Người Kitô hữu nên khóc thương hay vui mừng khi người thân qua đời (TL) - Google Groups

40 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Nov 7, 2023, 5:29:24 PM11/7/23
to alphonsefamily
Người Kitô hữu nên khóc thương hay vui mừng khi người thân qua đời?
image.png

* Đây là 1 bài thảo luận để mọi người đưa ra ý kiến

Trong niềm tin của Kitô hữu: "Sống dưới trần thế chỉ là tạm bợ. Về nhà Thiên Chúa Cha trên trời mới thực sự được hưởng mọi niềm vui và hạnh phúc thật", Chết là chấm dứt cuộc hành trình Đức Tin nơi trần thế, để về Nhà Cha trên trời”. Do vậy đáng lẽ đây phải là sự kiện vui mừng cho cả linh hồn người chết và người thân trong gia đình chứ không là lý do để than khóc, buồn bã. 
Niềm hân hoan đối với sự chết ở những người Kitô hữu đã đi vào kinh kệ, âm nhạc:
- Đến lúc chết đi là khi vui sống muôn đời 
- Khi Chúa thương gọi con về, hồn con hân hoan như trong một giấc mơ. Miệng con nức vui tiếng cười, lưỡi con vang lời ca hát

Tuy nhiên trong thực tế đời thường và ngay cả trong Kinh thánh đôi lúc không phải như vậy:
Chẳng phải Chúa Giêsu đã khóc thương bạn mình là Lazaro khi người này qua đời
- Trước lúc hy sinh chịu khổ hình trên thập giá chẳng phải Chúa Giêsu đã tỏ ra lo buồn đến độ đổ mồ hôi máu

Trong cuộc sống thường ngày, cũng như những người khác, người Công giáo dĩ nhiên coi sự ra đi của người thân cũng là biến cố đau thương. Người ra đi có thể là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu. Dù là ai đi nữa, chúng ta đều thương tiếc khóc than
Nhiều cáo phó đã ghi: 

* Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục sinh, gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin ông/bà... đã qua đời …

* Gia đình chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin buồn đến thân bằng quyến thuộc, Ông, Cha, Chồng, Anh của chúng tôi là: ....  vừa được Chúa gọi về 

* Chúng tôi vô cùng xúc động nhận được tin ông/bà.... vừa được Chúa gọi về.  Xin chia buồn cùng gia đình và tang quyến. 

* Tòa Tổng Giám Mục TP Hồ Chí Minh Thông Báo Tin Buồn | Xin Cầu Nguyện Cho Cha cố Phao Lô đã trở về nhà Cha

* Tin buồn: Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên vừa được Chúa gọi về (HĐGMVN)

Những cách thể hiện cảm xúc đối với người đã khuất như vậy có vẻ không hợp với Thần Học và Tín Lý (?)


Hơn nữa người ta còn thấy hằng hà sa số những lời cảm tạ vì đã cầu nguyện và may mắn được ơn chữa lành bệnh, được Chúa ban phúc cho sống thêm ở dương thế chứ chưa thấy ai vỗ tay hoan nghênh xin ban ơn cho mình hay cho cha mẹ mình mau chết sớm trừ vài trường hợp hi hữu dưới đây:
- Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu, khi còn bé đã có lần chúc cho ba má mau chết. Trước sự trách móc của các anh chị em, cô bé hồn nhiên giải thích rằng cô muốn cho ba má được sớm về hưởng hạnh phúc bên Chúa chứ đâu có nói gì gở đâu! 
- Trong đám tang của đức thánh cha Gioan Phaolô II, lễ xong người ta vỗ tay (?)
Chết chóc chưa bao giờ là chuyện vui mừng. Đó càng không phải là điều mong chờ cho bất kỳ ai.

Như vậy giữa niềm tin và đời thường có khoảng cách rất lớn. Tất nhiên trong tang lễ của người Công Giáo luôn chan chứa hy vọng. Tuy nhiên không ai trách ta tiếc thương người đã khuất vì đó là phần người rất nhân bản. 

Sự đau buồn và tiếc nuối này có nhiều ý nghĩa:
- Tiếc thương và cảm thấy cô đơn vì không còn có thể sống với nhau và gặp lại người thân nơi trần thế
- Nhớ nhung người đã khuất nhất là họ đã có một mối liên hệ thương yêu và ơn nghĩa
- Biết ơn về những che chở bảo bọc mà người đó đã làm đối với chúng ta khi còn sống 
- Nuối tiếc vì những hành động, lời nói tốt đẹp đã in dấu ấn trong tâm trí ta khi họ còn tại thế
image.png
MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages