“Giáo Hội nam tính hóa hình ảnh Thiên Chúa” | Phanxico.vn

22 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
May 24, 2024, 7:36:37 PMMay 24
to alphonsefamily

“Giáo Hội nam tính hóa hình ảnh Thiên Chúa”

By
 phanxicovn
 -
25/05/2024
9

“Giáo Hội nam tính hóa hình ảnh Thiên Chúa”

Bà Annette Jantzen, thần học gia người Đức nhấn mạnh: “Bình đẳng giới trong Giáo hội còn khó khăn chừng nào hình ảnh của Thiên Chúa vẫn hoàn toàn nam tính”. Bà giải thích về “giới tính” của Chúa trong Kinh thánh và trong kitô giáo.

Bà Anette Jantzen, thần học gia ở giáo phận Aachen (Đức) | © Ute Haupts

cath.ch, Ban biên tập, 2024-05-20

Bà Annette Jantzen, 46 tuổi, tiến sĩ thần học, phục vụ mục vụ phụ nữ ở giáo phận Aachen, Tây Đức. Bà viết một số sách về tâm linh nữ tính và điều hành blog www.gotteswort-weiblich.de. Ngày thứ hai 20 tháng 5, bà  tổ chức một hội nghị với chủ đề “Thiên Chúa còn hơn cả Chúa” trong ngày Junia ở trung tâm giáo xứ Speicher thuộc bang Appenzell Ausserrhoden.

Xin bà cho biết chủ đề bài nói chuyện của bà ở Ngày Junia là gì?

Thần học gia Annette Jantzen: Chủ đề của tôi là hình ảnh Thiên Chúa trong Kinh Thánh. Thường hình ảnh thường xuyên là hình ảnh nam. Kinh thánh có một lãnh vực rộng lớn liên quan đến các tên khác nhau được đặt cho Thiên Chúa. Nhưng ngôn ngữ của Giáo hội hẹp hơn. Khi các truyền thống kể lại, dĩ nhiên có những khác biệt và bị đơn giản hóa. Bản thân điều này không nghiêm trọng. Nhưng trở nên có vấn đề khi cho rằng nó đại diện cho toàn bộ.

Bà có nghĩ truyền thống Công giáo có một hình ảnh nghèo nàn về Thiên Chúa không?

Chắc chắn. Về vấn đề này, việc xem lại Kinh thánh là hữu ích. Nó cho thấy thực tế trước đây trong lĩnh vực này, đồng thời cũng cho thấy tiếng nói của phụ nữ đã có từ rất lâu. Những đoạn nói về Thiên Chúa và con người theo cách đi ngược với truyền thống gia trưởng thời bấy giờ là những khía cạnh cụ thể. Chúng ta cần phải tinh tế trong dịch thuật. Nhưng không may, hiện nay các bản dịch thường bỏ những yếu tố không phù hợp với cách trình bày truyền thống. Hình ảnh nữ tính của Thiên Chúa trong câu văn bị xóa đi để có thể theo quan điểm của giáo hội hơn.

“Các tác phẩm càng về sau, hình ảnh Thiên Chúa ‘Cha’ càng xuất hiện thường xuyên và độc quyền hơn”

 Khó khăn chính ở đâu?

Các văn bản được viết trong bối cảnh gia trưởng. Kinh Thánh trở nên gia trưởng hơn theo thay đổi của thời. Thời Kinh Thánh rất khắc nghiệt với phụ nữ. Và thật không may cho chúng ta là các tác phẩm Tân Ước của kitô giáo lại viết theo tinh thần thời đại này. Rất hiếm khi tìm thấy trong các văn bản của xã hội phụ hệ hình ảnh nữ tính về Chúa được xem là một thực tế tích cực. Nhưng khi được như vậy, cần phải ghi nhận và tôn vinh. Đó là nét thiêng liêng của Kinh thánh, muốn xóa bỏ là không đúng.

Xin bà cho một ví dụ về những đoạn văn bị “sửa đổi”.

Trong Tân Ước, từ “ngây ngất, extase” được dịch theo nhiều cách khác nhau: với nam giới là nhiệt tình, với phụ nữ là sợ hãi. Nhưng ngây ngất là kết hợp hai khía cạnh này. Có rất nhiều ví dụ về việc dịch thuật bị thành kiến chi phối.

Những thể hiện của Chúa trong Tân Ước là gì?

Chúa Giêsu nói về Thiên Chúa theo nhiều cách khác nhau. Các tác phẩm càng về sau, hình ảnh Chúa “Cha” càng thường xuyên và độc quyền. Chỉ trong phúc âm Thánh Gioan, hình ảnh người cha mới chiếm ưu thế. Đó là  biểu hiện của việc tái gia trưởng của kitô giáo.

 Và trong Cựu Ước?

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa là vua, là thẩm phán, nhưng cũng là mẹ kền kền dạy con bay.

 “Hình ảnh Thiên Chúa trong Kinh Thánh phải được dịch cẩn thận”

Nhưng trong bản dịch hiện nay, đó là con đại bàng – là thuật ngữ giống đực. Không có một ám chỉ nào cho thấy đó là con vật nữ.

Đúng vậy. Chính trong bản Septante, bản dịch tiếng hy lạp đầu tiên của Kinh thánh tiếng do thái, từ này đã được sửa đổi. Người hy lạp thấy kền kền quá ghê tởm và đại bàng thì đáng sợ, nên đã đưa chúng trở lại nguyên trạng. Ở điểm này, tư tưởng của người Semitic lại khác. Kền kền là động vật đứng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, nên đó là lý do vì sao nó biểu tượng cho sự tốt đẹp của Chúa.

Những hình ảnh phụ nữ khác là gì?

Ví dụ mẹ gấu hay mẹ loài người. Trong Thánh vịnh 131 nói đứa bé cai sữa đến ôm ấp. Nó không đến với người mẹ để được bú sữa nhưng vì tâm hồn nó tìm được sự yên nghỉ bên Thiên Chúa, mẹ của nó. Tôi cũng thấy hình ảnh nữ thần đất trong Thánh vịnh 139 thật đẹp. Người Israel cổ xưa đều biết trẻ con lớn lên từ đất. Có những hình ảnh vũ trụ và vô hình cho Thiên Chúa.

Thật vậy, chúng ta thấy người do thái gọi Thiên Chúa là Giavê, được dịch “Ta là Đấng hiện hữu”.

Điều đặc biệt thú vị trong việc giải thích danh Chúa là nghệ thuật chơi chữ của tiếng do thái. Nếu ở một vị trí trọng tâm, trong một ngôn ngữ tương phản, một từ không tương phản xuất hiện, thì họ dịch là “Ta là Đấng hiện hữu” và nó rất có ý nghĩa.

Làm thế nào chúng ta có thể tìm lại những hình ảnh rất đa dạng này của Thiên Chúa?

Trước hết, chúng phải được dịch cẩn thận. Bất cứ ai làm việc trong lãnh vực ngôn ngữ cổ xưa, dùng những văn bản này trong phiên bản gốc đều có bổn phận phải làm thích hợp. Bây giờ tôi rất chú ý đến việc cắt bớt văn bản vì một lợi ích nào đó.

“Chắc chắn có những đoạn Kinh Thánh không nên đọc trong các buổi lễ nữa”

Hình ảnh của Chúa có thể cách mạng hóa được điều gì không?

Hình ảnh của Chúa có thể là những yếu tố tự định danh rất mạnh. Đây thực sự là vấn đề giữa chúng ta và Thiên Chúa, chứ không phải giữa chúng ta và Giáo hội. Vì thế tôi có thể hình dung nó sẽ đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xói mòn Giáo hội, dù tôi không muốn vậy. Nhưng tôi nghĩ bình đẳng giới trong Giáo hội sẽ vẫn còn khó khăn chừng nào hình ảnh Thiên Chúa hoàn toàn là nam tính, vì nó cho thấy sự thống trị của nam tính. Giáo Hội nam tính hóa hình ảnh Thiên Chúa. Vì thế nam tính trở thành một chuẩn mực vô hình.

Điều gì sẽ thay đổi khi hình ảnh Thiên Chúa không còn được nhìn thấy và rao giảng một cách thuần túy nam tính nữa?

Cách chúng ta nói về Thiên Chúa cũng quyết định cách chúng ta nhìn nhận mình như một con người. Và điều đó có nghĩa đột nhiên có chỗ cho một bình đẳng thực sự. Không phải tất cả đàn ông đều chấp nhận điều này. Khi được đặc quyền, bình đẳng là bất lợi cho họ. Nhưng đó là một bước đi cần thiết cho con người, nói rộng hơn là toàn thể con người.

Bà có hy vọng các hình ảnh khác nhau của Thiên Chúa trong Kinh Thánh có sức mạnh phá bỏ chế độ phụ hệ trong Giáo Hội không?

Tôi nghĩ có. Có những điểm chúng ta không thể quay lại được nữa. Con người tiến xa hơn với những gì con người có thể có được. Chắc chắn bây giờ có những đoạn Kinh Thánh không nên đọc trong các buổi lễ, chẳng hạn đoạn thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Ê-phê-sô nói người vợ phải vâng phục chồng.

 “Chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của chế độ phụ hệ trên khắp thế giới”

Người ta có thể nghĩ đây là kiểm duyệt. Nhưng cho đến nay, chưa có ai nói đến việc kiểm duyệt, các Bài Diễm ca của vua Salomon không bao giờ có trong các bài đọc. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có được một cách tiếp cận sâu sắc như vậy đối với các bản văn Kinh Thánh trong các buổi lễ. Tuy nhiên tôi luôn có những lo ngại.

Những lo ngại nào?

Các trào lưu chính thống trong Giáo hội công giáo cũng như trong các Giáo hội khác đã rất thành công. Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng chế độ phụ hệ trên khắp thế giới, thường liên hệ đến các phong trào cực hữu. Chính trên lãnh vực này mà chúng ta có thể hy vọng sự đa dạng của hình ảnh Thiên Chúa sẽ mang lại chiến thắng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages