Giáo hội Công giáo và Học thuyết tiến hóa - Google Groups

48 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 20, 2023, 7:41:44 PM6/20/23
to alphonsefamily, giaitri
Nhân sự kiện Ấn Độ bỏ Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi sách GK và có cuộc thảo luận tiếp theo của các member ZEG với sự tham vấn của Bing ChatGPT về chủ đề này:
image.png
Ta hãy đọc lại bài dưới đây đã đăng từ hồi tháng 11/2017. Bài này sau đó đã được Google và các website Công giáo đăng lại lên mạng. 

Giáo hội Công giáo và Học thuyết tiến hóa


* Học thuyết tiến hóa và quan điểm có liên quan của Giáo hội Công giáo là 2 vấn đề lớn. Dĩ nhiên tôi không phải là nhà khoa học và nhà thần học gì ráo, thời gian nghiên cứu và kiến thức lại hạn hẹp nên chỉ trình bày cóp nhặt để chúng ta có dịp tìm hiểu lược sơ qua về vấn đề này. Ai muốn tìm hiểu sâu hơn xin lên mạng, có đầy.
Học thuyết tiến hóa liên quan đến các khái niệm như chọn lọc tự nhiên, thích nghi, di truyền, biến dị, gen... đã xuất hiện khởi đầu từ TK 17. Đến nay học thuyết này đã được tuyệt đại đa số các nhà khoa học công nhận và là kiến thức khoa học được giảng dạy chính thức ở các trường học. Các học sinh đều biết Darwin là ai. Xuất xứ của các sinh vật và loài người là khởi nguồn từ đâu (theo học thuyết này)
Trong nhiều buổi họp mặt với bạn bè, có người theo đạo Công giáo, tôi tình cờ nghe nhiều tín hữu phản ứng khá gay gắt với thuyết tiến hóa. Họ chỉ công nhận con người được hình thành từ Thuyết sáng tạo (Sáng thế ký), phủ nhận sự sống tiến hóa, từ đó phát sinh ra tranh cãi gay gắt giữa “Chúa và Darwin, ta phải chọn ai?”!
Gần đây trong 1 buổi họp mặt của anh em Công giáo thân hữu, có người kế chuyện nhà mình là: "Con cái mình cho nó đi ăn học. Bây giờ ở trường về tụi nó nói mình và ông bà cha mẹ, tổ tiên mình đều xuất thân từ loài khỉ. Thật là đồ mất dạy!"
 Một anh khác nói: "Tiến hóa chỉ là 1 giả thuyết do những người vô thần đặt ra"....

Ai nói tôi đi theo Chủ nghĩa Duy lý hay Duy vật Kitô giáo thì xin chịu, tôi thực sự ngạc nhiên với các phản ứng này vì Giáo hội đã nhìn nhận  Học thuyết này từ lâu rồi, dĩ nhiên là theo quan điểm có chọn lọc của Giáo hội.

1. Sự chống đối học thuyết tiến hóa[1]:

Theo dòng lịch sử, ta thấy Thuyết tiến hóa ngay từ đầu đã bị chống đối kịch liệt vì nó phủ nhận quyền năng sáng tạo của Thượng đế.

Trong thế kỉ 19, đặc biệt sau khi cuốn Nguồn gốc các loài của Charles Darwin (xuất bản năm 1859) được công bố: sự sống tiến hóa qua con đường chọn lọc tự nhiên. Toàn bộ sinh vật trên Trái Đất được cho là bắt nguồn từ một tổ tiên chung hoặc một nguồn gen tổ tiên chung. Tiến hóa qua các thế hệ là do biến dị và điều này cung cấp lời giải thích khoa học cho sự đa dạng trong tự nhiên...đã gây nên tranh cãi nóng bỏng tập trung vào các hàm ý triết học, xã hội và tôn giáo của thuyết này.

Ngay ở Mỹ, việc giảng dạy về tiến hóa ở các lớp sinh học ở các trường trung học không phổ biến trong hầu hết nửa đầu thế kỉ 20. Thậm chí có phán quyết của tòa kết tội giáo viên dạy tiến hóa (Vụ xử Scopes năm 1925) khiến cho chủ đề này trở nên hiếm hoi trong các sách giáo khoa sinh học ở trung học Hoa Kỳ trong suốt một thế hệ. Nhưng sau đó nó dần dần được xuất hiện lại sau đó và được bảo vệ chính thức với phán quyết của Tóa án năm 1968. Các luận điểm chống đối trở nên vô giá trị sau khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết rằng việc cấm giảng dạy thuyết tiến hóa vì mục đích tôn giáo là vi hiến theo Điều khoản Thành lập trong Hiến pháp sửa đổi lần thứ I của Hoa Kỳ. Kể từ đó, niềm tin tôn giáo về sáng tạo luận chính thức bị bác bỏ trong giáo trình phổ thông thông qua một số phán quyết Tòa án vào những năm 1970 và 1980. Ngày nay Thuyết tiến hóa cũng được giảng dạy tại các trường Công giáo ở Hoa Kỳ, là một phần chuẩn của chương trình giảng dạy


Về mặt tôn giáo:

Lúc ban đầu, những cuộc chống đối thuyết tiến hóa của Darwin đều đến từ 2 phía: khoa học và tôn giáo. Nhưng về sau hầu như mọi chỉ trích về thuyết tiến hóa đều có nguồn gốc từ tôn giáo hơn là từ cộng đồng khoa học.

* Cho đến bây giờ giới khoa học không phải là không có người lên tiếng chống đối học thuyết tiến hóa, vì còn nhiều vấn nạn trong quá trình phát triển của sự sống học thuyết này chưa giải thích được, nhưng họ chỉ là thiểu số [2]. Nhưng không vì thế mà thiểu số các nhà khoa học này lại quay lại tin vào Thuyết sáng thế của Kitô giáo!

Lúc đầu các tôn giáo có nguồn Abraham tin vào thuyết sáng thế đều kịch liệt phản đối Thuyết Tiến hóa gồm: Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo.

Riêng Phật giáo với học thuyết “Duyên Khởi” giải thích cho thiết lập nền tảng sự sinh khởi của vũ trụ, gần gũi với Thuyết Tiến hóa nên họ không phản đối gì vì không hề mâu thuẫn với giáo lý căn bản của đạo Phật.


* Riêng Công giáo:

Trong nhiều thập niên, không phản ứng gay gắt như Cơ Đốc giáo Tin Lành ở Mỹ, Công giáo Rôma đã né tránh, không bác bỏ thuyết tiến hóa một cách chính thức.

Thế nhưng, các Kitô hữu (cả Anh giáo) đều lập tức bắt tay nhau để lên án học thuyết mới với công thức châm biếm thường được lặp đi lặp lại rằng “con người không phải là hậu duệ của lũ khỉ”. Nhiều tín hữu Công giáo nghi vấn hay nói rằng ai tin vào thuyết tiến hóa hoặc coi học thuyết này có thể hòa hợp với Kinh thánh là sẽ bị vạ tuyệt thông bởi điều này trái ngược với tuyên bố của Công đồng Vatican I (1869–70) cho rằng Chúa tạo ra mọi thứ từ cái không có. Sự hoài nghi cố chấp của những người tín hữu bảo thủ này vô hình chung đã coi quan điểm của Darwin như là một biểu tượng xung đột giữa lý trí và tín ngưỡng, đức tin và khoa học.

Sau này các ĐGH Piô XII, Gioan Phaolô II, Bênêđict XVI và Phanxico mới lên tiếng tuyên bố là không có lý do gì Đức tin và Khoa học có thể không tương hợp về các vấn đề ấy. Nhưng cho tới giờ này giới Công giáo bảo thủ vẫn kịch liệt phản đối các tuyên bố của Giáo hội, từ các ĐGH nói trên, vì cho đó là lạc đạo, đi ngược lại với giáo lý chân chính của Giáo hội!

Khởi đầu vào năm 1950, trong Thông điệp Humani Generis gửi cho toàn thể giám mục, ĐGH Piô XII đã lần đầu tiên đề cập chính thức và trực tiếp đến thuyết tiến hóa. Ông cho phép truy tìm nguồn gốc loài người trước khi có vật chất sống nhưng không cho phép nghi vấn về Adam và Eva hay sự tạo dựng linh hồn. Vào năm 1996, ĐGH Gioan Phaolô II tuyên bố thuyết tiến hóa "còn hơn cả một thuyết" và thừa nhận rằng để hoàn thành một tuyệt tác lớn thì cần phải trải qua một giai đoạn tích lũy dài, nhưng ông lặp lại rằng bất kỳ sự cố gắng nào giải thích linh hồn con người theo vật chất đều "không tương hợp với sự thật về con người". Ta sẽ đề cập chi tiết việc này ở 1 mục riêng dưới đây.


* Những người Công giáo bảo thủ tin rằng:

Thuyết tiến hóa là duy vật và sai lầm. Họ tin vào nghĩa đen của Cựu Ước, theo đó vũ trụ chỉ mới có khoảng 6.000 năm, bằng cách tính các thế hệ từ thời ông Adam cho đến thời Chúa Giêsu. Thế giới và sự sống trong đó, loài vật cũng như con người được Thượng Đế tạo ra trong vòng 7 ngày. Con người được Thượng đế tạo ra vào ngày thứ 6, cũng là ngày cuối cùng trước khi nghỉ ngơi. Ngài lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật....

https://farm8.staticflickr.com/7295/16186487357_e751a8c8d2_o.gif

* Theo khoa học: Tính từ vụ nổ Big Bang, tuổi của Vũ trụ vào khoảng 13,708 ± 0,021 tỷ năm, tính đến năm 2015), trái đất hình thành từ 4,55 tỷ năm trước, sinh vật xuất hiện vào khoảng 3,5 đến 3,8 tỉ năm trước và con người xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước.

* Ngay chính thánh Augustinô, từ thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đã coi những người hiểu lầm Thánh Kinh như vậy (như là 1 sự trình bày khoa học về lịch sử vũ trụ và loài người theo nghĩa đen) là một điều xấu hổ và nguyên nhân làm người khác coi thường Giáo Hội[3].


2. Quan điểm hiện tại của Giáo hội về Thuyết tiến hóa:

- Lúc ban đầu Giáo Hội thường cắt nghĩa các trang đầu sách Sáng Thế Ký theo trình bày của nghĩa đen lịch sử, nghĩa là người ta coi các sự kiện được nhắc đến như đã xảy ra là có thực như đã nói trên: Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ và loài người trong sáu ngày và ngày thứ bảy Người nghỉ ngơi. Đầu tiên Thiên Chúa dựng nên trời và đất bất động và trống rỗng, rồi Người cho có ánh sáng và bóng tối, ánh sáng là ngày và bóng tối là đêm. Người phân biệt đất liền với biển khơi, cho đất liền có cây, chim chóc, thú vật, cho vòm trời có mặt trời soi sáng ban ngày và có trăng sao trang hoàng ban đêm...

Nhưng với thời gian, để thích ứng với kiến thức của thời đại, Giáo Hội đã có sự thay đổi cách giải thích, ban đầu còn nhút nhát, và sau Thông điệp “Humani Generis” (1950), thì dứt khoát coi các trang đầu sách Sáng Thế Ký như một trình bày “huyền thoại” có tính ước lệ về sự sáng tạo của Thiên Chúa. “Huyền thoại” này là cách diễn tả những sự thật sâu xa trong lịch sử bằng một câu chuyện hình bóng nói lên sự thật ấy.


2.1. Thông điệp Humani Generis của ĐGH Piô XII năm 1950[4]

Theo Thông điệp “Humani Generis” (DS. 3980), con người có thể bắt nguồn từ tạo vật kém phát triển, và nhờ tiến hóa trở nên con người. Nhưng ở giai đoạn đầu, khi tạo vật kém phát triển xuất hiện trong “hiện hữu” thì nó đã phải nhờ vào quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa.

Về cách Thiên Chúa sáng tạo, thì Thông điệp “Humani Generis” phân biệt có hai thứ nguyên nhân cho tạo vật: nguyên nhân bậc nhất (causa prima) và nguyên nhân bậc nhì (causa secunda). Trong việc cày xới đất; người nhà nông là nguyên nhân bậc nhất và máy cày mà anh sử dụng là nguyên nhân bậc hai. Áp dụng vào việc sáng tạo con người, Thiên Chúa là nguyên nhân bậc nhất và tạo vật tiến đến nên một người là nguyên nhân bậc hai.

- Theo Triết học thời “Humani Generis”, quan niệm phổ thông về con người là có xác và hồn. Xác cho con người một hình thể bên ngoài với màu da, chủng tộc, ngôn ngữ...; hồn cho con người có suy tư, tình cảm, ý thức luân lý... Trong tiến hoá một con vật nên con người, thì phải có một bước nhảy vọt, vì vật hiện hữu chỉ trở nên một người khi có linh hồn. Việc làm cho xác có hồn để trở nên một con người, đòi phải có một can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa. Hình bóng của Sáng Thế Ký tả Thiên Chúa lấy bùn đất dựng nên thân thể, rồi thổi hơi vào thì thân thể ấy mới trở nên một người sống động có suy tư, ước muốn và hành động.

- “Humani Generis” giải thích Thiên Chúa là nguyên nhân bậc nhất, Người có quyền tuyệt đối cho mọi thụ tạo có hiện hữu và biến đổi trong thời gian. Các nguyên nhân bậc hai chỉ có quyền tự chủ tương đối; theo bản tính giới hạn của chúng mà Thiên Chúa đã ban cho khi sáng tạo nên chúng.

- Cách cắt nghĩa Sáng Thế Ký lúc ban đầu của Giáo Hội coi nguồn gốc loài người là Ađam và Evà là đôi nam nữ đầu tiên Thiên Chúa đã sáng tạo ở ngày thứ sáu. Sau này các nhà chú giải Kinh Thánh coi Ađam và Evà không phải là tên riêng của đôi nam nữ duy nhất đầu tiên ấy, nhưng là tên ám chỉ những người đầu tiên của loài người theo định luật tiến hoá. Nói cách khác loài người không chỉ “nhất nguyên” (monogenism), nhưng còn có thể “đa nguyên” (poligénisme) nữa.
- Nhưng Thông điệp “Humani Generis” thú nhận rằng: về vấn đề này Giáo Hội không dễ chấp nhận bằng về vấn đề con người do tiến hoá của loài vật mà có (DS 3897). Thông điệp không chối thuyết “đa nguyên”, nhưng chỉ tự hỏi thuyết này làm thế nào dung hoà được với tín điều về “tội nguyên tổ”. 
Thông điệp này cũng cảnh báo mạnh mẽ rằng Thuyết tiến hóa rơi vào tay những người theo chủ nghĩa duy vật và người vô thần, là công cụ để những người tìm cách loại bỏ bàn tay của Thiên Chúa khỏi hành động tạo dựng.


2.2. Phát biểu của ĐGH Gioan Phaolô II năm 1966:

https://farm8.staticflickr.com/7519/15920667996_7a5136bdc7_b.jpg

* Nguồn phi Công giáo:

Trong nhiệm kỳ của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II có những bước đi thể hiện thái độ thừa nhận của bản thân và của Giáo hội trước vai trò và sự đúng đắn của Thuyết Nhật tâm, Thuyết Tiến hóa và nguồn gốc vũ trụ theo khoa học hiện đại.

- Theo Stephen Hawking, vào năm 1981, trong một cuộc tiếp kiến với các nhà khoa học được mời để làm cố vấn khoa học cho Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng các nhà khoa học có thể tùy nghi nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau khi sự kiện Big Bang xảy ra, tuy nhiên những sự kiện trước đó thì không nên vì đó là giai đoạn sáng tạo thế giới của Thiên Chúa.

- Vào ngày 1996, trong một thông báo chính thức gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng thừa nhận về vai trò và sự xác tín của Thuyết tiến hóa, rằng con người sinh ra có thể là do một quá trình tiến hóa dần dần chứ không phải là do sự sáng tạo tức thời của Thượng đế: Những kiến thức mới nhất đã dẫn đến sự thừa nhận về thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết. Như vậy, ĐGH John Paul đã coi Thuyết Tiến hóa “không phải chỉ là một giả thuyết” và “về cơ bản là sự thật đã được chứng minh” (“more than a hypothesis” and “effectively proven fact”)[5]

Ngài đã coi như ủng hộ quan điểm khoa học về Tiến hóa. Tuy nhiên ĐGH nói "Nếu cơ thể con người có nguồn gốc từ vật chất sống đã tồn tại từ trước thì linh hồn được Thiên Chúa tạo ra ngay lập tức."

* Phát biểu của ĐGH bị giới bảo thủ tại Vatican phản đối kịch liệt: "ĐGH nói chúng ta có thể xuất thân từ con khỉ" (Rome daily Il Messaggero)


* Nguồn Công giáo[6]:

Ngày 22/10/1996, ĐTC Gioan Phaolô II đã đọc một bài diễn văn lịch sử về đề tài này tại Viện hàn lâm giáo hoàng về khoa học đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho thấy Toà thánh quan tâm đến thuyết tiến hoá:

- ĐGH Phaolô II nhắc lại thông điệp Humani Generis của ĐGH Piô XII, trong đó nói rõ rằng không có gì xung khắc giữa thuyết tiến hóa và đức tin, với điều kiện là ta để ý tới một số vấn đề.

- ĐTC Gioan Phaolô II công nhận giá trị của thuyết tiến hóa, không chỉ coi nó là một giả thuyết hoang đường. Ngài nói: “…những kiến thức [khoa học] mới nhất cho chúng ta thấy sự tiến hoá [xác thực] hơn là một giả thuyết.  Thật đáng thán phục khi thấy các nhà nghiên cứu đã từng bước một chấp nhận [tính khả thi] của thuyết này sau khi đã có một chuỗi những khám phá mới trong các lãnh vực tri thức khác nhau. Không phải vì [mục đích] tìm tòi hay chế tạo, nhưng là do kết quả của những cuộc nghiên cứu độc lập mà [người ta] đã thấy được điểm quy chiếu [của các ngành khoa học]; điểm quy chiếu này tự nó đã là một chứng cứ hùng hồn cho thuyết tiến hoá

- Ngài không gạt thuyết tiến hóa ra khỏi lãnh vực đức tin, “Huấn quyền của Hội Thánh quan tâm trực tiếp đến câu hỏi của sự tiến hoá… (The Church’s Magisterium is directly concerned with the question of evolution…)” Ngài nhận xét rất tinh tế và chính xác rằng có nhiều thuyết tiến hóa chứ không phải một.

- Ngài còn kết luận bài huấn từ đó rằng vấn đề sự sống liên quan trực tiếp đến chính Thiên Chúa. Sự sống thuộc về Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa hằng sống (“Even more, ‘life’ is one of the most beautiful titles which the Bible attributes to God. He is the living God.”)


2.3. Tư tưởng của ĐTC Biển Đức XVI năm 1968, 1981, 2006[1]

Đề tài về thuyết tiến hoá từng được trình bày bằng nhiều cách trong tác phẩm của thần học gia Joseph Ratzinger trước khi người lên kế vị thánh Phê-rô.

- Trong một bản văn đầu tiên viết vào năm 1968 với nhan đề “Đức tin trong tạo dựng và thuyết tiến hoá”, thần học gia Joseph Ratzinger đã thử xác định tương quan giữa khoa học và thần học. Ngài nói: “Thuyết tiến hoá không huỷ bỏ cũng chẳng củng cố đức tin. Nhưng thuyết tiến hoá thúc đẩy đức tin tự hiểu mình sâu sắc hơn, và như vậy nó giúp con người tự hiểu mình và trở thành chính mình ngày càng rõ nét hơn: hữu thể trong sự vĩnh hằng phải xưng hô thân mật với Thiên Chúa

- Vào năm 1981, nhân dịp viết bốn bài giảng về những chương đầu của sách Sáng thế , ĐHY Joseph Ratzinger trở lại một cách mạnh mẽ, về sự ăn khớp giữa tiến hoá và tạo dựng bằng cách tấn công khái niệm về sự ngẫu nhiên. Một lần nữa, người lại nhấn mạnh đến tính phi lý của sự đối chiếu căn bản giữa tiến hoá và tạo dựng. Theo người, cả hai lối tiếp cận bổ túc cho nhau và chúng không loại trừ nhau. Lối tiếp cận thứ nhất quan tâm đến việc giải thích “bằng cách nào” mà sự vật tồn tại, trong khi lối tiếp cận thứ hai lại cố gắng giải thích “tại sao” và mở đường vào nguồn gốc của sự vật bằng chương trình của Thiên Chúa.

- Sau này ở 1 buổi thảo luận được tổ chức tại Castel Gandolfo vào năm 2006, Đức Thánh Cha lấy lại đề tài này và khai triển trong những cuộc tranh luận với nhiều tham dự viên. Hoàn toàn không thừa nhận học thuyết tạo dựng “mà theo nguyên tắc vốn loại bỏ khoa học”, người chỉ trích mạnh mẽ “một thuyết tiến hoá che dấu những lỗ hổng của riêng mình”. Khoa học phải chấp nhận những giới hạn của mình, giống như đức tin cũng phải tự vấn trước những khám phá của khoa học. Về thuyết tạo dựng và về một vài cách thức tách rời một cách triệt để đức tin ra khỏi khoa học, ĐTC Biển Đức XVI trả lời rằng “Thiên Chúa quá lớn để chúng ta có thể đưa vào những câu hỏi còn bỏ ngỏ của thuyết tiến hoá”. Nói khác đi, chẳng có nghĩa gì khi giản lược lãnh vực tôn giáo vào những gì nằm ngoài khoa học, theo cách thức thay thế khiến người ta có thể cho rằng sự phi lý tính là lãnh địa duy nhất của tôn giáo.

Tuy nhiên, ĐTC Biển Đức XVI không hoàn toàn chấp nhận thuyết tiến hoá vì bốn lý do. Trước tiên, người cho rằng không thể kiểm chứng những khẳng định của học thuyết này do thời gian tiến hoá quá lâu dài. Hơn nữa, học thuyết này không phải là một lý thuyết đầy đủ và được kiểm chứng toàn bộ, cho dù bề ngoài của nó có vẻ xác thực. Ngoài ra, vấn đề tiến hoá tiếp diễn đặt ra một vấn nạn mà Đức Thánh Cha cho rằng rất có thể tiến hoá bắt nguồn từ những bước nhảy vọt. Cuối cùng, chính người nhấn mạnh rằng “những cá thể đột biến tích cực [được chọn lọc trong quá trình tiến hoá] quá ít ỏi”, điều này gợi ý rằng “hành lang tiến hoá” vì nó mà các loài bị tiêu diệt không phải là giải pháp thay thế trong vô số những giải pháp khác. Nói khác đi, những thế giới khác biệt có thể không thuần tuý là may rủi và với số lượng vô hạn...

[1]http://catechesis.net/index.php/triet-hoc/triet-kinh-vien/nhan-hoc/864-tu-tuong-ve-thuyet-tao-dung-va-tien-hoa-cua-duc-thanh-cha-benedict-xvi

2.4. Phát biểu của ĐGH Phanxico năm 2014[7]:

http://lh4.ggpht.com/-6tq6_D6qwAE/VFDkqLBuVOI/AAAAAAAAJLs/CUIWyNVunUM/s1600/%C4%90%E1%BB%A9c%2BGi%C3%A1o%2BHo%C3%A0ng%2BFrancis.jpg

Ngày 27/10/2014, ĐGH Phanxico phát biểu tại Viện Hàn Lâm Khoa học Giáo Hoàng vào dịp ra mắt bức tượng bán thân của vị tiền nhiệm là ĐGH Danh Dự Bênêđictô XVI, bài diễn từ này được truyền  qua mạng truyền thông chính thức của Vatican:

- "Thuyết tiến hóa và Big Bang phù hợp với Đức tin Công giáo". "Các lý thuyết khoa học về Big Bang và Tiến Hóa không chỉ phù hợp với Đức tin Công giáo mà còn rất cần thiết để hiểu về Thiên Chúa. Vụ nổ Big Bang, điều mà giới khoa học loài người chúng ta lâu nay tin rằng nó là nguồn gốc dẫn đến sự hình thành của vũ trụ cách đây khoảng 13,8 tỷ năm thì không mâu thuẫn với Sự Can Thiệp Thánh Thiêng của Thiên Chúa, và tất cả đều nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa. Đọc Sách Sáng Thế chúng ta hình dung rằng Thiên Chúa như là " một thầy thuật pháp với cây đũa thần" có khả năng làm tất cả mọi thứ nhưng không phải là như vậy. Người đã tạo ra cuộc sống và để cho mỗi sinh vật phát triển theo quy luật tự nhiên mà Người đã trao ban. Và như vậy Sự Sáng Tạo tiếp tục qua nhiều thiên niên kỷ này đến thiên niên kỷ nọ, cho đến khi nó trở thành cái mà chúng ta biết đến như ngày hôm nay "

- "Khi chúng ta đọc trong sách Sáng Thế trình thuật về việc tạo dựng trời đất, ta có nguy cơ tưởng tượng Thiên Chúa như một pháp sư, với chiếc đũa thần, làm được mọi sự. Nhưng không phải như vậy. Thiên Chúa đã tạo dựng các sinh vật và để cho chúng phát triển theo các quy luật nội tại mà Chúa ban cho mỗi loại, để chúng phát triển, để đạt tới mức độ viên mãn. Chúa ban cho các sinh vật của vũ trụ sự tự trị đồng thời nơi chúng, Chúa cam kết sự hiện diện liên tục của Người, mang lại sự hiện hữu cho mỗi thực tại. Và như vậy, sự sáng tạo tiếp tục trong nhiều thế kỷ, trong nhiều thiên niên kỷ, cho đến khi nó trở thành như chúng ta biết ngày hôm nay, chính vì Thiên Chúa không phải là một vị thần chế tác hay có phép thần thông, nhưng Đấng Tạo Hóa ban cho muôn vật được hiện hữu. Sự khởi đầu của thế giới không phải là công việc của sự hỗn loạn có nguồn gốc từ nơi khác, nhưng xuất phát trực tiếp từ Đấng Khởi Nguyên Tối Cao tạo dựng từ tình yêu. Vụ nổ Big Bang, mà ngày nay được xem là nguồn gốc của thế giới, không mâu thuẫn với các hành động tạo dựng của Thiên Chúa, nhưng đúng hơn, nó cần có việc tạo dựng ấy. Sự tiến hóa trong tự nhiên không trái ngược với khái niệm Sáng thế, vì sự tiến hóa giả định trước sự sáng tạo sinh thể tiến hóa".

* Như thường lệ, khi có bất cứ những đổi mới nào theo hướng cải cách của Giáo hội Công giáo phù hợp với thời đại thì lực lượng bảo thủ đều ló mặt lu loa phản đối. Họ cho rằng: ĐGH Phanxicô nói mâu thuẫn với Kinh Thánh: Sự tiến hóa trong Khoa học "là phù hợp". "Như vậy, có thể nói ĐGH Francis đã không còn dạy rằng Thiên Chúa là đấng tác tạo vũ trụ này chỉ trong 6 ngày. Điều mà giáo lý Công giáo chân chính đã bao đời gìn giữ và khẳng định!". "Đó là dấu hiệu thời cuối!" (trích website sudiepchuaden.com - Tôi theo dõi qua nhiều bài viết tại đây thì cho rằng website này là nơi tụ họp các tay bảo thủ và cuồng tín hạng nặng của đạo Công giáo, chuyên chống đối đường hướng canh tân của Giáo hội).

3. Giải quyết sự xung đột giữa Thuyết tiến hóa và Sáng thế ký:

Đây là quan điểm riêng của tôi.

Dường như tôi chưa tìm thấy lập luận nào của các nhà thần học của Giáo hội có tính cụ thể thuyết phục để giải quyết xung đột có vẻ rõ ràng giữa câu chuyện trong Sáng thế ký về quyền năng sáng tạo ra vũ trụ và con người của Đức Chúa Trời với Thuyết tiến hóa.

Theo sự hiểu biết đơn giản của mình, tôi thấy không có mâu thuẫn gì lớn giữa Niềm tin và Học thuyết này. 

Ta thử đưa ra lập luận tóm tắt về sự xuất hiện của thế giới sinh vật, trong đó có con người, theo con đường tiến hóa tuần tự như sau:

- Lúc đầu vũ trụ hỗn mang chỉ toàn là các chất vô cơ như nước, đất, lửa và các chất trong bảng tuần hoàn Mendeleef.

http://vietnamesetheologicalreview.org/uploads/news/2012_09/earth1.jpg

- Sau đó là sự hình thành của hợp chất hữu cơ gồm 3 nguyên tử nhỏ là cacbon đioxitaxít nucleic và protein, là các chất cơ bản tạo thành nên sự sống. Sự xuất hiện các hợp chất hữu cơ từ nền vô cơ này là do điều kiện vật lý (áp suất, độ ẩm...), bức xạ hay phản ứng hóa học phát sinh ra từ núi lửa (nhiệt độ), sấm sét (phóng điện) vào lúc đó cách đây hàng tỉ năm mà trong phòng thí nghiệm ngày nay người ta có thể tạo ra được.

http://sohanews.sohacdn.com/2017/photo-1-1511327505759.jpg

- Do nhu cầu phát triển sinh tồn có tính chọn lọc, thích nghi, biến dị và di truyền trong quá trình dài hàng tỉ năm, các đơn bào phát triển thành đa bào và sau đó hình thành nên hệ thực vật, động vật và con người...(theo Darwin sự sống phát sinh từ 1 cá thể đơn bào trong đại dương)

Cái mấu chốt khác nhau chỉ là vấn đề phản ứng hóa học đã tạo thành nên mầm mống sự sống và nguyên nhân đã tạo nên sự biến dị trong quá trình phát triển của sự sống. Khoa học cho rằng đó là do sự trùng hợp ngẫu nhiên, thuần túy từ các định luật vật lý, hóa học; còn tôn giáo thì cho rằng đó là do bàn tay sắp xếp của Thượng đế. Tất cả chỉ có vậy.

Sáng thế ký nói vũ trụ tạo dựng trong 6 ngày là lối nói ước lệ vì 1 ngày của Thượng đế bằng hàng tỉ năm tính theo thời gian của trái đất. Sách Sáng thế ký nói: Ngài lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. Quả đúng là sinh vật và ông Adam đều sinh ra từ nền của chất vô cơ (bụi đất) và việc Ngài "thổi sinh khí" chính là cho các phản ứng hóa học và phép biến dị đó xẩy ra.

Cách giải thích như vậy là tương hợp với Thông điệp “Humani Generis” khi cho rằng: Ở giai đoạn đầu, khi tạo vật kém phát triển xuất hiện trong “hiện hữu” thì nó đã phải nhờ vào quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa. Như vậy xem ra không có gì mâu thuẩn lớn nếu hiểu Sáng thế ký theo nền tảng khoa học của Thuyết Tiến hóa. Bằng với cách giải thích đơn giản như vậy, xem chừng ta có thể hóa giải được cái được coi là xung đột giữa lý trí và tín ngưỡng, đức tin và khoa học nói trên?


4. Thuyết tiến hóa có phải xuất phát từ những người vô thần hay không?

Quả đúng là khi học thuyết Tiến Hóa của Darwin ra đời đã tạo duyên cớ cho những người người vô thần, duy vật và anti-catholic lu loa lên rằng: Nó đã làm cho nền tảng của nhiều tôn giáo vùng Xê-mít (Semite) bị sụp đổ, và khiến cho Thiên Chúa giáo bị điêu đứng. Học thuyết của Darwin không chỉ tranh luận mà còn hạ bệ lời nói “không thể sai lầm” của Thượng Đế trong Thánh Kinh. Nền tảng của Thiên Chúa giáo và những tôn giáo hữu thần khác bị xói mòn và bị sụp đổ khi công trình nghiên cứu thuyết Tiến Hóa này được công bố...Về các luận điệu như vậy ta đã tìm hiểu và biết qua tại các mục ở trên.

Tuy nhiên Học thuyết này có phải xuất phát từ vô thần hay không xét về mặt tác giả sáng tạo ra nó. Ta hãy tìm hiểu qua về tín ngưỡng của các nhân vật nổi bật sáng tạo ra học thuyết này:


4.1. Jean Baptiste de Lamark (1744-1829): được coi là người đã sáng lập ra lý thuyết nền tảng cho học thuyết tiến hóa.

https://i.ytimg.com/vi/VGDCuv1ojTY/maxresdefault.jpg

Trong cuốn sách của ông Philosophie Zoologique , Lamarck đã đề cập đến Thiên Chúa là "tác giả tuyệt vời của tự nhiên". Quan điểm tôn giáo của Lamarck được xem xét trong cuốn Lamarck, Người sáng lập Sự Tiến triển (1901) của Alpheus Packard. Theo Packard từ các bài viết của Lamarck, ông có thể được coi là một người theo chủ nghĩa hữu thần

Nhà triết học sinh học Michael Ruse đã miêu tả Lamarck như "tin tưởng vào Thiên Chúa như một người thúc đẩy không lay chuyển, người sáng tạo ra thế giới và luật lệ của nó, người từ chối can thiệp một cách kỳ diệu trong sự sáng tạo của ông". Người viết tiểu sử James Moore đã miêu tả Lamarck như là một "nhà thần học triệt để".


4.2. Charles Robert Darwin (1809-1882): được xem là cha đẻ của học thuyết tiến hóa.

https://hoithanh.com/wp-content/uploads/2017/08/24111859-charles-darwin-xuat-ban-cuon-sach-nguon-goc-cua-muon-loai-mo-duong-cho-thuyet-tien-hoa.jpg

Gia đình ông này theo Anh giáo. Ông ta hồi nhỏ học trường Christ’s College, Cambridge để học cử nhân thần học, vì cha ông muốn con trai mình trở thành mục sư Anh giáo. Mặc dù lơ là việc học nhưng ông cũng tập trung chăm chỉ khi các kỳ thi đến gần. Trong kỳ thi cuối khóa tháng 1/1831 ông làm bài tốt và đỗ hạng 10/178 sinh viên tốt nghiệp.

Niềm tin tôn giáo của Darwin là khá phức tạp:

- Lúc đầu Darwin vẫn tin vào Thiên Chúa là đấng tạo hóa. Ngay cả khi viết Về nguồn gốc các loài trong những năm 1850, ông vẫn nghiêng về chủ thuyết thần học. Nhưng về sau quan điểm của ông dần dần thay đổi thành thuyết bất khả tri. 

- Mặc dù kín đáo về quan điểm tôn giáo của mình, vào năm 1879 ông trả lời rằng ông chưa bao giờ là một người theo chủ nghĩa vô thần theo nghĩa phủ nhận sự tồn tại của một vị thần, và nói chung: "Bất khả tri sẽ là mô tả chính xác hơn về trạng thái tín ngưỡng của tôi".  Ông đã đi xa hơn khi nói rằng "Khoa học không liên quan gì đến Chúa Kitô, ngoại trừ việc các thói quen nghiên cứu khoa học làm cho một người thận trọng thừa nhận bằng chứng."[8]

- Do các mâu thuẫn tranh cãi từ học thuyết của ông, đức tin của ông trong Kitô giáo đã giảm đi và ông đã dừng đi nhà thờ. Nhưng Darwin vẫn ủng hộ giáo hội Anh giáo địa phương.


4.3. Gregor Johann Mendel (1822-1884): được coi là cha đẻ là của di truyền học hiện đại.


http://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2016/09/di-truyen-mendel-bac-bo-thuyet-tien-hoa-darwin-675x353.jpg

Ông này là 1 linh mục Công giáo người Áo thuộc Dòng Augustine chính hiệu. Không nghe nói sau khi khám phá ra đặc tính di truyền từ việc trồng lai tạo các hạt đậu Hà Lan, ông này cởi áo linh mục hay đi theo vô thần gì.


4.4. Hugo Marie de Vries (1848-1935): được coi là cha đẻ của khái niệm gen và học thuyết đột biến.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dc/Hugo_de_Vries_%281848-1935%29%2C_by_Th%C3%A9r%C3%A8se_Schwartze_%281851-1918%29.jpg/220px-Hugo_de_Vries_%281848-1935%29%2C_by_Th%C3%A9r%C3%A8se_Schwartze_%281851-1918%29.jpg

Ông này là con trai cả của 1 phó tế thuộc hội dòng Mennonite ở Haarlem. Gia đình tổ tiên của ông này có gốc Tin Lành theo giáo hội Baptist. Hồi nhỏ ông ta học ở trường Baptist, học giáo lý của giáo hội này. Sau này khi nghiên cứu cây anh thảo phát triển hoang dã trong một cánh đồng khoai tây bỏ hoang để phát hiện ra lý thuyết đột biến nổi tiếng của mình, cũng không thấy nói ông này bỏ đạo hay đi theo vô thần gì.

Tháng 11/2017

Nguyễn Quang Minh 

 

 



Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 21, 2023, 6:43:11 PM6/21/23
to alphonsefamily
From: Ngoc Bau Tran 
Rat cam on Nguyen Quang Minh da viet va dang lai bai nay, nen toi moi duoc doc hom nay.  Tac gia to ra rat nghiem tuc va than trong khi viet bai nghien cuu nay. Kham phuc.
Tran Ngoc Bau

Le mercredi 21 juin 2023 à 01:41:47

 UTC+2, KiếnThức&GiảiTrí a écrit :
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages