Công đồng Vatican II và "mộ giả" ở GH CG miền Bắc trước 75 | Tiến Hùng

28 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 8, 2024, 10:29:51 PMJun 8
to alphonsefamily
Dưới đây là những thông tin thú vị về lịch sử Giáo hội CG VN từ Tiến Hùng (TH), 1 tín hữu người Bắc 54 vào Nam sinh sống trước 1975 (nay đang ở Australia). Đây là ý bổ sung của TH sau khi đọc bài giới thiệu dưới đây về 2 tuyển tập sách mới phát hành của anh Vũ Sinh Hiên:
Tuyển tập: Quê hương và Hội thánh & Về DCCT | Già Làng Vũ Sinh Hiên
z5505602691587_d9b1589e6481623d0db91792302f200f.jpg

Trong đó ở tuyển tập 1: "Quê hương và Hội Thánh", có nói về Công đồng Vatican II và sự đào sâu nghiên cứu của các học giả, sinh viên miền Nam trước 1975 về sự đổi mới của Công đồng này
Mời xem (hình chỉ là minh họa, không tìm ra hình thực về ngôi mộ giả này).

---o0o---

Công đồng Vatican II và "mộ giả" ở GH Công giáo miền Bắc trước 75
image.png

Tiến Hùng:
Tiến Hùng (TH) là Bắc kỳ 9 nút nên rất tò mò về Giáo hội Công giáo VN ngoài Bắc từ năm 54 đến 75. Khi có sách vở gì về Giáo hội Công giáo miền Bắc thì đọc ngay. Điều ấn tượng nhất là Giáo hội Công giáo miền Bắc không biết gì về Công đồng Vatican 2 cho đến 1975. 
TH nếu không lầm (đã 49 năm rồi) khi cha Chân Tín CSsR ra Bắc ngay sau 30/4/75 có thuật lại các nhà thờ ngoài Bắc vẫn còn đóng mồ giả (tomb) để cuối nhà thờ. Thân nhân xin cha làm lễ cầu hồn cho người nhà. Sau  thánh lễ xuống tận mồ giả (sơn màu đen) vẩy nước thánh và xông hương quanh mồ giả này (nhớ hồi năm 67, TH xin giúp lễ gặp lễ cầu hồn cũng mang nước thánh theo cha chủ tế xuống mồ giả để cha chủ tế đi vẩy chung quanh… Nhưng Giáo hội Công giáo miền Nam đã bỏ việc này lâu rồi ( 1968?) trong khi đó miền Bắc chỉ bỏ ‘nghi thức’ này sau 1975!!!

Minh Nguyễn: 
Chuyện này lạ, "mồ giả" ở miền Bắc, mới nghe thấy. Nó có liên quan gì đến các tín điều mới của Vatican II, nhờ TH nói cho biết.

Tiến Hùng: 
Không biết các nhà thờ nói giọng miền Nam vào những năm 60-65 có làm mồ giả không thì TH không rõ. Riêng các xứ đạo di cư từ Bắc vào Nam như xứ đạo của TH ở đường Phạm thế Hiển (bây giờ hàng năm dân Sài Gòn vẫn về các nhà thờ này vào dịp Giáng Sinh để coi các hang đá) thì vào những năm 54-68 đóng mồ giả bằng gỗ, sơn đen giống y như những mồ mả xây ở các nghĩa trang 🪦. Đương nhiên trong mồ giả thì trống trơn. 
Giáo dân nào muốn cha là phép mồ (tomb) cho thân nhân vào dịp lễ giỗ thì thay vì cha ra tận nghĩa trang thì chỉ đi xuống cuối nhà thờ hát kinh cầu hồn rồi xông hương và vẩy nước thánh quanh mồ giả này… 
Có lẽ dân Bắc 54 di cư vào Nam mang theo hủ tục này vào theo luôn. Tương tự, vào thứ Sáu tuần thánh, giáo dân đeo tang trắng ngập nhà thờ để chịu tang Chúa chết. Bà xã TH kể khi gia đình ở Xóm Chiếu, ba mẹ bà xã đi làm về vào chiều thứ sáu Tuần thánh hốt hoảng thấy ba anh em bà xã đeo khăn tang trên đầu… Hỏi ra mới thở phào… 
Sau Công đồng II thì linh mục quay mặt xuống giáo dân, không hát tiếng Latin, không cần mặc áo lễ màu đen trong các lễ cầu hồn nữa và dĩ nhiên cầu nguyện, xông hương và vẩy nước thánh quanh ‘một cái thùng rỗng‘ như thế chẳng có ý nghĩa gì!!! 
Xin mô tả rõ hơn về mộ giả: M giả có 2 thùng: thùng dưới hình khối chữ nhật, thùng trên nhỏ và cao, mặt trên cong xuống theo chiều dài, rất giống chiếc quan tài ! Mộ này sơn đen và có nhiều hàng sơn hình dấu phẩy màu trắng! Khung bằng gỗ được bọc chung quanh bằng những tấm carton nên rất nhẹ. 
Mồ giả để góc cuối của nhà thờ. Khi làm phép và xông hương thì mồ giả được đẩy ra giữa cuối nhà thờ….
image.png
“Lạy Chúa tôi, tôi biết thật tôi sẽ chết. Có khi tôi chỉ còn sống đặng ít phút nữa thôi nên Chúa dặn bảo tôi vào giường nằm ngủ như là vào mồ 🪦chết vậy Amen!”

TH nhớ thêm về thánh lễ trước Công đồng II (lúc đó TH khoảng 8-9 tuổi) giáo dân dự lễ rất thụ động. Các câu đáp lễ hầu như chỉ xướng và đáp giữa cha chủ tế và 2 chú giúp lễ. Khi có lễ đồng tế thì các linh mục chúc bình an cho nhau bằng cách áp má vào nhau còn giáo dân dự lễ ở dưới thì… đứng nhìn…. 
Mình nhớ là mẹ mình kể là các bà ở dưới thì thầm với nhau đoán là các cha áp vào nhau và nhắc nhau “gắng giữ độc thân, đừng cưới vợ nhé!” 😄
Sau này thì cha chủ tế xướng cho mọi người “hãy chúc bình an cho nhau”, thì quí bà mới … “À thì ra thế!”. 
Trước ng đồng II, các giáo xứ có ca đoàn toàn mấy ông tu xuất, không có tiếng hát của phái nữ vì lúc đó toàn hát tiếng Latinh… 
Hồi đó, TH đi học giáo lý thì được dạy không được phí phạm đồ ăn, ai mà để vung vãi những hạt cơm xuống đất sau này xuống luyện ngục ban đêm sẽ mang xiềng xích về lại chỗ mình ở nhặt lại những hạt cơm đó… 
Mồ giả hay những chuyện TH kể trên đều do ký ức cách đây hơn 60 năm rồi!


Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages