Thách thức đương đại đối với các giá trị đạo đức Công gíáo & Khả năng thu hẹp khoảng cách | Google Groups

37 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Sep 30, 2023, 11:01:04 PM9/30/23
to alphonsefamily
Thách thức đương đại đối với các giá trị đạo đức Công giáo & Khả năng thu hẹp khoảng cách
Tập 1. Những khác biệt & mâu thuẫn không gay gắt 

Phát biểu của ĐHY Blase Cupich, TGM Địa phận Chicago trong bài dưới đây gợi cho ta những suy nghĩ về đường hướng canh tân về luân lý của Giáo hội:

"Nền luân lý nhất quán về sự sống" của Đức Hồng Y Bernadin đề cập đến những thách thức đương đại | DCCT


unnamed.jpg


Các điểm nhấn chính

1. Có sự khác biệt và mâu thuẫn tạo nên khoảng cách giữa nền luân lý hay giá trị đạo đức được công nhận của Công giáo và xã hội: thách thức đương đại. 

2. Cần có nỗ lực dấn thân nhằm nhất quán, xóa bỏ mâu thuẫn, thu hẹp khoảng cách để 

vượt qua các cuộc chiến văn hóa gây chia rẽ. 
3. Cơ sở của nỗ lực trên là, như ĐHY đã nói (ở đây có những điểm cụ thể và trừu tượng): Đặt nền tảng trên Lý trí và Kinh Thánh, Lòng trắc ẩn, Quan điểm toàn cầu, Cách tiếp cận hiệp hành, Cầu nguyện.
* Hồng y Blase Cupich, tiến sĩ thần học, đứng đầu giáo phận lớn thứ ba trên thế giới, được coi là tiếng nói của ĐGH Phanxico ở Mỹ,
là 1 người theo xu hướng canh tân với các phát biểu về vấn đề đồng tính, ly dị tái hôn, tin tưởng vào Con đường Công nghị của Đức...  Trước thềm Thượng hội đồng Hiệp hành, ngài này không nói gì việc Giáo hội phải canh tân, đổi mới nhưng nói như vậy là đủ để hiểu theo cách suy diễn, không thể nói thẳng hơn để trở thành 1 quả bom dư luận, có thể gây bất lợi

Như ta đã biết nền luân lý hay giá trị đạo đức của đạo Công giáo không phải lúc nào cũng tương hợp với mặt bằng đạo đức, sự công bằng, công chính được công nhận của xã hội đương đại hay so với nền tảng công lý theo luật pháp của các quốc gia, mà có khi còn ngược lại, TD như: 
- Tội giết người, dù cho dã man, ở đạo Công giáo bị coi là tội nặng nhưng vẫn có thể được tha nếu biết ăn năn hối lỗi. Tuy nhiên luật pháp ở nhiều quốc gia thì không, có thể bị án tử hình. 
- Mê tín, thờ ngẫu tượng, bói toán, dâm ô, thủ dâm, đồng tính, ly dị,  sống không hôn phối, triệt sản, ngừa thai, chiều theo dục vọng xác thịt, quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống phóng túng, thèm muốn của cải người khác, ước muốn điều bất công hại đến tài sản người khác, ganh tị, tự sát, chè chén say sưa, ăn uống quá độ…bị coi là tội hay tội nặng nhưng xã hội không coi các hành vi đó là vô đạo đức hoặc cũng có bị phê phán về mặt đạo đức nhưng không coi đó là có tội.
- Ngược lại, ở nhiều quốc gia cờ bạc bị coi là tội phạm nhưng ở đạo thì không, trừ cờ bạc gian lận. Các tội mà nhiều quốc gia coi là tội nặng như cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng....mặc dù gây nguy hại và để lại những di chứng thiệt hại lớn cho xã hội nhưng không nằm trong danh mục tội lỗi của đạo Công giáo

NHỮNG KHÁC BIỆT & MÂU THUẪN KHÔNG GAY GẮT 
Đây là những giá trị đạo đức tuy có khác biệt hay mâu thuẫn trong quan điểm của đạo Công giáo với xã hội nhưng trong phạm vi hẹp hay không gay gắt, có thể thay đổi hay thu hẹp vì các lý do sau:
1. Chỉ là sự khác biệt, không phải là mâu thuẫn sâu sắc giữa đạo và đời, với lịch sử hình thành và các tín điều cơ bản của đạo Công giáo 
2. Một bộ phận của xã hội tuy chấp nhận hay không chấp nhận nhưng phần lớn không có ý kiến. Giáo dân không coi là sự ràng buộc bất hợp lý hoặc không ra mặt phản đối gay gắt, trừ 1 số phong trào chống đổi hay phản kháng có tính chất cá nhân
3. Các quốc gia có điều luật mâu thuẫn không chiếm đại đa số
4. Các tôn giáo khác có ý kiến đồng tình với chủ trương đạo Công giáo xuất phát từ lòng bác ái, vị tha, từ bi
5. Các nhân vật chủ chốt ở Vatican phần lớn đồng thuận, không có phản đối hay nêu yêu cầu thay đổi gì

Đó là những khác biệt và mâu thuẫn không gay gắt sau đây:
1. Án tử hình: Giáo hội luôn lên tiếng đòi bỏ án tử hình. Đây là xu hướng văn minh, tôn trọng quyền sống của con người ở xã hội đương đại. Hiện có khoảng 108 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình hoàn toàn hoặc trong tình trạng tạm ngừng, chiếm con số khá lớn.
2. An tử và trợ tử: Cũng như vấn đề trên, Giáo hội luôn lên tiếng phản đối. Mặc dù đây là yêu cầu cá nhân và có lý do hợp lý của nó nhưng không có nhiều quốc gia cho phép áp dụng quyền an tử và trợ tử, chỉ có vỏn vẹn 9 quốc gia (ở Mỹ chỉ có 4 bang cho phép)
3. Di dân (tị nạn): Di dân là quá trình  gắn liền với lịch sử của đạo Công giáo từ khi khởi đầu cho đến nay: dân Do Thái tìm đến đất Hứa, Thánh gia tị nạn ở Ai Cập, cuộc di cư 1954, người công giáo tị nạn IS ở Trung Đông...Mặc dù  việc di dân có ảnh hưởng đến an sinh xã hội, an ninh của quốc gia có liên quan, tuy nhiên có rất ít quốc gia ra mặt phản đối, trừ các quốc gia có liên quan bị thiệt hại. LHQ cùng các tổ chức của mình như: IOM, UNHCR và UNICEF đang nỗ lực giải quyết vấn đề di cư trên toàn cầu. Đây là ngọn cờ chính nghĩa của đạo Công giáo, nếu không những người di dân sẽ lâm vào tình trạng cùng quẫn.
4. Các vấn đề khác: hòa bình, chống chiến tranh, loại trừ vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị...Đây là những giá trị mà hầu hết mọi người đều công nhận, chỉ trừ ở vài quốc gia.
MS




Minh Nguyen Quang

unread,
Oct 2, 2023, 11:07:21 PM10/2/23
to alphonsefamily
image.png

Tập 1. Những khác biệt & mâu thuẫn không gay gắt (tiếp theo)
5. Phá thai: Mặc dù không có quy định rõ ràng nào về việc cấm phá thai trong sách Cựu ước và Tân ước nhưng đây là vấn đề liên quan đến chủ trương bảo vệ sự sống và là tín điều cốt lõi của đạo Công giáo từ thời kỳ sơ khai cho đến nay. 
Các tôn giáo tuy cũng ngăn cấm phá thai nhưng không nghiêm nhặt như đạo Công giáo. Họ cho phép phá thai ở thai kỳ nhất định và vì 1 số lý do biện minh hợp lý, như để bảo vệ sinh mạng của bà mẹ, bị hiếp dâm.... 
Mặc dù có 1 số khá đông quốc gia cho phép phá thai theo yêu cầu nhưng không phải là đại đa số (tính đến năm 2023, có 67/204 quốc gia đã hợp pháp hóa việc phá thai theo yêu cầu). Tuy có 1 số phong trào nữ quyền đòi cho phép phá thai, phản đối Giáo hội cấm phá thai nhưng phần đông các tin hữu im lặng và không thấy có nhân vật nào ở Vatican phát biểu đồng ý cho phép phá thai.


Tập 2. Những mâu thuẫn gay gắt cần thu hẹp khoảng cách
image.png
Quan điểm đạo đức, huấn quyền và nền tảng luân lý của Giáo hội Công giáo không thể nào đi ngược lại trong thời gian kéo dài quá mức đối với xã hội và với các tôn giáo khác, như ốc đảo cô lập giữa sa mạc. Những điều khác biệt và mâu thuẫn bị coi là bất hợp lý đó sẽ tạo nên cái nhìn phê phán, khó hiểu, nghi kỵ, phản đối và thậm chí coi thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Giáo hội. 
Mặt khác, về bên trong, các tín hữu cũng không thể sống cô lập mãi trong tháp ngà khác biệt với xã hội mà họ đang sống. Họ sẽ dần dần chọn con đường xa rời Giáo hội để gia nhập vào cộng đồng của đại đa số, hoặc sống đạo tại tâm, chấp nhận những giá trị đạo đức phổ biến mà ai cũng đều công nhận. 
Đối với những tín điều bất hợp lý của Giáo hội, đại đa số chọn im lặng thực hành theo ý mình bất chấp những lời rao giảng mà không cảm thấy lương tâm bị cắn rứt hay tội lỗi gì. Vì nếu không thực hành như vậy sẽ có thể có hại trong đời sống thực tiễn của họ. Họ không còn cach nào khác!
Không phải Giáo hội không nhìn thấy những bất cập đó ở nền luân lý của mình. Ở nhiều vấn đề, đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức gia đình và đạo đức sinh học, phần lớn các viên chức cao cấp ở Vatican đều đồng tình theo hướng canh tân cho xác hợp với nền tảng đạo đức của thế giới đương đại, mà không đồng thời bị lôi cuốn theo xu hướng tục hóa. Đúc kết thảo luận của các nghị phụ tại Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về Gia Ðình ngày 4 - 25/10/2015 đã cho thấy cái nhìn chung đó. Rất tiếc, những cải cách đề xuất sau đó, trong đó có từ ĐGH Phanxico (Tông huấn Amoris Laetitia...) đã không thực hiện được do sự phản kích gay gắt, chụp mũ lạc đạo và đe dọa ly khai của các thế lực bảo thủ nhằm bảo vệ cái gọi là giá trị truyền thống, tính lý "bất khả ngộ" của các ĐGH tiền nhiệm. Điều đó đã làm cho đạo Công giáo ...đứng im tại chỗ trong suốt bao năm qua, trong khi nền văn hóa của thế giới đang chuyển động không ngừng. 
Một điều nên nhớ là giá trị đạo đức của xã hội ở nhiều lĩnh vực luôn biến chuyển trong suốt lịch sử loài người. Giá trị đạo đứng ờ thời kỳ Trung cổ, Phong kiến, Khai sáng...khác với ở vào TK 20, TK 21. Sách thánh của các tôn giáo: Cựu ước của Do Thái giáo, Tân ước của Kitô giáo, Koran của Hồi giáo, kinh Veda của Ấn độ giáo, các kinh điển Phật giáo... chỉ có 1 và hầu như bất biến về mặt chữ nghĩa nhưng các giáo phụ và các giáo sĩ của họ biết cách trích dẫn và giảng dạy cho phù hợp với nền tảng đạo đức mà họ đang sống, tuy có chậm hơn và có khi mang tính nghiêm khắc hơn, nhưng được các tín đồ chấp nhận mà không bị coi là đi ngược lại với kinh sách. 

1. Ngừa thai: 
Việc ngăn cấm ngừa thai, tránh thai được tuyên bố từ khi có ĐGH Pius XI tại thông điệp Casti Connubii năm 1930  và được minh định tại Thông điệp Humanae Vitae của ÐGH Phaolô VI vào tháng 7/1968 cùng với việc mở ra Học thuyết truyền sinh (việc giao hợp nam nữ là nhằm mục tiêu sinh sản theo thánh ý Chúa...)
Nếu như việc cấm phá thai còn có lý do hợp lý là để bảo vệ sự sống, vì phá thai bị coi như tội giết người, còn ngừa thai thì không có lý do gì đáng thuyết phục, ngoại trừ việc bảo vệ tín điều do Giáo hội tự đề ra. Nó đã gây ra những tác động xấu đối với gia đình và xã hội: chống ngừa thai không khác gì chống ngăn ngừa phá thai, ra sức tuyên truyền cho những PP ngừa thai lạc hậu kém hiệu quả (Ogino–Knauss và Billings), chống những PP ngừa thai có 2 tác dụng song song, vừa ngừa thai, vừa ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (BCS ngừa HIV, Sika)... Những ngăn cản này không những phá vỡ sự lựa chọn kiểm soát sinh sản hợp lý của gia đình và xã hội mà còn làm nguy hại đến sinh mệnh con người, là điều mà Vatican, qua nhiều đời ĐGH, đã bị chất vấn mà không thể nào giải thích được thỏa đáng.
Song song với việc chỉ trích dữ dội nạn ấu dâm, LHQ đã từng lên tiếng chỉ trích, không đồng tình với Vatican về chủ trương cấm phá thai và ngừa thai vì điều này đi ngược lại với chủ trương của LHQ về chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ, trong đó có việc tạo điều kiện tiếp cận và sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và khuyến khích quan hệ tình dục an toàn
Chủ trương cấm này đi ngược với quan điểm về đạo đức của thế giới đương đại: QHTD là chuyện riêng trong GĐ, tôn giáo không can thiệp vào; cá nhân có quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của mình, trong đó có quyền  thỏa mãn đời sống tình dục, miễn là không gây hại đến ai và không vi phạm pháp luật.  
Trong các đạo Kitô giáo, chỉ có Công giáo chủ trương chống ngừa thai nhân tạo. Các tôn giáo khác đều không ngăn cản ngừa thai hoặc 
không đưa ra bất kỳ tuyên bố rõ ràng nào về đạo đức của việc tránh thai.

MS
(Còn tiếp)

Minh Nguyen Quang

unread,
Oct 4, 2023, 7:19:55 PM10/4/23
to alphonsefamily
Tập 2. Những mâu thuẫn gay gắt cần thu hẹp khoảng cách (tiếp theo)

2. Ly dị tái hôn:
tải xuống.jfif
Trước nhất cần phải nói vấn đề 'ly dị và tái hôn có tội" gần như là chuyện nội bộ trong thế giới Công giáo. Tuy nó hoàn toàn không tương thích với nền tảng đạo đức xã hội dân sự nhưng không phải là mâu thuẫn tương khắc. Tuy chỉ ảnh hưởng đến nhưng người lấy vợ/chồng theo đạo Công giáo nhưng nó đem lại cái nhìn "không thể hiểu nổi" đối với những người có đạo!
Chế định ly hôn đã hiện diện ở toàn cầu từ nhiều thập kỷ qua, trừ duy nhất ở Philippines, là quốc gia theo đạo Công giáo, và ở Vatican. 
Không phải người dân và các nhà làm luật ở các quốc gia không có ý thức muốn bảo vệ sự toàn vẹn của gia đình, là tế bào cơ bản của xã hội, mà họ công nhận có 1 thực tế diễn ra không thể tránh khỏi là tình trạng "hôn nhân tan vỡ không thể hàn gắn".
Hôn nhân tan vỡ có thể dựa vào yếu tố lỗi hoặc có khi không cần có lỗi, chỉ đơn giản là cặp đôi cảm thấy không hợp, không thể sống có hạnh phúc bên nhau. Mâu thuẫn vợ chồng có yếu tố lỗi dẫn đến ly hôn diễn ra bằng nhiều hình thức: bỏ rơi, đối xử bất công, bạo lực, kể cả bạo lực tình dục, tàn ác, tệ nạn (rượu chè, cờ bạc, nghiện ma túy...), gia trưởng, thiếu tôn trọng, ngoại tình... Đây là thực trạng khốn khổ và là mặt tối không hiếm xảy ra của các cuộc sống hôn nhân mà ai cũng đều biết và nhiều người đã trải qua. 
image.png
Tỷ lệ ly hôn đang tăng dần và ở nhiều quốc gia đã vượt quá 50% các cuộc hôn nhân 
Nếu không có cơ chế  giải quyết thỏa đáng là cho phép ly hôn sẽ dẫn đến kéo dài nỗi đau khổ triền miên trong đời sống vợ chồng, có khi như sống ở địa ngục, sống không bằng chết của người phối ngẫu (phần lớn là phụ nữ) và trong nhiều trường hợp, mâu thuẫn dẫn đến thảm cảnh gia đình trầm trọng, thậm chí là cái chết.
Cần phải nhấn mạnh rằng ở tất cả các tôn giáo đều cho phép ly hôn, ngoại trừ duy nhất chỉ có đạo Công giáo ngăn cấm, coi ly hôn là có tội (như 1 ốc đảo giữa sa mạc). Đạo Công giáo đã viện dẫn Kinh Thánh Tân ước để ngoảnh mặt làm ngơ trước thực trạng xã hội này và thể hiện sự phân biệt đối xử đối với người ly dị tái hôn, bất chấp mọi thống khổ trong hôn nhân mà các tín hữu trong thực tế phải chịu. Không chỉ phân biệt đối xử ở mục vụ: coi những người này là có tội vì không thực hiện theo lời Chúa, không giải tội và không cho phép rước lễ; sự phân biệt đối xử này còn ăn sâu vào đời sống thường ngày ở các GĐ tín hữu bảo thủ, biểu hiện ở thái độ kém văn minh là kỳ thị, coi thường và có khi còn xua đuổi những cặp ly dị tái hôn. Não trạng này lạc hậu như tồn tại ở thời kỳ phong kiến, cách đây hàng TK, với cái nhìn kém thiện cảm đối với người ly dị mà nay đã biến mất từ lâu trong xã hội đương đại.
* Cần nhớ 1 điều là ở Cựu ước cho phép ly hôn. Mặc dù không thích (ta ghét người nào bỏ vợ) nhưng ĐCT nhận ra rằng từ khi kết hợp hai con người tội lỗi vào với nhau thì sự ly hôn sẽ xảy ra nên Ngài đã sắp đặt một số luật lệ để bảo vệ quyền ly hôn đặc biệt đối với phụ nữ (Phục Truyền 24:1-4).... 
Do sự ngăn cấm và kỳ thị, ở người Công giáo sẽ lựa chọn 1 trong 3 cách sau: 
1/ Tiếp tục chịu đựng đau khổ trong hôn nhân hoặc sống ly thân không tái hôn trong quãng đời còn lại
2/ Bất chấp lệnh cấm, ly dị tái hôn dân sự, bị coi là tín hữu hạng hai và luôn mang trong người mặc cảm tội lỗi
3/ Ly dị và sống đạo tại tâm với lương tâm thanh thản, bất chấp lời rao giảng và sự kỳ thị của nhà thờ 

Ý thức được sự bất cập giữa huấn quyền vời thực tế đời sống này, tại Phúc trình Chung kết của Thượng HĐGM về Gia đình năm 2015, đa số các nghị phụ (187/265 =71%) đã biểu quyết đoạn cởi mở có liên quan như sau:
Đoạn số 84: “Các tín hữu đã chịu phép rửa mà ly dị tái hôn dân sự phải được hội nhập hơn vào các cộng đồng Kitô theo các thể thức khác nhau có thể, tránh mọi dịp gây gương xấu. Tiêu chuẩn hội nhập là chìa khóa mở ra việc tháp tùng mục vụ cho họ, để không những họ biết mình thuộc về thân mình của Chúa Kitô là Giáo hội, nhưng còn có thể có một cảm nghiệm vui mừng và phong phú về Giáo hội. Họ là những người đã chịu phép Rửa Tội, là anh chị em. Chúa Thánh Thần đổ xuống trên họ các hồng ân và đoàn sủng để mưu ích cho tất cả. Sự tham gia của họ có thể được biểu lộ trong các công tác phục vụ khác nhau dành cho Giáo hội, vì thế cần phân định xem đâu là những hình thức khác nhau trong việc loại trừ hiện đang thực hành trong lãnh vực mục vụ, phục vụ, giáo dục và định chế có thể vượt thắng được. Không những họ không nên cảm thấy mình bị tuyệt thông, nhưng còn có thể sống và trưởng thành như những chi thể sinh động của Giáo hội, cảm thấy Giáo hội như một người Mẹ đón nhận họ, chăm sóc họ với tình yêu thương và khích lệ họ trong hành trình đời sống và Tin mừng. Sự hội nhập này cũng là điều cần thiết cho việc chăm sóc và giáo dục Kitô cho con cái họ, chúng phải được coi trọng hơn. Đối với cộng đồng Kitô, chăm sóc những người ấy không phải là điều làm suy yếu niềm tin và chứng tá về đặc tính bất khả phân ly của hôn phối. Đúng hơn, Giáo hội biểu lộ đức bác ái của mình trong việc chăm sóc như vậy”. (Khoản 84 này được thông qua với 187 phiếu thuận).
Tuy không nói rõ ràng về việc cho những người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ, nhưng Thượng HĐGM nhắc nhớ rằng họ không bị vạ tuyệt thông, rồi để tùy sự phân định của các vị mục tử phân tích tình trạng gia đình phức tạp của họ. Các Nghị phụ nhấn mạnh rằng sự phân định này phải được thực hiện theo giáo huấn của Hội Thánh, trong niềm tín thác lòng thương xót của Chúa không bị phủ nhận đối với bất kỳ một ai.

Sau Thượng HĐGM 2015, ngày 8/4/2016 ĐGH Phanxico đã ban hành Tông huấn Amoris Laetitia“ (Niềm Vui Tình Yêu Gia Đình) để cụ thể hóa những suy tư của các nghị phụ thượng hội đồng, trong đó có đoạn: Trong những trường hợp nhất định có thể đó cũng là sự trợ giúp của các bí tích. Vì thế, tôi nhắc nhở [các linh mục], không được biến toà giải tội thành phòng tra tấn, song dùng nó như là chỗ cho lòng thương xót của Chúa“. Tôi cũng đồng thời nhấn mạnh, là phép Thánh Thể không phải là quà tặng cho những kẻ toàn hảo, mà là một phương tiện chữa lành rộng rãi và một của ăn cho những người yếu đuối... 

Nghĩa là, theo Tông Huấn, trong một số trường hợp nhất định, có thể cho phép những người ly  dị và tái hôn dân sự nhận lãnh bí tích thánh thể.

Trước chiều hướng cải cách của Giáo hội về vấn đề ly dị tái hôn, các thế lực bảo thủ ở Vatican đã phản kích. Ngày 19/9/2016, có 4 hồng y đã gửi 5 điểm Dubia (hoài nghi) về Tông huấn Amoris Laetitia”, cho rằng đoạn có liên quan nói trên và 1 số các đoạn khác là trái với Huấn quyền thường trực của Giáo hội.... 

GMVNGHCGTG_Full_732515752.jpg


Từ đó không thấy Giáo hội Công giáo có cải cách gì hơn so với Giáo huấn đã ban hành!



Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages