Christ’s Head On the Cross | Huỳnh Thiên

26 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 15, 2023, 10:11:29 PM6/15/23
to alphonsefamily
Christ’s Head On the Cross
90b9f6b4dc7d0d23546c.jpg

Tôi có một cây thánh giá đúc thủ công của một nghệ nhân tặng mà tôi rất trân trọng và treo trang trọng trong nhà nhiều năm không ai thấy gỉ, một hôm sau khi đọc kinh tại “ Thiên gia trang “ thì có một ông “ Trùm ‘ phát hiện cây TG đầu chúa Jesus nghiêng về bên trái là bên kẻ trộm dữ!!! không đúng với nguyên bản phải nghiêng đầu về bên phải với kẻ trộm lành. 

Tôi thấy thích thú với cây TG có một không hai này và vận dụng lý luận: Tôi vốn không lành lắm và Chúa vẫn nghiêng về tôi và tôi yêu quý cây thánh giá này cho riêng tôi. Gần đây Tôi có trưng cầu nhóm ý trên mạng xem có nên treo cây TG này hay không? – và lý do nên hay không treo. Sau khi nhận nhiều góp ý thì tôi có đọc bài của cha Reginald Martin và chia sẻ cùng anh em

fd08f50adfc30e9d57d2.jpg


Nguồn: Christ’s Head On the Cross (  https://www.simplycatholic.com/christs-head-on-the-cross/ )

* Nhớ là các nhà thần học chống teo não đã bàn về vấn đề...thần học thâm sâu này rồi. Sẽ tìm và đăng lại 
MS

Đầu Chúa Kitô Trên Thánh Giá

                                       CHA REGINALD MARTIN

 

1/ Các nghệ sĩ dường như đã đồng ý đặt vết thương của người lính ở phía bên phải của Chúa Kitô (bên trái của người xem), nhưng một bức chạm khắc ban đầu cho thấy vết thương ở bên trái của Đấng Cứu Rỗi. Lucas Cranach (mất năm 1553) đã vẽ Chúa Kitô bị đóng đinh không có vết thương và nói rằng ông sẽ thêm chi tiết nếu vị trí của nó được tiết lộ cho ông. Vào cuối thế kỷ 19, Eduard Manet đã đại diện cho Chúa Kitô được các thiên thần hỗ trợ, với bên trái bị thương.

 

 2/ Chỉ có thánh Gioan nhắc đến cái đầu của Chúa Giêsu trong trình thuật Tin Mừng của ngài, “Người gục đầu xuống, trút linh hồn” (Ga 19:30). Bởi vì chúng ta không thể xác định vị trí thực sự của đầu Chúa Giê-su khi ngài chết, các nghệ sĩ đã sử dụng một số quyền tự do khi thể hiện khía cạnh này của Đấng Christ Bị Đóng Đinh.

 3/ Việc các nghệ sĩ thể hiện đầu của Chúa Kitô nghiêng về bên phải có thể phản ánh không gì khác hơn là cảm giác rằng bên phải là bên cao quý hơn. Hoặc nghệ sĩ có thể chỉ đơn giản muốn đầu của Chúa Kitô lặp lại vị trí vết thương của mình. Để cho thấy vết thương ở một bên và đầu của Đấng Christ nghiêng về bên kia có thể gây mất tập trung. Chúng ta sẽ không bao giờ biết ai đã thiết lập những quy ước này, nhưng biểu hiện trên khuôn mặt của Chúa Kitô Chịu Đóng Đinh cho thấy tình yêu của Người; đó mới là điều quan trọng.

 

 

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 16, 2023, 9:56:47 PM6/16/23
to alphonsefamily
Chủ đề này đã được các nhà thần học chống teo não, dưới sự cầm đầu của Giáo chủ Văn Lộc, bàn nát nước ở hội nghị...nhậu vào tháng 5/2017, trên nhiều phương diện: Kinh Thánh, Ngụy Thư, Thị kiến và Suy diễn. Mời  các bạn coi lại:

THẦN HỌC "CHỐNG TEO NÃO": Khi chết Chúa quay mặt về phía bên nào?
90b9f6b4dc7d0d23546c.jpg

* Ta đã chứng kiến nền thần học "chống teo não" do nhà NCKT Văn Lộc ở vùng rừng Fontainebleau sáng tạo ra vào tiền TK 21 (năm 2017) với nhiều chủ đề hấp dzẫn, vừa có tính chất giải trí, vừa có tính chất nghiên cứu Kinh thánh. Nay ta bước qua 1 chủ đề mới: "Khi chết Chúa Giêsu quay mặt qua bên trái hay bên phải?". Có thêm phụ chú nghiên cứu thêm về 2 tên trộm lành và trộm dữ.

Chân dung người sáng lập ra môn thần học "chống teo não" theo ghi hình tại 1 hội nghị ngoại thường gần nhất (người ngồi bên phải người đeo nơ):

photo IMG_20170218_191020_zpsnlyj23px.jpg

1. Tranh luận:

Nguyên là trưa qua có cuộc họp mặt của NCY tại nhà 1 restaurant sang trọng ở Tân Bình do Dũng, vị đại gia đã thắng cuộc đấu giá hôm Giỗ OCY năm 2017, chiêu đãi để mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5 (người mặc áo đỏ).

 photo IMG_20170326_061720_zpsh1lhwj9d.jpg

Nhân dịp này may quá anh em được gặp lại A Xìn, là người trước đây lần đầu tiên đưa ra topic lạ: "Khi chết Chúa quay mặt qua bên phải hay bên trái?" nhưng chưa kịp luận bàn. Y là người Việt gốc Hoa theo đạo Công giáo, khoảng 24 tuổi. Rất tiếc quên chụp hình nhà NCKT tuổi trẻ tài cao này.

Được săn đón phỏng vấn, A Xìn bắt đầu câu chuyện như sau:

Nguyên vào 1 dịp đi Biên Hòa đến nhà 1 người quen chơi. Ở đây có 1 tượng thánh giá có Chúa Giêsu quay đầu về bên trái và có nhiều giáo dân có mặt. Mọi người bàn tán xôn xao và tranh luận nhau. Người nói bức tượng này không hợp vì khi chết Chúa quay mặt về bên phải, người bảo quay mặt về bên trái mới đúng, cãi nhau ì xèo....


http://www.catholiccompany.com/getfed/wp-content/uploads/2013/01/c2.pnghttp://images.wisegeek.com/jesus-on-the-cross-sketch.jpg

Không biết cuộc tranh luận nói trên có kết cục như thế nào nhưng nghe đến đây thì có sự nhảy vào tham gia bàn luận sôi nổi của 3 nghị phụ: Nam Mỹ, A Xìn và Capo Đức

- Nam Mỹ: Khi bị treo trên thập giá kề bên Chúa Giêsu có 2 tên trộm cũng bị tử hình chung. Ngài có quay qua nói với tên trộm ở 1 bên phải hay trái gì đó không nhớ. Đó là bên Chúa quay mặt trước khi chết.

photo IMG_20170325_114134_zpse0e3yqfp.jpg

- A Xìn: y phát biểu theo quan điểm lọa: Chúa Giêsu bị đâm bên trái thì Ngài phải quay mặt qua bên trái để coi thằng nào quẹt tao!

- Capo Đức: khi Chúa Giêsu bị đâm lưỡi đòng là đã chết rồi, làm sao quay đầu.

photo IMG_20170325_130735_zpsn3dj9qoa.jpg

2. Phúc âm:

Để nghiên cứu chuyện này, ta hãy coi lại ở các đoạn Kinh thánh có liên quan:

Matt 27: 41-50

41 Cũng như thế, các thượng đế cùng với ký lục và hàng niên trưởng chế diễu Ngài và nói: 42 "Nó đã cứu những ai khác, chứ vô phương cứu lấy mình! Nó là Vua Isarel! Bây giờ hãy xuống khỏi thập giá, và ta sẽ tin vào nó! 43 Nó đã cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người hãy giải thoát nó, nếu Người yêu thương nó! Vì nó đã nói: Ta là Con Thiên Chúa!" 44 Cũng vậy, cả những tên cướp cùng chịu đóng đinh thập giá với Ngài cũng sỉ mạ Ngài.

45 Từ giờ thứ sáu trở đi, xảy có tối tăm trên toàn cõi đất, cho đến giờ thứ chín. 46 Lối giờ thứ chín, Ðức Yêsu kêu lớn tiếng rằng: "Êli Êli lêma sabakthani, tức là: lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi! Nhân sao Người lại bỏ tôi?" 47 Nghe vậy, trong những kẻ đứng đó, có người nói: "Ông ấy gọi Êlya!" 48 Lập tức, một người trong họ chạy đi lấy bọt biển thấm đầy dấm, rồi cài vào cây sậy mà cho Ngài uống. 49 Nhưng các kẻ khác chạy lại bảo: "Ðể mặc! Xem Êlya có đến cứu y không nào?" 50 Ðức Yêsu lại kêu lớn tiếng vào trút linh hồn.

Marco 15: 27-37

27 Cùng với Ngài, họ cũng đóng đinh thập giá hai tên cướp, một tên bên hữu, một tên bên tả Ngài, 28 [và đã nên trọn lời Sách thánh rằng: Ngài bị liệt hàng cùng kẻ ác nhân]

29 Những người qua lại mắng nhiếc Ngài, lắc đầu mà rằng: "Oả! Mày định triệt hạ Ðền thờ và sẽ xây cất lại trong vòng ba ngày! 30 Hãy cứu lấy mình đi, là xuống khỏi thập giá đi nào!" 31 Cũng vậy, các thượng tế chế giễu Ngài với nhau cùng với ký lục và nói: "Nó đã cứu những ai khác, chứ vô phương cứu lấy mình! 32 Ðức Kitô Vua Israel bây giờ hãy xuống khỏi thập giá, để chúng ta thấy được mà tin!" Cả những kẻ cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng mắng nhiếc Ngài.

33 Ðến giờ thứ sáu, xảy có tối tăm trên cả cỏi đất, cho đến giờ thứ chín. 34 Giờ thứ chín, Ðức Yêsu lớn tiếng rằng: "Ê-lô-i, Ê-lô-i, lama sabakthani", dịch nghĩa ra là: "Lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi, vì sao Người lại bỏ tôi?" 35 Nghe vậy, trong những kẻ có mặt, có người nói: "Kìa! ômg ấy gọi Elya!" 36 Một người họ chạy đi nhúng bọt biển đầy dấm, cài vào cây sậy mà cho Ngài uống, mà rằng: "Hãy để mặc! xem Elya có đến hạ y xuống không nào!" 37 Ðức Yêsu đả thốt ra một tiếng lớn mà tắt thở.

Luca 23: 32-46

32 Người ta cũng điệu đi hai tên gian phi, để hành quyết làm một với Ngài.

39 Một người trong các kẻ gian phi bị treo đó mắng nhiếc Ngài: "Phải chăng mày là Kitô? Hãy cứu lấy mình và chúng ta với!" 40 Nhưng tên kia lên tiếng mắng bảo nó: "Mày không kính sợ Thiên Chúa sao, ngay lúc mày cũng mắc đồng một án? 41 Phần ta, thực tế phải lẽ, ta chuốc lấy đáng tội đã làm; nhưng ông này, ông không hề làm điều gì trái!" 42 Và hắn nói: "Lạy Ðức Yêsu, xin nhớ tôi, khi Ngài đến trong Nước của Ngài!" 43 Và Ngài đã nói với hắn: "Quả thật, Ta bảo ngươi: hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta!"

44 Khi đã đến lối giờ thứ sáu, thì xảy ra có tối tăm trên toàn cõi đất, cho đến giờ thứ chín, 45 trong khi mặt trời khuất bóng. Màn Ðền thờ bị xé ngay chính giữa. 46 Kêu lớn tiếng, Ðức Yêsu nói: "Lạy Cha, Con ký thác hồn con trong tay Cha". Nói đoạn, Ngài tắt thở.

Gioan 19: 28

28 Sau đó Ðức Yêsu biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để Kinh thánh được nên trọn, thì Ngài nói: "Ta khát". 29 Ðặt sẵn đó có một bình đầy dấm, thì người ta lấy bọt biển thấm đầy dấm cài vào nhánh bài hương mà chìa lên miệng Ngài. 30 Khi đã nếm dấm rồi, Ðức Yêsu nói: "Ðã hoàn tất ". Ðoạn gục đầu xuống, Ngài phó thác Thần khí.

31 Vì là ngày Dọn lễ, kẻo xác chết còn lại trên khổ giá ngày Hưu lễ - vả lại ngày Hưu lễ này là một đại lễ - nên người Do Thái xin Philatô cho đập bể ống chân các người bị xử mà cất xác đi. 32 Vậy lính đến đập bể ống chân người thứ nhứt và cả người kia cùng chịu đóng đinh làm một với Ngài. 33 Ðến bên Ðức Yêsu, họ thấy Ngài đã chết, thì không đập bể ông chân Ngài, 34 nhưng một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài, và lập tức có máu và nước chảy ra.

3. Nghiên cứu thêm:

Vì theo quan điểm của nhà NCKT Nam Mỹ, việc này có liên quan đến 2 tên trộm treo 2 bên thập giá Chúa Giêsu nhưng trong  kinh thánh không nói rõ 2 tên trộm này là ai và tên nào bị treo ở bên nào nên ta phải nghiên cứu thêm về 2 tên này theo cách 5: theo truyền thuyết (truyền thống) & Ngụy kinh và cách 7: theo thị kiến (của Anna Catharina Emmerrich)

* Theo 1 số nghiên cứu, thiệt ra 2 tên trộm này là những nhà cách mạng, kháng chiến quân theo phái Zêlota chống lại đế quốc La Mã.

1/ Theo truyền thống: người trộm lành bị đóng đinh trên cây thập tự ở bên tay phải của Chúa Giêsu, còn người kia ở bên tay trái. Vì thế, sự miêu tả về cuộc đóng đinh thường cho thấy đầu Chúa Giêsu ngả sang bên phải, cho thấy Ngài chấp nhận người trộm lành.

http://wp.production.patheos.com/blogs/unsystematictheology/files/2015/06/Jesus-Picture-Crucifixion-On-The-Cross-With-Two-Sinners.jpg

Theo truyền thống Chính thống Nga: tên của người trộm lành là “Rakh” (tiếng Nga, nghĩa là Рах). Một số thành phố đã lấy tên người trộm lành, như TP San Dimas (Thánh Dimas) ở California (Hoa Kỳ). Cũng có những nhà thờ cũng dùng tên người trộm lành: Nhà thờ Người Trộm Lành ở Kingston (Ontario, Canada), Nhà thờ Thánh Dismas (Saint Dismas Church) ở Waukegan, Illinois, và Nhà thờ Thánh Trộm Lành Dimas (St. Dimas the Good Thief) ở Dannemora (New York, Hoa Kỳ).

2/ Theo Phúc Âm Nicôđêmô (Gospel of Nicodemus): có từ thế kỷ IV, người trộm lành vô danh đó được gọi là Dismas trong Tên gọi Dismas được phỏng theo âm của tiếng Hy-lạp, nghĩa là “hoàng hôn” hoặc “sự chết”. Tên của người trộm dữ là Gestas. 

3/ Theo ngụy kinh Arabic Infancy Gospel: gọi hai tên trộm là Titus và Dumachus, rồi kể chuyện về cách Titus (tên trộm lành) đã ngăn cản các tên trộm khác không cướp Đức Maria và Đức Giuse trên đường trốn sang Ai-cập.

4/ Theo thị kiến của Anna Catharina Emmerrich:  Chương 33: "Lời nói thứ nhất của Người trên thập giá" có mô tả:

Dáng điệu và toàn thân Đức Giêsu ngày càng nhợt nhạt như muốn ngất xỉu. Tên trộm ở bên trái (Gietma, tên cướp sa đọa) kêu lên: "Ma quỷ từng ám nó giờ đây đã bỏ nó rồi". Một người lính lấy miếng bọt biển thấm đầy giấm cắm vào một cái que và đưa lên trước mặt Đức Giêsu. Dường như Người có nếm một chút. Bọn  lính tiếp tục chế nhạo và nói: "Nếu ông là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu mình đi! Xuống khỏi thập giá đi" Tất cả những điều này xảy ra trong khi toán lính trước được toán lính khác do Abênađa chỉ huy đến thay thế.

Bấy giờ Đức Giêsu hơi ngẩng đầu lên và nói: "Cha ơi, xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm!" và sau đó Người âm thầm cầu nguyện. Tên Giétma kêu lên: "Nếu ông là Đức Kitô, thì hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi với!" Đima, tên trộm ở bên phải thì yên lặng. Y hết sức xúc động khi nghe Đức Giêsu cầu nguyện cho kẻ thù của mình. Khi Đức Maria nghe tiếng của Con Mẹ thì không cầm lòng được nữa, bèn lấn tới trước tiến sát lại thập giá, với ông Gioan, bà Salômê, và bà Maria Clêopha theo sau. Viên chỉ huy tốt bụng không ngăn cản người.

Đima, tên trộm bên phải, nhờ lời cầu nguyện của Đức Giêsu nên được soi sáng trong lòng. Khi Đức Trinh Nữ vội vã tiến đến, bỗng dưng hắn nhớ rằng chính Đức Giêsu và Đức Mẹ đã chữa hắn khỏi bệnh cùi khi hắn còn nhỏ. Hắn kêu lên thật mạnh bạo và rõ ràng: "Làm sao các ngươi có thể sỉ nhục Người khi Người đang cầu nguyện cho các ngươi! Người luôn im lặng và nhẫn nhục, Người cầu nguyện cho các ngươi, và các ngươi xúc phạm đến Người! Đích thực Người là một Ngôn Sứ! Người là Vua của chúng ta! Người là Con Thiên Chúa!" Lời khiển trách bất ngờ từ miệng của một tên sát nhân khốn kiếp đang dãy chết trên thập giá khiến bọn người phỉ báng phải xôn xao lớn. Họ nhặt đá và định ném tên trộm lành. Tuy nhiên, quan bách quân Abênađa không cho phép họ.

4. Phân tích:

- Nhà NCKT Nam Mỹ: đã phát biểu đúng theo truyền thống là khi miêu tả về cuộc đóng đinh thường cho thấy đầu Chúa Giêsu ngả sang bên phải, để biểu lộ Ngài chấp nhận người trộm lành. Tuy nhiên xét theo Kinh Thánh thì khi đó Chúa Giêsu chưa chết vì Ngài còn có thể quay đầu về hướng Mẹ Maria và người môn đệ yêu dấu để trăn trối lời nói sau cùng.

- Nhà NCKT A Xìn: tuy là nói cho vui nhưng ta thấy lúc bị lưỡi đòng đâm vào sườn thì Ngài đã chết trước đó. Ngài chết ngay sau khi nếm dấm ở miếng bọt biển.

https://3.bp.blogspot.com/-Ped3cjWL5qg/WO8wYSqQA9I/AAAAAAABPxQ/K3Ssl0JJD8oACpbGbKIZCcQ19Q-q9gcdgCLcB/s1600/6%2Btt%2B7.jpg

- Nhà NCKT Văn Đức: Đúng vì lúc đó Chúa đã chết, như trên. Đã chết thì không thể quay đầu lại, theo lẽ thông thường.

MS


Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages