Tập sách "Dẫu vậy thì vẫn tin" của cha Joseph MoingT S.J. - Từ đức tin đến các giáo điều trong GH | CGVN

9 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 11, 2024, 1:31:27 AMJun 11
to alphonsefamily
CHUYỆN VỀ TẬP SÁCH “DẪU VẬY THÌ VẪN CỨ TIN” CỦA CHA JOSEPH MOINGT S.J. NGÀY THỨ HAI (TT) - TỪ ĐỨC TIN VÀO CHÚA KITÔ ĐẾN CÁC GIÁO ĐIỀU TRONG GIÁO HỘI …
image.png

Người ta có cảm tưởng rằng Cựu Ước giới thiệu với chúng ta một vị Thiên Chúa (trong tư cách là thần của người Do thái) là một vị thần ghen tương, một vị thần ưa trả thù, trong khi đó Tân Ước lại trình bày Người như một vị thần của tình yêu…

Điều đó không sai…Nhưng chúng ta cũng tìm được rất nhiều diễn tả về Vị Thiên Chúa tình yêu trong Cựu Ước…Cũng thế, Tân Ước cũng vẫn giữ lại từ Cựu Ước chẳng hạn như đôi ba những dụ ngôn về thời phán xét hay những chỉ thị về lề luật…Cho nên luôn luôn có chuyện để mà giải thích đi giải thích lại…Tuy nhiên có một điều rất thật là chiều kích tròn đầy và vô tận của Thiên Chúa – Tình Yêu chỉ có thể được mạc khải qua việc tự hạ của Người nơi Đức Giêsu…Tôi không bảo rằng với một giáo lý khác về Thiên Chúa, bởi Đức Giêsu không có điều hành bất cứ một thứ trường học nào về Thiên Chúa cả. Thế nhưng có một điều gì đấy ở nơi Đức Giêsu; chính xác hơn là một điều gì đấy đã xảy đến với Thiên Chúa nơi Đức Giêsu : khi Người sinh ra, khi Người chết, khi Người sống lại, một điều gì đấy thực sự đã xảy ra nơi Thiên Chúa ! Có thể Người đã biến đổi…Người đã nối kết với lịch sử, và chính trong lịch sử mà tình yêu của Người đã xuất hiện, trong tương quan của Người với lich sử, trong thân xác Đức Giêsu : cái tính kể đi kể lại về Thiên Chúa nơi Đức Giêsu là nguồn của một sự liên tục làm mới và làm mới lại mà Sách Thánh quan tâm đến cách đặc biệt – Sách Thánh cũ cũng như mới – và Sách Thánh mới chứng minh cho Sách Thánh cũ…

 

Làm thế nào để có thể hiểu được một sự thay đổi như vậy?

Bàng cách ngày càng thấu hiểu hơn về điều mà người ta gọi là Mạc Khải, là Sách Thánh, hay Lời của Thiên Chúa…Không phải là một bài diễn thuyết, diễn văn Thiên Chúa đọc cho  tác giả thánh, và ông này chỉ việc ghi lại đúng những gì mình nghe đọc mà thôi…Suy nghĩ kiểu như thế sẽ đưa đến trào lưu chính thống. Thực ra thì Thiên Chúa linh hứng cho tác giả một hướng suy tư rất tâm đắc nào đó để có thể khai triển bài viết của chính ông với tâm não của chính ông và với những ngôn ngữ đặc thù của nền văn hóa ông đang sống. Và điều đó cho thấy là có rất nhiều những lời nói, những câu chữ cả trong Cựu Ước lẫn Tân Ước làm cho chúng ta khó chịu…Chúng ta không thể cầu nguyện được mỗi khi đầu óc vần vũ những câu chữ, những lời nói ấy…Cho nên khi Cựu và Tân Ước đề cập đến những hình phạt và sự trả thù…thì luôn luôn phải được giải thích lại cho thật rõ…

Chính cái tương quan giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa là “từ khóa” chúng ta phải kiếm để có thể có những giải thích thích đáng…Bởi chính Đức Giêsu vén màn – mạc khải – cho chúng ta biết Thiên Chúa như một Người Cha, và chúng ta dần dần học cho biết về Người Cha ấy bằng cách chiêm ngưỡng khuôn mặt của Chúa Cha được phản ảnh qua khuôn mặt của Đức Giêsu…Và xin được nhắc lại là Đức Giêsu không có những bài diễn thuyết về Thiên Chúa : thế nhưng chúng ta vẫn có được những lời giới thiệu rất ư là tuyệt vời Người nói về Chúa Cha trong Tin Mừng thánh sử Gioan chẳng hạn…Mỗi khi nói về Chúa Cha, người ta thấy như có một điều gì đấy đã xảy ra nơi Đức Giêsu tạo nên một âm vang hướng chúng ta về Chúa Cha, và chính với cái âm vang này mà tâm hồn chúng ta cảm nhận được về sự thật nơi Thiên Chúa…

 

Và cuối cùng thì điều gì giúp quyết định về đức tin? 

Rất khó nói…Tôi nghĩ rằng đức tin căn bản là một hành vi bày tỏ sự tin tưởng, và đây có vẻ cũng là những cách sử dụng cổ xưa nhất của động từ “tin” trong các ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy (theo các nghiên cứu của Émile Beneviste)…Tức là hành vi mà qua đấy chúng ta đặt để niềm tin tưởng của chúng ta nơi Thiên Chúa…Dĩ nhiên sự khác biệt nằm ở chỗ đứa trẻ thì nhìn thấy cha mình còn người tín hữu thì không nhìn thấy Thiên Chúa. Thế nhưng dù sao đi chăng nữa thì đứa trẻ cũng không hiển nhiên phải đặt sự tin tưởng của mình vào tất cả, và thường xuyên nơi cha của mình…Rồi sẽ đến một lúc nào đó nó sẽ không còn tin tưởng vào tất cả ! Và có thể là như thế mà đứa trẻ trưởng thành hơn lên, nó làm chủ chính mình…Đương nhiên là nó sẽ không đánh mất mối tương quan với cha, nhưng mối tương quan này đang chuyển biến dần…Đấy chắc chắn cũng là những gì xảy đến – và phải xảy đến - cho người tín hữu khi người ấy đạt đến tuổi trưởng thành…và sẽ có một sự lý luận nào đó được chiếu sáng cho thấy cần phải có một đức tin cũng được chiếu sáng một cách khác…Một người tín hữu đã đánh mất sự tin tưởng vào những lý lẽ để mà tin…cũng có nghĩa là anh ta rơi vào nguy cơ đánh mất đức tin của mình, bởi vì anh ta đã đặt để niềm tin tưởng cùa mình nơi các lý lẽ cũng như những chứng cớ thay vì hoàn toàn đặt tin  tưởng nơi chính Thiên Chúa; sự phản chứng mà khoa học dưa ra cho anh ta – nếu anh ta chấp nhận thử thách – sẽ giúp anh ta đặt để trong tương quan thực sự với Thiên Chúa, không phải cách mù quáng, nhưng là dịp để anh ta suy nghĩ về đức tin với tất cả những nguồn mà tâm trí anh có, và đấy là lúc anh ta đạt tới một đức tin hoàn toàn có trách nhiệm, anh ta sẽ đủ khả năng để đáp trả đức tin ấy, để chứng nhận cho đức tin của chính mình…

Con người thường hay tự đặt câu hỏi : Tôi là ai ? Vũ trụ là gì ? Con người là gì ? Đồng thời họ cũng thường hay đặt vấn đề : Thiên Chúa là Đấng nào ? Tuy nhiên những câu hỏi, những vấn đề được nêu lên ấy cũng không ngăn cản việc họ tin vào Thiên Chúa cũng như tin vào chính mình, tin vào người khác, và tin vào thế giới đến độ có thể trở nên rã rời, trong khi đó thì thế giới không ngừng đổi thay, tha nhân liên tục gây khốn khổ cho họ và “cái tôi - le je ” ở vai trò chủ động nơi họ sẽ sớm trở thành  “cái tôi – le moi” lệ thuộc hay bổ túc…trong những hóa thân đa diện…Đức tin là một bước nhảy bất ngờ từ phía bên trên chính mình, bên trên những người khác và cả bên trên thế giới, đồng thời đức tin cũng là một mối tương hợp rất hòa điệu với chính mình, với con người, với vũ trụ, và đức tin buộc phải chúng ta phải dứt điểm với tất cả những gắn bó của mình vào những thứ đó… đạt tới một điều gì đấy cao cả hơn chínhbản thân mình, đạt tới Đấng vô cùng và vượt trên tất cả, tới Đấng mà chúng ta tôn vinh là Thiên Chúa, mặc dù vẫn chưa biết  mình sẽ phải có thái độ như thế nào đứng trước danh xưng ấy ngoài chuyện danh xưng ấy tạo nên cho mình một niềm tin tuyệt đối…Sư nhận biết Thiên Chúa không ngừng buộc mình phải thay đổi để việc đi đôi lương tâm của con người, của  lịch sử và vũ trụ ngày một vững vàng hơn. Có vẻ như thời đại chùng ta đã và đang trên đường để đạt tới một sự chắc chắn hơn về phận số của nhân loại : một sự tiếp cận mới của Thiên Chúa  hình như vừa mới bắt đầu… 

Đức tin là hành động đi tới, tiến về phía trước, không ngừng lại và cũng chẳng nhìn về phía sau, là hành vi để bản thân mình bị cuốn hút vào một mức độ cuối của vô cùng vô tận mà chúng ta không biết gì hết ngoài cái lý do mình hiện hữu…Không còn là chuyện phó thác đời sống chúng ta vào tay các vị thần, nhưng là chuyện đứng ra chịu trách nhiệm về đời sống mình và tìm cho nó một mục đích – một mục đích vô cùng vô tận, và chính cái mục đích này buộc người ta lên đường và giữ người ta mãi mãi ở trên đường…Điều làm cho Đức Tin Kiô giáo khác với niềm tin ban đầu và mọi niềm tin tôn giáo khác, đấy là người Kitô hữu nhìn thấy Thiên Chúa qua một con người trong lịch sử của chúng ta : Đức Giêsu Kitô : điều ấy cũng buộc người con Chúa không tìm cách  tự tách rời mình ra khỏi trần gian và thời gian. Và đó cũng là điều buộc chúng ta để cho đức tin của mình đón nhận chứng cứ của sự thật lịch sử…

 

Nghĩa là Đức Tin không thoát khỏi trật tự của lý trí sao? 

Chính với lý trí của mình mà người tín hữu đến gần với Thiên Chúa, bởi anh ta phải phủ nhận sự hiển nhiên giả tạo cho rằng các vị thần có mặt khắp nơi để có thể đạt tới đức tin vào Vị Thiên  Chúa duy nhất – Socrate đã chứng minh điều ấy với cái giá của mạng sống mình…Tuy nhiên trước tiên tôi muốn trình bày đức tin như một hành vi chứng tỏ sự tin tưởng của mình…

Đức tin, thưa bạn, là hành vi  cùng Thiên Chúa tiến bước tay trong tay nhau… với sự tin tưởng, đức tin là hành vi bước đi trước mặt Người, dưới tầm mắt nhìn của Người – Kinh Thánh nói vậy – và đức tin là hành vi đi theo Đức  Giêsu, như Tin Mừng dạy…Người ta khởi đầu hành vi tiến bước, đi trước mặt, dưới tầm mắt nhìn…và đi theo ấy… như một đứa trẻ, với một đức tin thơ ấu – có thể nói là mù quáng nữa – bởi người ta để cho mình được dẫn đi mà không cần tìm hỏi xem nơi chốn người ta đến là nơi chốn nào, giống như Abraham trên đường đi đến nơi chốn xa xôi ấy – nơi chốn mà Thiên Chúa muốn cho các thế hệ con cháu ông định cư và phát triển…Thế nhưng người Kitô hữu sẽ không mãi mãi là một đứa trẻ, và sẽ đến một ngày nào đó niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa thay đổi, không mất đi, không giảm bớt, nhưng khác đi, bởi đã đạt đến lứa tuổi đức tin cần phải được bàn cãi, lý luận…Anh ta biết là anh ta không thể xin xỏ mọi sự nơi Thiên Chúa, đồng thời Thiên Chúa cũng không thể đòi hỏi mọi sự nơi anh ta : chẳng hạn Người không thể đòi Abraham phải sát tế cho Người cậu Issac con trai ông…Kinh Thánh đầy dẫy những câu chuyện tương tự như thế, bởi nội dung Kinh Thánh phần lớn là những sự kiện thuộc thể văn kể chuyện chứ không là những giáo huấn có tính lý thuyết…Kinh Thánh giúp cho biết cách để sống với Thiên Chúa, biết cách ăn ở sao cho phù hợp với Người…bằng việc kể lại những  cách thế Người ứng xử như thế nào với con người và Người yêu thích cách con người ứng xử với Người làm sao…

Thế rồi đến một ngày nào đó người tin hữu nhận ra rằng Kinh Thánh chỉ kể lại cho họ những câu chuyện…mà họ không cần phải tin, nhưng – qua các câu chuyện ấy -  Kinh Thánh đề cập đến một câu chuyện hết sức thật: đấy là câu chuyện giữa Thiên Chúa và bản thân mỗi chúng ta…Trong lịch sử, có những điều nhìn thấy được và những điều không thể nhìn thấy…Không nên chỉ tin vào điều nhìn thấy được, bởi chính điều không nhìn thấy được mới là sứ điệp của biến cố…Khi đã hiểu được như thế, người tín hữu đạt  đến một đức tin “có tính phê bình” nhưng trưởng thành… 

Và nhìn vào bản thân mỗi chúng ta, chúng ta có thật sự tin vào mình không, có thật sự tin rằng chúng ta hiện hữu không, có thực sự biết mình là ai không ? Rồi…tôi có nghĩ rằng tôi tốt lành, tôi chân thật, tôi có một giá trị, một tầm quan trọng không ? Tôi có một niềm tin nào đó nơi bản thân mình giúp cho tôi hiện hữu mà không đặt ra cho mình quá nhiều những vấn nạn về tôi, dựa trên kinh nghiệm của quá khứ và cảm thấy trước về một tương lai không mấy chắc chắn…mà tôi không muốn nghĩ tới !!! Tôi có thể kể lại câu chuyện đời tôi, nhưng sẽ không nói đến điều gì đấy đã hình thành nên tôi là tôi chứ không là ai khác, đồng thời tôi cũng không biết nơi tôi có điều gì là của tôi nơi chính tôi…đến độ tôi cho rằng mình đã được nhảo nặn bới không biết bao nhiêu con người cũng như không biết bao nhiêu là những biến cố ngẫu nhiên…Tôi nhận ra tôi qua cái nhìn của những người khác hơn là cái nhìn vào nơi sâu xa của chính mình…Cuối cùng thì tôi thấy là cần phải đặt để sự tin tưởng vào cuộc sống đã được dành cho tôi và không ngừng cuốn hút tôi về phía bên kia của giây phút hiện tại, không ngừng đế tách tôi ra khỏi quá khứ, nghĩa là tách tôi ra khỏi chính mình… để cho tôi có được sự may mắn là chính mình và  được hiện hữu trong một tương lai hoàn toàn mới mẻ…Và thế là đức tin vào Thiên Chúa chắc chắn đã hình thành nhờ một phần rất lớn vào nhu cầu phải tin rằng tôi là một phần nào đó của tuyệt đối và rằng tôi có một giá trị nào đó trong tầm nhìn của tha nhân khi họ chấp nhận tôi sống là vì họ…

Con người khi đó khám phá ra rằng mình như ở trong một sự huyền nhiệm. Và đức tin vào Thiên Chúa chính là sự siêu việt tuyệt đối của một sự siêu việt tương đối được tỏ hiện nơi bản thân tôi, bởi vì tôi không xuất thân từ chính mình nhưng từ một lịch sử và một thế giới…Với lịch sử và thế giới ấy tôi đã có mặt…Có mặt do một sự tình cớ thuần túy trong đó tôi cảm nhận một tình yêu thuần khiết…Vậy là tôi đang ở một trạm quá cảnh…mà không thể nói rằng tôi  đang hướng về điều gì…nếu không phải là tôi bị thôi miên bởi một ý chí yêu thương cho phép tôi sống như tất cả những gì đang sống…Người ta không thê thoát khỏi huyền nhiệm được đâu…Người ta có thể lý luận này/kia để mà phủ nhận Danh của Thiên Chúa trong huyền nhiệm…Thế nhưng có phải là chính chúng ta – những con người – chúng ta đã tạo ra cái Danh ấy không ? Hay  chẳng phải là chính Thiên Chúa đã mặc khải Danh Người nơi chúng ta với một sự vén màn không kìm nén được về ý nghĩa của vô cùng vô tận sao ? Cho nên không chỉ có cảm xúc về đức tin mà thôi đâu mà còn có cả sự cần thiết của tính dễ hiểu nữa, nghĩa là cần có một sự kiếm tìm về ý nghĩa…Chính cái nhu cầu này đã kéo đức tin ra khỏi lòng sùng đạo của các thời xa xưa – lòng sùng đạo đã thai sinh ra huyền thoại như một cố gắng để giải thích về thời gian và không gian của thủa ban đầu tạo dựng, để rồi cuối cùng đã biến sự cố gắng ấy thành triết lý nơi những người Hy Lạp; rồi cũng chính việc tìm cho ra cái ý nghĩa ấy đã giúp có thể nghe được Lời cũng như sự khôn ngoan của Thiên Chúa nơi người Do Thái, và đến lượt chính sự kiềm tìm cho ra cái ý nghĩa này đã hình thành nên nền thần học luận lý nơi những người Kitô hữu…Con người trong tư cách là Kiôt hữu đã trở nên một chủ thể trong tầm nhìn của một Vị Thiên Chúa được tôn vinh như Công Lý tối cao và Tình Yêu vô cùng vô tận…Niềm tin tưởng vào Thiên Chúa đã giúp cho người Kitô hữu dám đảm nhận trách nhiệm của chính mình, trách nhiệm cho phép con người của thời hiện đại có thể giải thoát chính mình khỏi tình trạng hạ thấp Thiên Chúa xuống ngang hàng với mình…để tiếp tục đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và có thể sống đức tin của mình trong sự tự do đích thật vốn là quà tặng của chính mình dành cho những người khác…

Dĩ nhiên khoảng cách giữa chúng ta với Thiên Chúa luôn được duy trì…để con người mãi là chính mình nhưng không có sự cách biệt với Thiên Chúa…hầu con người vươn cao hơn lên trong bản chất người của mình trong chiều kích hướng về Thiên Chúa : và như vậy thì đức tin Công giáo sẽ duy trì được khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người Giêsu mà vẫn diễn đạt được việc Đức Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa – cả trong khoảng cách lẫn duy nhất…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả:  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp (chuyển ngữ)
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages