Judas có còn là tông đồ của Chúa Giêsu và có được rước lễ hay không? - Google Groups

27 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Mar 27, 2024, 10:22:40 PMMar 27
to alphonsefamily
Judas có còn là tông đồ của Chúa Giêsu và có được rước lễ hay không? 
image.png
1. Judas có còn là tông đồ của Chúa Giêsus sau khi đã phản bội ngài hay không?
Trong thảo luận ở AF, anh em có người cho rằng Judas vẫn còn là tông đồ có người nói không. Có 2 quan điểm nhìn nhận về Judas như sau:

1/ Judas Iscariot không còn là tông đồ của Chúa Giêsu sau khi ông phản bội Ngài.
image.png
Theo Kinh thánh, sau khi Giuda phản bội Chúa Giê-su, ông đã hối hận và đi thắt cổ tự tử. Sau khi Giuda qua đời, các tông đồ còn lại đã chọn Matthias để thay thế vị trí của ông trong nhóm Mười Hai Tông Đồ.
Việc Judas phản bội Chúa Giêsu là một hành động vi phạm lòng tin và đi ngược lại sứ mệnh mà Ngài giao phó cho ông.

2/ Tuy nhiên, có 1 quan điểm ngược lại:
image.png

Một số người cho rằng Judas vẫn là tông đồ của Chúa Giê-su vì ông đã được Ngài chọn và ban cho quyền năng.
Họ cũng cho rằng hành động phản bội của Judas là một phần trong kế hoạch của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Judas là người thừa hành và tuân thủ để thực hiện cho kế hoạch này của Thiên Chúa
- Thậm chí Judas còn được coi là có công vì không nhờ Judas xúc tác thì Chúa Giêsu đã không thể thực hiện hoàn tất sứ vụ cứu độ của mình

Hội thánh đi theo quan điểm 1 và phi bác quan điểm 2. 
Quan điểm 2 khởi đầu từ  "Tin mừng theo Judas" (The Gospel of Judas) của phái Ngộ đạo (Gnosticism)
image.png
Vào thập niên 1970, bản thảo Tin mừng Giuđa được một số nông dân tìm thấy tại một vị trí khảo cổ nơi miền Trung xứ Ai cập ở Muhâzafat Al Minya, trong một hang động ở Djébel Qarara, cách thành Caire khoảng 180km. Hang động được dùng làm nơi chôn cất, nên chứa đựng hai cái hòm. Một trong hai rương hòm có chứa hai bình bằng thủy tinh và một hộp bằng đá trắng. Trong đó chứa đựng những « cuốn sách », đúng hơn là những chỉ thảo (papyrus) được gom lại thành Tập lục (codex). Sau này, người ta khám phá ra những chỉ thảo này chứa đựng bốn cuốn sách khác nhau. Và một trong bốn cuốn sách là Tin mừng Giuđa. Những người khám phá này đã chia nhau những mảnh rời rạc của thủ bản và đem đi bán.

2. Judas có được rước lễ hay không? 
Hãy xem video và bài dưới đây dưới đây. Nó có liên quan đến chủ đề ở trên là: "Judas có còn là tông đồ của Chúa Giêsus hay không?"  

Nghĩ Về Thứ Năm Tuần Thánh

image.png

Khi Chúa Nhật Vui Mừng (Laetare Sunday) trôi qua, người Công giáo tập trung hơn vào việc đến gần Tuần Thánh – Tuần Thương Khó. Tôi muốn khuyến khích người Công giáo đón nhận đức tin là sự thật bằng cách suy nghĩ về đức tin – bởi vì chỉ những gì xác định mới là sự thật. Vì vậy, để chuẩn bị cho Thứ Năm Tuần Thánh, tôi muốn cùng các bạn suy ngẫm trước bốn vấn đề hấp dẫn mà Thánh Thomas Aquinô suy ngẫm về Bữa Tiệc Ly. (ST III, 81)

* Thánh Thomas Aquino (1225 -1274 là Tiến sĩ Hội thánh

 

Thứ nhất, Thánh Thomas nêu vấn đề mà hầu hết chúng ta đều nghĩ đến: “Giuđa đã nhận được các mầu nhiệm thánh hay Giuđa đã rời đi trước khi các bí tích này được phân phát?” Thánh Thomas đặt câu hỏi bằng thể chủ động: “Chúa Giêsu có trao các mầu nhiệm thánh cho Giuđa hay không?” Điều này đúng, vì rõ ràng việc Giuđa có nhận được hay không là tùy theo ý muốn của Đức Kitô.

 

Từ cuộc thảo luận và bình luận của Thánh Thomas ở nơi khác, rõ ràng là các Giáo phụ đều đồng ý rằng Giuđa đã rước lễ. Nhưng Thánh Hilariô phủ nhận điều đó.

 * Thánh Hilario (315-369), là GM và cũng là TS Hội thánh 

Lập luận chính chống lại việc Giuđa rước lễ cho rằng việc Chúa ban các mầu nhiệm cho Giuđa là sai, bởi vì Giuđa là một tội nhân không ăn năn, đã phản bội Chúa Giêsu: viên ngọc trước mắt con heo. Đối với Thánh Thomas, lập luận này sẽ đúng nếu Giuđa là một tội nhân công khai. Nhưng tội lỗi của ông không được biết đến, “do đó, Chúa Kitô đã không từ chối cho Giuđa rước lễ; để làm gương rằng các tội nhân bí mật như vậy sẽ không bị các linh mục khước từ.”

 

Có một bài học dành cho các giáo sĩ hiện đại: bạn không noi gương Chúa trừ khi bạn có sự phân biệt rõ ràng tội nhân công khai với tội nhân riêng tư. (CIC, điều 915) Đối với giáo dân: nhiều Giuđa mà bạn thấy ngày nay, đang theo bước chân của chính Giuđa.......

 

MICHAEL PAKALUK

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Chuẩn bị Tuần Thánh – 2024


Bài này được đăng ở website Công giáo tuy chưa fact check coi có phải các thánh tiến sĩ Hội thánh như Thomas Aquino và Hilario có bàn luận như vậy hay không? Đặc biệt là lập luận chính ở cuộc thảo luận trên là cần phân biệt giữa "Tội nhân công khai và tội nhân riêng tư" (trích CIC điều 915)

Tham khảo nhanh 2 con AI là Gemini và Copilot thì chúng nó đều nói có sự phân biệt như vậy ở Giáo lý Công giáo:
Tội nhân công khai:
Là người phạm tội mà mọi người đều biết.
Ví dụ: người ngoại tình, ăn cắp, hoặc giết người.
Gây gương mù cho người khác.
Gây tổn hại cho danh tiếng của Giáo hội.
Tội nhân riêng tư:
Là người phạm tội mà chỉ có một vài người biết.
Ví dụ: nói dối, tham lam, hoặc ghen tị.
Ít gây tổn hại hơn so với tội công khai.
Hình phạt cho hai loại tội nhân này cũng khác nhau:
Tội nhân công khai:
Có thể bị phạt vạ tuyệt thông, nghĩa là bị loại trừ khỏi cộng đồng Giáo hội.
Phải chịu các hình phạt khác như: ăn năn, đền tội, hoặc sám hối.
Tội nhân riêng tư:
Không bị phạt vạ tuyệt thông.
Có thể được tha thứ qua Bí tích Hòa Giải.

Điều này quả là lạ vì:
- Câu nói: "Đối với Thánh Thomas, lập luận này sẽ đúng nếu Giuđa là một tội nhân công khai. Nhưng tội lỗi của ông không được biết đến, “do đó, Chúa Kitô đã không từ chối cho Giuđa rước lễ" là của ai nói. Dĩ nhiên không phải của thánh Hilario rồi vì ông này sinh thời trước Thánh Thomas cả chục thế kỷ
* Tội của Judas không được công khai?? Trong khi hành động phản bội của Judas đã được Kinh Thánh ghi chép lại và các tông đồ đều biết.
- Lời linh hướng: "Có một bài học dành cho các giáo sĩ hiện đại: bạn không noi gương Chúa trừ khi bạn có sự phân biệt rõ ràng tội nhân công khai với tội nhân riêng tư. (CIC, điều 915)"  là do nhà thần học tiến sĩ nào nói vậy?  
Tại sao lại có sự phân biệt rằng tội nhân công khai thì là tội nặng hơn và tội nhân riêng tư thì lại nhẹ hơn? Có những tội ác ghê tởm nhưng thực hành âm thầm, bí mật nếu giấu được không công khai thì lại là tội nhẹ?
Ta sẽ trở lại với chủ đề này sau.

MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages