào những điều may rủi hay những nghi thức hủ tục. Mê tín dị đoan khiến con người sống trong sợ hãi và lo lắng, và không thể có được hạnh phúc đích thực.

Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng Chúa Giêsu không hề mê tín dị đoan. Ngài là Đấng đã đến để giải thoát con người khỏi những điều mê tín dị đoan và dẫn dắt con người đến với sự thật và hạnh phúc đích thực.

MS

Minh Nguyen Quang

unread,
Mar 23, 2024, 8:09:10 PMMar 23
to alphonsefamily
Thày Minh ơi !
Tôi không đồng ý với thầy Matthia là Tông đồ Thứ 12 và đã thay thế 1 trong 12 tông đồ ! Như vậy theo tôi biết, thầy chính là người đầu tiên loại Yuda ra khỏi hàng 12 tông đồ ! Lấy TD cho vui cầu thủ số 13 thay thế bất kỳ cầu nào đó anh vẫn mang số 13 chứ kg phải bất kỳ số nào khác ngoài số 13 ! Như vậy với tôi Matthia 100% là tông đồ thứ 13 thế cho 1 trong 12 tông đã mất .

Còn Phaolô tự xưng hay được giáo hội chấp nhận dựa vào Mt 16(19) “Ta sẽ trao cho ngươi (tức Phêrô) chìa khóa Nước Trời, và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và điều gì dưới đất ngươi tháo cởi thì cũng được tháo cởi trên trời “và chính câu này mà Matthia và Phaolô đương nhiên là tông đồ của Chúa" .

Đối với tôi, câu tin mừng này bị nhiều người lợi dụng nhất để chồng lên vai rất nhiều gánh nặng cho những ai tin và thuộc về Đức Yêsu Kitô !

Nếu tôi có điều kiện (mơ thôi) học thần học  kinh thánh và lịch sử giáo hội ... tôi sẽ chọn đầu đề tài “nếu tin mừng không có những câu Mt 16(19) ; Mt 18 (18) và Yn 20 (23) thì đàn chiên của Đức Yêsu Kitô có sống nhẹ nhàng thanh thản thương yêu và hạnh phúc hơn hiện tại hay không?” Để làm luận án Tiến sĩ he he .
Lộc

Envoyé depuis l'application Mail Orange

Bình chú: 
Ở trên Văn Lộc phán “nếu tin mừng không có những câu Mt 16 (19), Mt 18 (18) và Yn 20 (23) thì đàn chiên của Đức Yêsu Kitô có sống nhẹ nhàng thanh thản thương yêu và hạnh phúc hơn hiện tại hay không?”
Tò mò muốn biết các câu kinh thánh trên nói gì mả Giáo chủ lấy làm tâm đắc  và chuẩn bị chọn lấy làm luận án tiến sĩ
Mở bản dịch kinh thánh cha Thuấn ra coi thì thấy:
 Matt 16: (19)19 Ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa Nước Trời, và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và điều gì dưới đất ngươi tháo cởi, thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời". 
Mtt 18 (18): 18 Quả thật, Ta bảo các ngươi: mọi điều dưới đất các ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và mọi điều dưới đất các ngươi tháo cởi, thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời.
Yn 20 (23): 23 Các ngươi tha tội cho ai, thì tội họ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai, thì tội họ bị cầm giữ!"
image.png

Đây là 1 chủ đề thần học mới, nó liên quan đến các việc phủ nhận hay công nhận thẩm quyền được Chúa giao cho Giáo hội sau đây:

1. Quyền lãnh đạo tối cao của ĐGH: được kế vị từ thời Thánh Phêrô cho đến ĐGH Phanxico, tính đến này đã có 266 triều đại Giáo hoàng trong lịch sử Giáo hội Công giáo Rôma.
Xa hơn là bàn về tín điều quyền hay tính "bất khả ngộ" của ĐGH (papal infallibility). Nó có nghĩa là "Đức Giáo Hoàng không thể đưa ra một giáo huấn phổ quát cho các tín hữu mà giáo huấn đó lại có thể sai lầm được".
2. Thẩm quyền thay mặt Chúa để rửa tội và tha tội ở bí tích rửa tội và giải tội được giao cho các linh mục

3. Nếu phủ nhận thẩm quyền rửa tội và tha tội của ĐGH hay của linh mục thì việc này sẽ được giải quyết như thế nào?
Đây là vấn đề gợi ý đặt ra thêm   trong...luận án tiến sĩ thần học sắp ra lò 😁

Có các phương án gợi ý như sau:
1. Mọi người không ai có tội lỗi gì nên không phải bị cầm hay được tha. Lương tâm sẽ thanh thản khi tự cho rằng mình không làm điều gì ác
* Như quan điểm của Phật giáo:
  • Phật giáo không có khái niệm "tội lỗi" như trong các tôn giáo độc thần.
  • Thay vào đó, Phật giáo sử dụng khái niệm "nghiệp" để chỉ hành động và hậu quả của hành động.
  • Nghiệp được chia thành hai loại: "thiện nghiệp" và "ác nghiệp".
  • Thiện nghiệp dẫn đến kết quả tốt đẹp, trong khi ác nghiệp dẫn đến kết quả khổ đau.

2. Ai cảm thấy có tội thì trực tiếp đến cầu nguyện với Chúa để xin tha tộiThẩm quyền tha tội không thuộc hàng giáo sĩ mà là của Đức Chúa Trời.
Tin Lành cho rằng:
Sự tha tội là một hành động của Đức Chúa Trời: Con người không thể tự tha thứ cho bản thân, mà chỉ có thể được Đức Chúa Trời tha thứ.
Sự tha tội là một ân điển: Con người không thể làm gì để xứng đáng được tha thứ, mà chỉ có thể nhận lãnh sự tha thứ như một món quà từ Đức Chúa Trời.
Sự tha tội là một sự kiện có thật: Khi chúng ta ăn năn và tin nhận Chúa Giê-su Christ, chúng ta được tha thứ khỏi tội lỗi và nhận được sự sống vĩnh cửu.
Tuy nhiên mục sư không được quyền tha tội. Tin Lành không có bí tích giải tội
 

3. Không có tội tổ tông nên không cần bí tích rửa tội
* Tất cả các tôn giáo khác đều không có khái niệm về tội tổ tông trừ Kitô giáo

4. Thẩm quyền rửa tội hay tha tội là thuộc cộng đồng, không là chức năng được giao cho hàng giáo sĩ, giáo sĩ không được coi là thay mặt Chúa, được Chúa ủy quyền 
* Ở Tin Lành có bí tích rửa tội nhưng coi việc rửa tội là hành động của cả cộng đồng Hội thánh chứ không chỉ của một cá nhân. Vai trò của mục sư chỉ là người đại diện cho cộng đồng Hội thánh để thực hiện nghi thức (không phải thay mặt cho Chúa như các linh mục).

Nếu có ai bàn luận thêm về chủ đề này thì ta sẽ tách thành 1 bài riêng

Đã nói thì phải nói cho trót. Riêng về đoạn: "thầy (MS) chính là người đầu tiên loại Yuda ra khỏi hàng 12 tông đồ" nghe cũng có phần có lý. Nó liên quan đến 1 luận án thần học khác của Văn Lộc đã nêu ở đoạn đầu: Tôi định nói suy nghĩ của tôi về cái chết của Juda với tình yêu ông dành cho Chúa Yêsu như thế nào?  
image.png
Có lý bởi lẽ có 2 quan điểm nhìn nhận về Juda như sau:

1. Juda Iscariot không còn là tông đồ của Chúa Giê-su sau khi ông phản bội Ngài.
image.png
Theo Kinh thánh, sau khi Giuda phản bội Chúa Giê-su, ông đã hối hận và đi thắt cổ tự tử. Sau khi Giuda qua đời, các tông đồ còn lại đã chọn Matthias để thay thế vị trí của ông trong nhóm Mười Hai Tông Đồ.
Việc Giuda phản bội Chúa Giê-su là một hành động vi phạm lòng tin và đi ngược lại sứ mệnh mà Ngài giao phó cho ông.

2. Tuy nhiên, có 1 quan điểm ngược lại:
Một số người cho rằng Giuda vẫn là tông đồ của Chúa Giê-su vì ông đã được Ngài chọn và ban cho quyền năng.
Họ cũng cho rằng hành động phản bội của Giuda là một phần trong kế hoạch của Chúa Giê-su để cứu chuộc nhân loại.

Hội thánh đi theo quan điểm 1 và phi bác quan điểm 2. 
Quan điểm 2 khởi đầu từ  "Tin mừng theo Juda" (The Gospel of Judas) của phái Ngộ đạo (Gnosticism)
image.png
Vào thập niên 1970, bản thảo Tin mừng Giuđa được một số nông dân tìm thấy tại một vị trí khảo cổ nơi miền Trung xứ Ai cập ở Muhâzafat Al Minya, trong một hang động ở Djébel Qarara, cách thành Caire khoảng 180km. Hang động được dùng làm nơi chôn cất, nên chứa đựng hai cái hòm. Một trong hai rương hòm có chứa hai bình bằng thủy tinh và một hộp bằng đá trắng. Trong đó chứa đựng những « cuốn sách », đúng hơn là những chỉ thảo (papyrus) được gom lại thành Tập lục (codex). Sau này, người ta khám phá ra những chỉ thảo này chứa đựng bốn cuốn sách khác nhau. Và một trong bốn cuốn sách là Tin mừng Giuđa. Những người khám phá này đã chia nhau những mảnh rời rạc của thủ bản và đem đi bán.

MS
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages