Dấu hiệu nhận biết những trang mạng “được lập ra để chống phá giáo hội hay để kiếm tiền.” | Lê Hải Nam

15 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 4, 2023, 12:07:38 AM7/4/23
to alphonsefamily
1043. Dấu Hiệu Nhận Biết! (3/7/2023)
Khi nói về thất bại của truyền thông công giáo trong bài viết trước, tôi đã viết: “Ngoại trừ các trang mạng chính thống của giáo hội (của HĐGM, của các giáo phận và các dòng tu), thì không có trang mạng nào là tốt lành cả. Chúng đều được lập ra để chống phá giáo hội hay để kiếm tiền.” Sau đó có một bạn đã nhẹ nhàng nhắc nhở tôi, và khi đọc lại tôi thấy quả thực tôi đã vơ đũa cả nắm mà không biết (không cố tình). Lẽ ra tôi nên viết “ Ngoại trừ …, có rất nhiều trang mạng được lập ra để chống phá giáo hội hay để kiếm tiền.” Tôi thành thực xin lỗi.
Ngoài việc xin lỗi vì đã vơ đũa cả nắm, tôi muốn sửa chữa sai lầm này bằng việc nêu lên những dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết những trang mạng “được lập ra để chống phá giáo hội hay để kiếm tiền.” Từ “trang mạng” ở đây là từ chỉ chung các hình thức thông tin trên internet như trang web, YouTube, blog (weblog: nhật ký mạng), Facebook, vân vân.
1. Ẩn danh: Đây là đặc tính cơ bản của loại trang mạng này: chúng ta không biết người đăng tin hay người chịu trách nhiệm chung về nội dung của trang mạng là ai bởi vì không có thông tin và địa chỉ cụ thể của người này hay tổ chức này. Ví dụ như vào trang “Năm Chiếc Bánh” mà đức hồng y Nhơn nói đến, chúng ta chỉ tìm được “địa chỉ kinh doanh” là một email “namchi...@gmail.com.”
2. Ăn cắp bài viết: Đăng nguyên văn bài viết của một người khác mà không xin phép họ, hay thậm chí là không ghi tên tác giả, khiến người khác tưởng là của mình, là những hình thức ăn cắp. Những trang mạng mang tên “công giáo” thuộc loại này thường chủ yếu là ăn cắp các bài viết ở các trang chính thống (7-8 trong số 10 bài đăng) để lấy lòng tin của người đọc công giáo. Khi chưa được phép của tác giả, chúng ta chỉ có thể đăng đường liên kết (link) dẫn đến bài viết gốc mà thôi (như chức năng “share” mà Facebook cung cấp). Nếu chúng ta vẫn muốn vi phạm nhẹ để đăng bài, thì tối thiểu cũng phải kèm theo đường liên kết (link) dẫn đến bài viết gốc.
3. Tựa bài gây sốc (shocking titles) nhưng lại không liên quan đến nội dung của bài viết, theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó.” Chúng ta bị lừa bởi vì theo nguyên tắc thì tựa đề phải là nội dung hay liên quan chặt chẽ đến nội dung của bài viết.
4. Đưa tin “nửa sự thật”: Nửa sự thật chính là xuyên tạc sự thật, bởi vì đó chính là cố tình đặt sự việc trong một bối cảnh khác. Ví dụ như trong vụ việc Trại Gáo vừa qua, anh Lộc An Hà và anh Lê Đình Vinh, lợi dụng lúc chưa có thông tin chính thồng, đã đăng những đoạn video cảnh hỗn độn được cố tình gây ra khi cuộc họp đã kết thúc, để lên án (vu cáo) đức cha Long đàn áp các tín hữu, không có đối thoại, vân vân, rồi kích động bằng việc nói đến khiếu kiện lên tòa ROTA, vân vân. Anh Lộc An Hà đầu tiên nói “giám mục không có quyền phạt người tín hữu,” rồi lại nói “tôi không biết,” và cuối cùng là im tiếng và chuyển qua đấu tố các linh mục tham gia UBĐKCG như chúng ta đã thấy. Thực ra đức cha Long chỉ khuyến cáo những người đã vu vạ cáo gian, có cả anh Lộc An Hà, là tự tiết chế không lên rước lễ vì đang mắc tội trọng về điều răn thứ tám (nếu chưa xưng tội và đền bù tội một cách nào đó). Tôi đoán rằng anh Lộc An Hà vẫn hiên ngang lên rước lễ vì anh ta không xem vu khống là một tội, mà chỉ là chuyện thường ngày trong cuộc đời mình. Anh thủ lĩnh những người chống cộng cực đoan trái đức tin Ki-tô lươn lẹo như thế nhưng vẫn được nhiều người ủng hộ, khiến tôi thật bái phục. Mục đích của cuộc họp ở Trại Gáo là công bố kết quả điều tra và kết luận của đấng bản quyền, còn việc đối chất giữa các bên đã xong rồi, và bên tố cáo đã cho thấy không có bằng chứng nhưng vẫn tố cáo và lôi kéo thêm người ký tên tố cáo.
Một lần nữa tôi thành thật xin lỗi về câu nói “vơ đũa cả nắm” của tôi như đã đề cập ở trên.
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages