"Dẫu vậy thì vẫn cứ tin". Từ Đức tin vào Chúa Giêsu đến các giáo điều trong Giáo hội | CGVN

10 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 5, 2024, 11:20:55 PMJun 5
to alphonsefamily
CHUYỆN VỀ TẬP SÁCH “DẪU VẬY THÌ VẪN CỨ TIN” CỦA TÁC GIẢ JOSEPH MOINGT S.J. (TT) - NGÀY THỨ HAI - TỪ ĐỨC TIN VÀO CHÚA KITÔ ĐẾN CÁC GIÁO ĐIỀU TRONG GIÁO HỘI

 

Đối với người Kitô hữu phương tây ở thế kỷ XXI này thì tin vào Chúa Kitô có ý nghĩa gì, thưa cha?

Theo như tôi thấy thì cả chuyện tin vào Đức Giêsu lẫn tin vào người anh chị em quanh chúng ta đều có vấn đề…và đều suy giảm từng ngày…Bản thân tôi, tôi cho rằng có một sự liên đới giữa hai niềm tin ấy : người ta thấy mình tin vào Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô như thế nào thì người ta cũng cảm nhận một sự bắt buộc phải tin vào người anh chị em mình như thế, chẳng hạn người anh em cùng khốn ở ngay bên cạnh mình…Nhưng nếu người ta đánh mất đức tin của mình vào Thiên Chúa của Đức Kitô…thì không dám bảo rằng ngay tức thì người ta cũng đánh mất niềm tin của mình vào tha nhân, nhưng tin vào tha nhân lúc này trở thành một điều gì đó rất khó…Tại sao vậy ? Thưa…tại vì tha nhân gây khó chịu cho tôi, tha nhân tìm cách sát hại tôi, tha nhân tìm cách đánh cướp địa vị của tôi, tha nhân không để cho tôi yên…Nếu bạn thấy  rủng rỉnh đủ để tự khoản đãi chính mình một bữa ăn ra trò, bạn sẽ không thích thú gì khi thấy ngay cạnh khung cửa nhà hàng một người anh em đứng đấy với bàn tay sần xùi chìa ra với mọi người ra vào…Cái hình ảnh tội nghiệp ấy gây khó chịu, phải không? Và rồi cuối cùng thì người ta buộc phải “mời” vị khách không mong muốn ấy rời đi !!! Tôi nghĩ rằng, thưa bạn, đấy cũng là sự thật về Thiên Chúa của Đức Kitô đấy – điều mà Michel de Certeau đã cảm thấy sẽ xảy ra cách rõ ràng : Đức Giêsu bị xóa sổ nơi những người cùng khốn !!!

Tôi xin phép được gắn kết cơn khủng hoảng đức tin này với cơn khủng hoảng về các thứ khoa học phương tây được Husserl công bố…khi ông chứng minh rằng  ông nhận thấy tư tưởng tây phương ở thế kỷ XX có nguy cơ đánh mất tầm nhìn của mình vào cực vô cùng của tinh thần…Tư tưởng hy lạp vạch ra cho ông ta thấy cái cực vô cùng ấy…Thế nhưng như vậy đã đủ chưa ? Tư tưởng hy lạp là một tư tưởng chứa đầy sự hiện diện của những thần minh. Thần minh của triết học, nhưng không chỉ có vậy. Socrate tin tưởng vào Vị Thiên Chúa duy nhất và không muốn dâng lễ vật lên các vị thần của Thành Phố. Có một sự thông đồng rất gần gũi nào đó giữa tư tưởng về Thiên Chúa và Thành Phố - sự gần gũi ấy đưa đến việc hợp luật hóa sự tồn tại của Thành Phố…Các thẩm phán trong Thành Phố đã kết án tử Socrate. Tôi cảm nhận nghe được lời than vãn của Antigone đứng trước bản án có một âm hưởng thời sự rất lớn ở thời đó và ở mọi thời : phải chăng con người là nạn nhân của một định mệnh nhất định do các thần minh định đoạt ? Lý lẽ của Chính Quyền có ở trên quyền con người của cá nhân  không ?

Kitô giáo – thủa khai sinh – đã thổi bùng lên thứ tôn giáo của xã hội…và là thứ tôn giáo không có một “môi trường” riêng, bởi hình thành trong Do thái giáo, nhưng chỉ thực sự là Kitô giáo khi tách rời khỏi Do Thái giáo – thực vậy, không những chỉ bị tách rời mà thôi nhưng Kitô giáo còn bị săn lùng khắp nơi khắp chốn…

 

 

Thưa quý độc giả - càng đi sâu vào tác phẩm, người viết càng nhận ra là tác phẩm được viết cho người Công Giáo phương tây…và nói đến các vấn đề đặc thù của Công Giáo phương tây…Chính vì thế, người viết sẽ chọn những vấn đề chung chung và gần gũi với Công Giáo Việt Nam để chia sẻ…Cũng may là từng vấn đề nhằm trả lời cho từng câu hỏi…nên việc chọn lựa cũng tương đối dễ dàng…Thỉnh thoảng đương nhiên cũng có những ngắt quãng…hơi đột ngột…Mong thông cảm…

 

 

Đây đó trong những trao đổi trước, cha đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của các sách Tin Mừng, nghĩa là của Tân Ước, đối với người Kitô hữu…Vậy Cựu Ước thì sao? Đâu là lợi ích mà Cựu Ước mang lại? 

Đối với người Kitô hữu chúng ta, Kinh Thánh trước tiên được coi là ký ức của Đức Giêsu : Ngài luôn luôn trích dẫn Kinh Thánh…và cũng trong Kinh Thánh, Ngài đọc và nhận ra trước cái phận số, cái định mệnh của chính mình…Kinh Thánh cũng là ký ức của các Tông Đồ và các Thánh Sử - các ngài đã hiểu và đã dạy về Đức Giêsu qua ánh sáng của Cựu Ước, ánh sáng mà chúng ta cũng phải nhận ra thật rõ để có thể hiểu những gì được viết về Ngài – Đức Giêsu Kitô… 

Lúc này thì việc hiểu biết về Cựu Ước thật ra đang trong tình trạng có những thay đổi…Sự hiểu biết ấy không ngừng trở thành vấn đề kể từ khi có những khởi đầu trong ngành chú giải dựa vào những tìm tòi có tính khoa học, nghĩa là từ  thế kỷ XVI, nhưng tình trạng có vẻ dồn dập hơn từ khi có những cuộc đào bới khảo cổ ở thế kỷ vừa qua, từ cuộc khám phá và việc tìm cách đọc những ghi chú, những sử biên niên, những tài liệu thư viện, những bản viết tay, những di tích lịch sử và tất cả các dấu vết còn lại của những nến văn hóa cổ xưa của Ai cập, Mésopotamia, Do Thái…Những tác phẩm rất mới hiện nay đặt lại vấn đề về khoa viết sử Kinh Thánh, và những tác giả rất nghiêm túc đã thẳng thắn nói về “tính hư cấu” trong Kinh Thánh, và cả về gốc gác của dân Do Thái nữa (xem trong Shlomo Sand, Comment le peuple juif fut inventé, Fayard, 2008, traduit de l’ébreu, NdE)…Cho nên Kinh Thánh Cựu Ước có muôn vàn những vấn đề đối với các sử gia, các nhà chú giải, và các thần học gia…Và vì thế một sự hiểu biết tốt về lịch sử và việc trước tác Kinh Thánh là vô cùng cần thiết để hiểu được về tư tưởng tôn giáo, về luật lệ, về nghi thức thờ phượng, và dĩ nhiên là về mạc khải của Kinh Thánh Cựu Ước…

 

Nghĩa là sao, thưa cha? 

Bạn à, ngày nay chúng ta biết rõ rằng toàn bộ các sách Ngũ Thư đã được bịa ra vào thế kỷ VI – V trước kỷ nguyên của chúng ta, và tất cả những câu chuyện về các Tổ Phụ, câu chuyện xuất hành ra khỏi Ai Cập và cuộc khải hoàn vào đất Canaan…đều được xếp vào những loại chuyện huyền thoại…Đối với nhà thần học thì Cựu Ước không còn được coi là số một trong việc chứa đựng những sự thật có tính cách giáo điều nữa, mà chỉ là một tổng hợp rộng rãi bao gồm những tường thuật dữ kiện, những lời tiên tri liên quan gần với lịch sử của các triều đại Israel và Yuđa, các hướng dẫn cử hành các nghi thức và đạo đức…mà gốc tích cũng như tính cổ xưa nay bị đặt lại vấn đề…Dĩ nhiên Cựu Ước cũng  cho thấy là một tôn giáo vốn chứa đựng một giáo lý rất đẹp về Thiên Chúa, đặc biệt là trong các ngôn sứ, và Kitô giáo đã tiếp nhận di sản ấy, nhưng việc việc thực hành lại trở thành đối tượng của một sự phản kháng mãnh liệt từ các ngôn sứ, và điều ấy cũng mang tính cách giáo dục rất tốt cho các Kitô hữu thời của chúng ta hộm nay…Nghĩa là bà con Công giáo chúng ta nhận ra rằng nhờ Cựu Ước kể lại câu chuyện về ơn cứu độ mà Tân Ước nhận ra vai trò kết thúc của mình; và kỹ thuật biên soạn lịch sử hiện giờ cho thấy dân Israel chưa bao giờ biết đến ơn cúu độ…theo kiểu mà dân tộc ấy nghĩ ra trong cái quá khứ huyền thoại của mình, dưới những nét vẽ về một dân tộc được bảo vệ chống lại các kẻ thù và được đổ tràn những ơn lành của vị Thiên Chúa rất riêng của dân tộc mình. Các nhà thần học Công giáo phải quan tâm đến tất cả những khám phá ấy – những khám phá  buộc phải đặt lại vấn đề về năng lực nhận thức về lịch sử ơn cứu độ…cũng như khái niệm về ơn cứu độ vẫn được Giáo Hội giảng dạy…

 

Dù là với những kho tài liệu mang nội dung như thế đó – nhưng tại sao Kinh Thánh vẫn giữ được tầm quan trọng phải có đối với người Kitô hữu? 

Với người Kitô hữu, Kinh Thánh chính là ký ức của Đức Giêsu, là lịch sử của Người, là phả hệ của Người, và cũng là tôn giáo Người thực hành, đồng thời đại để là nguồn tư tưởng của Người, là sứ mệnh, là ý tưởng về Thiên Chúa cũng như về tương quan của Người với Thiên Chúa, hay ít ra thì cũng là môi trường từ đó Người có được mối liên kết với Thiên Chúa. Cựu Ước rất quan trọng bới vì Đức Giêsu luôn dựa vào đấy, Người đã từng tìm cách để hiểu biết chính mình dựa trên cái nền tảng của “lịch sử thánh” này. Người đã tìm hiểu về số phận mình và coi những gì đã từng xảy ra với các ngôn sứ…thì cũng sẽ xảy ra với chính mình…Và Cựu Ước cho thấy là Thiên Chúa không “đột nhiên” quyết định việc chăm lo cho con người đâu. Hạn từ “đột nhiên” - “soudain trong tiếng Pháp” và “subito trong tiếng La tinh” – là một hạn từ xuất hiện trong các cuộc tranh luận giữa người Công giáo và thuyết dị giáo Marcion – xuất hiện vào giữa thế kỷ II…và muốn cắt đứt mọi mối tương quan giữa Cựu và Tân Ước, chủ trương Thiên Chúa chỉ vừa mới tự mạc khải nơi Đức Giêsu một cách bất ngờ…Không, Thiên Chúa của Đức Giêsu không phải là một Vị Thiên Chúa mới mẻ… không ai biết đến trước khi Đức Giêsu cho chúng ta biết về Người…Điều đó chứng tỏ mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại là một mối tương quan xưa cũ rồi, xưa cũ có lẽ còn hơn cả mối tương quan được diễn tả trong Giao Ước Đầu Tiên…Và điều đó buộc phải đặt để vị Thiên Chúa của người Do Thái ngang hàng với các vị thần minh vùng Lưỡng Hà : Người là một trong số các vị thần minh ấy…thì làm sao mà có thể trở thành duy nhất được ? Thiên Chúa của Đức Giêsu – Đấng đồng hóa với Thiên Chúa của người Do Thái – không hề quăng bỏ tất cả các vị thần minh khác vào chốn hư không…để mà chiếm lấy địa vị của họ, nhưng cho thấy rằng Người ở trên đường tự mạc khải chính mính qua tất cả các thần minh sau này được coi là thần minh giả và rằng – từ muôn muôn thủa – Người tiếp cận con người qua tất cả các tôn giáo… 

Và rất là thú vị khi kỹ thuật biên soạn lịch sử Kinh Thánh mới mẻ sau này cho chúng ta thấy rằng Yahvé -  Thiên Chúa của người Do Thái – đã xuất hiện trong lịch sử vào khoảng thế kỷ X ( hay sớm hơn) trước kỷ nguyên Công giáo và xuất hiện giữa một khối các vị thần minh khác của vùng Trung Đông, và Người là một trong những vị thần nhỏ nhất, được tin tưởng và tôn thờ như bao nhiêu vị thần của các dân tộc khác và ở giữa các vị thần khác, nhưng rồi – trước cuộc hồi hương sau lưu đày và vào quãng thế kỷ VI – là  thời điểm của truyền thống Giavê thắng thế - đồng thời cũng là thời điểm các ngôn sứ đề cao việc thờ phượng Giavê Thiên Chúa duy nhất và tối cao…Và từ đấy, Giavê không chỉ là Vi Thần cao cả hơn các thần minh khác…mà Người còn là Thiên Chúa duy nhất… 

Tất cả những điều đó cho thấy Thiên Chúa duy nhất – Đấng tự mạc khải mình nơi Đức Giêsu vào một thời gian nào đấy và trong một nơi chốn nào đó ở giữa vũ trụ này  - thì Người cũng đã từng mạc khải chính mình qua các thần minh của đa thần giáo với một cách thế hoàn toàn khác với việc Người tự mạc khải nơi Đức Giêsu – Người không rẫy bỏ bất cứ một dân tộc nào vì những niềm tin sai lệch của họ, và Người tìm cách để mọi người có thể nhận biết Người như Vị Thiên Chúa duy nhất với chỉ một nỗi băn khoăn  thôi: đấy là làm sao để kết hợp tất cả nhân loại nên một…Đó mới chính là điều phải suy nghĩ về nền văn minh hôm nay : nhân loại đã trải qua nền giáo dục của mình khi đặt mình trong ngôi trường của Thiên Chúa, và sau khi đã đặt để niềm tin của mình nơi vô số các thần minh này/khác cũng như vị thần thổ địa của mỗi quốc gia, thì đã đến lúc phải đặt để niềm tin của mình nơi Thiên Chúa duy nhất – Vị Thiên Chúa duy nhất của một gia đình nhân loại duy nhất…Và , thưa bạn, đấy là Kitô giáo – con đường bắt rễ tử Do Thái giáo, trải qua các tôn giáo cổ xưa nhất của thế giới xưa – và hôm nay ý thức về việc phải trải rộng tầm nhìn của mình để tầm nhìn ấy mang mặc  tính phổ quát…cho toàn thể… 

Và điều đó không có nghĩa là phải đưa Đức Giêsu quay trở lại với quê hương Do Thái  hay Đạo Công giáo trở lại với Do Thái giáo – bởi người Kitô hữu đã được giải thoát khỏi chế độ nệ luật qua cái chết của Đức Giêsu – Đấng bị lên án nhân danh Lề Luật, và hành vi giải thoát, giải phóng này đã trở thành hành vi nền tảng của Kitô giáo – hành vi dứt khoát không cho phép Kitô giáo quay trở lại với chế độ của các thứ nghi thức tế tự trước đây nữa, nghĩa là quay trở lại với quy chế của các tôn giáo cổ xưa. Và vì thế Cựu Ước là mối tương quan của Đức Giêsu với lịch sử của con người và việc Thiên Chúa đến với con người qua giòng lịch sử ấy…Chính vì vậy nên Kitô giáo phải giữ mối tương quan với Kinh Thánh Cựu Ước, và dĩ nhiên là với dân Do Thái nữa, bởi trong hôm nay họ vẫn là chứng nhân về những gì đã xảy ra cho Đức Kitô…Cho nên tôi dám nói rằng tầm quan trọng của Cựu Ước nằm ở chỗ nhắc lại cho Kitô giáo về điều mà họ không được phép vấp phạm nữa – nghĩa là người ta không được phép rơi vào lại cái ngày xưa nữa, bởi cái ngày xưa chỉ là để chuẩn bị cho cái mới mẻ, cái hôm nay…Nếu chúng ta quay trở lại với Cựu Ước…và chúng ta làm như vậy vì đấy là quê hương của Đức Giêsu…thì mục đích cũng chỉ để là khám phá ra cái Mới vốn đã từng được mạc khải ở đấy, và học để chính mình được cái Mới ấy đưa chúng ta đến với sự mới mẻ liên tục phát triển giúp chúng ta cận kề ngày một hơn với Thiên Chúa…Việc chú giải Cựu Ước bởi cái Mới cũng buộc chúng ta giải thích lại cái Mới trong sự mới mẻ của thời đại, của hôm nay…

Nói cách khác, Kitô giáo không chỉ là tôn giáo mà thôi, càng không phải là tôn giáo như các tôn giáo khác : đấy là tất cả ý nghĩa của sự giải phóng khỏi khoản luật đã từng mang lại cái chết cho Đức Giêsu nhân danh Lề Luật…Đấy là hành vi mang tính nền tảng của Kitô giáo…Cho nên vấn đế quan trọng là Kitô giáo phải giữ cho bằng được mối tương quan của mình với Cứu Ước để rối – qua Cựu Ước – Kitô giáo bảo đảm  được mối tương quan của mình với tất cả các tôn giáo khác trên thế giới – những tôn  giáo cổ xưa cũng như hiện đại – và cũng chính vì vậy mà Kitô giáo phải tái nối kết những tương quan bằng hữu cũng như thân thuộc với dân tộc Do thái hiện nay; đồng thời Kitô giáo cũng không để mình quay trở lại với chế độ nô lệ Lề Luật, không để cho mình rơi vào tình trạng tuân phục hệ thống những tôn giáo của các thời đại cổ xưa, bởi vì Kitô giáo – nhân danh Thiên Chúa – là tôn giáo mang lại sự giải thoát con người khỏi tất cả những cái ách tôn giáo…để con người có thể trở nên một dân tộc, một nhân loại…

Đồng thời cùng với việc vượt qua phong cách tôn giáo hình thức, Kitô giáo được Đức Giêsu mời gọi để trở thành hành vi tôn thờ đích thật Thiên Chúa trong tinh thần và sự thật (Ga 4, 23) – mặc dù cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa có thể biết được sự việc ấy sẽ đưa Kitô giáo đến đâu, và đấy chính là điều mà cơn khủng hoảng tôn giáo hiện nay buộc chúng ta phải suy nghĩ. Bà con Kitô hữu phải giữ Giáo Ước cũ…bởi Giao Ước mới đã có sẵn đây rồi…và là Giao Ước thai sinh từ Giao Ước cũ – Giáo Ước mới có sẵn đấy như một sự mới mẻ tuyệt đối luôn luôn thúc đẩy để có được những tiến triển mới mẻ khác nữa…Chính trong nhãn giới ấy mà – với người Kitô hữu - Kinh Thánh  có một ý nghĩa khác với Kinh Thánh người Do Thái đọc trong não trạng gắn kết với những gì mang tính cách đặc quyền đặc lợi và hoàn toàn cá biệt của Do Thái giáo…Qua việc đi từ Tân đến  Cựu Ước, người Kitô hữu thấy mình được mời gọi giải thích lại cái Đạo của chính mình…để tránh cho Đạo khỏi trở thành một thứ Luật Lệ mới : chính bằng cách đó mà người Kitô hữu – từ những bản văn Cựu Ước -  có thể làm cho bung ra sự mới mẻ luôn tươi sáng của Tin Mừng…

 

Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả:  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp (chuyển ngữ)
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages