Kinh thánh & Khảo cổ: thành Giêrikhô sụp đổ? | Đặc san GSVN

13 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 9, 2024, 9:30:59 PM (7 days ago) Jul 9
to alphonsefamily

KINH THÁNH KHẢO CỔ

 Bên cạnh vấn nạn bạo lực, sách Giôsuê chương 6 còn đoạn Kinh Thánh điển hình về sự mâu thuẫn giữa Kinh Thánh khảo cổ: trong khi Giôsuê chương 6 thuật lại cuộc chiếm thành Giêrikhô hết sức ngoạn mục (x. Gs 6,1-5), thì kết quả khảo cổ cho thấy khi Israel tiến vào chiếm thành Giêrikhô, thì các tường thành Giêrikhô đã sụp đổ từ vài trăm năm về trước, thành đã bị bỏ hoang từ lâu.

Tuy nhiên, chính vấn nạn về sự mâu thuẫn giữa Kinh Thánh khảo cổ trong Giôsuê chương 6 lại là một trong những điều giúp chúng ta giải thích về vấn nạn án thần tru. Chúng ta cùng bàn về vấn đề khảo cổ liên quan đến thành Giêrikhô.

***

Thành Giêrikhô công trình khảo cổ

Sách Giôsuê chương 6 thuật lại rằng khi Giôsuê dẫn dân tiến vào đất Canaan, thì thành Giêrikhô được phòng thủ rất vững chắc: “Giê-ri-khô đóng kín cổng thành, phòng thủ chống lại con cái Israel: nội bất xuất, ngoại bất nhập” (Gs 6,1). Sách còn trình bày việc chiếm thành hết sức ngoạn mục. Con cái Israel đã tận mắt chứng kiến tường thành Giêrikhô sụp đổ trước mặt họ sau tiếng hò reo xung trận của toàn dân: “Bấy giờ, dân reo xung trận, người ta rúc và. Vừa nghe tiếng và, dân lớn tiếng reo xung trận, tường thành sụp đổ tại chỗ. Dân chúng ai nấy cứ thẳng trước mặt mình mà tiến lên đánh thành, đã chiếm được (Gs 6,20). Thế vào đầu thế kỷ XX, ngành khảo cổ đã đưa ra những kết luận gây bất ngờ mâu thuẫn với những được thuật lại trong sách Giôsuê.

Kề bên thành Giêrikhô hiện nay, các nhà khảo cổ học qua các công trình khảo cổ đã tìm thấy một thành cổ gọi tên Tell es-Sultan. từ rất sớm trong công trình khảo cứu, các nhà khảo cổ đã đi đến kết luận Tell es-Sultan chính là cổ thành Giêrikhô được nói đến trong sách Giôsuê. Nó thu hút rất lớn sự quan tâm và chú ý của nhiều người. Nhiều công trình khai quật quy mô và công phu đã dồn vào đây. Các công trình khảo cứu đã đưa đến những kết luận đầy thú vị bất ngờ khi so chiếu với những được nói đến trong sách Giôsuê.

21


Gérard Billon & Philippe Gruson, Pour Lire L’Ancien Testament. Paris: Cerf, 2007, trang 28. La Bible Notes Intégrales Traduction Oecuménique (TOB). Cerf – Biblio, 2011, trang 360-361.

 

Ngày nay mọi người điều đồng ý rằng, thời Giôsuê tiến vào miền Canaan, thành Giêrikhô không còn các tường thành nữa. Các tường thành Giêrikhô đã được củng cố vào thời đồ đồng đồ đồng giữa (trước năm 2000 trước Công Nguyên). Nhưng vào thời đồ đồng muộn (1550–1200 trước Công Nguyên), thời được cho nhóm dân Israel vào định vùng đất Canaan, thì các bức tường của thành này không còn nữa, chúng đã sụp đổ trước đó. Nghĩa là, theo kết quả của ngành khảo cổ, thành Giêrikhô bị bỏ hoang vào khoảng những năm 1500 trước Công Nguyên. Còn theo các nhà phê bình lịch sử, thì dân Israel tiến vào đất Canaan vào những năm 1200 trước Công Nguyên. Như thế, khi Israel tiến vào Canaan thì thành Giêrikhô đã sụp đổ và bị bỏ hoang.

 

ràng sự mâu thuẫn giữa bản văn của sách Giôsuê chương 6 kết quả khảo cổ mang lại. Nhưng mâu thuẫn đến từ đâu, nếu không phải là do chúng ta đã đọc sách Giôsuê chương 6 như một bản ký sự lịch sử. Làm như thế đã lầm về thể văn trong Kinh Thánh. Kinh Thánh không phải bản văn khoa học hay lịch sử, vì thế đừng tìm trong sách Giôsuê chương 6 những dữ kiện để đối chiếu với kết luận của khảo cổ hay của lịch sử. Thay vào đó hãy đọc trong sách Giôsuê chương 6 thông điệp niềm tin tác giả muốn truyền tải qua trình thuật chiếm được thành Giêrikhô.


(Còn tiếp)

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages