Tôn kính ảnh tượng Công giáo | CG.vn

15 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 11, 2024, 5:49:17 PM (5 days ago) Jul 11
to alphonsefamily

Tôn kính ảnh tượng Công giáo

12:42 12/07/2024


Đây là chuyện khá bình thường đối với người Công giáo, nhưng lại là chuyện gây nhiều tranh cãi với các anh chị em Kitô giáo thuộc các hệ phái khác. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược việc tôn kính ảnh tượng Công giáo bắt nguồn từ đâu, từ khi nào, và thái độ nào chúng ta nên có đối với các ảnh tượng.
Trước hết, vào những thề kỉ đầu từ thế kỉ I đến thế kỉ III, Kito giáo sơ khai không tôn kính ảnh tượng. Chúng ta biết, các Kito hữu đầu tiên hầu hết đều là người Do Thái, cho nên họ vẫn giữ những tập tục Do Thái của họ, nghĩa là, không tạc tượng vẽ hình bất cứ thứ gì để tôn kính, thờ lạy.

Tuy có một số ít các anh chị em Kito gốc dân ngoại lúc đó, nhưng họ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng bởi đa số Kito hữu gốc Do Thái. Nếu có chăng, Kito hữu tiên khởi chỉ tôn kính các anh hùng tử đạo, những thánh tích, kỉ vật hoặc di tích của họ mà thôi.

Sau chiếu chỉ Milan năm 313, Kito giáo trở thành quốc giáo trong toàn bộ đế chế La Mã, người ta dần chấp nhận việc tôn kính ảnh tượng. Các nhà thờ, thánh đường, và nhà nguyện được xây dựng, càng ngày càng nhiều các tượng ảnh các thánh được dựng nên để tôn kính. Thật ra, việc tôn kính các ảnh tượng là của người La Mã, được du nhập vào Kito giáo.

Chuyện thờ các tượng thần minh và các anh hùng hào kiệt là chuyện khá bình thường của họ. Và rồi sau đó, Giáo hội Đông phương tiến xa hơn nữa khi phát triển việc họa nên các icon, ảnh thánh. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi dùng hay không dùng các ảnh tượng trong nhà thờ Công giáo vẫn tiếp tục diễn ra.

Đến thế kỉ VIII, công đồng Nicea II năm 787 ra quyết định cho phép tôn kính các ảnh thánh (icons) và phân biệt việc này khác với việc thờ phượng Thiên Chúa.

Đến thời Trung cổ (Tk X-XV), việc tôn kính ảnh tượng tràn lan ở Tây Âu càng ngày càng nhiều. Các tượng điêu khắc hình các thánh được dựng nên trong các nhà thờ và nơi công cộng để dân chúng kính tôn. Thế kỉ XVI chứng kiến sự ly khai của anh em Thệ Phản (Tin Lành), kéo theo đó là phong trào bài trừ và đập phá ảnh tượng ở một số vùng.

Công đồng Trent, thế kỉ XVI, lên tiếng bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo, tái khẳng định việc tôn kính ảnh tượng vì mục đích sùng kính và giáo dục đức tin.

Vậy thì thái độ nào của người Công giáo chúng ta đối với các ảnh tượng? Giáo hội phân biệt cách rõ ràng việc tôn kính (dulia) và thờ phượng (latria). Chúng ta không tôn thờ các ảnh tượng, nhưng tôn kính chúng, không phải vì bản thân ảnh tượng mà vì qua ảnh tượng đó chúng ta tưởng nhớ đến vị thánh chúng ta đang cầu nguyện với.

Tiện đây cũng xin nói luôn, việc làm phép các ảnh tượng không nhằm phù phép cho ảnh tượng đó có một năng lực siêu nhiên nào đó, mà là một sự chúc lành để ảnh tượng đó được dùng để tôn kính. Việc ảnh tượng bị hư hỏng thì chúng ta có thể đập nát ra, hoặc xé nhỏ ra rồi đốt hoặc bỏ đi.

Theo thiển ý của tôi, người Công giáo chúng ta cũng nên bớt đi việc sùng kính ảnh tượng, vì nhiều nhà dân cũng như nhà thờ, bàn thờ hoặc gian cung thánh cứ như nơi sưu tập tượng ảnh, lớn nhỏ đủ cỡ và đầy màu sắc như “cải lương tuồng cổ”. Như vậy liệu chúng ta có tập trung cầu nguyện tốt hay đó lại là dấu chỉ để người ngoài Công giáo nghĩ chúng ta chẳng khác gì dân thờ ngẫu tượng?

Tóm lại, việc tôn kính các tượng ảnh Công giáo có một lịch sử phát triển trải dài qua nhiều thế kỉ, bắt đầu từ việc không tôn kính ảnh tượng nào, rồi chịu ảnh hưởng của La Mã, cộng thêm sự quyết định của một số công đồng Giáo hội, và cho đến hôm nay ảnh tượng lan tràn khắp nơi nơi.

Như vậy, thuở ban đầu chúng ta giống với anh chị em Do Thái giáo và các nhánh Kito giáo khác, nhưng vì thời cuộc đẩy đưa và nhờ sự phát triển của nghệ thuật, dân Công giáo chúng ta mới có việc tôn kính ảnh tượng như ta thấy ngày nay.


Nguồn: Lữ khách vui

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages