Những Kiểu “Hành Là Chính” Trong Bí Tích Hôn Phối | Lê Hải Nam

19 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
May 14, 2024, 7:12:32 PMMay 14
to alphonsefamily
1132. Những Kiểu “Hành Là Chính” Trong Bí Tích Hôn Phối (9/5/2024)

Trong bài viết trước, tôi đã nói đến “những cha sở chuyên lạm dụng việc chứng hôn và các thủ tục có liên quan để làm khó dễ và trục lợi nơi người tín hữu,” thì trong bài viết này tôi nói đến việc những kiểu lạm dụng và trục lợi ấy sẽ không có tác dụng và từ nay sẽ “bất hợp pháp” theo bản quy định này.
Điều 8 của Quy Định nói rằng “Khi tín hữu thuộc giáo xứ mình cử hành kết hôn ở một giáo xứ khác, cha sở có nghĩa vụ cấp giấy giới thiệu, trong đó chỉ ra những nơi mà người đó đã cư ngụ, và cấp chứng thư Rửa tội và Thêm sức.” “Nghĩa vụ” là bổn phận phải làm, không được phép từ chối hay “câu giờ” và việc “không chu toàn nghĩa vụ (một cách cố tình để trục lợi) là một sai phạm nghiêm trọng xứng đáng bị treo chén. Một số cha xứ (không phải là cha xứ nơi chứng hôn) gây khó dễ cho người tín hữu với những đòi hỏi vô lý không thuộc thẩm quyền của mình (thuộc thẩm quyền của cha xứ nơi chứng hôn) như a) đòi khảo kinh hay giáo lý cả nam lẫn nữ; b) đòi cả nam lẫn nữ hay có khi cả cha mẹ đến gặp cha; c) gây khó khăn trong việc hẹn gặp: lên xuống mấy lần mới được gặp để thưa chuyện, rồi lại lên xuống mấy lần nữa mới cấp chứng thư rửa tội và thêm sức. Mục đích của những việc “hành là chính” này thật là đáng xấu hổ cho cả giáo hội vì chỉ nhắm tới một chiếc phong bì xin lễ béo (bổng lễ 1 triệu đồng chẳng hạn), cũng có nghĩa là việc mại thánh. Số tiền này đối với người tín hữu khá giả chỉ là chuyện nhỏ, và chỉ tội nghiệp cho những tín hữu nghèo khổ, hay chỉ vì không biết đến kiểu ăn tiền bẩn thỉu này của cha xứ.
Điều 16 của Quy Định cũng hết sức rõ ràng: Đôi hôn phối có thể học giáo lý hôn nhân ở bất cứ đâu và được người có thẩm quyền (cha xứ hay cơ sở được Đấng Bản Quyền chuẩn nhận) cấp chứng chỉ giáo lý hôn nhân có giá trị vô thời hạn. Trước đây nhiều cha xứ chứng hôn không chấp nhận chứng chỉ giáo lý hôn nhân do nơi khác cấp hay cho rằng hết thời hạn, thì nay không được phép làm điều này nữa. Chỉ có cha xứ chứng hôn mới có thẩm quyền kiểm tra việc học giáo lý hôn nhân hợp luật còn cha xứ không chứng hôn chỉ xác nhận việc cư trú và cấp chứng thư rửa tội và thêm sức chử không liên quan gì đến việc học giáo lý hôn nhân của đôi hôn phối. Từ nay nếu có cha xứ nào còn làm khó dễ với người tín hữu để trục lợi như tôi nói trên thì xin quý vị cứ trình báo thẳng cho giám mục giáo phận để các ngài khiển trách, và nếu cố tình vi phạm để ăn tiền thì xứng đáng bị treo chén (tội mại thánh).
Điều 8 của Quy Định còn ghi rõ: “Trong trường hợp cha sở (nơi không chứng hôn) không cấp giấy giới thiệu, cha sở nơi chứng hôn vẫn có quyền chứng hôn, miễn là chu toàn tất cả các quy định về thủ tục hôn phối.” Điều này cũng có nghĩa là việc “gây khó dễ để ăn tiền như trước đây” sẽ không có tác dụng gì hết. Tôi đã nghe các cha sở thuộc giáo phận Sài-gòn than phiền đến điếc cả tai về việc các cha sở thuộc giáo phận Xuân Lộc không cấp giấy giới thiệu, không cấp các chứng thư bí tích như nói trên, để ăn tiền, và nhiều cha sở Sài-gòn đã gọi điện đến TGM Xuân Lộc để mắng vốn, và các ngài vẫn chứng hôn bình thường bất chấp việc bỉ ổi này.
Các điều 12-15 nói về việc rao hôn phối. Bản quy định yêu cầu rao hôn phối ở những nơi đôi bạn đã cư ngụ trên 1 năm, và cha sở có liên quan có nghĩa vụ phải rao và báo cáo kết quả đúng thời hạn. (xem GL 1070) “Trong trường hợp không nhận được kết quả rao vì một lý do nào đó, cha sở nơi chứng hôn vẫn có quyền cho cử hành kết hôn,” và như thế các cha sở nơi không chứng hôn cũng không còn có thể gây khó dễ trong việc rao hôn phối để ăn tiền được nữa.
Điều 19 cũng rất quan trọng: “Vì tôn trọng quyền tự do tôn giáo, chỉ nên khuyên chứ không được ép buộc người ngoài Công giáo theo đạo như là điều kiện để kết hôn. Nếu đương sự muốn, nên chấp nhận cho kết hôn với chuẩn khác đạo.” Chúng ta đều biết rằng hôn nhân khác đạo khó bền vững hơn hôn nhân cùng đạo, nhưng tự do (đây là tự do tín ngưỡng) là món quà quý giá nhất Thiên Chúa ban cho con người và tự do này được giáo hội công nhận. Do đó chúng ta (các bậc cha mẹ) có thể thuyết phục con cái mình không nên kết hôn với người khác đạo, và thuyết phục bên kia theo đạo, nhưng tuyệt đối không thể ép buộc bằng cách cấm đoán hay gây áp lực làm mất tự do của đôi hôn phối, vì như thế là cướp đi món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa ban cho họ (đôi hôn phối), nghĩa là chống lại Thiên Chúa. Cần biết rằng hôn nhân giữa hai người đã được rửa tội thành sự mới là bí tích hôn phối còn hôn nhân khác đạo thì không phải là bí tích hôn phối, nhưng bên đã được rửa tội vẫn phải “trọn đời thủy chung, bất khả phân ly với bên chưa được rửa tội.” Điều này nghe có vẻ không công bằng nhưng luật “bất khả phân ly” trong hôn nhân là luật của Thiên Chúa, giáo hội không thể thay đổi và người tín hữu bắt buộc phải thi hành.
Dĩ nhiên là Bản Quy Định Về Thủ Tục Hôn Phối vừa mới được HĐGMVN ban hành không đương nhiên làm cho việc “một số cha sở gây khó dễ để trục lợi nơi người tín hữu” tự nhiên biến mất. Người tín hữu cần phải biết các quyền của mình và nghĩa vụ của “họ”, để đấu tranh, tố cáo và loại bỏ các “chủ chăn ăn thịt chiên” này ra khỏi đời sống của giáo hội. Nên nhớ rằng Đức TGM Giu-se Nguyễn Năng của TGP Sài-gòn đã cấm các linh mục nhận tiền khi cử hành hôn phối, thánh lễ an táng, vân vân, nói chung là các bí tích. Khoản tiền duy nhất các ngài được nhận cho cá nhân mình một cách xứng đáng là các bổng lễ tự nguyện (chứ không phải do ép buộc).
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages