Bạn thích hợp với các nhóm, cộng đồng mạng (groups) như thế nào? - Google Groups

17 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Apr 25, 2024, 10:09:20 AMApr 25
to alphonsefamily, giaitri
Bạn thích hợp với các nhóm, cộng đồng mạng (groups) như thế nào?

Untitled.png

Xã hội mạng càng phát triển, các nhóm - cộng đồng mạng (groups) càng mọc lên như nấm, đa dạng về sở thích với nhiều chủ đề phong phú, thu hút nhiều người tham gia tùy theo sở thích: Google Groups, Zalo groups, Facebook, Messenger, Instagram...
Ở đây chủ yếu nói về các Google Groups và Zalo Groups lành mạnh.

Một thí dụ cho sự thu hút này:
Theo Tổng kết năm 2023, ở mạng Zalo có người có 1 bạn nữ tên Nguyễn Thị Thu Huyền đạt kỷ lục với 1.234 nhóm tham gia. Riêng ở Zalo Group này (ZEG), bạn Tường Vân đoạt giải kỷ lục gia với 209 nhóm tham gia.
Tổng kết Zalo 2023: các kỷ lục gia ở Zalo Group (ZEG) & ZEG đối chiếu Zalo 
images.jfif

Trước khi gia nhập hay thoát groups bạn nên xem xét thấu đáo các bất lợi/nguy hại/tốn thời gian vô ích mà bạn có thể gặp phải hay lợi ích mà bạn có thể thu lượm được.

Có thể dựa vào 1 số nguyên tắc chính như sau:
1. Bạn phải có giờ rảnh nhất định khi chọn tham gia groups: 
Các groups có nhiều thành viên thường hoạt động 8/8 hay 24/24, các thành viên có thể ở các nước có múi giờ khác nhau và họ có thể chat vào bất cứ lúc nào khi rảnh rỗi. 
- Nếu không muốn quấy rầy bởi nhiều tin nhắn gửi tới thì phải biết cách tắt thông báo từ groups. Khi đó chỉ vào coi lúc rảnh mà không tùy thuộc vào thông báo. 
* Điều bất tiện này không gặp phải ở Google Groups vì các email chỉ đồng loạt gửi cho các members vào giờ nhất định theo giờ địa phương, TD như vào 12g hay 15g.

- Nếu nói mắc bận lo đi làm ăn kiếm tiền (trừ các groups về jobs), lo cho con cái, đi chợ, nấu ăn suốt cả ngày... không có thời gian rảnh nhiều thì không nên vào groups làm gì vì đây là 1 môi trường giao tiếp với nhiều người và chỉ thực hiện khi thực sự có rảnh rỗi ít hay nhiều. 
image.png

2. Nếu bạn là người yếm thế, thích ngồi thiền thanh tịnh 1 mình, không ưa giao tiếp mở rộng mối quan hệ với mọi người, tóm lại là không thích hợp với sinh hoạt cộng đồng thì cũng không nên gia nhập groups.
image.png

3. Hãy lựa chọn gia nhập groups theo chủ đề ưa thích. Đây là nguyên tắc hàng đầu có vẻ đơn giản, tuy nhiên trên thực tế thì không phải như vậy:
- Có những group treo đầu dê bán thịt chó. TD lấy chủ đề là "Tìm bạn lứa đôi" nhưng vào đó thấy toàn là show hàng, chào mời mãi dâm.... 
- Có những groups có chủ đề rộng như "Giải trí & Kiến thức", không biết liệu những giải trí và kiến thức đa dạng đó có phù hợp với mình hay không?

4. Trước khi nhập groups nên coi qua phần "Mô tả nhóm" để nghe giới thiệu tóm tắt về mục đích và nội dung hoạt động của groups, biết qua về quan điểm của người điều hành (admin). Nếu groups nào có "Quy tắc hoạt động" hay "Nguyên tắc điều hành" thì càng tốt, nên coi qua về những điều khuyến khích, ngăn cấm hay hạn chế.

5. Ở các groups đều có nút bấm thoát khi muốn ra khỏi groups và có cơ chế báo xấu nên sẽ không ngại gì nếu cảm thấy không thích hợp hoặc thấy có sự nguy hại. 
* Được biết Zalo có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và xử lý thẳng tay khi Zalo group (hay TK) bị báo cáo vi phạm do có lừa đảo, khiêu dâm, đe dọa...Còn ở Messenger hay Instagram thì không được như thế

Tuy nhiên trước khi bấm thoát nên theo dõi trong 1 khoản thời gian nhất định về thời lượng của các chủ đề mà cộng đồng này thường hay thảo luận, coi có hợp với mình hay không. Không nên vì 1 hay 2 câu chuyện mang tính chất giải trí vụn vặt mà phản cảm.

Một group được đánh giá cao không vì nội dung chất lượng mà nó mang lại trong nội bộ mà còn được chọn chia sẻ ra bên ngoài mang lại sự hữu ích lan tỏa cho mọi người.

6. Admin thường không thích những người vào ra liên tục hoặc mới vào mà đã bấm thoát ra. Sẽ không có cơ hội lần hai, trừ những trường hợp đặc biệt. 
Những members chung thủy luôn được đánh giá cao.

7. Trừ những groups chuyên biệt về các mảng như sex, chính trị, mua bán, tuyên truyền tôn giáo...Bạn không nên đưa các đề tài nhạy cảm hay chuyên sâu này vào tham gia nhóm chat. Hoặc nếu có thì phải hết sức thận trọng và nên hỏi qua ý kiến của admin. 
* Ở Google Groups thì không gặp vấn đề này vì thường cài đặt theo chế độ kiểm duyệt, do admin quyết định đăng hay không đăng tùy theo chủ trương chung của groups.

8. Cung cách giao tiếp trên mạng xã hội là vấn đề đáng chú ý. Không phải những ai có kinh nghiệm nhiều năm chat trên mạng là người có chừng mực và lịch sự. Có mấy điều đáng nêu:
  • Không nên nói quá nhiều, độc chiếm diễn đàn vì cộng đồng mạng (netizen) thường không thích bị "chi phối tâm lý". Điều này dĩ nhiên là loại trừ sự điều phối thông tin từ admin.
image.png
  •  Nếu có điều gì không ưng ý, phản cảm hay thấy trái với quy tắc của nhóm, nên phê phán nhẹ nhàng, không nên dùng các từ nặng lời như: tào lao, mất văn hóa.... Nên nhớ đây chỉ là góp ý theo quan điểm cá nhân, admin sẽ là trọng tài kiểm duyệt và xử lý cuối cùng theo quy tắc điều hành chung.
Có 2 mẫu câu góp ý nhẹ nhàng như sau:
- Thu hồi đi ạ. Cái gì lời hay ý đẹp thì gởi lên group ạ. Tks👌
- Group này là giải trí kiến thức nên đưa lên nội dung đúng tên group thì hay biết mấy 😄
  • Các diễn đàn thường cho phép và đánh giá cao việc thảo luận kể cả phản biện về các đề tài vì như thế sẽ góp thêm phần sinh động. Nhưng nên trình bày phản biện có cơ sở lý luận (logic), không nên chụp mũ và phê phán quá lố, gây mất đoàn kết nội bộ, trừ trường hợp đặc biệt đi ngược lại với quan điểm của groups và của mọi người.
  • Không nên chat cá nhân: chào hỏi hàng ngày, hỏi thăm gia thế...vì đây là cộng đồng có nhiều người. Các trường hợp này hãy ib riêng để tránh làm loãng các thông tin khác.
  • Không được tiết lộ đời tư cá nhân, nếu có biết 
9. Hãy nên là người ...đa hệ, trung dung và bao dung vì members của group có nhiều thành phần với các quan điểm và trình độ khác nhau:
image.png
- Biết nói đùa và phân biệt giữa nói đùa và nói thực. 
- Biết cảm nhận và cảm thông với những tâm tình mà người chat tâm đắc muốn gửi gắm.
- Không quá đạo đức 1 cách cứng nhắc, TD về 1 câu chuyện gợi hứng về sex nhưng chưa đến mức quá lố...
- Không dị ứng trước các chủ đề nghiên cứu có tính chất cao siêu hay chuyên sâu
- Cũng không phản cảm trước những cuộc trò chuyện mang tính chất giải trí vụn vặt (tào lao)
Nên nhớ các group thường có 2 phần: giải trí và kiến thức, tùy theo sở thích của từng người, do vậy không nên chỉ tập trung phê phán hay ủng hộ mảng nào.

Nên nhớ thái độ giao tiếp của bạn sẽ phản ánh bạn là người như thế nào trước cặp mắt của nhiều người và sẽ góp phần thu hút gia nhập nhóm hay rời bỏ nhóm.
image.png

MS




Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages