Nhận định về những cuộc phỏng vấn liên quan đến Sách lễ Roma & Sách Các Bài Đọc | Nguyễn Tuấn Hoan

97 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Apr 23, 2024, 12:02:13 AMApr 23
to alphonsefamily
Nguyen Tuan Hoan:
Chào BBT Alphonse Family
Cám ơn đã thường xuyên gửi tin tức Giáo Hội, xin được đóng góp một bài viết đã lâu, nhưng mới đây nghe nói HĐGM đã phê chuẩn sách Ngôn sứ của UB KT, như vậy chỉ còn sách Giáo Huấn nữa là đủ bộ KT do UB KT dịch (?). Đây là cái phao cứu hộ cho UBPT luôn lấy lý do là sách chưa được in vì Toà thánh bắt phải lấy từ KT của HĐGM, đây chỉ là cái cớ, vì từ hơn 20 năm đã nói rồi. Tôi đã nói rõ trong bài viết của mình. Xin kính gửi BBT. (xin gửi cả hai file)

NHẬN ĐỊNH VỀ NHỮNG CUỘC PHỎNG VẤN LIÊN QUAN ĐẾN SÁCH LỄ RÔMA VÀ SÁCH CÁC BÀI ĐỌC

I. Cuộc phỏng vấn của Vatican News với Uỷ Ban Phụng Tự Ngày 29/11/2023 trên một số trang mạng có đăng cuộc phỏng vấn của đài Vatican News với Uỷ ban Phụng tự HĐGMVN gồm Đức cha Chủ tịch Em-ma-nu-en Nguyễn Hồng
Sơn, Đức cha Phê-rô Kiều Công Tùng và cha Đào Nguyên Vũ.

Nội dung cuộc phỏng vấn đề cập đến bản dịch Sách Lễ Rô-ma và bộ Sách Bài Đọc trong Thánh Lễ. Đường link tham khảo :
https://www.youtube.com/watch?v=qiiJijh0xUY
Đây là vấn đề lớn của Giáo Hội Việt Nam, thẩm quyền thuộc về hàng Giám mục. Người giáo dân chỉ biết đón nhận trong thân phận những người con, mong chờ các mục tử phân phát lương thực. Nhưng suốt hơn nửa thế kỷ, người giáo dân vẫn phải miễn cưỡng dùng thứ lương thực “tạm dùng”. Đó là bộ Sách
Bài Đọc (có tên SÁCH LỄ) phát hành cuốn đầu tiên Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh vào năm 1969, và trong lời nói đầu trang 5 có ghi rõ : Uỷ ban đã xin Toà Thánh cho phép “tạm dùng”. Sau đó là cuốn Sách Lễ Rôma ấn hành năm 1971. Bộ sách Bài Đọc 1969 gồm 5 cuốn, vì thời gian có hạn, chỉ trong vòng 3-4 năm, nên không thể tránh khỏi nhiều sai lỗi, không kể những lỗi về in ấn sắp chữ. Tuy nhiên công trình đó cũng đã đáp ứng nhu cầu cho dân Chúa cách hữu hiệu, công lao của Uỷ ban Phượng tự thời đó rất đáng được trân trọng. Biến cố 30/4/1975 khiến cho dự tính hiệu đính lại bộ sách Bài Đọc không thực hiện được, và bộ sách đó được tiếp tục sử dụng. Sau hơn 10 năm, khoảng giữa
thập niên 1980, Uỷ ban Phụng Tự, do Đức cha Bartolomeo

2

Nguyễn Sơn Lâm làm chủ tịch. Nhờ sự điều hành khôn ngoan, ngài đã tập trung được nhiều thành viên trong và ngoài giáo phận Sàigòn tham gia công việc chung và kết quả là dân Chúa có cuốn Sách Lễ Rô-ma 1992. Trong đó có phần đóng góp rất lớn của Nhóm PD/CGKPV. Từ năm 2004 Đức cha Phê-rô Trần Đình Tứ được chỉ định làm chủ tịch UBPT, “triều đại” này kéo dài 12
năm, tức là cho đến năm 2016. Có thể coi đây là một mùa đông của UBPT.
Chuyện Sách Bài Đọc và Sách Lễ Rô-ma như một chuyện dài nhiều tập, thỉnh thoảng lại có một vị gióng tiếng rằng sách sắp được in, nhưng thực tế các mục tử vẫn “tạm dùng” bộ sách “dùng tạm” để làm lương thực cho dân Chúa, dù biết bản dịch đó còn nhiều khuyết điểm. Xin đọc bài “Mục tử nuôi chiên bằng
lương thực nào ?” theo đường link:
https://ktcgkpv.org/articles/get-article?id=302
Nội dung cuộc phỏng vấn ngày 29-11-2023 chỉ là những
câu trả lời chung chung, không có gì đáng để ý. Những lý chứng đưa ra cách gượng ép, không thuyết phục. Chẳng hạn khi nói rằng bộ sách Bài Đọc và Sách Lễ Rô-ma đã được Toà Thánh phê chuẩn, lẽ ra đã in vào Mùa Vọng 2017, nhưng vì có văn thư Toà Thánh là các bài đọc Kinh Thánh dùng trong Phụng Vụ phải được lấy từ Bản dịch Kinh Thánh chính thức của Hội đồng Giám mục,
mà Bản dịch này chưa có, nên phải ngưng lại việc in ấn. Lý do này chỉ là để chữa cháy thôi. Vì đâu phải UB Phụng tự không biết chuyện này. Xin đưa ra một bằng chứng là vào năm 2006, trong một bài phỏng vấn của VietCatholic, cha Kim Long đã trả lời cha giám đốc Trần Công Nghị khi ngài hỏi cha về Sách Lễ Rô-ma và Sách Bài Đọc:

3

10/ Cha Công Nghị: Vừa rồi, Cha có nói qua về những cuốn sách
dịch về các Bài Đọc, tức là một phần Thánh Kinh đã dịch rồi. Câu hỏi này
hơi quá xa nhưng mà chúng con cũng muốn biết là Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam có một dự trù khi nào hay là đã làm việc như thế nào hay là Giáo
Hội Việt Nam có một cuốn Thánh Kinh gồm cả Cựu Ước và Tân Ước mà
HĐGM Việt Nam chính thức phê chuẩn không? HĐGM cũng như là Ủy Ban
Phụng Tự có một đề án gì hay không thưa Cha?
Cha Kim Long: Theo nguyên tắc của Phụng Vụ thì phải hoàn chỉnh
lại bản dịch Thánh Kinh trước rồi mới trích lại thành những cuốn sách Bài
Đọc, nhưng mà chúng ta thì vì nhu cầu Phụng Vụ mà chúng ta phải làm
ngược lại, chúng ta có một bản dịch đáp ứng những bài đọc trong Thánh Lễ
trước rồi sau đó chúng ta mới hoàn chỉnh lại Bộ Thánh Kinh thì đó là ý
muốn của HĐGM như vậy. Trong quá trình thực hiện thì cũng còn có những
khó khăn của nó, thôi thì phải khởi sự từ đầu thì cũng phải chấp nhận thôi.
Chứ làm thế nào khác được. (Trích trong đường link dưới đây :
https://www.vietcatholic.net/News/Html/34017.htm )
Trong cuộc phỏng vấn lần này, những câu trả lời của ba vị cũng chỉ lặp đi lặp lại những ý giống nhau, không có gì mới cả, có thể tóm tắt những ý chính như sau :
1. Các vị đồng thanh khen Đức cha Phê-rô Trần Đình Tứ “dày công” trong công việc “dịch” sách Phụng Vụ (thực tế thì chẳng có gì đáng kể, bằng chứng là sau mấy chục năm vẫn chưa có bộ sách nào ra hồn, mọi thứ đều dang dở vá víu ; hãy so sánh hiệu quả làm việc của UB Phượng Tự thời Đức cha Giuse Phạm văn Thiên, chỉ sau Công Đồng 4-5 năm đã hoàn thành cả Sách Lễ Rô-ma
(1971) và toàn bộ Bài Đọc 5 cuốn, mà thời đó chưa có bản dịch nào để tham khảo, cũng chưa có những phương tiện kỹ thuật in ấn như ngày nay ).

4

2. Cứ mỗi lần UBPT sắp in sách thì lại có văn thư Toà
Thánh nên phải đình lại (2017 và 2021)! (thật là trùng
hợp, những văn thư như là cái phao cứu hộ của UBPT).
3. Theo lời cha Vũ thì năm 2021 cũng chuẩn bị in thì lại
có một hướng dẫn mới của toà thánh, theo sắc lệnh đó
(hình như cha không phân biệt văn thư và sắc lệnh) thì :
a) phải điều chỉnh theo Giáo Luật 838 ? Xem trong GL
thì điều 838 từ §1 đến §4, nội dung chỉ nói đến việc
điều hành phụng vụ, việc xuất bản sách phụng vụ, việc
phê chuẩn sách phụng vụ và các quy tắc phụng vụ
v.v… chứ không hề nói đến chuyện Bài đọc trong
Phụng vụ phải lấy từ bản Kinh Thánh chính thức của
HĐGM. Vả lại điều này đâu phải bây giờ mới có, vì cha
Kim Long đã từng nói từ năm 2006 trong bài phỏng
vấn của VietCatholic tôi đã dẫn chứng ở trên. b) bản
văn phải giúp dân Chúa cảm nhận sâu sắc Lời Chúa.
Điều này là dĩ nhiên rồi. Thật ra, dù là Huấn thị, Tông
thư hay Tự sắc nào thì cũng lấy từ tinh thần của Hiến
Chế Phụng Vụ Thánh và Hiến Chế Mặc Khải của Công
Đồng Va-ti-ca-nô II từ 60 năm trước mà thôi, chứ
không thêm thắt điều gì và mục đích chỉ là nhắc nhở
chứ không phải là những yếu tố làm cản trở tiến trình
dịch thuật, hay in ấn.
4. Khi có ai muốn biết thời gian chờ cụ thể là bao lâu, thì
các vị cũng trả lời liều để giữ thể diện, cũng năm 2006,
cha Kim Long đã trả lời cha Trần Công Nghị như sau :
4/ Cha Công Nghị: Cha nói là Cha chưa biết thời gian nào nhưng
Cha có thể cho biết thí dụ 6 tháng, một năm hay một năm rưỡi để có
kỳ vọng ra một cuốn sách lễ như vậy không?

5

Cha Kim Long: Chúng tôi cố gắng là trong một năm là có thể ra
được sách lễ Roma, sau đó một năm nữa chúng tôi sẽ cho ra 4 cuốn
sách Bài Đọc: Mùa Vọng & Giáng Sinh, Mùa Chay& Phục Sinh,
Thường Niên 1 và Thường Niên 2.
Đến nay gần 20 năm, cha cố Trần Công Nghị cũng đã về
với Chúa mà vẫn chẳng thấy cuốn nào được ra mắt. Các đấng nhà
ta học ở đâu kiểu hứa liều như vậy, thấy quen quen ! Cho nên
dân Chúa cứ kiên nhẫn chờ đợi, và hãy tin lời cha Vũ nói ở cuối
cuộc phỏng vấn là các mục tử của chúng ta đang đi đúng đường,
đúng hướng và chúng ta hãy chờ “thời điểm ấy” ! (thời điểm ấy
bao giờ đến thì không ai biết, có thể cuối thế kỷ 21 chăng ?)
Để thấy các vị khi ra nước ngoài đã trả lời cho anh chị em
giáo dân như thế nào, xin xem lại theo đường link này:
https://hailinhquehuong.com/sach-bai-doc-trong-thanh-le_a3238
Vậy lý do nào phải ngưng lại kế hoạch in sách năm 2017.
Là một giáo dân, trong tư cách cá nhân tôi xin mạn phép
nhận định về cuộc phỏng vấn ngày 29/11 với một vài chi tiết mà
tôi mãi mãi ghi nhớ suốt 5,6 năm nay.
Vào khoảng tháng 11 năm 2017, một cha mà tôi quen biết
từ trước nhờ tôi giúp ngài một việc, ngài trao cho tôi một tập giấy
khổ A4 khoảng 130 trang photocopy và nói nhờ tôi kiểm
morasse, đó là một phần trong Sách Bài Đọc do một cha ở một
giáo phận khác nhờ ngài, nhưng do bận nhiều công việc nên nhờ
tôi vì biết tôi khá quen thuộc với công việc này (xin nói thêm từ
những năm 1988-1991, Đức ông Gioan-Maria Trần Văn Hiến
Minh đã đưa tôi vào làm công việc kiểm morasse trong UBPT).
Cha còn dặn tôi đọc kỹ hai lá thư kèm theo để làm cho đúng yêu
cầu. Tôi nhận lời ngài và mở hai lá thư ấy đọc.

6

Lá thư thứ nhất là của Đức cha Phê-rô Nguyễn Khảm gửi
cho các Giám mục, trong đó ngài cho biết Đức Khâm sứ
Leopoldo Girelli báo tin vui là Toà Thánh đã phê chuẩn Sách Lễ
Rô-ma và Sách Bài Đọc, và xin HĐGM sớm tiến hành việc in ấn
để đáp ứng nhu cầu dân Chúa.
Lá thư thứ hai là của Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng
Sơn, chủ tịch UBPT gửi các Giám mục 26 Giáo phận. Nội dung
có các điểm chính là:

a) Ngài muốn kiểm tra lại toàn bộ Sách Lễ và Sách
Bài Đọc một lần cuối trước khi in. Để thực hiện
việc này, ngài nhờ các Giáo phận cộng tác, vì tổng
số trang của Sách Lễ Rô-ma và bộ sách Bài Đọc lên
tới gần 4000 trang, nhân sự của UB không thể đọc
hết.
b) Người đọc lại bản văn phải tuân thủ một số điểm
như khoanh tròn, đánh dấu từ sai lỗi rồi viết từ đúng
ở lề ngay dòng có từ sai ; dùng bút “highlight color”
tô những câu cần đề nghị dịch lại...Tránh không sửa
đè lên câu trong bản văn v.v..
c) Hạn chót phải gửi lại là Chúa Nhật thứ 2 Mùa
Vọng năm 2017 (điểm này tôi không nhớ chính xác
!)
Qua việc này tôi rất kính phục tính cẩn thận và phương
pháp làm việc khôn ngoan của Đức cha Em-ma-nu-en. Nếu ngài
chủ quan thì cứ tiến hành việc in ấn, khi đã được toà thánh phê
chuẩn. Việc chia cho các Giáo phận xem lại bản dịch một lần
trước khi in, nói lên trách nhiệm chung và sự đóng góp của toàn
thể GHVN.

7

Khi đọc lại những bản văn tôi đã nhận thấy, ngoài những
lỗi chính tả, thì điều khiến tôi ngạc nhiên là bản văn giống với
bản văn Sách Bài Đọc của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, tôi rà
soát thật kỹ thì thấy nhiều dấu vết là “chép lại” từ sách của
Nhóm. Xin nêu vài thí dụ: 1) ở đầu mỗi bài đọc luôn luôn có một
câu lấy từ trong bài, có thể coi như một câu dẫn ý chính của bài
đọc, được in nghiêng bằng font chữ nhỏ hơn, tôi phát hiện một số
bài đọc bỏ sót câu này mà chỉ sửa trong bài nên cùng một câu KT
mà câu tóm ý ở đầu khác với câu trong bài! Điều này giải thích
thế nào ? 2) các tên riêng trong Kinh Thánh được Nhóm CGKPV
phiên âm ra tiếng Việt, còn UBPT thì Phiên âm theo La-tinh.
Nhưng tôi phát hiện một số bản văn sửa bị sót vài chỗ ; thí dụ
trong bài có 5 từ Gióp thì 4 chỗ được sửa là Job, còn chỗ thứ 5
quên sửa, nên vẫn là chữ Gióp. Còn nhiều lắm nhưng chỉ đưa ra
vài trường hợp làm thí dụ. Dân gian gọi đó là giấu đầu hở đuôi.
Cha T.H.T., hiện đang nghỉ dưỡng tại một giáo xứ, cho tôi biết
rằng UBPT đã lấy bản văn của Nhóm CGKPV rồi sửa cho khác
đi, cha quả quyết rằng cha biết rõ chuyện ấy. Ngài nói với tôi
mấy lần về chuyện đó, mà một lần có cả cha Q. cùng đi với tôi
đến thăm ngài.
Tôi đem chuyện này nói với một người giáo dân trẻ đang
dạy đại học, môn Công Nghệ thông tin. Sau khi dùng chương
trình so sánh bản văn https://text-compare.com/ đã xác nhận phần
trăm việc chép lại, đây chỉ là chương trình đơn giản, đối với
những tác phẩm lớn thì phải dùng chương trình phức tạp hơn ;
người này gửi thư cho Đức cha Emmanuel trình bày việc này.
Sau khi trao đổi qua email vài ba lần, Đức cha đã có buổi làm
việc với một số thành viên UBPT và quyết định ngưng lại việc in
ấn. Ngài cho biết khi đích thân hỏi lại ‘họ’ thì đúng là có việc

8

chép lại này, và ‘họ’ giải thích rằng vì muốn có bản văn đầy đủ
để gửi qua Rô-ma cho kịp thời gian, nên “chép lại” bản văn của
CGKPV. Dự tính sau khi được Toà Thánh phê chuẩn, sẽ đem về
rút ra những phần “mượn tạm” để thay vào sau ! Còn lấy ở đâu
để thay thì chỉ có những chuyên viên làm công việc đó biết thôi !
Nhưng khổ nỗi Toà Thánh ngâm lâu quá, mà năm 2016 ngài chủ
tịch Phê-rô Trần Đình Tứ về hưu mất rồi. Lại nữa khi nhận được
bản văn được phê chuẩn thì mừng quá nên các Đấng đã quên
những gì đã mượn của người ta. Chuyện là thế, còn các đấng giải
thích theo chiều hướng nào là quyền của các đấng. Vì mấy ai biết
được những lắt léo trong chuyện này. Ngoài ra, một nữ tu chuyên
trách việc in ấn đã ngạc nhiên không biết vì lý do gì mà lại có
lệnh ngưng đột ngột, trong khi chị đã đặt mua giấy để sẵn sàng
in.
Những email qua lại giữa anh thanh niên ngành Công nghệ
Thông tin với Đức cha Em-ma-nu-en, liên quan đến chuyện sách
Bài Đọc và Sách Lễ tôi vẫn còn lưu giữ, đó là chuyện riêng tư
của Đức cha tôi không tiện đưa ra ở đây. Ai muốn xác minh thì
cứ hỏi Đức cha, chắc chắn ngài còn nhớ đấy!

II. Cuộc phỏng vấn Đức cha Phê-rô Trần Đình Tứ
https://www.youtube.com/watch?v=nj6BZxqoTZw&t=1078s
Ngày 2-1-2024, lại có cuộc phỏng vấn Đức cha Phê-rô Trần
Đình Tứ nhân dịp kỷ niệm 25 năm Giám mục, nội dung cuộc
phỏng vấn không có gì đặc biệt, chỉ có từ phút 15-18, Đức cha
Tứ đề cập đến Sách Lễ Rô-ma. Trước tiên ngài cho biết bản dịch
1971 được thực hiện bởi UBPT do Đức cha Giu-se Phạm Văn
Thiên làm chủ tịch, đã xin toà thánh cho phép “tạm dùng”. Sau
đó ngài nói đến bản dịch 1992, ngài nhấn mạnh rằng bản này tuy
mang danh nghĩa là “do UBPT trực thuộc HĐGM nhưng hầu hết

9

là lấy lại y nguyên bản dịch của CGKPV.” Đây là lần đầu tiên
một Giám mục công nhận Sách Lễ Rô-ma 1992 vẫn còn đang
dùng sau hơn 30 năm là công trình của Nhóm PD/CGKPV
(không biết có phải vì trước đó vài ngày, cha Tổng Đại Diện đã
nói đến điều này cách rõ ràng trong bài giảng lễ an táng cha
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ngày 29-12-2023, tại nhà thờ Phan-xi-
cô Đa-kao hay không ?) và Đức cha Tứ nhấn mạnh cả hai bản
dịch đều không trung thực với bản La-tinh và cũng chỉ được
“dùng tạm” thôi !
Như lời Đức cha Tứ thì bản dịch Sách Lễ Ro-ma 1992 hầu
hết là lấy lại y nguyên bản dịch của CGKPV, vậy tại sao lại phải
làm việc chung với nhau suốt mấy năm làm gì. Tôi còn nhớ
ngoài những buổi làm việc ở Toà Tổng Giám Mục Sàigòn, mỗi
năm còn những khoá làm chung 3 tuần lễ ở Đà Lạt (khi thì ở
chủng viện Minh Hoà, khi thì ở dòng Don Bosco) lúc đó tôi ở
trong tổ kiểm morasse, bản văn của Nhóm được sửa nhiều chứ có
phải lấy lại y nguyên đâu. Lúc đó tôi nhận thấy tinh thần làm việc
của các đấng rất hoà đồng vui vẻ, thậm chí tôi cũng chẳng phân
biệt được cha nào thuộc Nhóm CGKPV, cha nào là thành viên
của UBPT, vì tôi thấy cha nào cũng đáng kính đáng trọng. Chỉ
những năm sau này mới nảy sinh những bất đồng kéo dài vô tận,
chỉ vì những ích kỷ nhỏ nhoi của những cá nhân mang nặng tham
sân si.
Ở phút 15-16 Đức cha khẳng định rằng bản dịch 1992
không trung thực với bản La-tinh, chưa đáp ứng với tiêu chuẩn
của toà thánh ! Thế ra suốt mấy chục năm qua, các mục tử cử
hành thánh lễ chỉ đọc những lời kinh, lời nguyện dịch không
trung thực, không đúng tiêu chuẩn của toà thánh ! Và cũng hết
hạn dùng tạm! Vậy có nghĩa là bao năm qua các mục tử đã nuôi

10

đoàn chiên bằng những lương thực “quá date”. Đáng buồn thay
cho thân phận của người giáo dân Việt Nam ! Suốt hơn nửa thế
kỷ (59 năm) kể từ khi Công Đồng Vatican II bế mạc (8-12-1965),
lẽ ra được hưởng những thành quả của công cuộc canh tân Phụng
Vụ, để có thể phát huy đời sống Ki-tô giáo một cách tốt đẹp, nhờ
đón nhận được dồi dào những ân sủng trong Phụng Vụ. Cụ thể là
nhờ được nuôi dưỡng bằng một lương thực thánh thiêng là các
bản văn cũng như những nghi thức diễn tả các thực tại thánh một
cách linh động như Hiến Chế Phụng Vụ Thánh đã viết. Nhưng
tiếc thay các mục tử đã và vẫn chỉ nuôi chiên bằng thứ lương
thực tạm dùng, hết date. Các ngài chỉ trau chuốt cho bản thân,
khoe khoang bằng cấp, tổ chức lễ lạt, xây cất cho nhiều công
trình. Các ngài lấy đủ lý do để bào chữa cho sự thất bại của mình,
đúng hơn là thiếu trách nhiệm. Nhưng khi có ai phỏng vấn thì
vẫn trả lời trơn tru, vì vậy được Thánh Bộ Phụng Tự Kỷ Luật và
Bí Tích khen là kiên nhẫn !
Và nếu đã công nhận Sách Lễ 1992 hoàn toàn của
CGKPV, thì suốt 30 năm nay cả Giáo Hội VN đã sử dụng sản
phẩm này, cho dù là dùng tạm, thì sự đóng góp của Nhóm
CGKPV cũng đáng kể đấy. Chưa kể đến Kinh Thần Vụ mà toàn
thể Giáo Hội VN vẫn đang sử dụng. Nếu không có bản Sách Lễ
1992 này thì dùng bản nào? Cuốn Sách Lễ 1992 dày 1072 trang.
Đến năm 2005 UBPT bắt thay phần “nghi thức có giáo dân tham
dự” chỉ có 204 trang, trong đó sửa được vài ba câu chữ. (Một
cuốn Sách Lễ chắp vá như vậy chỉ có ở Giáo Hội VN. Rất nhiều
cha đến nhờ tôi tháo cuốn Sách Lễ 1992 bỏ từ trang 420-594, rồi
khâu cuốn mới vào, cha nào cũng bất bình về sự chắp vá này,
nếu không vá vào thì phải dùng hai cuốn còn khổ hơn !)*
Ở phút 17 Đức cha nói đến bản dịch Sách Lễ và Sách Bài
Đọc sau 14 năm mới được toà thánh phê chuẩn! rồi khi sẵn sàng

11

để in thì ngài về hưu ? Rồi sau đó UBPT kế nhiệm duyệt lại ! rồi
lại gửi toà thánh xin ý kiến !... Lời giải thích rất ziczắc khó hiểu :
Đã được phê chuẩn thì cứ in thôi, chuyện ngài về hưu thì có ảnh
hưởng gì tới việc in ấn. Ở đây có một điều khó hiểu là Đức cha
Tứ về hưu năm 2016, thế mà chính ngài cho biết bản dịch Sách
Lễ được toà thánh phê chuẩn 25-3-2017, nghĩa là ngài về hưu
trước ngày bản dịch được phê chuẩn ! Xem ra khái niệm thời
gian có vấn đề ??? Hơn nữa, một khi bản văn đã được phê chuẩn,
nếu có duyệt lại thì chỉ để cho yên tâm thôi chứ sao lại phải gửi
toà thánh xin ý kiến ? Trong một email gửi cho người thanh niên
công nghệ thông tin, Đức cha Emmanuen viết : “Các thành viên
của Ủy ban Phụng Tự trong các nhiệm kỳ trước đây đã hoàn tất toàn
bộ bản dịch sách lễ và sách các bài đọc, và thú thật, tôi cũng chưa
đọc kỹ phần bản dịch Kinh Thánh.” Chứng tỏ ngài tin rằng bản
dịch được phê chuẩn thì không cần duyệt lại, nhưng ngài cẩn
thận nhờ các giáo phận đọc qua một lần cuối trước khi in. Đức
cha Tứ không biết những lắt léo trong chuyện này nên trả lời cho
xong ! Điều này rất khó hiểu hay đúng ra là vấn đề này khó nói
cho rõ được. Chỉ người trong cuộc mới hiểu thôi! Cuối cùng thì
Đức cha cũng nói như cha Đào Nguyên Vũ là “thôi thì chúng ta
hãy chờ !” (hãy đợi đấy!)
Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với ai thân quen, hiểu
vấn đề, muốn biết thêm những gì liên quan đến chuyện Sách Lễ
và Sách Bài Đọc và cũng muốn nói thêm một điều là : dù các
đấng bản quyền trong Giáo Hội có giải thích cách nào đi nữa,
hoặc không muốn tin điều tôi nói, thì kết quả cũng vậy thôi,
nghĩa là suốt 59 năm sau Công Đồng, hoàn cảnh xã hội tuy có
những khó khăn, nhưng Giáo Hội Việt Nam không thiếu tài
năng, từ các chủng viện đến các nhà dòng, vậy mà các mục tử có
trách nhiệm trong lãnh vực Kinh Thánh và Phụng Vụ, vẫn cứ
thản nhiên phục vụ dân Chúa bằng những bản văn mà chính các
ngài đánh giá là không trung thực và quá hạn sử dụng. Loay

12

hoay mấy chục năm mà chẳng đi đến đâu chỉ vì người đứng đầu
không có khả năng quy tụ và điều hành. Chỉ tội nghiệp cho dân
Chúa, bị dẫn dắt bởi những mục tử chỉ biết chăm lo cho bản thân
bằng những lễ lạt, bằng những cuộc xông hương cho nhau !
An Lạc, những ngày đầu năm 2024
Nguyễn Tuấn Hoan
prho...@gmail.com

__________________
* Nói về cuốn Sách Lễ Rô-ma chắp vá tôi nghĩ đến một chuyện
ngoài lề, nhưng có liên quan đến bài Đọc trong Thánh lễ, xin phép kể lại
cho mọi người :
Hôm 29/12 trong thánh lễ an táng cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh,
trong phần Phụng vụ Lời Chúa có nghi thức rước Sách Tin Mừng, đây là
sản phẩm cuối cùng trong công trình phục vụ Lời Chúa của cha Pascal suốt
52 năm. Cha rất ao ước nhìn thấy quyển sách này, nên trước khi ngài qua
đời vài ba ngày, nhà in Đà-nẵng đã làm gấp mấy cuốn và đem theo khi vào
thăm ngài. Thấy cuốn sách ngài vui mừng ôm lấy, rồi sau đó cuốn Tin
Mừng được để cạnh cha cho đến lúc chết. Khi thầy sáu công bố Tin Mừng
thì những ai đã quen với bản văn của Các Giờ Kinh Phụng Vụ, đều ngạc
nhiên vì nội dung đúng là Tin Mừng Lc 12,35-40. Nhưng câu văn lủng củng
vụng về, thêm thắt những từ thừa thãi. Sao lạ thế ! Hỏi ra mới biết một vị có
thế giá đã in một bản văn khác, như một đứa con đẻ rơi rồi kín đáo kẹp vào
cuốn sách Tin Mừng và ra lệnh cho thầy sáu phải đọc theo mảnh giấy đó.
Tôi liên tưởng đến dụ ngôn cỏ lùng được Chúa Giê-su giải thích rằng, người
nông dân gieo giống tốt trong ruộng mình, nhưng khi mọi người đang ngủ
thì kẻ thù của ông đã lén lút gieo cỏ lùng vào lúa tốt (x. Mt 13,24-28). Hành
động tráo đổi bản văn Tin Mừng của ai đó, thật đáng buồn. Vì vừa không
tôn trọng người đã chết, vừa không xứng đáng với sự thánh thiêng của
phụng vụ. Nếu một giáo dân nào làm thế chắc chắn sẽ bị giũa te tua, vì dám
coi phụng vụ như trò đùa, dám qua mặt các đấng bản quyền. Khi thầy sáu
bưng Sách Tin Mừng cho chủ tế là Đức Tổng Giu-se hôn, việc hôn kính,
cũng như việc xông hương trước đó, để bày tỏ lòng tôn kính Lời Chúa, thế
mà đằng sau việc tôn kính, lại xen vào một việc mờ ám, tráo đổi thiếu lành
mạnh như vậy. Đáng buồn !
Để so sánh xin mở video theo đuòng link: ở phút 1:29:00
https://www.youtube.com/watch?v=Gc8OSHD_0ro
và đây là bản dịch của CGKPV:
35 “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn o .
36 Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về p , để khi chủ
vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. 37 Khi chủ về mà thấy những
đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật
anh em : Chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng
người mà phục vụ. 38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về,
mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. 39o Anh
em hãy biết điều này : Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến,
hẳn ông đã không để nó khoét vách q nhà mình đâu. 40 Anh em
cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì
Con Người sẽ đến.” (Lc 12,35-40)

nhận định những cuộc phỏng vấn.docx
nhận định những cuộc phỏng vấn.pdf
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages