Ý nghĩa của bức tranh The Great Flood (Cảnh trận Đại hồng thủy) (St). Fr: Hồng Phượng

37 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Mar 2, 2024, 11:42:49 PMMar 2
to alphonsefamily, giaitri
GÓC NHÌN
z5201147671229_d2dfcc51a961c92e2412ddf50c7f0d42.jpg
Hôm nay khi đã bắt đầu trưởng thành mới hiểu được ý nghĩa thực sự của bức tranh, nên thấy nó đẹp, chứ không phải bề nổi trần truồng của nó.
Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn!
Đàn ông chọn cha (gia đình)
Đàn bà chọn con
Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hy sinh cho con mình
Ngược lại người đàn ông có thể bỏ vợ bỏ con chứ không thể bỏ cha mẹ.
Một bức ảnh lột tả vẻ sơ khai bản năng ngàn đời.
Một đạo lý trên đời này, con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người:
- NGƯỜI SINH RA MÌNH
- NGƯỜI MÌNH SINH RA
Trên đời này ai cũng sẽ phải chết đi, cha mẹ già rồi cũng bỏ ta ra đi. Vậy sao người đàn ông lại chọn cứu cha mình mà bỏ rơi tính mạng con mình.
Vậy là sai hay đúng?
Còn người phụ nữ thà hy sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ.
Dù trong tình huống giữa mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn.
Còn người đàn ông, họ luôn nghĩ, không lấy được người này họ sẽ lấy người khác, và đứa con này mất đi, họ vẫn sẽ có đứa khác, nhưng cha mẹ thì không.
Họ không hiểu rằng tìm được người có thể bên họ suốt cả cuộc đời đã khó, mà để sinh ra 1 đứa trẻ còn khó hơn. Cha mẹ chỉ sống với chúng ta nửa cuộc đời, nhưng vợ con sẽ là người đi cùng ta cả cuộc đời.
Xã hội là vậy, phụ nữ cứ hy sinh, nhưng điều họ nhận lại càng cay đắng. Họ hy sinh cả tuổi thanh xuân cho chồng con và họ nhận lại từ người đàn ông của họ chỉ là người sinh con và giúp việc không mất tiền thuê.
Phụ nữ bỏ cha mẹ theo chồng, để phụng dưỡng người đẻ ra chồng họ, mà đến lúc người đàn ông - đã được họ coi là cả cuộc đời - chấp nhận bỏ họ để theo cha mẹ. Liệu có đáng hay không? Nhưng để nhìn kỹ hơn cũng đừng nghĩ thế mà tội cho người đàn ông trẻ giúp vợ mạnh mẽ để kéo dài thời gian tạo điều kiện cho chồng cứu cha.
Và nói tóm lại, phụ nữ luôn là những người tuyệt vời nhất! Vậy nên hãy biết trân trọng và yêu thương khi họ còn bên cạnh!

Bình luận:
Đây là bức tranh mang tên "Scene from the Great Flood" hay "The Great Flood" (Cảnh trận Đại hồng thủy) vẽ năm 1826 bởi Joseph Désiré Court (Pháp)

* Xin đừng lầm với những tác phẩm có chủ đề tương tự:

The Great Flood do Michelangelo vẽ ở trần Nhà nguyện Sistine ở Vatican

image.png

The Flood vẽ bởi Aurelio Luini vào khoảng 1520 - 1530, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Pinacoteca di Brera ở Milan, Ý. image.png
"Scene from the Great Flood" của Joseph Désiré Court không vẽ GĐ ông Noah mà vẽ những người tuyệt vọng khác. Bức tranh "Cảnh trận Đại hồng thủy" này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp. Bức tranh này là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Joseph Désiré Court.

Có nhiều chú thích về ý nghĩa bức tranh này. Ta hãy tham khảo:
Trong sách Sáng thế ký trong Kinh thánh, Đức Chúa Trời đã làm cho nước tràn ngập trái đất, chỉ chừa lại Nô-ê và gia đình ông là những người đã được hướng dẫn đóng một chiếc tàu. Tất cả những người khác đều thiệt mạng trong trận đại hồng thủy.
Thay vì minh họa cuộc đời của Nô-ê, Court cho chúng ta một cảnh từ phía bên kia của câu chuyện. Ở đây một người đàn ông phải lựa chọn giữa việc cứu con trai mình hoặc cha mình. Anh chọn người cha của mình, người dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn vuột khỏi tầm tay anh.
Bức tranh có thể được hiểu như một câu chuyện ngụ ngôn về việc bám víu vào quá khứ. Nếu bạn luôn nhìn vào truyền thống và quá khứ, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả những khả năng mà tương lai có thể mang lại.⁠

Theo Gemini tổng hợp:

Bức tranh này có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng một số cách hiểu phổ biến nhất bao gồm:

1. Biểu tượng cho sự trừng phạt của Thiên Chúa:

Bức tranh mô tả một trận đại hồng thủy tàn khốc đang nhấn chìm thế giới, tiêu diệt mọi sinh vật trên cạn. Nhiều người cho rằng đây là hình ảnh tượng trưng cho sự trừng phạt của Thiên Chúa đối với loài người vì những tội lỗi của họ.

2. Lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của thiên nhiên:

Bức tranh cũng có thể được xem như một lời cảnh tỉnh về sức mạnh hủy diệt của thiên nhiên. Trận đại hồng thủy là lời nhắc nhở rằng con người không phải là chủ宰 của thế giới và có thể dễ dàng bị khuất phục bởi sức mạnh của thiên nhiên.

3. Biểu tượng cho sự hỗn loạn và tuyệt vọng:

Bức tranh thể hiện rõ sự hỗn loạn và tuyệt vọng của con người trước thảm họa thiên nhiên. Người ta chới với trong dòng nước, cố gắng bám víu vào những thứ gì đó để sinh tồn. Bức tranh là một lời nhắc nhở về sự mong manh của cuộc sống con người.

4. Phản ánh niềm tin tôn giáo của Joseph Désiré Court:

Bức tranh có thể được xem như một phản ánh niềm tin tôn giáo của Joseph Désiré Court. Ông là một người Công giáo sùng đạo và có thể đã vẽ bức tranh này để thể hiện niềm tin của mình vào sức mạnh của Thiên Chúa.

5. Tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng:

Bức tranh "Cảnh trận Đại hồng thủy" là một tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng cao. Nó đã được sử dụng trong nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và truyền thông khác nhau. Bức tranh là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về sức mạnh của thiên nhiên, sự mong manh của cuộc sống con người và tầm quan trọng của niềm tin tôn giáo.

Alphonse Family

unread,
Mar 3, 2024, 7:04:30 PMMar 3
to Alphonse Family
Huệ Quan:
Dưới góc nhìn của em : người PN một tay túm được cái cây lên đưa được đứa con lên cao khỏi mặt nước- tạm thời chưa nguy hiểm bằng người cha đang bị chìm xuống- nên người đàn ông cứu cha trước suy ra về nguyên sơ người đàn ông lý trí hơn !

Vào lúc 11:42:49 UTC+7 ngày Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024, Alphonse Family đã viết:

Alphonse Family

unread,
Mar 4, 2024, 7:13:09 AMMar 4
to Alphonse Family
Huỳnh Liên Thanh: 
Theo em, quan niệm người xưa, chữ hiếu đứng đầu, vợ con có mất cũng còn tìm lại được, còn cha mẹ mất rồi, không tìm lại được. Anh ta chỉ làm theo những gì anh ta được dạy dỗ thôi. Việc người phụ nữ nắm   được cái cây và giơ đứa con lên, không có nghĩa là cô ấy còn trụ lại được  lâu. 
* Khi ông Đồ Chiểu hay tin mẹ mất, trước khi vào kinh thi, khóc đến mù mất, phần vì thương mẹ, cũng có phần vì phẫn uất: số phận khắc nghiệt, bao năm đèn sách, chờ hội long vân, bị bỏ lỡ, biết bao giờ mới có cơ hội ra thi thố tài năng. Đã có người đi thi, được khảo quan giấu lại tin tang chế, bị vua Tự Đức khiển trách là bất hiếu, đòi xóa bỏ không cho thi, may có các quan xin hộ, vua mới bỏ qua ban cho chức quan, ông này tức mà khóc, người xưa thân bất do kỷ mà thôi. Không cứu cha, mà cứu vợ con, thì người đời phỉ nhổ, không để cho sống. 
Minh Nguyễn:
Cách chú thích của Gemini không sâu nên giúp nói rõ thêm ý nghĩa của bức tranh này. Trong các BL, có thể thấy BL của người Á đông đặt nặng về chữ Hiếu. Còn người phương Tây có quan điểm thiên về logic - thực tế hơn: nhìn về tương lại hơn là nặng về quá khứ. Nên nhớ, bức tranh này do 1 người Pháp vẽ

Vào lúc 07:04:30 UTC+7 ngày Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024, Alphonse Family đã viết:
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages