Rêu phong không kém Nhà thờ Lớn, Phú Yên cũng có 1 nhà thờ cổ bậc nhất VN | DNVN. Fr: Minh Tuyết

27 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 1, 2022, 7:10:27 PM6/1/22
to alphonsefamily, giaitri

Rêu phong không kém Nhà thờ Lớn, Phú Yên cũng có 1 nhà thờ cổ bậc nhất Việt Nam

Báo Doanh Nghiệp Việt Nam01/06/22 09:40

Nếu Hà Nội có Nhà thờ Lớn là một chứng nhân lịch sử mang màu sắc tôn giáo, thì ở Phú Yên cũng có một nhà thờ Mằng Lăng trầm mặc cùng năm tháng.

Nhắc đến Phú Yên, không khó để gọi tên những địa danh nổi tiếng làm mưa làm gió trên các diễn đàn du lịch. Từ những tuyệt tác được thiên nhiên ban tặng như Gành Đá Đĩa, bãi biển Tuy Hòa, Hòn Yến… đến các sản phẩm tạo tác từ bàn tay con người như Tháp Nhạn, Tháp Nghinh Phong, Cầu gỗ Ông Cọp…, và nhà thờ Mằng Lăng.

Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những biểu tượng khi nhắc đến Phú Yên. (Ảnh: Cchahalena)

Nhà thờ Mằng Lăng là một địa điểm tham quan nổi tiếng thuộc địa phận xã An Thạch, nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 35km về phía Bắc. Nơi đây không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc ở Phú Yên mà còn là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam.

Nhà thờ được xây dựng vào năm 1892 do một người Pháp tên Joseph de La Cassagne, nhưng phải mất 15 năm sau mới được khánh thành.

Tòa kiến trúc cổ kính có tuổi đời đã hơn 120 năm. (Ảnh: tittit)

Tọa lạc trong khuôn viên rộng 5.000m2, tòa nhà ban đầu được sơn màu trắng nhưng theo thời gian giờ đã ngả thành các mảng màu ngà pha đen đầy cổ kính. Bên cạnh vẻ rêu phong, nhà thờ Mằng Lăng còn gây ấn tượng bởi lối thiết kế mang dáng dấp Gothic đặc trưng (kiến trúc thịnh hành ở châu Âu trong khoảng thế kỷ XVIII - XIX), đậm chất mỹ thuật cổ xưa.

(Ảnh: nguyenngoctung2401)

Hai bên nhà thờ là hai lầu chuông với một thập tự giá nằm giữa. Khi bước vào trong, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy dây kéo chuông báo lễ. Nếu đến đúng thời điểm, bạn sẽ được chứng kiến cảnh kéo dây và tiếng chuông nhà thờ ngân vang, tô điểm thêm cho vẻ trầm mặc, nghiêm trang của nhà thờ cổ.

(Ảnh: nguyenngoctung2401)

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nơi đây còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Trải qua hơn 120 năm tồn tại cùng năm tháng và những biến cố lịch sử, từng vách tường, viên gạch, khung cửa… của nhà thờ Mằng Lăng đều toát lên sắc màu của thời gian.

(Ảnh: dt_nguyen87)

(Ảnh: ngoc.vvu)

Nếu có dịp đến với Phú Yên, sau những chuyến phiêu lưu với nắng gió, biển cả, hay thư giãn với cỏ xanh hoa vàng, đừng quên dành một buổi để đến với nhà thờ Mằng Lăng, để ngược dòng về quá khứ, tận hưởng không khí nghiêm trang, trầm mặc đầy cổ kính nơi đây với những bức ảnh chụp siêu chất làm kỷ niệm.

(Ảnh: quanpm13)

(Ảnh: zhu_dh)

Ở mỗi góc chụp, nhà thờ Mằng Lăng lại hiện lên một vẻ đẹp khác nhau. (Ảnh: sulla.vu)

(Ảnh: vh.chiin)

Theo Cersie/VTC News

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 2, 2022, 10:57:31 PM6/2/22
to giaitri, alphonsefamily
Câu chuyện về Thầy Kẻ Giảng Anrê Phú Yên
Chúng tôi vừa nhận được email dưới đây từ Già Làng Vũ Sinh Hiên và xin được phản hồi như sau:

From: Hien Vu Sinh
Tớ đã đôi ba lần viếng Nhà thờ Mằng Lăng, uống bia với Cha sở. Sao không thấy tác giả nói về chứng tích tử đạo của "Người Chứng Thứ Nhất" - Thầy Kẻ Giảng Anre Phú Yên- ngay bên cạnh Nhà thờ.
VSH

1. Coi lại tư liệu trên mạng thì mới biết về "Người Chứng Thứ Nhất" là Thầy Kẻ Giảng Anrê Phú Yên:
ảnh.png
1/ Thầy Kẻ Giảng (thầy giảng truyền bá Phúc âm) Anrê Phú Yên, sinh năm 1625 ở bờ sông Cái Phú Yên, là người tiên khởi tử đạo miền Nam, nói riêng, và cũng đáng gọi là tiên khởi tử đạo Việt Nam, nói chung. Ông được xem là một trong những vị quan thầy của giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới.
ảnh.png
2/ Năm mười sáu tuổi, ông được chịu phép rửa tội do tay giáo sĩ Alexandre de Rhodes và có mẹ đỡ đầu là Quận chúa Maria Mađalêna Ngọc Liên, vợ Trấn thủ Trấn Biên Nguyễn Phúc Vinh. 
3/ Giữa 19 tuổi xuân, ông đổ máu cách anh dũng và thánh thiện để làm chứng cho chân lý và bảo vệ quyền thiêng liêng tự do tín ngưỡng. Khi đưa ra công đường, quan viên sở tại nhiều lần khuyên ông bỏ đạo để bảo toàn tính mạng, tuy nhiên ông đã từ chối, cương quyết xưng mình là Kitô hữu và là thầy giảng, và sẵn sàng hy sinh mạng sống để trung thành với Chúa Kitô. Ông bị án chém đầu vào ngày 26/7/1644
ảnh.png
4/ Câu chuyện tử đạo này đã được lấy lời khai của 23 thương gia và thủy thủ Bồ Đào Nha đã chứng kiến hoặc nghe biết cuộc tử đạo để gửi hồ sơ về La Mã xin phong thánh. Người đời đã viết sách ca tụng bằng nhiều thứ tiếng, xuất bản ở nhiều thủ đô lớn trên thế giới, làm vẻ vang chung cho cả dân tộc trên lãnh vực tinh thần, đạo đức và dũng cảm. Xem chi tiết tại: https://dongten.net/2014/03/08/nguoi-chung-thu-nhat-loi-noi-dau/
ảnh.png
2. Về thắc mắc của Già Làng: đã uống bia với...😁 mà sao không thấy tác giả nói về chứng tích tử đạo của...?
Chúng tôi khâm phục về kiến thức uyên bác và mối quan hệ rộng của Già, xin mạn phép giải thích theo kiểu suy diễn như sau:
1/ Đây là báo Doanh nghiệp Việt Nam, là báo đời chứ không phải báo đạo. Do vậy họ chỉ chú trọng đăng những gì thuộc sở thích giải trí hay sự tìm hiểu kiến thức của đọc giả nói chung hoặc là các sự kiện giật gân thu hút khác. Ở đây là nói về nhà thờ Mằng Lăng, là chứng nhân lịch sử mang màu sắc tôn giáo, đậm chất mỹ thuật cổ xưa.... Nơi này vẫn đang giữ cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt. Đây là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Linh mục Đắc Lộ (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) - người khai đã sinh ra chữ quốc ngữ ở Việt Nam
2/ Câu chuyện về sự tử đạo của Thầy Kẻ Giảng Anrê Phú Yên tuy chấn động toàn cầu nhưng chỉ được sự quan tâm của giới Công giáo và các nước phương Tây theo đạo Công giáo có đi truyền bá Phúc âm ở vào thời kỳ đó. Còn phần lớn dân VN, kể cả 1 số người theo đạo Công giáo đến nay, trong đó có chúng tôi, vẫn chưa biết đến 😂
3/ Đền Thánh Anrê Phú Yên là 1 công trình mới xây nên không phải là di tích lịch sử đáng quan tâm
ảnh.png
Chứng tích tử đạo đáng chú ý của Thầy nếu không nhầm thì chỉ có bức tượng dưới đây
ảnh.png

Cả tại nhà thờ Mằng Lăng và Đền Thánh Anrê Phú Yên đều không có mộ thật của Thầy. Bởi vì theo lịch sử, thi hài của Anrê Phú Yên được linh mục Alexandre de Rhodes mang đến Macau và được an táng tại nhà thờ Thánh Phaolô ở đó. Riêng thủ cấp của ông thì được linh mục Alexandre de Rhodes mang theo bên mình cho đến khi được cất giữ tại nhà Bề trên Tổng quyền Dòng Tên ở Rôma.
Có thể vì thế mà nhiều người chưa được biết đến. Tuy nhiên tại nhà thờ Mằng Lăng, ngoài cuốn sách quý của giáo sĩ Alexandre de Rhodes được trưng bày dưới một khu hầm nhỏ trước sân nhà thờ. Khu hầm được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều chứng tích  và điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anrê Phú Yên.
Hy vọng qua cách đặt vấn đề của Già Làng, phương tiện thông tin và dân chúng sẽ chú ý hơn về câu chuyện này 😃
MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages