Chúa Giêsu đã không bị đóng đinh nếu không có 4 sự kiện sau đây ở Kinh thánh - Google Groups

93 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Apr 2, 2024, 7:02:17 PMApr 2
to alphonsefamily
thể Chúa Giêsu đã không bị đóng đinh nếu không có 4 sự kiện xảy ra sau đây ở Kinh thánh. 
Tập 1: Sự kiện thứ nhất

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều đồng ý cho rằng việc tử hình đóng đinh Chúa Giêsu là vụ án được kết nối giữa hai thế lực tôn giáo và chính trị đan xen vào nhau. 
Ở Palestine vào thời điểm đó tình hình chính trị khá phức tạp. Có những thế lực và phe phái với những mưu toan lợi ích khác nhau

1.
 Đế quốc La Mã 
La Mã xâm chiếm Palestine thời Chúa Giêsu diễn ra qua nhiều giai đoạn:
63 TCN: Quân đội La Mã do Pompey Đại đế dẫn đầu tiến vào Jerusalem, đánh dấu sự khởi đầu ách thống trị của La Mã.
40 TCN: Herod Đại đế được La Mã đưa lên làm vua Judea, cai trị Palestine với sự hỗ trợ của La Mã.
6 TCN: Sau khi Herod Đại đế qua đời, Judea được chia thành 3 khu vực, do các con trai của Herod cai trị, nhưng vẫn nằm dưới sự kiểm soát của La Mã.
Năm 6: Judea trở thành một tỉnh trực thuộc La Mã, do một quan tổng trấn La Mã cai trị.
Năm 
26-36: Pontius Pilate được bổ nhiệm làm quan tổng trấn La Mã tại Judea.

Đế quốc La Mã cai trị xứ Palestine thông qua các tổng trấn và vua Do Thái bù nhìn
- Ở Judas & Samaria: do trực tiếp Tổng trấn Pontius Pilatus cai trị từ năm 26 đến năm 36 SCN. Pilatus được bổ nhiệm bởi hoàng đế La Mã Tiberius. Pontius Pilatus còn nắm quyền lực giám sát cấp cao trong toàn xứ Palestine
- Ở Galilee: do Herod Antipas con trai của Vua Hêrôđê, còn gọi là "Hê-rốt Chư hầu", là người Do Thái, cai trị từ năm 4 TCN đến năm 39 SCN (lúc đó vua Hêrôđê đã chết trước đó khá lâu, vào năm 4 TCN).

2. Các thế lực tôn giáo: gồm các nhóm Biệt phái sau đây:
image.png
1/ Pharisêu: là một nhóm tôn giáo và chính trị trong xã hội Do Thái. Họ chuyên tuân thủ nghiêm ngặt Luật Do Thái và Giải thích Kinh Thánh. Pharisêu có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và tôn giáo của người Do Thái. Họ là những người lãnh đạo tôn giáo, giáo viên, và thẩm phán
2/ Sa Đốc: còn gọi là Sadducees, cũng là một nhóm tôn giáo và chính trị nhưng nhỏ hơn Pharisêu. Họ có địa vị cao trong xã hội, bao gồm nhiều tư tế và quý tộc. Họ chuyên giữ chức tư tế. 
Khác với Pharisêu: họ chỉ tin vào Kinh thánh Torah (Pharisêu chỉ tin vào Kinh thánh Torah - Ngũ kinh) và không tin vào luật truyền miệng (Mishnah). Họ ủng hộ sự cai trị của La Mã và hợp tác với chính quyền La Mã.
3/ Essene (còn gọi là Essenes) là một giáo phái Do Thái bí ẩn tồn tại vào thời kỳ Đền thờ Jerusalem thứ hai (khoảng thế kỷ thứ 2 TCN đến thế kỷ thứ 1 SCN). Phái Essene sống tách biệt khỏi xã hội Do Thái chính thống, thường trong các cộng đồng tu viện. Họ là những người chủ nghĩa hòa bình và không tham gia vào các hoạt động chính trị nhưng cũng mong ngóng vào sự xuất hiện của đấng Messiah để cứu dân Do Thái, mặc dù đây là chủ đề còn tranh luận của các học giả.

3. Thượng tế và Hội đồng công tọa
image.png
Người La Mã nhằm muốn kiểm soát tôn giáo Do Thái đã cho phép có bộ máy quản lý riêng về tôn giáo của người Do Thái gồm 1 Thượng tế thân La Mã và Hội đồng công tọa.
- Thượng tế là vị tư tế cấp cao nhất trong Do Thái giáo. Lúc đó Joseph Caiaphas là thượng tế Do Thái từ năm 18 đến năm 36 SCN. Ông được bổ nhiệm bởi thống đốc La Mã Valerius Gratus.
- Hội đồng Công tọa là một hội đồng gồm 71 vị lãnh đạo tôn giáo Do Thái do Thượng tế làm chủ tịch. Hội đồng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề tôn giáo và pháp lý, xét xử các vụ án hình sự và dân sự trong cộng đồng Do Thái.
Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự kiện Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những người đã xét xử Chúa Giêsu Kitô và kết án Người tử hình. Hội đồng Công tọa cũng chịu trách nhiệm ra lệnh đóng đinh Chúa Giê-su.

4. Zelots - Phe du kích kháng chiến chống đế quốc La Mã
image.png
Còn gọi là Zealots, hay Kẻ Cuồng Nhiệt, là một nhóm Do Thái cực đoan hoạt động vào thế kỷ thứ 1 SCN. Họ nổi tiếng với việc sử dụng bạo lực để chống lại sự cai trị của La Mã tại Judea. Mục tiêu chính của Zelots là lật đổ ách cai trị của La Mã và thành lập một nhà nước Do Thái độc lập. Zelots sử dụng nhiều phương thức hoạt động khác nhau, bao gồm: khủng bố,  tham gia vào các cuộc nổi dậy chống lại La Mã, phản đối việc người Do Thái hợp tác với La Mã

Mặc dù đọc trong Tin Mừng, ta không thấy một nơi nào nói các thế lực chính trị trực tiếp tìm cách giết Đức Giêsu và hầu hết đều coi cái chết Đức Giêsu là một chuỗi dài móc xích của hờn ghen, đố kỵ nơi các Thượng tế và Kỳ mục Do Thái. Tóm lại chính người Do Thái đã giết Chúa Giêsu. Nhưng họ là ai và với động cơ gì? Và
 chính xác là điều gì đã xảy ra dẫn đến đỉnh điểm là sự giận dữ la ó kết án với hình phạt tử hình man rợ sau đó. 

Xét về chiều kích chính trị, bỏ qua những ý nghĩa, suy niệm thiêng liêng của đạo giáo, ta thấy nổi lên 4 sự kiện xảy sau đây mà nếu khác đi thì có thể sẽ không dẫn đến bán tử hình và cái chết của Chúa Giêsus. Các sự kiện này liên tiếp xảy ra sát ngày Chúa chết từ ngày 10 cho đến ngày 14 (ngày chết) của tháng Nisan (theo lịch âm Do Thái)

Sự kiện thứ nhất: Chúa Giêsu được chào đón nồng nhiệt khi vào thành Jerusalem
image.png

Đây là 1 sự kiện quan trọng trong Kinh Thánh mà sau này được tổ chức kỷ niệm thành ngày lễ Lá. Sự kiện này diễn ra vào ngày 10 tháng Nisan (lịch âm Do Thái) khi Chúa Giêsu muốn ăn mừng Lễ Vượt Qua tại Jerusalem nên đã vào Thành. Các sách Phúc âm ghi lại sự kiện này ở Máccô 11:1-11, Matthêu 21:1-11, Luca 19:28-44, Gioan 12:12-19. 

Tóm tắt sự kiện này như sau:
- Ngài vào thành Jerusalem bằng cách cưỡi 1 con lừa nhỏ và dặn các môn đệ không tiết lộ gì v/v Ngài vào Thành 
- Trên đường đi vào Thành có dân chúng  rất đông đảo. Nhiều người cầm nhành lá vạn tuế ra đón Ngài, nhiều ngườitrải áo choàng của họ trên đàng; nhóm khác rải hoa lá hoặc nhánh cây đã chặt ngoài đồng. 
- Tất cả đều tung hô Chúc muôn lành cho Nước sẽ đến của Ðavit, Hosanna cho Con Ðavít!Muôn chúc lành cho Ðấng nhân danh Chúa mà đến, Ngài là vua Israel!... 
- Khi Ngài vào Giêrusalem, thì tất cả thành chấn động mà rằng: "Ngài là ai?" Dân chúng đáp lại: "Ngài là tiên tri Giêsu, người Nazareth, xứ Galilê".
- Biệt phái mới bảo nhau: "Các ông thấy, các ông chẳng đi đến đâu! Kìa, cả thế gian đã đi theo ông ấy!"
- Khi chứng kiến cảnh tượng như vậy, Chúa Giêsu không tỏ thái độ hay nói lời nào. Ngài đi ra Bêthania với nhóm mười hai.
image.png

Trong lịch sử Do Thái, không có ai được chào đón long trọng như Chúa Giêsu khi vào thành Jerusalem.

 Cũng có 3 trường hợp sau:
  • Vua David: Sau khi đánh bại Vua Saul, Vua David được dân chúng chào đón khi vào thành Jerusalem.
  • Vua Solomon: Sau khi được xức dầu làm vua, Vua Solomon được dân chúng chào đón khi vào thành Jerusalem.
  • Ezra the Scribe (Thầy tế lễ Ezra) : Sau khi trở về từ Babylon, Ezra the Scribe được dân chúng chào đón khi vào thành Jerusalem.
Tuy nhiên, sự chào đón dành cho những người này không thể so sánh được với sự chào đón dành cho Chúa Giêsu. Sự chào đón dành cho Chúa Giêsu là sự chào đón dành cho Đấng Mêsia, Đấng Cứu Thế.

Sự kiện này đã gây chấn động trong thành Jerusalem vào sát lễ Vượt qua, là thời điểm tập trung nhiều tầng lớp dân chúng đến đây để mừng Lễ. Nó đã bộc lộ danh tính của Chúa Giêsu cho những ai chưa biết đến. Đặc biệt là gây ra đố kỵ và tức giận, như dầu đổ thêm vào lửa, ở những kẻ trước đây không ưa Ngài. Sự kiện vinh danh này gây bất lợi và nguy hiểm đến sau đó cho Chúa Giêsu, có thể suy đoán từ nhiều phía như sau:
1/ Đứng đầu là nhóm Biệt phái Pharisêu. Họ là những người giữ vai trò quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và tôn giáo của người Do Thái. Pharisêu thường xuyên tranh luận với Chúa Giêsu về luật Do Thái và cách thức thực hành tôn giáo. Họ chỉ trích Chúa Giê-su vì vi phạm luật Do Thái và giao du với những người tội lỗi....Qua các cuộc khẩu chiến này, họ luôn tìm cách gài bẫy để loại bỏ Chúa nhưng đều thất bại. Nay Chúa được các tầng lớp dân chúng vinh danh công khai, thay vì là họ, thì đây là mối căm hận không thể nào bỏ qua.
image.png

2/ Biệt phái Sađốc là những người giữ địa vị cao trong xã hội. Họ cũng thường xuyên tranh luận với Chúa Giêsu về luật Do Thái và cách thức thực hành tôn giáo. Họ chỉ trích Chúa Giê-su vì vi phạm luật Do Thái và đưa ra những giáo lý mới. Cũng như những người Biệt phái Pharisêu, họ sẽ cảm thấy hết sức tức giận vì việc dân chúng tung hô Giêsu cũng chính là mặc nhiên coi nhẹ, hạ thấp vai trò của họ.

3/ Bè đảng Hêrôđê, là vua bù nhìn xứ Galilê: có tai mắt trong dân chúng. Sự kiện này không thể qua mắt họ. Việc Jesus được tung hô là vua Israel, là đấng nhân danh Chúa mà đến, chẳng khác nào coi Ngài là đấng Messiah, vị cứu tinh được tiên tri trong Kinh thánh Do Thái. Người đến để giải cứu người Do Thái khỏi ách áp bức và thống trị của đế quốc xâm lược La Mã. Nếu vai trò của Ngài được xác lập thì những người cộng tác với đế quốc La Mã sẽ bị hạ bệ và tiêu diệt. Việc tung hô Ngài chẳng khác nào là dấu hiệu nguy hiểm đe dọa đến sự tồn vong, đánh dấu sự cáo chung của họ sắp đến gần.

4/ Nhóm kháng chiến Zealots: mặc dù trong hàng ngũ các môn đệ của Chúa có người bị tình nghi là thành viên hay có liên hệ với kháng chiến quân Zealots (Simon, Judas Iscariot), nhưng hành động tránh xa các phe phái chính trị và lối dạy dỗ thiên về bất bạo động của Ngài chắc hẳn đã gây thất vọng cho những nhà lãnh đạo Zealots. Họ đang cần những người ủng hộ theo quan điểm cực đoan, bạo lực của họ...

Ở đây không đề cập đến Biệt phái Essenes vì những người này sống tách biệt với chính trị. Riêng đối với người La Mã, dĩ nhiên có tai mắt và điệp viên ở khắp nơi nhưng qua thái độ của Philatô, cho thấy họ không coi Chúa Giêsu là phần tử cách mạng có hại chống lại họ, mà đây chỉ là 1 giáo phái thuần túy về tôn giáo trong nội bộ Do Thái giáo, như trường hợp của Yoan Tẩy Giả.

Tóm lại cảnh tượng chào đón Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem rất hoà bình: Ngài khiêm tốn cưỡi lừa và không phát biểu hay biểu lộ điều gì. Dân chúng tung hô Ngài bằng cành cây cọ, cây ô liu....Nhưng dưới con mắt tưởng tượng của những kẻ thù ghét, tương lai Ngài sẽ nhập thành bằng cổ xe chiến mã và dân chúng là những chiến binh vũ trang cầm theo vũ khí.

Những kẻ tung hô chào đón Chúa Giêsu đã không ngờ rằng họ chính là nguồn động lực để kết án đóng đinh Ngài trong 4 ngày tới (ngày 14 tháng Nisan)

MS

Minh Nguyen Quang

unread,
Apr 6, 2024, 10:38:49 PMApr 6
to alphonsefamily
Tập 2: Sự kiện thứ hai

Đây là sự kiện Chúa Giêsu nổi giận và trục xuất những kẻ đổi tiền và bán động vật khỏi đền thờ ghi lại ở  Matt 21:12-13, Mác 11:15-18 và Gioan 2:13-22
image.png

1. Chúa Giêsu có từng nổi giận không?
Có, Chúa Giêsu có thể nổi giận. Kinh thánh ghi lại một số trường hợp Chúa Giêsu thể hiện sự tức giận, ví dụ như:
1. Quở trách các môn đồ vì thiếu đức tin: Trong Matt 8:23-27, Chúa Giêsu quở trách các môn đồ vì họ sợ hãi khi gặp giông tố trên biển. Ngài gọi họ là "kẻ ít đức tin."
2. Lên án sự giả hình của các nhà lãnh đạo tôn giáo: Trong Matt 23, Chúa Giêsu lên án các nhà lãnh đạo tôn giáo vì họ giả hình và đạo đức giả. Ngài gọi họ là "rắn độc, con cháu rắn lục."
3. Nguyền rủa cây vả: Trong Matt 21:18-22, Mác 11:12-14, 20-26, Chúa Giêsu và các môn đồ đi từ Bê-tha-ni đến Giê-ru-sa-lem. Trên đường đi, họ nhìn thấy một cây vả. Chúa Giêsu đến gần cây vả để tìm trái, nhưng không thấy gì ngoài lá. Ngài nói với cây vả: "Mầy chẳng khi nào sanh ra trái nữa!". Sáng hôm sau, khi đi qua chỗ cây vả, các môn đồ thấy cây vả đã héo khô.
4. Trục xuất những kẻ đổi tiền và bán động vật khỏi đền thờ: Trong Matt 21:12-13, Mác 11:15-18 và Gioan 2:13-22, Chúa Giêsu đã lật đổ bàn ghế của những người đổi tiền và đuổi họ ra khỏi đền thờ. Ngài gọi hành động của họ là "làm cho nhà Cha Ta thành hang trộm cướp."
image.png
Mỗi lần nổi giận của Ngài đều có ý nghĩa giáo huấn khác nhau. Tuy nhiên ở đây chỉ chú trọng phần tích sự kiện thứ 4 bởi vì các lần được cho là nổi giận khác không rõ ràng và chỉ riêng lần thứ 4 (gọi tóm tắt là "trục xuất") thì lại khác... 

2. Tóm tắt sự kiện trục xuất:
- Chúa Giêsu đến đền thờ ở Giêrusalem và thấy có nhiều người đổi tiền và bán động vật trong khuôn viên đền.
- Ngài tức giận vì họ biến đền thờ thành nơi buôn bán, thay vì là nơi thờ phượng Thiên Chúa.
- Chúa Giêsu đã lật đổ bàn ghế của những kẻ đổi tiền, đuổi họ ra khỏi đền thờ, và giải thoát những con bò, con chiên khỏi nơi buôn bán.
- Ngài tuyên bố rằng đền thờ là nhà Cha Ngài, và không phải là nơi để buôn bán.
Sự kiện này xảy ra 1 ngày sau khi Ngài vào Thành Giêrusalem, tức là vào ngày 11 tháng Nisan (có chú giải khác nói là vào ngày 10 tháng Nisan, tức ngay sau khi Ngài nhập Thành).
image.png

Việc Chúa Giêsu nổi giận trục xuất những kẻ đổi tiền và bán động vật có nhiều cách lý giải khác nhau:
- Sự phẫn nộ trước hành động làm ô uế đền thờ: Chúa Giêsu coi việc buôn bán trong đền thờ là một hành động xúc phạm đến Thiên Chúa và làm ô uế nơi thánh.
- Mong muốn bảo vệ sự thánh khiết của đền thờ: Đền thờ là nơi dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, và Chúa Giêsu muốn bảo vệ sự thánh khiết của nơi này.
- Lời kêu gọi quay trở lại với Thiên Chúa: Hành động của Chúa Giêsu là lời kêu gọi người dân Do Thái quay trở lại với Thiên Chúa và thờ phượng Ngài một cách chân thành...

Tuy nhiên sự kiện trục xuất này đi kèm với hành động quyết liệt và có phần bạo lực, chưa từng được ghi nhận xảy ra trước đó của Chúa Giêsu: lấy dây thừng làm roi xua đuổi hết thảy ra khỏi Ðền thờ cùng với cừu và bò của họkhông cho phép ai mang đồ đạc ngang qua Ðền thờ; đổ tung tiền ra và xô nhào bàn ghế của quân đổi bạc...     

Lễ vượt qua là 1 sự kiện tôn giáo lớn nhất hàng năm tại Jerusalem. Nó đem lại nguồn thu lớn cho các chức sắc tôn giáo vì lúc này có rất nhiều người đi viếng đền thờ và giao thương tại đây rất sầm uất. 

3. Sự kiện này đã trực tiếp đánh vào lợi ích của nhiều người:
Những người đổi tiền: Do người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đến Jerusalem để hành hương, việc đổi tiền là rất cần thiết. Những người đổi tiền thu phí đổi tiền từ các loại tiền khác nhau sang tiền Shekel, loại tiền được sử dụng để dâng cúng trong đền thờ.
- Những người bán động vật: Người Do Thái thường dâng hiến động vật để tế lễ tại đền thờ như bò, cừu và chim bồ câuNhững người bán động vật sẽ bán chúng cho những người hành hương để thu tiền.
- Nhóm lãnh đạo chóp bu của Do Thái giáo lúc bấy giờ:
Nhóm này bao gồm các thầy tế lễ, kinh sư và luật sĩ. Họ là những người có trách nhiệm quản lý đền thờ và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Tiền thu được sử dụng ngoài việc duy trì hoạt động của đền thờ, chỉ trả cho các nghi lễ tôn giáo còn hỗ trợ cho các chức sắc tôn giáo.

Trong đó nổi lên lợi ích của nhóm chức sắc cấp cao nhất sau đây:

1. Hội đồng Công Tọa (Sanhedrin)
Gồm đa số là người của biệt phái Pharisêu và Sadoc
Một số thành viên của Hội đồng Công Tọa được cho là có liên quan đến việc thu tiền từ đền thờ. Ví dụ, Josephus, một nhà sử học Do Thái, cho biết Annas, một Thượng Tế trước đây, và các con trai của ông ta đã thu thuế từ những người bán động vật trong đền thờ.

2. Thy Thượng tế (Joseph Caiaphas)  
Gia đình của Caiaphas có liên quan đến biệt phái Sadoc
Thầy Thượng Tế và gia đình của ông ta được hưởng nhiều lợi ích từ việc thu tiền ở đền thờ. Ví dụ, họ được hưởng một phần thuế thu được từ những người bán động vật và họ cũng được hưởng một phần của các lễ vật dâng hiến cho đền thờ.

Kết luận: 
Ở sự kiện thứ nhất: việc Chúa vào Thành Jerusalem được dân chúng chào đón long trọng đã đánh mạnh vào uy tín, làm giảm đi ảnh hưởng của các biệt phái Pharisêu và Sadoc. Còn ở sự kiện này hành động của Chúa Giêsu đã đánh vào "lợi ích nhóm" của nhiều người. Ngoài ra, hành động này còn có thể được xem như là một lời chỉ trích đối với Hội đồng Công Tọa và Thầy Thượng Tế. Chính vì vậy mà Thầy Thượng tế, Hội đồng Công Tòa và nhiều người khác đã la ó, quyết liệt đẩy Chúa Giêsu vào chỗ chết để duy trì quyền lợi của họ.
image.png
MS

Alphonse Family

unread,
Apr 19, 2024, 7:05:29 PMApr 19
to Alphonse Family
Tập 3. Sự kiện 3 & 4
Sự kiện 3: Chúa Giêsu đã không tự minh oan trước những lời cáo buộc của các thượng tế và kỳ mục tại tòa án La Mã.
tải xuống (2).jfif

Sự kiện 4: Philatô vô tình đẩy Chúa Jesus vào chỗ chết khi gọi Ngài là Vua dân Do Thái
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages