PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI

10 views
Skip to first unread message

BBT CGVN

unread,
Dec 17, 2021, 9:52:28 PM12/17/21
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com


     PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI

Tác giả Lm Trần Mạnh Hùng, STD

 

LTS. Giáo hội Công giáo tuyên bố rằng mạng sống của con người là thánh thiêng và phẩm giá con người[1]  là nền tảng cho quan điểm luân lý của xã hội. Niềm tin này là nền tảng cho mọi nguyên tắc nơi các giáo huấn đạo đức sinh học và giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo. Trong thời đại hiện nay, mạng sống con người đang phải chịu sự tấn công trực tiếp từ nạn phá thai và an tử. Giá trị của sự sống của con người bị đe dọa từ việc nhân bản vô tính, nghiên cứu tế bào gốc ở phôi người, và việc áp dụng bản án tử hình, là những vấn đề mà chúng ta sẽ bàn thảo và trao đổi để cùng nhau học hỏi và rút ra những hướng dẫn thực tiễn cho việc thực hành luân lý với tư cách là người Kitô hữu, nhằm tôn trọng và bảo vệ sự sống là qùa tặng quý giá nhất mà Thiên Chúa ban cho nhân loại.

 

Đây là bài khảo cứu bổ sung cho bài viết: "Quan điểm của Giáo hội Công Giáo về Sự Sống Con Người" đã đặng tại www.conggiaovietnam.net  trong thời gian vừa qua.

 

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=22156

 

Hai bài viết này nhằm để giới thiệu cho tất cả quý độc giả về lập trường và giáo huấn chính thức của Giáo hội Công Giáo liên quan đến tính thánh thiêng của sự sống và sự bất khả xâm phạm đối với sự sống con người, nhất là khi mà sự sống ấy bị tước đoạt khi không có những lý do nghiêm trọng và chính đáng hầu biện minh cho hành vi tước đoạt mạng sống của người vô tội.

  

Hai bài viết này nhằm quảng bá và ủng hộ cho phong trào "bảo vệ sự sống" hay phong trào "phò sự sống" (Pro-life choice). Đây là vấn đề đang được các Thẩm Phán của Tối Cao Pháp Viện tại Hoa Kỳ đang xem xét và sẽ đưa ra phán quyết trong những ngày sắp tới.

 

Để thuận tiện cho mọi người tham khảo, chúng con bỏ trong hai files word đính kèm ngay trong email này. Ngoài ra về cuốn sách mà Cha Trần Mạnh Hùng mới cho xuất bản tại VN: "Lương tâm theo quan điểm Thần Học Luân Lý Công Giáo"; mọi người có thể theo dõi bài giới thiệu của Vietcatholic:

http://vietcatholic.com/News/Html/272993.htm

Hoặc xem video tại đây:

https://bit.ly/32hpC5r

Xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

 

 

 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 32 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 32 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

Thực Hành Lectio Divina: Do Viện Phụ M. Bảo Tịnh, Đan Viện Mỹ Ca. Đây là những bài giúp thực hành Lectio Divina hết sức quý báu mà chúng con đã được Viện Phụ dạy dỗ từ hơn mười năm rồi, nay chính chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải giới thiệu cho mọi người cùng được hưởng nhờ. Vừa qua Viện Phụ đã về Trời, nhưng  tất cả các tài liệu quý báu này, chúng con vẫn hết sức trân trọng giữ gìn. Tên gọi Lectio Divina tuy còn khá xa lạ với Giáo Dân Việt Nam, nhưng chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã quả quyết: “Việc thực hành Lectio Divina, nếu được làm cách hữu hiệu, sẽ đem lại cho Hội Thánh một mùa xuân thiêng liêng mới mẻ, tôi đoan chắc như thế”. (Ngày 16.09.2005) – Chúng ta có thể nhớ một nền tảng quan trọng sau đây: “Học Thánh Kinh là để sở hữu Lời, Thực hành Lectio Divina là để lụy phục Lời”. Cả hai điều này đều cần thiết và bổ túc cho nhau, nhưng xin đừng quên lụy phục Lời thì cần thiết và giá trị hơn sở hữu Lời. Xem tại đây: https://bit.ly/3jwgHUn

Ngoài ra chúng con còn nhiều các chuyên mục khác như:

Quà Tặng Tin Mừng của nhiều tác giả: https://bit.ly/3A3tF1y

Tôi Tin, Chúng Tôi Tin của nhiều tác giả: https://bit.ly/2U4oy0G

Như Giọt Nước Tan Trong Đại Dương được dịch từ các videos nước ngoài rất uy tín: https://bit.ly/35V28l3

Sức Mạnh Tình Yêu của Lm Lê Văn Quảng, Psy.D:  https://bit.ly/3xVI2TI

Nhìn Xuống Cuộc Đời của Nhà Văn Quyên Di: https://bit.ly/2T1TIpj

Huế - Saigon – Hanoi của nhiều tác giả: https://bit.ly/3vUi8hT

Chuyện Mỗi Tuần của Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp: https://bit.ly/3x2q8yq

v.v…

 

 ******

Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

Trong số những người thân của chúng ta

Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...

Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.

Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet

Xin chân thành cám ơn

conggia...@gmail.com   

www.conggiaovietnam.net 

////////////

 

QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ SỰ SỐNG CON NGƯỜI..docx
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI - NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI..docx

BBT CGVN

unread,
Dec 18, 2021, 9:31:36 PM12/18/21
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com


Chuyên mục:

Tôi Tin, Chúng Tôi Tin!

 

Tại sao vị chủ tế cứ đứng tại bàn thờ

trong suốt Thánh lễ?


Bai 05_Small.jpg


 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Giáo Sư Phụng Vụ

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3mgM0D6

 

 

Khi tham dự Thánh lễ tại các nhà thờ hay nhà nguyện, thường chúng ta chỉ chú ý đến vị trí của giảng đài (1) là nơi cử hành «phụng vụ Lời Chúa», và nhất là vị trí của bàn thờ, nơi cử hành «phụng vụ Thánh Thể», nhưng có một vị trí cũng cần quan tâm trong khi cử hành Thánh lễ, đó chính là ghế chủ tọa. Vậy vị trí này có ý nghĩa gì đối với vị chủ tế và những người tham dự phụng vụ? Chúng ta có thể nhận thấy tại một số nhà thờ khi cử hành Thánh lễ, sau khi hôn bàn thờ, vị chủ tế đến ghế chủ tọa để cử hành nghi thức đầu lễ, còn ở nhiều nhà thờ khác, vị chủ tế lại đứng tại bàn thờ. Hoặc có những vị chủ tế đứng giảng tại giảng đài, nhưng một số khác lại đứng giảng ngay tại bàn thờ. Vậy theo quy chế phụng vụ, các vị chủ tế có được tùy tiện thay đổi vị trí giảng không? Quy chế phụng vụ nào nói về vị trí của vị chủ tế? Tại sao không có sự thống nhất chặt chẽ giữa các nơi trong phụng vụ Thánh lễ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.

Trong sách lễ Rôma, ấn bản mới nhất (2002) (2), phần Quy Chế Tổng Quát (QCTQ) có nói đến «ghế chủ tọa». Vị trí của ghế này thường được đặt ở bên (phải hoặc trái) bàn thờ (như trong sơ đồ) và được nói đến như sau:

Bai 05.jpg


 - QCTQ 50: «Dứt ca nhập lễ, Linh mục đứng tại ghế, cùng toàn thể cộng đoàn làm dấu Thánh Giá trên mình. Tiếp đó, Linh mục dùng lời chào biểu thị cho cộng đoàn biết sự hiện diện của Chúa. Lời chào của Linh mục và câu đáp của cộng đoàn nói lên mầu nhiệm của Hội Thánh được quy tụ.»

- QCTQ 136: «Linh mục đứng giảng tại ghế hoặc tại chính giảng đài hoặc tuỳ nghi tại nơi nào khác thích hợp. Giảng xong, có thể giữ thinh lặng một lát.»

- QCTQ 138: «Sau Kinh Tin Kính, Linh mục đứng tại chỗ, chắp tay, nói mấy lời vắn tắt, mời gọi tín hữu đọc lời nguyện chung» (lời nguyện tín hữu).

Như thế, sau bài hát nhập lễ, vị chủ tế không đứng tại bàn thờ mà «đứng tại ghế», tức là ghế chủ tọa, để cử hành nghi thức đầu lễ, nơi đó có để một giá sách, một micro và sách lễ Rôma cho ngài. Ngài đến giảng đài để công bố Tin Mừng (nếu có phó tế thì vị này sẽ công bố Tin Mừng (QCTQ 94); nếu là Thánh lễ đồng tế, thì một linh mục đồng tế sẽ công bố Tin Mừng chứ không phải vị chủ tế (QCTQ 59). Sau bài giảng (tại giảng đài hoặc tại ghế chủ tọa hoặc ở một nơi nào khác, ngoài bàn thờ), vị chủ tế trở về ghế chủ tọa để xướng Kinh Tin Kính và mở đầu phần lời nguyện tín hữu.


Bai 05_JPG_02.jpg


- QCTQ 310: «Ghế của Linh mục chủ tế phải nói lên nhiệm vụ của ngài là chủ toạ cộng đoàn và điều hành kinh nguyện. Vì thế, chỗ thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, nhìn xuống cộng đoàn, trừ phi kiến trúc thánh đường hoặc những hoàn cảnh không cho phép, ví dụ: khoảng cách quá xa làm cho việc hiệp thông giữa Linh mục và cộng đoàn trở nên khó khăn, hoặc nếu nhà tạm đặt chính giữa phía sau bàn thờ. Phải tránh các loại ngai toà...»

Theo đoạn trên, trong Thánh lễ, ghế chủ tọa nhấn mạnh vai trò và chức vụ của vị chủ tế là «chủ tọa cộng đoàn và điều hành kinh nguyện». Giám mục hay linh mục chủ tế Thánh lễ là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người. Vị chủ tế chứng thực rằng trong việc quy tụ các tín hữu, chính Chúa Kitô là Đấng quy tụ, Người nói, Người trao ban Mình Người, Người xây dựng Giáo Hội.


Bai 05_JPG_03.jpg


Ghế chủ tọa trong các nhà thờ lấy mẫu của nhà thờ chính của giáo phận, là nhà thờ của giám mục, gọi là nhà thờ chính tòa, trong đó có tòa (cathedra) hoặc ghế giám mục. Tại nơi đây (chứ không phải tại bàn thờ), giám mục cử hành nghi thức đầu lễ.

Ghế chủ tọa của giám mục biểu tượng quyền bính của ngài cũng như dấu chỉ hiệp thông giữa ngài với Đức Giáo Hoàng và với các giám mục khác trên toàn thế giới. Chính tại ghế chủ tọa mà giám mục chất vấn các tiến chức linh mục và phó tế trong nghi thức phong chức. Ghế chủ tọa trong mỗi nhà thờ được coi như là đại diện cho quyền giảng dạy của giám mục giáo phận khi vị linh mục chủ tế ngồi vào đó.

Trong câu «Chỗ (của ghế) thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, nhìn xuống cộng đoàn», cụm từ «phía đầu cung thánh» không xác định rõ ràng vị trí trong cung thánh. Vì thế, chúng ta cũng có thể hiểu «đầu cung thánh» là phía sau bàn thờ: vị chủ tế có thể chủ tọa ở ghế đặt sau bàn thờ (có giá sách và micro), nhưng không có nghĩa là ngài chủ tọa tại bàn thờ!

Như thế, chỉ sau phần Phụng vụ Lời Chúa, vị chủ tế mới tiến lên bàn thờ để bắt đầu cử hành Phụng vụ Thánh Thể. Lúc này, các thừa tác viên mới mang lên bàn thờ sách Lễ và những yếu tố phụng vụ khác. Nói cách khác, bàn thờ chỉ là nơi dâng hiến hy lễ và chia sẻ bàn tiệc thánh, nên những gì diễn ra trước đó (nghi thức đầu lễ, Phụng vụ Lời Chúa), vị chủ tế không được đứng tại bàn thờ! (3)

Để hiểu rõ hơn các vị trí khác nhau trên cung thánh, ta có thể so sánh một bữa tiệc gia đình với Thánh Lễ hoặc bữa tiệc Thánh Thể.

Bữa tiệc gia đình và Thánh Lễ có nhiều điểm tương đồng. Cả hai hành động này cũng diễn ra theo bốn giai đoạn.

1. Trước tiên là giai đoạn đón tiếp. Khách đến gõ cửa, chủ nhà mở cửa đón họ. Hai bên chào hỏi vui vẻ. Thánh Lễ cũng diễn tiến như thế: linh mục đón tiếp các tín hữu; các tín hữu chào hỏi nhau. Và Thiên Chúa, qua trung gian vị chủ tế, đón tiếp con cái mình. Đó là chặng đầu tiên của Thánh Lễ, gọi là nghi thức đầu lễ.

2. Sau khi đón tiếp khách mời, chủ nhà mời họ vào phòng khách. Đó là giai đoạn trò chuyện. Trong Thánh Lễ, sau nghi thức đầu lễ là phần Phụng vụ Lời Chúa. Qua các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa nói với dân Người; cộng đoàn đáp lại bằng thánh vịnh (hoặc các bài thánh ca Kinh Thánh), bài hát Halêluia, Kinh Tin Kính và lời nguyện tín hữu.

3. Khi đã nói chuyện xong, và nhất là các món ăn đã chuẩn bị xong, chủ nhà mời mọi người vào bàn. Đó là lúc nhập tiệc. Trong Thánh Lễ cũng vậy, sau phần Phụng vụ Lời Chúa là đến giai đoạn bữa tiệc được diễn ra tại bàn thờ. Bữa tiệc bao gồm ba thời điểm: lúc mang bánh và rượu tới, lúc đọc Kinh nguyện Thánh Thể, lúc chia sẻ bánh và rượu thánh. Tất cả được gọi là Phụng vụ Thánh Thể.

4. Thế rồi, sau một bữa tiệc ngon là đến lúc chia tay trở về nhà mình. Trong Thánh Lễ, ta cũng có nghi thức kết lễ (nghi thức sai đi); chủ tế hoặc phó tế nói: «Chúc anh chị em đi bình an», và cộng đoàn thưa: «Tạ ơn Chúa».

Chào hỏi, hàn huyên, ăn tiệc, chia tay. Đây là bốn giai đoạn của bữa tiệc gia đình, và cũng là bốn giai đoạn của Thánh Lễ.

****

Tại tư gia, ta không tiếp đón khách ở nhà bếp hay ở bàn ăn bao giờ, cũng không nói chuyện hỏi thăm nhau ở bàn ăn trong lúc người nhà đang dọn thức ăn lên.

Vậy tại sao ở nhà thờ, nhà của Chúa, nơi linh thiêng và trang trọng, ta không tôn trọng những nơi đặc biệt trong gian cung thánh?

Nếu QCTQ 309 nói rõ: «Tại giảng đài chỉ đọc các bài đọc (Kinh Thánh), thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Cũng tại đó, có thể giảng và đọc lời nguyện chung, tức là lời nguyện tín hữu», tại sao người ta lại thấy linh mục lên giảng đài, là nơi để công bố Lời Chúa, để thông tin, thông báo...?

Nếu bàn thờ chỉ được sử dụng từ phần Phụng vụ Thánh Thể, tại sao người ta lại thấy vị chủ tế cử hành nghi thức đầu lễ tại bàn thờ, lại còn giảng tại bàn thờ nữa?

Công đồng Trentô ở thế kỷ XVI, với Sách lễ Đức Piô V ra đời năm 1570, qui định rằng tư tế chỉ đứng tại bàn thờ trong suốt Thánh Lễ, sau khi đọc những lời nguyện ở trước bàn thờ. Vì thế, thói quen này vẫn tồn tại đến hôm nay. Nếu luật phụng vụ sau Công đồng Vaticanô II đã sửa đổi các vị trí và đối tượng trên cung thánh, tại sao từ QCTQ (1969) của ấn bản I của Sách lễ Rôma cho đến nay (2021) là 52 năm, hơn nửa thế kỷ, ta vẫn chưa sửa đổi, vẫn chưa áp dụng đúng đắn và nghiêm túc luật phụng vụ của Giáo Hội?

Nếu mỗi nhà thờ đều có ghế chủ tọa, dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội qua vị chủ tế sẽ được nổi bật hơn, ý nghĩa Thánh Lễ sẽ phong phú hơn, phụng vụ Thánh Lễ của Giáo Hội hoàn vũ sẽ thống nhất và hài hòa hơn, đó là một trong những dấu chỉ sự hiệp nhất của Giáo Hội. Mong thay!

---------------

(1) Giảng đài (dịch từ tiếng Hi-lạp ambôn - đỉnh nhỏ - qua tiếng Anh Ambo, tiếng Pháp Ambon) là đài để giảng? Nếu trước tiên đó là nơi «để Lời Chúa được loan báo» (QCTQ 309), tại sao ta không dịch là: bục Lời Chúa, tòa Lời Chúa, đài Lời Chúa...? Mong các chuyên viên ngôn ngữ học kiếm ra từ thích ứng và đúng nhất!

(2) Từ Công đồng Vaticanô II (1962-1965), có ba ấn bản mẫu Sách lễ Rôma: ấn bản I (1970), ấn bản II (1975), ấn bản III (2002).

(3) Chỉ trong một vài trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn khi không gian cung thánh quá nhỏ hẹp, hoặc trong Thánh Lễ chỉ có một người giúp lễ, vị chủ tế mới được cử hành nghi thức đầu lễ ở bàn thờ.

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Hẹn gặp lại

 GachNgang.png

BBT CGVN

unread,
Dec 22, 2021, 9:33:18 PM12/22/21
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com



QUÀ TẶNG TIN MỪNG: 


Bai 08_JPG.jpg


Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt

Chuyển ngữ và đặt tựa

 

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3enjon2

 

 

BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NỬA ĐÊM

Của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI

Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

 

Anh chị em thân mến!


Lại một lần nữa, vẻ đẹp này của Phúc Âm chạm đến trái tim của chúng ta: một vẻ đẹp rực rỡ của chân lý. Rồi lại một lần nữa nó làm chúng ta sửng sốt, đó là Thiên Chúa hóa thân thành một trẻ nhỏ để chúng ta có thể yêu mến Ngài, và để chúng ta can đảm yêu Ngài. Và như một đứa bé, một cách tin tưởng để mình được bồng ẵm trong vòng tay của chúng ta. Nó như Thiên Chúa đang nói với chúng: Cha biết rằng vinh quang của Cha làm các con hoảng sợ, và rằng các con đang cố gắng ép mình trong khi đối diện với vinh hiển của Cha. Vì thế giờ đây, Cha đến với các con trong thân phận một trẻ nhỏ, để các con có thể đón tiếp và yêu mến Cha.  


Tôi cũng không ngừng bị khựng lại bởi một dấu ấn bất ngờ khác được tác giả Phúc Âm ghi lại, đó là không có phòng cho họ trong nhà trọ. Bỗng một câu hỏi được nêu lên, điều gì đã xảy ra nếu Maria và Giuse đã gõ cửa nhà của tôi? Liệu có phòng cho các ngài không? Và rồi nó xảy ra đối với chúng ta điều mà Thánh Gioan coi đó như cơ hội lý giải về việc thiếu phòng trong nhà trọ, để đẩy Thánh Gia đến một chuồng bò. Thánh nhân diễn tả việc này một cách sâu sắc, và hướng tới trọng tâm của vấn đề khi viết: “Ngài đã đến với dân tộc mình, nhưng họ đã không tiếp đón Ngài” (Jn 1:11) Câu hỏi quan trong có tính cách luân lý ở đây về thái độ của chúng ta đối với những người vô gia cư, đối với những người tỵ nạn và kiều cư, đưa đến một chiều kích sâu xa hơn: chúng ta thực sự có phòng cho Thiên Chúa khi Ngài tìm để bước vào dưới mái nhà của chúng ta? Chúng ta có thời giờ và không gian cho Ngài? Chúng ta không xua đuổi chính Thiên Chúa? Chúng ta làm như vậy khi chúng ta không dành thời gian cho Thiên Chúa. Chúng ta càng vội vàng, khả năng dùng thời giờ của chúng ta càng nhiều, chúng ta càng thấy ít có thời giờ. Và Thiên Chúa? Câu hỏi về Thiên Chúa xem như không bao giờ khẩn thiết. Chúng ta thì luôn bận rộn. Nhưng những vấn đề còn đi xa hơn. Thiên Chúa thực sự có chỗ trong suy nghĩ của chúng ta không? Sự tiến triển tư tưởng của chúng ta được cấu tạo thành một lối suy nghĩ mà đơn giản là như không có Ngài hiện hữu. Ngay cả khi xem như Ngài gõ cửa tư tưởng của chúng ta, Ngài cũng được cho là ở xa ta. Nếu nhận định một cách nghiêm chỉnh, suy nghĩ này đưa đến kết luận: “Thiên Chúa chỉ là giả thiết” và trở thành vô nghĩa. Không có chỗ cho Ngài. Ngay cả trong tình cảm và ước muốn chúng ta mong có một chỗ nào đó cho Ngài. Điều chúng ta muốn là chính chúng ta. Chúng ta muốn những gì mình có thể nắm bắt, chúng ta muốn hạnh phúc mà nó ở trong tầm tay của chúng ta. Chúng ta muốn những dự tính và những mục đích dẫn đến thành công. Chúng ta quá “đầy đủ” với chính mình đến nỗi không còn chỗ trống cho Thiên Chúa. Và điều này cũng đồng nghĩa là không còn chỗ cho những người khác, cho các trẻ em, cho những người nghèo khổ, cho những khách lạ. Qua việc suy niệm về câu nói đơn giản là thiếu phòng trong nhà trọ, chúng ta thấy mình cần thiết phải lắng nghe lời giải thích của Thánh Phaolô:  “Biến cải con người bằng cách đổi mới tâm hồn” (Rom 12:2). Phaolô nói về đổi mới, mở toang trí khôn của chúng ta (nous), để nhìn thế giới và chính mình. Sự hoán chuyển mà chúng ta cần phải vươn đến một cách chính xác tới những chiều sâu của mối quan hệ của chúng ta với thực tại. Chúng ta hãy xin với Chúa để chúng ta có thể trở nên trân quí với sự hiện diện của Ngài, để chúng ta có thể nghe rõ tiếng gõ nhẹ của Ngài ngoài cửa và ước muốn của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin để chúng ta có thể dành phòng cho Ngài bên trong chúng ta, để chúng ta có thể nhận ra Ngài cũng như qua những ai Ngài nói với chúng ta: trẻ em, người đau khổ, người bị bỏ rơi, những người bị từ chối, và những người nghèo đói trên thế giới này.


Bai 08_JPG_02.jpg


Một câu trích dẫn nữa rút ra từ câu chuyện Giáng Sinh mà qua đó, tôi muốn suy niệm cùng với anh chị em – bài ca ngợi khen của các thiên thần, được các vị hát lên sau khi đã công bố việc hạ sinh của Đấng Cứu Thế: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm, bình an dưới thế cho người Chúa thương.” Thiên Chúa là vinh quang. Thiên Chúa là ánh sáng chói ngời, ánh quang của sự thật và tình yêu. Ngài là Thiện Hảo. Ngài là Đấng Toàn Thiện, sự thiện par excellence. Các thiên sứ vây quanh Ngài, bắt đầu bằng lời công bố một cách đơn sơ do vui mừng được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa. Bài ca của các vị tỏa ra niềm vui đầy tràn trong các vị. Qua ngôn ngữ của các vị, chúng ta như nghe được những âm thanh trên trời. Không cần hoài nghi để tìm hiểu ý nghĩa của những lời này, nhưng một cách đơn sơ dâng trào niềm hạnh phúc được nhìn ngắm vinh quang rạng ngời của Sự Thật và Tình Yêu Thiên Chúa. Chúng ta muốn để niềm vui này vươn tới và đụng chạm đến chúng ta: sự thật hiện hữu, sự thiện tinh tuyền hiện hữu, ánh sáng tinh trong hiện hữu. Thiên Chúa là Thiện Hảo, và Ngài là quyền năng tuyệt đối trên mọi quyền bính. Tất cả những điều này một cách đơn giản khiến chúng ta vui mừng đêm hôm nay, cùng nhau với các thiên thần và các mục đồng. 


Kết nối với vinh quang Thiên Chúa trên cao là bình an cho con người dưới thế. Ở đâu Thiên Chúa không được tôn vinh, ở đâu Ngài bị từ chối và quên lãng thì ở đó không có bình an. Ngày nay, qua những tư tưởng hiện đại đang được loan truyền đã xác định một một quan niệm đối nghịch rõ ràng: người ta nói rằng các tôn giáo, cách đặc biệt chủ thuyết độc thần, là nguyên nhân gây nên những bạo loạn và chiến tranh trên thế giới. Để có hòa bình, trước hết, nhân loại phải được giải thoát khỏi những tư tưởng này. Chủ thuyết độc thần, tin vào Thiên Chúa độc nhất vô nhị, với lời tuyên bố chân lý duy nhất của nó, tìm cách áp đặt trên mọi người. Nhưng sự thật là trong lịch sử, chủ thuyết độc thần đã phục vụ như một cái cớ cho sự bất khoan dung và bạo loạn. Thật ra, tôn giáo này có thể bị đào thải và từ đó đối lập với ý nghĩa sâu thẳm nhất của nó, khi người ta nghĩ đến việc tước đoạt nguồn gốc của Thiên Chúa, khiến Ngài trở nên sở hữu riêng tư của mình. Chúng ta phải nhìn ra từ sự thánh thiện những hình ảnh sai lạc này, là trong lịch sử đã có những lạm dụng tôn giáo. Chính vì vậy, không thể cho là đúng khi nói rằng từ chối Thiên Chúa sẽ đem lại hòa bình. Nếu ánh sáng Thiên Chúa bị dập tắt, phẩm giá thần linh của con người cũng bị dập tắt. Rồi con người được tạo dựng cũng loại bỏ hình ảnh của Thiên Chúa, mà qua đó, chúng ta phải tôn trọng mọi người, trong yếu đuối, trong sự xa lạ, trong nghèo khổ. Rồi chúng ta sẽ không còn trở nên những anh chị em, con cái của một Cha, những người thuộc về cùng một Cha. Chống đối kiêu căng có thể xảy ra, cách thức con người khinh khi và chà đạp lên nhau: chúng ta nhìn thấy điều này qua những tội ác của nó trong thế kỷ vừa qua. Chỉ khi nào ánh sáng Thiên Chúa chiếu soi trên con người, chỉ khi nào từng người ao ước, hiểu biết và được Thiên Chúa yêu thương thì phẩm giá của nó mới không bị xúc phạm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải vật lộn với tình trạng này. Trong Đêm Thánh này, chính Thiên Chúa đã trở nên con người, như Isaiah đã tiên báo, một con trẻ đã được sinh ra, ngài là “Emmanuel”, Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Is 7:14). Và qua các thế hệ, trong những lạm dụng về tôn giáo, nó cũng minh chứng cho sức mạnh của hòa giải và thiện chí đã khơi lên một cách rõ ràng từ đức tin vào Thiên Chúa, Đấng đã hóa thân làm người. Trong bóng đêm của tội lỗi và loạn lạc, niềm tin này đã chiếu một tia sáng của bình an và thiện hảo, mà nó tiếp tục chiếu tỏa.  


Bai 08_JPG_04.jpg


Vì thế, Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, và Ngài đã công bố sự bình an cho những ai đang ở xa và những ai đang ở gần (cf. Eph 2:14,17). Chúng ta còn làm gì lúc này hơn là cầu xin với Ngài: Vâng, Lạy Chúa, xin hãy ban bình an cho chúng con hôm nay nữa, dù chúng con ở xa hay ở gần bàn tay Chúa. Cũng xin ban cho chúng con hôm nay những lưỡi kiếm để có thể biến thành những lưỡi cày (Is 2:4), thay vì gươm giáo chiến tranh, xin ban sự trợ giúp cần thiết cho những người đau khổ. Xin hãy soi sáng cho những ai đang nghĩ rằng họ đang hành động bạo loạn nhân danh Chúa, để họ có thể nhìn ra cái vô nghĩa của bạo động và học biết để nhận ra dung nhan thật của Chúa. Xin hãy giúp chúng con trở nên “những người mà Chúa yêu thương” – những người theo hình ảnh của Chúa và là những người của hòa bình. 


Khi các thiên sứ rời đi, các mục đồng nói với nhau: Chúng ta hãy tới Belem để xem điều đã xảy ra cho chúng ta (cf. Lk 2:15). Thánh Ký kể cho chúng ta, các mục đồng đã vội vã tới Belem (cf.2:16). Sự hiếu kỳ thánh thiện đã thúc bách họ đến Belem gặp hài nhi trong máng cỏ, Đấng mà thiên thần đã bảo với họ là Chúa Cứu Thế, Đấng Kitô. Một niềm vui to lớn mà thiên thần đã loan báo chạm đến trái tim và chắp cánh cho các mục đồng. 


Chúng ta cũng hãy cùng tới Belem, phụng vụ Giáo Hội nói với chúng ta hôm nay. Trans-eamus là những gì mà bản Thánh Kinh bằng Latin đã nói: Chúng ta hãy “băng qua”, can đảm bước lên, để làm một cuộc “chuyển đổi” nhờ đó, chúng ta bước ra ngoài những tập quán suy nghĩ và lối sống, băng qua thế giới thuần túy vật chất để tiến vào một thế giới thật, băng qua để đến với Thiên Chúa, Đấng cũng đã băng qua để đến với chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta vượt lên những giới hạn của chính mình, thế giới của mình, giúp chúng ta gặp được Ngài, một cách đặc biệt trong giây phút khi Ngài trao chính mình vào tay và vào tâm hồn chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể.  


Bai 08_JPG_03.jpg


Chúng ta hãy đến Belem: khi chúng ta nói những lời này với nhau, cùng với các mục đồng, chúng ta không chỉ nghĩ đến một cuộc “băng qua” lớn lao để đến với Thiên Chúa hằng sống, nhưng cũng đến thành Belem và tất cả những nơi ở đó Chúa đã sống, đã rao giảng, và đã chịu khổ nạn. Giờ đây, chúng ta hãy cầu nguyện cho cho những người đang sống và đau khổ ngay hôm nay. Chúng ta hãy xin Chúa ban sự bình an xuống trên đất nước này. Chúng ta hãy cầu xin cho những người Isarel và những anh chị em Palestine để họ cũng được sống trong hòa bình và tự do của cùng một Thiên Chúa. Chúng ta cũng hãy cầu xin cho những quốc gia trong phần đất tại đây, cho Lebanon, Syria, Iraq và những vùng phụ cận: để cho sự bình an tại đó, cho những Kitô hữu tại những phần đất này, ở đó đức tin của chúng ta vừa được sinh ra có thể tiếp tục lớn lên, cho những Kitô hữu và anh chị em Hồi Giáo có thể xây dựng quê hương của họ bên nhau trong sự bình an của Thiên Chúa.


Bai 08_JPG_01.jpg


Các mục đồng đã vội vã lên đường. Sự hiếu kỳ thánh thiện và niềm vui thánh đã tràn ngập tâm hồn họ. Trong trường hợp của chúng ta, có thể nói rất ít khi mà chúng ta vội vã với những gì đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa không hiển hiện giữa những gì đòi hỏi sự vội vàng. Chúng ta nghĩ và nói, những chuyện Thiên Chúa có thể chờ đợi. Nhưng ngược lại, Ngài là cái gì hết sức quan trọng, một cách tuyệt đối là thứ hoàn toàn quan trọng. Tại sao chúng ta lại không được thôi thúc bằng sự tò mò để đến gần hơn và để hiểu những gì Thiên Chúa đã nói với chúng ta? Trong giây phút này, chúng ta hãy xin Ngài chạm đến trái tim của chúng ta với sự tò mò thánh thiện và với niềm vui thánh thiện của các mục đồng, và như vậy chúng ta hãy vui mừng cùng nhau đến Belem, đến với Chúa, Đấng một lần nữa đến viếng thăm chúng ta. Amen. 

 __________              

Nguồn:    http://www.vatican.va  

MIDNIGHT MASS

SOLEMNITY OF THE NATIVITY OF THE LORD

HOMILY OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI

Saint Peter's Basilica - Monday, 24 December 2012

Trần Mỹ Duyệt

Hẹn gặp lại

 

 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 33 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 33 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Dec 28, 2021, 8:30:38 AM12/28/21
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

 

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Giữ Đạo và Sống Đạo

Gs. Bênêđictô Đỗ Quang Vinh

Bai 10_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/32skxHQ

 

Ta thường nghe nói: “Tin Đạo chứ không tin người có Đạo”. Lời khuyên trên hàm ý phân-biệt “Sống đạo” với “Giữ Đạo”. Bởi lẽ người giữ đạo chưa hẳn đã sống Đạo, chưa thể-hiện được tinh-thần của phúc-âm, cốt lõi của Đạo. Bởi thế mới kêu gọi, cổ-võ phúc-âm-hoá và hơn thế nữa tân phúc-âm-hoá đời sống của Kitô-hữu.

1- Người giữ Đạo chưa hẳn đã sống Đạo. Những người này chỉ biết nhai đi nhai lại thói quen kinh hạt, khấn vái cầu xin ban ơn vật-chất hơn là cầu nguyện để kết-hợp với Chúa, chưa thấm nhuần vì chưa hề hoặc ít khi đọc và suy niệm Kinh Thánh, do đó chưa nhận-thức đúng được vai trò của người Kitô-hữu để trở thành chứng-nhân đích thực của Chúa như lời sách Thánh chép: “Không phải là tôi sống, nhưng là Thiên-Chúa sống trong tôi”, tóm lại là để “trở thành kẻ tham gia theo cách của mình vào chức vụ tư tếchức vụ rao giảng Lời Chúa và chức vụ vương giả của Chúa Kitô”, như Hiến-Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” đã giải-thích.       

* Bề ngoài nhìn vào, ai chẳng bảo là họ rất ngoan đạo, nhưng thực ra chỉ là giữ đạo cách giả dối. Siêng năng đến thánh-đường, mở miệng là kêu tên cực trọng “Giêsu Ma…! Lạy Chúa tôi lòng lành vô cùng!”, nay viếng đền thánh nọ, mai hành hương đại hội kia, có mặt khắp mọi buổi cầu kinh phụng-vụ, có chân trong nhiều hội-đoàn, v.v., nhưng ra khỏi thánh-đường giao tiếp với người xung quanh thì đem chuyện nói xấu người này, kể tội người khác, đâm bị thóc chọc bị gạo, ăn gian nói dối, ích-kỷ, phạm đức công-bằng, lỗi đạo thương yêu, điều mà thế-gian thường gọi là “khẩu Phật tâm xà”. Họ không nêu gương tốt lành, trái lại làm gương mù gương xấu. Làm sao thuyết phục được người ngoài đạo, đem Chúa đến cho người xung quanh?

* Cũng có nhiều người tâm-địa rất tốt, nhưng thờ-ơ biếng nhác việc phụng vụ Lời Chúa, biện-hộ là “giữ đạo tại tâm”. Trái hẳn với người giữ đạo hoặc theo thói quen tập- tục, cảm-tính, hoặc quá sốt-sắng đến mụ-mẫm, nặng tính giáo-điều (dogmatic), nhất nhất vin vào lề luật mà xử sự hơn là đem Chúa đến cho tha-nhân để họ nhận ra hình ảnh đích thực của Con Thiên-Chúa làm người đồng hành nơi trần thế. Họ không “thực thi ơn gọi để chiếu sáng sự mới lạ và sức mạnh của Phúc-Âm trong đời sống thường ngày, trong đời sống gia-đình và xã-hội của họ” (Hiến-Chế Lumen Gentium, 35). Họ không thể-hiện được trong bản thân mình có sự hiện-diện sống động của Thiên-Chúa.

Bai 10_JPG_01.jpg


2- Người sống Đạo thì thể-hiện trung thực tinh-thần phúc-âm, nói khác là đã phúc-âm hóa đời sống.

* Trong cuốn “Kitô-Hữu Trước Thềm Thời-Ðại Mới”, cổ- võ việc phúc-âm hoá, Ðức cố Hồng-Y Suenens (1) nói rằng: “Một Giáo-Hội chỉ có người ‘giữ đạo’ mà thôi thì chưa đủ, cần phải có một Giáo-Hội ‘tuyên xưng đức tin’. Chúng ta cần làm chứng cho đức tin của chúng ta và phải sống đức tin ấy… Chúng ta đã từng nỗ-lực ‘ban bí-tích’ (sacramentaliser) cho dân Chúa thật càng nhiều càng tốt, thế nhưng chúng ta đã không ‘phúc-âm-hoá’ (évangéliser) dân ấy một cách đầy đủ” và phải “làm thế nào để Kitô-hoá từng khối người chỉ có danh là Kitô-hữu mà thôi, để họ sống đức tin Kitô-giáo thực sự?”. Rồi Ngài giới-thiệu bài thơ tuyệt-diệu mang tên “Phúc-Âm Của Bạn” của tác-giả Wallace E. Norwood, đại-ý là (1):  

“….Bạn viết Phúc-âm, mỗi ngày, mỗi chương, bằng cách sống của mình, sai lạc hay ngay thật, khi kẻ khác đọc thấy, họ sẽ nghĩ gì về cuốn Phúc-Âm bạn đang viết đây?.... Bạn vẫn viết cho mọi người, mỗi ngày một chữ, hãy cố làm sao viết cho ngay thật, tốt lành, vì Phúc-Âm mà người ta có thể đọc được thì chỉ có Phúc-Âm do chính cuộc đời bạn viết nên mà thôi.” (1).

* Sống Đạo chính là phúc-âm-hoá đời sống. Tuy nhiên, trước nền văn minh đa dạng ngày càng phức-tạp, với  những thay đổi sâu rộng về mọi mặt, sự xuất-hiện đa giáo cùng với những quan-điểm lệch lạc với đức tin, sự phúc-âm-hóa xem ra vẫn chưa đủ để đáp ứng sứ-vụ loan báo Tin Mừng Cứu-Độ, vấn-đề tân phúc-âm-hoá được đặt ra. Đây không phải là phúc-âm mới mà là canh-tân việc phúc-âm-hoá, canh-tân phương-pháp, ngôn-ngữ và cách diễn-tả Tin Mừng sao cho thích-hợp với nhu-cầu thời đại và con người hôm nay. Tại hội-nghị các Giám-mục châu Mỹ La-tinh, ngày 9 tháng 3 năm 1983, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh: "Loan báo Tin Mừng phải đi kèm với hành-động dấn thân; dấn thân, không phải để tái phúc-âm-hóa, mà là tân phúc-âm-hóa. Mới trong sự nhiệt-thành, trong phương-pháp, trong lối diễn-tả".


Bai 10_JPG_03.jpg


3- Thật vậy, ngay như những người đã dâng mình cho Chúa, chưa hẳn đã thực sự sống đạo, vì chưa thể-hiện mình là chi-thể của Chúa Ki-tô, như là “cành nho trong một cây nho” vì vẫn vụ luật của con người hơn là vụ luật của Thiên-Chúa là Đấng ban sự sống: Có một cuốn phim năm 2016 mang tựa-đề “Les Soeurs Innocentes” (Các Nữ-Tu Trong Trắng) đã được đón nhận nồng-nhiệt tại Vatican. Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký Bộ Phụ Trách Đời Sống Thánh-Hiến và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông đ, phát-biểu rằng: "Đây là một phim điều-trị cho Giáo Hội (C’est un film thérapeutique pour l’Église)”

* http://fr.aleteia.org/2016/01/12/les-innocentes-lhistoire-vraie-de-religieuses-violees-en-quete-desperance/

* http://bomtan.org/xem-phim/cac-nu-tu-trong-trang-15239/full.html

 

Cuốn phim dự-trù chiếu ở Pháp ngày 10 tháng 2, được chiếu trước vào chiều thứ bảy 30-1 tại phòng chiếu phim của Viện Văn-Hóa Pháp, khán-giả là các nữ-tu, các linh-mục, thuộc mọi quốc-tịch về Rôma dự lễ kết thúc Năm Thánh-Hiến. Họ từng người một, đã đến cám ơn nữ đạo diễn Anne Fontaine: “Xin cám ơn, phim hay lắm, cuốn phim đã làm chúng tôi xúc-động, chúng tôi thực sự đã dao-động.” Cuốn phim dựng từ chuyện có thật xảy ra tại Ba-Lan, tháng 12 năm 1945. Trong một nữ tu-viện Dòng Biển-Đức, tiếng hét của một nữ tập-sinh trẻ làm náo động giờ hát kinh chiều. Sơ Maria vội lẻn đi tìm một nữ y-tá trẻ của Hội Chữ Thập Đỏ Pháp, đang đóng quân bên cạnh đến giúp đỡ. Cô này đến nơi, phát-hiện một bí-mật khủng-khiếp: Lính Đức và Xô-Viết từng ba lần ập vào tu-viện cưỡng hiếp các nữ-tu, bảy người mang thai. Cả nhà đều muốn từ bỏ. Cô y-tá bất mãn khi các bệnh-nhân không chịu cho khám bệnh và giải-phẫu, không muốn cho đụng vào thân thể mình, vì sợ mang tội “phải xuống địa-ngục” bởi đã không giữ lời khấn tiết hạnh, đâm ra mất đức tin vì mặc-cảm đã mang thai. Bà mẹ Bề Trên thì muốn giấu kín, sợ người ngoài chê-bai, gièm-pha làm mất uy-tín thể-diện của nhà dòng. Ngay chính bà mẹ cũng là nạn-nhân, nhưng “thà cắn răng chịu đựng”, chứ không cho cô y-tá chạm đến thân thể bà và các sơ kia cũng “không được phép xét đoán mà chỉ biết vâng lời bà”. Cô y-tá là người Cộng-Sản nhưng đã dũng-cảm, động lòng, quyết thi-hành sứ-mạng cứu nhân. Lần sau đến, cô hỏi đứa bé của sơ Zophia kia đâu. Theo lệnh của bề trên Jadwiga Oledzka, sơ Maria nói là đã gửi cho người dì của Zophia. Thực ra, đêm khuya tuyết giá, bà Bề Trên đã lén đem đứa bé ra nghĩa-trang, đặt nó dưới chân Thánh-Giá, đọc kinh, làm phép rửa tội rồi bỏ đi. Một đêm kia, sơ Zophia lo lắng tất-tả đi tìm con, té bất tỉnh ngoài trời. Sơ Maria tìm đến bà dì báo tin Zophia qua đời, trao đôi vớ mà Zophia đan cho con mình. Bà dì ngạc-nhiên vì bà đâu có cháu nhỏ nào. Chuyện vỡ lở. Sơ Maria vặn hỏi, bà Bề Trên vẫn một mực quả-quyết: “Ta phó thác cho Chúa… Ta tin Chúa là đấng toàn năng đã đón nhận đứa bé”. Trong bữa ăn chung, bị sơ Maria chất-vấn, sự thật bị phơi trần, bà Bề Trên bẽ-bàng đành nại cớ tuyên-bố: “Ta muốn tránh cho các sơ khỏi xấu hổ và nhục nhã”, rồi lẳng lặng ra khỏi phòng giữa tiếng giận dữ của cộng-đoàn lên án bà: “Kẻ Giết Người!” 

Rõ là một đức tin chết, đức tin khép kín, một đức tin vô- thức, trốn trách-nhiệm, một đức tin mù quáng, “giáo-điều”, chỉ biết kêu van "Xin Chúa cứu vớt đứa trẻ đó!" Rõ là ích-kỷ vô lương-tâm, không một chút vị tha, tình người, không có Chúa thực sự ở trong lòng. Bà là hiện-thân của con người chưa được Phúc-Âm soi chiếu, chưa được phúc-âm-hoá, không biết rằng Chúa hạ sinh giáng thế là để cứu chuộc ta khỏi làm nô-lệ cho lề-luật, tội lỗi, và ban sự sống cho nhân-loại. Họ không biết rằng phẩm-giá con người rất quí trọng trước mặt Thiên-Chúa, các lề luật Ngài ban là để bảo-vệ và phục-vụ con người, nó chỉ là phương-tiện, chứ không phải là cứu-cánh. Thấy bọn Pharisiêu đến xem Chúa Giêsu chữa lành bệnh trong ngày Sabbat, tính bắt bẻ Ngài không giữ luật, Ngài bảo họ rằng: “Tôi hỏi các ông, ngày Sabbat được phép làm sự lành hay làm sự dữ, cứu sống hay giết chết?” (Luca:6, 6-11) vì “Ngày Sabbat được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabbat” (Mc: 2, 27).

Đóng lại câu truyện, cuốn phim mở ra một cảnh-tượng tràn đầy tình người: Cô y-tá cùng sơ Maria, mỗi người ẵm một em bé dẫn các trẻ vào phòng ăn chung, trước khi chất-vấn bà mẹ Bề Trên, hân-hoan giới-thiệu với cả nhà: “Những đứa trẻ này vô gia cư sống lang-thang, quý sơ có thể chăm sóc chúng”. Các Sơ đã hiểu rõ thế nào là dấn thân, nhà dòng nay thành trung-tâm nuôi trẻ mồ-côi trong chiến tranh, những trẻ đã sinh ra trong hoàn-cảnh mà mẹ chúng đã bị cưỡng hiếp. Trước đó, một sơ kia đã gửi con lại cho các chị em chăm sóc, nhận ra ơn gọi mới để hoàn tục sau khi nở nụ cười khoe với sơ Maria: “Đây là con tôi, nó có quyền được yêu thương”. Quả thực “Đây là phim trị-liệu cho Giáo-Hội”, tiếng nói của Đấng thẩm-quyền đã nói lên xác-quyết của Thánh Giáo-Hoàng Gioan Phaolô II: "Loan báo Tin Mừng phải đi kèm với hành động dấn thân; dấn thân, không phải để tái phúc-âm-hóa, mà là tân phúc-âm-hóa.”


Bai 10_JPG_02.jpg


Kết:

Thế-giới hôm nay đang bị ô-nhiễm bởi văn-hoá sự chết muốn dập tắt nền văn-hóa Sự Sống (2). Bây giờ, phá thai, trợ tử, hôn-nhân đồng tính không còn là điều cấm kỵ, nay được định-chế đồng-loã, công-khai thừa-nhận, tán-trợ. Đã có cả một mặt trận chống Satan, vì “ma qủy đang hoành-hành khắp thế gian và rất nhiều người đã sa vào lưới của nó đến mất cả tính người, trở thành con cái của chúng”. Mới đây, Giáo-Hội được thỉnh-cầu đến trừ quỷ trên trực-thăng cho cả thành phố Detroit ở Mỹ vốn đầy tội ác do ma quỷ lộng-hành (3).

Tại Việt Nam, những bài giảng vang động vạch trần sự thật nơi thánh-đường, lời kêu gọi thiết-tha của các đấng, những tiếng kêu oan tức-tưởi của đám đông tuần hành nơi công cộng, hình như chưa đủ để xoá màn đêm của sự chết đang bao trùm. Thảm-họa môi-trường nhiễm độc, dẫn đến diệt chủng cho các thế-hệ mai sau, quả là khối u bộc-phát hiển-hiện, nhưng di căn ngấm ngầm mọc rễ trong cơ thể èo-ọt đã không cần được biết đến, hoặc đã thấy mà làm ngơ không thấy, đó mới là nọc độc của ung thư. Ấy là não-trạng tham-lam, ích-kỷ, vô-cảm đã tiếp tay cho tội ác lên ngôi. Còn những kinh-doanh nhơ nhớp để cho sống chết mặc bay, miễn sao vét cạn cho đầy túi tham, thì vẫn còn khói mù ô-nhiễm phủ kín quê hương. Bởi vì lương-tâm con người còn bị khoá chặt chẳng cho Chúa ngự vào, Lời Chúa chưa thể thấm nhuần hầu thức-tỉnh nhân-tâm. Lúc này hơn bao giờ hết, tân phúc-âm-hoá là việc làm bức-thiết, nhất là đối với người Ki-tô-hữu cần sống đạo thực sự, để từ bản thân mình biết lan toả ánh sáng phúc-âm ra xung quanh. Quả như lời Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt nhận định: “Tôi thấy cái chết của cá nó chỉ là cái ngọn vấn-đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm-hồn con người. Tôi thấy có ít nhất bốn cái chết: cái chết của lương-tâm, cái chết của luân-lý, cái chết của lý-trí, cái chết của chính-trị”.

Lạy Chúa, “xin cho con biết lắng nghe lời Ngài trong đêm tối”, xin lay động cho con biết “KHI NÀO CHÚA ĐÃ GỌI CON”:

https://bit.ly/3fNUMG1

Khi con nghe những con tim thổn-thức

Khóc cuộc đời dông bão quét rạng đông,

Khi con nghe lời gièm-pha tranh-chấp,

Vì ghét ghen, vì oán thù bất đồng,

Khi vọng tiếng kêu não lòng chẳng dứt,

Mang oan khiên bị luận tội bất công,

Con nhớ rằng khi ấy Chúa gọi con.

 

Khi con nghe dấy lên tâm vị-kỷ

Chẳng phục-vụ, nhưng muốn chỉ được hơn,

Khi con nghe lòng mình không tự-chủ,

Vì trí khôn bị cảm tình lấp mờ

Khi tầm mắt con giới hạn bảo-thủ,

Không trông xa, hẹp hòi, chẳng dám cho,

Con nhớ rằng khi ấy Chúa gọi con.

 

Khi con nghe tiếng kêu van nài nỉ,

Khóc cuộc đời cơm áo hết còn đâu.

Khi con nghe luận-điệu xa chân-lý,

Lạc đức tin vì cao ngạo cứng đầu.

Khi nhìn Thánh Kinh lửa hồng triệt huỷ,

Quân ma vương cuồng dậy định tóm thâu

Con nhớ rằng khi ấy Chúa gọi con.

 

Con nghe gõ cửa trong mơ,

Chạy ra thấy Chúa đứng chờ gọi con

Gọi con lội suối trèo non,

Gọi con đi khắp lối mòn nhân-gian,

Gọi con gieo rắc bình-an,

Gọi con làm đúng chứng-nhân của Ngài.

 

Ben. Đỗ Quang-Vinh

Hẹn gặp lại 

--------------------------------------------------------------------

Cước-chú: Xin mời đọc thêm

(1) Xin mời đọc thêm bài “KI-TÔ HỮU VÀ SỨ-VỤ TÔNG-ÐỒ  http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=117&ia=11271

(2) Xin mời đọc thêm bài “Văn hoá sự sống”

http://doquangvinhvenguon.com/uploads/3/5/3/0/3530842/van_hoa_su_song_new.pdf

(3) Xin mời đọc thêm:

* Trừ quỷ cho cả một quốc gia

http://yeumen.blogspot.ca/2015/08/tru-quy-cho-ca-mot-quoc-gia.html

    * Mặt Trận chống Satan=>Trừ qủy từ trực thăng

http://vietcatholic.org/News/Html/140649.htm 

 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 34 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 34 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Jan 7, 2022, 12:47:21 AM1/7/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

 

 QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Lễ Các Thánh Anh Hài – 28/12

1Ga 1,5-2,2 – Mt 2,13-18

THÀ GIẾT LẦM!


Bai 11_JPG.jpg


Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –

Ban Mê Thuột.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3zyt487

 

Hằng năm đến ngày Lễ kính các Thánh Anh Hài (28/12), chúng ta ít nhiều vừa xót xa, vừa phẫn uất về sự độc ác của bạo vương Hêrôđê. Khi nghe các đạo sĩ Đông Phương đến thờ lạy vị minh quân Do Thái mới ra đời thì lòng Hêrôđê chắc chắn xao động. Triệu tập các Thượng tế và kinh sư trong dân để tìm hiểu nơi Đấng Thiên Sai ra đời và cặn kẽ hỏi các đạo sĩ về ngày giờ “ngôi sao lạ” xuất hiện và dặn rằng khi đã tìm thấy Hài Nhi thì về báo lại để vua cũng đi triều bái là một kế hoạch thâm độc của vua Hêrôđê hầu khử trừ mầm mống người mà như cách nghĩ của ông là sẽ lật đổ ngai vương của mình. Thế nhưng khi các đạo sĩ không trở lại vì được báo mộng là Hêrôđê có dã tâm thì ông hôn quân này đã quyết ra tay tàn bạo để diệt trừ hậu họa dù cho có rất nhiều trẻ em phải chết oan. 


Bai 11_JPG_02.jpg


Lịch sử thế giới cho thấy chuyện người độc tôn trên ngai cao của mình đã từng sử dụng mọi thủ đoạn ác độc để bảo vệ quyền bính của mình mà không ngại ra tay kiểu “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” là chuyện không hiếm. Cũng đã từng có đó nhiều bạo vương giết cả người thân, giết cả ngay con ruột của mình chỉ vì chiếc ngai, mà Hêrôđê là một trong những số đó. Sự tàn ác của một cá nhân như hôn quân hay nhà độc tài thì rất dễ bị kết án và thiết nghĩ ngay chính bản thân những người ấy cũng khó yên lương tâm và thời gian cũng chẳng thể kéo dài.


Bai 11_JPG_01.jpg


Tuy nhiên nếu sự tàn độc được nhân danh tập thể, nhân danh chủ nghĩa hay niềm tin tôn giáo thì thật đáng sợ khi những người ra tay khử trừ “đối thủ”, người khác niềm tin, khác chính kiến, khác chiến tuyến cách tàn bạo kiểu giết lầm hơn bỏ sót thì họ dễ tự trấn an lương tâm và hậu quả thì thường lâu dài và khó khắc phục.  Đã và đang có đó nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhân danh sự ổn định chính trị, trật tự xã hội hay nhân danh sức khỏe người dân mà sẵn sàng “mạnh tay trên mức cần thiết”, thậm chí là “vi phạm nhân quyền” khiến cho không ít người, nhất là những người thấp cổ bé phận mắc cảnh phải “bị giết lầm còn hơn bỏ sót”.


Bai 11_JPG_03.jpg


Không dám mạo phạm các tôn giáo ngoài Kitô giáo về hiện thực này. Chân thành nhìn lại quá khứ của chính mình thì lịch sử Giáo Hội Công Giáo cũng vướng vết nhơ này, chẳng hạn các tòa án trừ tà và sự loại trừ nhau bằng án “tuyệt thông” giữa anh em cùng tin vào Chúa Kitô của một thời đã qua. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khiêm nhu hơn 100 lần thành thật xin lỗi công khai về những sai lỗi của Giáo Hội. Hy vọng rằng bài học lịch sử luôn nhắc nhớ chúng ta cẩn trọng.


XinLoi_01_JPG.jpg
XinLoi_02_JPG.jpg


Giáo Hội Công Giáo luôn khẳng định rằng “mục đích không thể biện mình cho phương tiện”. Dù không hành xử kiểu “giết bỏ” nhưng có đó tình trạng muốn được việc, muốn duy trì sự “hiệp nhất” (hay đồng nhất!) mà áp dụng các quy chế, luật lệ trong các tập thể cách đổ đồng, cào bằng thì có thể làm hại những mảnh đời bất hạnh, nghèo hèn, kém may mắn. Đây là một sự lầm lẫn đáng tiếc dường như đang tồn tại đó đây.

Là Kitô hữu, dứt khoát không thể chấp nhận mọi hình thái “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”. Để chiến đấu chống lại chước cám dỗ này, chúng ta phải làm ngược lại đó là “thà thương lầm còn hơn bỏ sót”.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 

  

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh – Ga 3,22-30

TÍNH CỤC BỘ


Bai 12_JPG.jpg


Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –

Ban Mê Thuột.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3q4wvjG

 

Vài chuyện thật như đùa, cười ra nước mắt: Mở đầu Thánh Lễ, cha xứ nói: “Anh chị em, sáng nay chúng ta dâng lễ tạ ơn Chúa vì đã che chở chúng ta bình an. Đêm qua đạn pháo kích rơi lạc qua xóm bên lương hết, không rơi vào xóm đạo ta trái nào”. Một chuyện khác: Một bà “đạo đức”: “Cha ơi, Côrôna tùm lum tà la xứ đó đó. Xứ mình chưa can chi, chắc là Chúa gìn giữ”. Một chuyện khác mang dáng thần học hơn: Đã từng nghe bài giảng lễ online và đọc một vài chia sẻ Lời Chúa nội dung như sau: “Qua thông tin chúng ta xao xuyến lo âu về nhiều dữ kiện không hay trong Giáo hội Công giáo. Nhiều gương mù gương xấu không chỉ ở hàng tín hữu giáo dân mà còn ở tận hàng giáo sĩ, kể cả những vị cao cấp như Giám Mục, Hồng Y. Nhưng chúng ta phải vững tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta là con cái Chúa, là dân riêng của Chúa nên Chúa phải gìn giữ chúng ta. Giáo hội là con thuyền của Chúa Kitô nên Ngài phải bảo vệ Giáo hội.


HiepHanh_JPG.jpg


Tính cục bộ luôn có và còn đó dưới nhiều hình thức. Nhưng đáng quan ngại hơn khi nó mặc lấy hình thức địa phương tính, dân tộc tính, tôn giáo tính, giáo hội tính… Tính cục bộ nó khiến chúng ta không chỉ bảo vệ mà còn luôn đề cao tập thể của mình và đặt  lợi ích tập thể mình lên trên tập thể khác. Tin Mừng ngày thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh tường thuật chuyện tranh luận xảy ra giữa các môn đệ ông Gioan với một người Do Thái về việc Chúa Giêsu cũng làm phép thanh tẩy “và thiên hạ đều đến với Ngài” (Ga 3,22-26).


LoiChuaBanXetMinh_JPG.jpg


Chắc hẳn nhiều môn đệ của Gioan cũng cảm thấy “sao sao đó” khi thấy thầy Gioan của mình đang bị thua kém sức ảnh hưởng so với vị thầy Giêsu. Và tính cục bộ đã làm nảy sinh sự tranh luận và hẳn có chút nào đó sự ganh tương. Dù Tin Mừng không tường thuật cách minh nhiên; nhưng chúng ta cũng có thể suy đoán rằng các môn đệ Gioan không chỉ bảo vệ mà còn đề cao vai trò, vị thế của thầy mình mà chưa thể làm hài lòng người tranh luận, vì thế họ đến gặp trực tiếp Gioan.

Các môn đệ của Gioan Tẩy Giả kinh ngạc trước câu giải thích của thầy mình: “Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: “Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Ngài…, Ngài phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28-30). Xác định đúng vị trí, vai trò của mình là một trong những cách thế tránh khỏi chước cám dỗ của tính cục bộ. Chúng ta là ai trong toàn thể nhân loại từ cổ chí kim? Giáo Hội Công Giáo là gì trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa? Tôi là ai trong tập thể đoàn dân Thiên Chúa?


GioiTre_JPG.jpg


Chúng ta chỉ là một tập thể bé nhỏ trong toàn thể nhân loại vốn là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha toàn năng chí ái và tất cả mọi người đều là con cái của Ngài. Ngài không muốn bất cứ ai phải hư mất, nhưng tìm mọi cách thế để mọi người được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Chúa Giêsu đã nói rằng: “Thiên hạ từ Đông chí Tây sẽ vào dự tiệc Nước Trời cùng với Abraham, Isaác, Giacob, nhưng con cái trong nhà lại bị loại ra chỗ tối tăm” (x. Mt 8,11).


TuSi.png


Giáo Hội là đoàn dân Thiên Chúa, là một tập thể người tin vào Chúa Kitô, được Ngài quy tụ để qua đó tiếp tục thông ban Tin Mừng cứu độ cho nhân trần. Giáo Hội là một phương thế Chúa Kitô dùng để ban hạnh phúc cho nhân loại. Như thế sự hiện hữu của Giáo Hội không vì chính bản thân mình nhưng là vì ơn cứu độ của nhân trần. Như Gioan Tẩy Giả, Giáo Hội phải chân thành sống theo tôn chỉ: Ngài, tức Chúa Kitô, cần lớn lên, còn mình thì phải nhỏ lại”. Tôi là một thành viên của Đoàn Chiên Thiên Chúa. Một người, dù là chức cao, vị trọng không là Giáo Hội mà phải là tập thể. Là Giáo Hoàng, là Giám Mục thì cũng cần phải nhỏ lại để Giáo Hội, để Giáo Phận lớn lên, và dĩ nhiên là để Chúa Kitô lớn lên.


LinhMuc_JPG.jpg


GiamMuc_JPG.jpg


Hãy đề phòng tính cục bộ vì nó không chỉ gây ra sự chia rẽ mà còn cám dỗ chúng ta nhìn sai chỗ đứng, vai trò và phận vụ của mình, đặc biệt trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa.

 

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Hẹn gặp lại 

 

 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 35 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 35 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Jan 8, 2022, 1:35:21 AM1/8/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

 

Chuyên mục:

Tôi Tin, Chúng Tôi Tin!

 Tại sao lại “hoan hô” Chúa trên các tầng trời?


Bai 06_JPG.jpg


Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Giáo Sư Phụng Vụ

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3q4Nhzi

 

  

Khi tham dự Thánh Lễ, trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, cuối kinh Tiền Tụng, cộng đoàn tham dự đồng thanh cất tiếng ca tụng Chúa bằng lời kinh Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang Chúa, hoan hô Chúa trên các tầng trời... Đây là lời kinh mà có lẽ mỗi người Công Giáo Việt Nam chúng ta đều thuộc nằm lòng và trở nên quen thuộc như kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng... Nhưng đã bao giờ có ai trong chúng ta đặt vấn đề tại sao lại hoan hô Chúa?

Chúng ta biết rằng, trong ngôn ngữ Việt Nam, động từ hoan hô thường được dùng để khen ngợi, tán thưởng một người nào đó khi họ làm việc tốt hoặc nói điều gì hay, đúng. Như khi một vị bề trên tuyên bố điều gì hợp lý, chúng ta hoan hô vỗ tay tán đồng. Ngày xưa, trước mặt vua hay hoàng đế, nếu quan thần nào hét to hoan hô vua, thế nào cũng bị trừng phạt vì tội khi quân!

Vậy tại sao, đối với Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta tôn thờ, Chúa của các chúa, Vua của các vua, chúng ta lại hoan hô Ngài? Dưới góc nhìn văn hóa Việt Nam, chúng ta có bất kính, vô lễ với Chúa không? Sách lễ Rôma tiếng Việt có dịch đúng nguyên bản của Giáo Hội không?

Trong Sách lễ Rôma, ấn bản mẫu bằng tiếng La Tinh, chúng ta thấy kinh Thánh Thánh, Thánh được viết như sau:

Sanctus, Sanctus, Sanctus Dominus Deus Sabaoth.

Pleni sunt cæli et terra gloria tua.

Hosanna in excelsis.

Benedictus qui venit in nomine Domini.

Hosanna in excelsis.


Bai 06_JPG_01.jpg


- Ấn bản tiếng Anh:

Holy, Holy, Holy Lord God of hosts.

Heaven and earth are full of your glory.

Hosanna in the highest.

Blessed is he who comes in the name of the Lord.

Hosanna in the highest.


Bai 06_JPG_02B.jpg


- Ấn bản tiếng Pháp:

Saint! Saint! Saint, le Seigneur, Dieu de l'univers!

Le ciel et la terre sont remplis de ta gloire.

Hosanna au plus haut des cieux.

Béni soit celui qui vient au nom du Seigneur.

Hosanna au plus haut des cieux.


Bai 06_JPG_03.jpg


- Ấn bản tiếng Việt:

Thánh! Thánh! Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.

Trời đất đầy vinh quang Chúa.

Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa.

Hoan hô Chúa trên các tầng trời.


Chúng ta nhận thấy ấn bản mẫu cũng như ấn bản tiếng Anh và Pháp đều dùng từ Hosanna. Ngoài ra, nhiều ngôn ngữ khác, và ngay cả ngôn ngữ của các nước Á Châu như Nhật, Hàn, Trung, cũng để nguyên từ Hosanna. Vậy từ Hosanna có nghĩa là gì?

Hosanna là tiếng Do Thái, được ghép bởi động từ hoshi’ah, ở mệnh lệnh cách, (có nghĩa là cứu), và từ na’ (xin). Hoshi’ah na’ hiểu sát nghĩa là xin cứu.

Từ này được thấy trong thánh vịnh 117, câu 25, khi mô tả quang cảnh đón rước Đấng Mêsia dịp lễ đăng quang của Ngài (câu 19-27):

Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ,

lạy Chúa, xin thương giúp thành công. (Bản dịch của Nhóm PDCGKPV)

Vì thế, không có gì lạ khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân Do Thái dùng bài ca này để chào đón Ngài như một Đấng Mêsia: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời. (Mt 21, 9). Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn không dịch hoan hô mà vẫn dùng Hosanna: Muôn chúc lành cho Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hôsanna trên chốn cao vời. Bản dịch Anh và Pháp (chỉ nêu hai bản dịch chính) cũng dùng Hosanna.

Sau này, từ Hosanna đã trở thành một câu tung hô hân hoan biểu dương Thiên Chúa và các vị vua.

Phụng vụ Giáo Hội dùng Hosanna trong Kinh nguyện Thánh Thể, trong kinh Thánh Thánh, Thánh như lời tung hô, thờ lạy, biểu dương sự vĩ đại và thánh thiện của Thiên Chúa Cha. Bài hát này kết hợp hai đoạn Kinh Thánh: lời chúc tụng của các thiên thần trong thị kiến của Isaia (Is 6, 2-3) và những lời tung hô của dân chúng khi Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem (Mt 21, 9).

*****

Câu hỏi và kiến nghị

1/ Trở lại vấn đề được đặt ra ở phần đầu bài viết: trong văn hóa Việt Nam, dùng cụm từ hoan hô để tung hô, ca tụng Thiên Chúa Cha có thích hợp hoặc bất kính hay không? Trước mặt vua (thực ra, không ai được nhìn mặt vua), ta tung hô Vạn tuế! Vạn tuế! Đối với Thiên Chúa, có từ nào cao trọng và xứng đáng hơn không?

Thay vì: Hoan hô Chúa trên các tầng trời”,

Chúng ta có nên nói: Vạn tuế Chúa trên các tầng trời”?

Hoặc: Tung hô Chúa trên các tầng trời”?

2/ Tại sao bản mẫu Sách lễ Rôma bằng tiếng La Tinh không dịch Hosanna ra tiếng La Tinh? Tại sao nhiều ngôn ngữ quốc tế không dịch Hosanna ra ngôn ngữ của nước họ? Phải chăng từ Hosanna khó dịch? Hoặc vì có nhiều nghĩa như từ Amen? Hoặc vì từ này quá quen thuộc trong phụng vụ Giáo Hội, nhất là Giáo Hội Âu Châu, nên muốn giữ lại từ này, như trường hợp của từ Halêluia (hoặc Alleluia)? (Trong Sách lễ Rôma, bản mẫu, cũng như trong nhiều ngôn ngữ quốc tế, ba từ Do Thái được sử dụng trong phụng vụ Thánh Lễ: Amen, HalêluiaHôsanna. Sách lễ Rôma tiếng Việt chỉ dùng Amen và Halêluia.)

Nếu thế, có lẽ ta phải dịch như sau: Hôsanna trên các tầng trời (theo bản văn phụng vụ), hoặc: Hôsanna trên chốn cao vời (theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn), để dịch đúng theo bản gốc của sách lễ Rôma: Hosanna in excelsis! Đa số các nước khác họ cũng dịch như thế!

Vậy tại sao Hosanna in excelsis lại được dịch là “Hoan hô Chúa trên các tầng trời”?

*****

Trên đây là một vài suy tư cá nhân. Người viết xin các nhà chuyên môn chỉ giáo và góp ý. Xin đạ tạ!

 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Hẹn gặp lại

 

 GachNgang.png

BBT CGVN

unread,
Jan 16, 2022, 4:49:29 AM1/16/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

Chuyên mục:

“Huế - Saigòn - Hànội”

 

Đầy tớ chứ không phải ông chủ của LỜI CHÚA

 

Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam


Bai 10_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3qG1Nhv

 

Kính thưa Quý Độc Giả.


Nhân vì chúng tôi có nhận được bài viết của ông Nguyễn Chính Kết được phổ biến rộng rãi qua email: Giải Ảo Cuộc Sống egoni...@gmail.com, mang tựa đề, “Vụ Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam”. Bài viết được rào đón kỹ càng để chứng tỏ là khách quan, nhưng nội dung có những nhầm lẫn đáng tiếc, thậm chí có thể bị hiểu theo nghĩa rất xấu; và từ đó nhiều người có thể sẽ hiểu sai Lời Chúa một cách hết sức nguy hiểm; vì thế BBT CGVN có ít dòng xin chia sẻ với mọi người, hầu giảm thiểu tác hại xấu.

Ông Kết đã chạm ngưỡng “thất thập” rất đáng quý, ông còn may mắn suốt thời gian dài là cựu chủng sinh Saigon và Giáo Hoàng Học Viện PIO X, bạn của ông hiện có nhiều vị đang là Giám Mục đương nhiệm; nhiều Linh Mục, Tu Sĩ đã từng là học trò của ông; Nhưng chỉ vì quan điểm chính trị mà ông đã làm một việc để phỉ báng Thiên Chúa và công khai chống lại Giáo Hội: ông dùng Lời Chúa để làm phương tiện phục vụ cho suy nghĩ chủ quan cá nhân của mình, ông mượn Lời Chúa để tự đưa ra “tiêu chuẩn” đánh giá các Giám Mục, Linh Mục Việt Nam để lôi kéo dư luận đi theo chiều hướng của mình. Ông cũng không là ngoại lệ bằng cách dùng internet để làm võ đài, đấu trường, phân hóa nội tình các Giáo Phận tại Việt Nam.


Bai 10_JPG_01.jpg


Thiên Chúa là Tình Yêu từ đời đời cho đến muôn đời, Ngài không bao giờ là Tư Bản hay Cộng Sản; Cộng Hòa hay Dân Chủ; Ngài là Ông Chủ theo nghĩa tuyệt đối và nắm vận mệnh của tất cả; đừng đòi hỏi người khác phải suy nghĩ và hành động như mình; cũng đừng “nặn” ra một Thiên Chúa theo trí tưởng tượng thô thiển của mình để dạy dỗ người khác những điều không đến từ Thiên Chúa. Cốt lõi là mỗi người phải nhận ra được Ý Chúa để thực thi cho trọn vẹn; muốn vậy, tiên vàn phải phân định được Ý Chúa và ý riêng của mình hoặc ý của người khác.

Mục đích tốt, phương tiện xấu thì cũng khó đạt kết quả tốt nhất; nhưng khi mục đích đã xấu thì phương tiện càng tốt, kết quả càng xấu. Chúng ta đều chỉ là những đầy tớ bất xứng của Lời Chúa: Không ai được phép đóng vai ông chủ của Lời Chúa; tất cả đều là đầy tớ, phải quỳ gối xuống mà đọc Lời Chúa. Lời Chúa là để xét mình chứ không phải để xét người. Càng xét mình, càng thấy mình tội lỗi. Đấy mới là cái cần “Giải Ảo Cuộc Sống” thiết thực và cấp bách nhất cho nhân loại mọi thời.


CangXetMinh_JPG.jpg


Có một chi tiết rất chắc chắn và tối quan trọng nhưng lại ít được chú ý: Chúa Giêsu không để lại cuốn sách nào cả, nhưng Ngài đã “để lại” Mười Hai Tông Đồ. Việc rao giảng thuở ban đầu là do chính các Tông Đồ thực hành bằng những chứng từ rất sống động của mỗi người về Chúa, và chính các Tông Đồ đã chủ động chịu trách nhiệm soạn thảo các bản văn Thánh Kinh. Cho nên đừng ai làm điều ngược lại là lấy Thánh Kinh ra để dạy dỗ các Giám Mục, những người kế vị các Tông Đồ.

Thánh Kinh là Lời Chúa do Giáo Hội gìn giữ, loan truyền, và sống trong hàng ngàn năm qua. Vì thế, chúng ta chỉ nên nghe theo Huấn Quyền chính thức (Magisterium) của Giáo Hội Công Giáo về việc giải thích Thánh Kinh, để giữ cho Đức Tin luôn được toàn vẹn cho đến tận thế. Điều này được minh định trong bức thư mang tên vị Giáo Hoàng Tiên Khởi: "Không một ai được quyền tùy ý diễn giải một lời ngôn sứ nào trong Thánh Kinh” (2Pr 1, 20).

Vì thế khi dùng Thánh Kinh để phê phán, lên án Giám Mục Giáo Phận là một hành động công khai chống lại chính Thiên Chúa, tác giả của Thánh Kinh.


Bai 10_JPG_02.jpg


BBT CGVN đã có nhiều chia sẻ tuy đã cũ nhưng vẫn có giá trị sử dụng lâu dài: Vài ba gợi ý rất đơn sơ dưới đây, đủ để giúp mọi người dễ dàng và nhanh chóng nhận ra một sự việc có phải là do tác động của Chúa Thánh Thần hay không. 

1. Thiên Chúa chỉ can thiệp vào những công việc mà mục đích sau cùng phải có ích lợi cho Linh hồn người ta. Thí dụ, nếu Chúa chữa cho ai đó khỏi bệnh phần xác, thì việc khỏi bệnh chỉ là trung gian, là dấu chỉ để người đó dễ dàng nhận ra Chúa và đi theo Ngài. Ma quỉ cũng có thể làm những việc lạ lùng, nhưng nó không bao giờ quan tâm tới việc giúp ích cho Linh hồn người ta. 

2. Trước và sau khi nhận được Ơn Chúa, người đó đã trở nên tốt hơn hay xấu đi? Người nhận được Ơn Chúa sẽ luôn trở nên tốt hơn; ngược lại, nếu sau khi gặp "sự lạ" mà một người trở nên xấu đi (kiêu căng, tự phụ, bê tha, gây chia rẽ…), thì đó là dấu chỉ chắc chắn không phải do Chúa. 

3. Thiên Chúa không bao giờ chống lại Giáo Hội của Ngài, Giáo Hội mà Ngài đã trao cho các Giám Mục đương nhiệm chăm sóc, trong sự hiệp thông chặt chẽ với Giám Mục Rôma là Đức Giáo Hoàng. 


LoiChuaBanXetMinh_JPG.jpg


Ngoài ra, chúng ta còn có một nhắc nhở rất quan trọng: “Linh Mục là cộng sự viên khôn ngoan, là phụ tá và là dụng cụ của hàng Giám Mục. Trong mỗi cộng đoàn tín hữu địa phương, Linh Mục là hiện thân của Giám Mục mà các Ngài hằng liên kết với lòng tin tưởng và quảng đại, lãnh nhận phần chức vụ cùng chia sẻ nỗi lo lắng của Giám Mục và hằng ngày ân cần thi hành chức vụ ấy”.  (Lumen Gentium số 28). (Lumen Gentium là một Văn kiện nền tảng của Thánh Công Đồng Chung Vatican II, tên đầy đủ là: “Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội - Lumen Gentium”, chữ Lumen Gentium là tiếng La Tinh có nghĩa là “Ánh Sáng Muôn Dân”).

"Các tín hữu phải liên kết với Giám Mục, như Giáo Hội gắn bó với Chúa Giêsu Kitô, và như Chúa Giêsu Kitô gắn bó với Chúa Cha, hầu nhờ sự hiệp nhất ấy, tất cả mọi sự đều hòa hợp và trở nên phong phú cho vinh quang Thiên Chúa" (Lumen Gentium số 27). 

Giám Mục đương nhiệm là Đầu của Giáo Phận, với thẩm quyền: giáo huấn, thánh hóa, cai quản, nên tất cả chúng ta được mời gọi lắng nghe, cộng tác và vâng phục các ngài, như Thánh Công Ðồng đã dạy rằng: “Chính Chúa đã lập các Giám Mục kế vị Tông Ðồ làm Mục Tử Giáo Hội. Bởi vậy, ai nghe lời các ngài là nghe lời Chúa Kitô, còn ai khinh dể các ngài là khinh dể Chúa Kitô và Ðấng đã phái Chúa Kitô đến” (Lumen Gentium số 20). 

Sắc lệnh về Tác Vụ và Đời Sống Linh Mục số 7 viết: “Phần các Linh Mục, với ý thức về Thánh Chức sung mãn đã được trao ban cho các Giám Mục, hãy tôn trọng nơi các ngài quyền bính của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao. Vì thế các Linh Mục luôn gắn kết với Giám Mục của mình trong tình yêu thương và thái độ vâng phục chân thành”. Sau đó Sắc lệnh còn ghi chú ở phần footnote: “Các Linh Mục không được làm gì mà không hỏi ý kiến Giám Mục, vì chính Giám Mục là người mà Chúa đã ủy thác Dân Chúa và là người phải trả lẽ về những Linh Hồn được các Linh Mục coi sóc”. (Constitutionem Apostolorum VIII, 47,39).


HiepHanh_JPG.jpg


Nhân đây, để cống hiến cho Quý Độc Giả như một món quà quý báu, BBT CGVN xin được sơ lược lại một bài Thánh Kinh do chúng tôi vừa có dịp may mắn ghi chép lại được, đây là những suy tư rất hữu ích và tối cần thiết cho mọi người trong mọi thời đại. Chủ đề của bài là: “Những bài học lớn được rút ra từ Sách Các Vua”:

I. HỘI THÁNH CẦN NƯƠNG TỰA VÀO CHÚA

I.1. Israel, Dân Chúa trong Cựu Ước:

Thay vì đặt niềm cậy trông nơi Thiên Chúa của giao ước, đã không ít lần, các vua cũng như dân Chúa lại cậy dựa vào những sức mạnh khác: quân lực và vũ khí, các thế lực ngoại bang, các ngẫu thần... Kết quả là Israel mất miền đất Chúa ban, Đền thờ bị tiêu hủy, người lãnh đạo bị bắt. Mọi sự tiêu tan.

I.2. Bài học cho Dân Chúa ngày nay:

Giáo Hội là Dân Thiên Chúa: “Chúa Kitô triệu tập dân chúng từ dân Israel và từ các dân ngoại, họp thành một khối duy nhất trong Thánh Thần chứ không theo xác thịt, để họ làm nên Dân mới của Thiên Chúa... một dòng giống được tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, dân tộc thánh, dân tộc đã được Thiên Chúa thu phục, trước kia không phải là một dân, nay là dân của Thiên Chúa” (lPr 2, 9-10).

Cũng như dân Israel trong Cựu Ước, sức mạnh của dân này không ở nơi đâu khác mà là nơi Thiên Chúa. Vì thế, khi nào Giáo Hội tìm kiếm sức mạnh bằng cách dựa vào quyền lực thế gian hay của cải vật chất, thì mọi sự rồi sẽ tiêu tan. Lịch sử còn để lại những bằng chứng cụ thể cho bài học này. Nếu thực sự cậy trông vào Chúa thì điều quan trọng là trong mọi hoàn cảnh, Dân Chúa phải cầu nguyện, lắng nghe và sống Lời Chúa. Đây là bài học không những cho Hội Thánh nói chung mà còn cho mỗi người Kitô hữu là thành viên trong Hội Thánh.

II. MỐI NGUY HIỂM CỦA QUYỀN LỰC, CỦA CẢI VÀ SẮC DỤC

II.1. Những điển hình trong sách Các Vua:

Vua Đavít là một minh quân đẹp lòng Thiên Chúa và được dân kính trọng, nhưng chỉ vì chiều theo tính xác thịt mà đổ vỡ mọi việc. Từ tội sắc dục dẫn đến những tội ác khác như gian dối, giết người... và hình phạt nhà vua phải chịu thật nặng nề. Vua Salômon cũng đã khởi đầu triều đại của mình hết sức tốt đẹp, với lòng khiêm tốn chân thành, nhờ đó được ơn khôn ngoan lạ thường. Nhưng dần dần, vua rơi vào tình trạng sa đọa vì quyền lực, sắc dục, của cải. Cuối đời ông, đánh dấu bước đi xuống của cả dòng dõi Đavít (1V 11-13).

II.2. Bài học cho mỗi Kitô hữu:

Lịch sử làm chứng rằng, không phải những cuộc bách hại tôn giáo đã hủy diệt Đạo mà chính là những vũng lầy êm ái như ham muốn tiền bạc, xác thịt, quyền lực. Biết là vũng lầy nhưng lại quá êm ái, vì thế người môn đệ Chúa Giêsu vẫn bị rơi vào. Lời cảnh giác của Chúa Giêsu luôn mới mẻ: “Anh em hãy tỉnh thức cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say nhưng thể xác lại yếu hèn” (Mt 26, 41). Thánh Phêrô cũng nhấn mạnh: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, kẻ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy vững lòng tin mà chống cự nó” (lPr 5, 8). Nếu lỡ sa ngã, thì gương sám hối của vua Đavít cần được ghi nhớ: Hãy sám hối thật lòng (TV 50).

III. Vai trò tiên tri của Kitô hữu giáo dân:

Khi chịu Phép Rửa, mọi Kitô hữu đều được chia sẻ chức năng tiên tri (ngôn sứ) của Chúa Kitô. Người Kitô hữu thể hiện chức năng này khi họ nối kết việc tuyên xưng đức tin và đời sống làm một. Như thế, họ loan báo Chúa Kitô bằng đời sống, chứng tá và lời nói... và việc loan báo đó có hiệu quả đặc biệt trong bối cảnh ngày nay (Lumen Gentium số 35). Gia đình chính là môi trường hoạt động và là trường học tuyệt diệu cho việc tông đồ giáo dân. Từ gia đình, Kitô giáo thấm nhập vào tất cả các lãnh vực của đời sống con người và dần dần, biến đổi các lãnh vực ấy theo những chuẩn mực của Phúc Âm (Lumen Gentium số 35). Người giáo dân còn có sứ mạng cao cả nữa là loan truyền Tin Mừng của Chúa cho toàn thế giới. Vì vậy, họ cần tìm hiểu sâu xa hơn chân lý Chúa mặc khải và tha thiết xin Chúa ban ơn khôn ngoan cho mình (Lumen Gentium số 35).


Bai 10_JPG_03.jpg


Riêng về Chủ Thuyết và Con Người Vô Thần, HIẾN CHẾ MỤC VỤ VỀ GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY - GAUDIUM ET SPES số 19 đã viết: “Quả thực, những người cố tình loại trừ Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn và tránh né những vấn đề tôn giáo vì không nghe theo tiếng nói của lương tâm, chắc chắn đã có lỗi; tuy nhiên, chính các tín hữu thường cũng có một phần trách nhiệm về vấn đề này. Thật vậy, Chủ Nghĩa Vô Thần nói chung không phải nảy sinh do một nguyên nhân duy nhất, nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới phản ứng phê phán chống lại các tôn giáo, và đặc biệt ở một vài nơi, phê phán chính Kitô giáo. Vì thế, có thể các tín hữu phải chịu phần trách nhiệm không nhỏ trong việc làm nẩy sinh Chủ Thuyết Vô Thần, hoặc bởi xao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc vì trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội, có thể nói lúc đó họ che giấu hơn là tỏ bày bộ mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn giáo”.

Xin chân thành cảm ơn và xin thương cầu nguyện cho nhau.

BBT CGVN

 

 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 36 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 36 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Jan 25, 2022, 8:43:38 AM1/25/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

 

Chuyên mục: “TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN”

TUẦN HÀNH BẢO VỆ SỰ SỐNG

TẠI THỦ ĐÔ HOA THỊNH ĐỐN

MARCH FOR LIFE RALLY

Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD.


Bai 34_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3G41jpE

 

Hôm thứ sáu, ngày 21 tháng 1 năm 2022, tại DC trước Tòa Tối Cao Pháp Viện HK đã có một cuộc tuần hành của giới trẻ để yểm trợ phong trào bảo vệ sự sống. Cha Mike Schmitz đã ứng khẩu phát biểu một bài trước đoàn tuần hành.

Xin tóm lược bài nói chuyện của cha.

Cha đã nói với đám đông đang tụ họp tại National Mall:

-“Bài nói chuyện đầu tiên mà tôi luôn luôn giữ kỹ trong suốt cuộc đời tôi từ hồi tôi còn đang học lớp 8. Tôi đã có dịp may để chọn bất cứ đề tài nào, bất cứ tranh luận nào và, ở bất cứ vị thế nào.”

-“Tôi chọn nói về phẩm giá con người từ lúc thụ thai tự nhiên cho đến lúc chết một cách tự nhiêntội ác phá thai cũng như chết theo ý muốn (Euthanasia).

Cha Mike Schmitz chào đời vào năm sau khi Tối Cao Pháp Viện quyết định về vụ Roe v. Wade, cha Mike 47 tuổi là linh mục thuộc giáo phận Duluth, tiểu bang Minnesota, HK. Cha là một nhân vật rất quen thuộc và nổi tiếng về việc “Đọc Kinh Thánh trong Năm” và làm YouTube videos cho Ascension, nhà xuất bản truyền thông Công Giáo. (cũng rất quen thuộc với khán giả của của BBT CGVN).


Bai 34_JPG_02.jpg


Là diễn giả chính tại cuộc tiền tuần hành, cha Schmitz, một người sinh quán miền Bắc đã quen với cái giá lạnh chết người của tháng giêng, đã nhận được những tràng pháo tay và tiếng hoan hô vang trời của đám đông có tới hàng ngàn hàng ngàn người trẻ trong cuộc tuần hành.

Cha đã dùng cơ hội này để nhấn mạnh về một vấn đề mà tiên khởi cha đã chia sẻ với những ngời bạn đồng môn khi còn trẻ là một thanh niên; Mạng sống của mọi người đều quan trng / Every human life matters. Hôm nay chủ đề này thì thâm sâu thầm kín và hoàn toàn có tính cá nhân.

Cha Schmitz kể lại một câu chuyện của chính bà ngoại của cha là Helen. Bà là một y tá đã lên tiếng bảo vệ những đứa trẻ chưa được sinh ra và những đồng nghiệp có lương tâm đã phản đối nhà thương nơi họ làm việc vì nhà thương đã thi hành phá thai theo quyết định về vụ Roe.


Bai 34_JPG_01.jpg


“Helen, bà ngoại của cha, biết rằng con người là quan trọng. Bà cũng biết rằng con trẻ là quan trọng và, những y tá cũng quan trọng. Vì vậy bà rất ghét câu chuyện đã xẩy ra. Nhà thương này đã làm được những điều rất tốt về mặt y khoa chuyên môn của mình, nhưng nay lại làm một điều thất đức, rất tai hại là phá thai. Họ lại buộc các y tá phải cộng tác với họ để phá thai. Họ bắt các y tá phải mang những phần còn lại của những đứa trẻ, những thai nhi đã bị giết đem đi tiêu hủy. Do đó bà ngoại của cha đã lên trình với ban Giám Đốc nhà thương.

“Việc này cần phải ngừng lại ngay. Hoặc là quí vị ngừng phá thai, hoặc là tôi ra đi,” cha Schmitz nhắc lại lời của bà ngoại.

Ban Giám Đốc đã từ chối, và bà ngoại của cha đã bỏ việc làm là y tá trưởng.

Quyết định đó - cha  nói - “hầu như đã làm tiêu tan cuộc đời của bà”. Nhưng bà không hối tiếc. Tuy nhiên “tim bà đã tan nát.”

Cha Schmitz nói. “Tôi nghĩ, tại sao hôm nay chúng ta ở đây? Chúng ta ở đây bởi vì hành động Phá Thai. Một việc làm đã phá nát con tim chúng ta. Và tôi biết rất nhiều người đang ở đây, các bạn đang đứng ở đây bởi vì các bạn biết giá trị của phẩm giá con người. Và trong câu chuyện này - trong số rất nhiều người trong chúng ta - cũng hiểu câu chuyện này là một phần của câu chuyện của các bạn, lý do là các bạn đã tự nhận thấy ở một điểm nào đó trong một không gian nào đó hình như nó giống như sự sống chính là một lựa chọn không thể thực hiện được.”


Bai 34_Big_03.png


“Và, tôi cũng biết rằng chung quanh chúng ta có cả nam lẫn nữ là những người đã chọn phá thai. Hãy nghe đây. Các bạn cần biết rằng giả sử các bạn đang hiện diện ở đây. Các bạn thật quan trọng, các bạn thuộc về nơi này. Không có quan trong nào là quá khứ của các bạn, các bạn vẫn được thương yêu. Các bạn cần phải biết điều này. Các bạn vẫn còn được mọi người thương yêu và vẫn còn quan trọng.” Có thể coi và nghe toàn bài nói truyện của cha Schmitz trong video dưới đây:

https://youtu.be/idq7ipFHW2I

Đôi lúc chiến đấu để giữ vững phong cách, cha Schmitz vẫn tiếp tục chia sẻ cuộc đối thoại vừa rồi với một phụ nữ mà ngài đã cố gắng khuyên đừng phá thai giết con mình ở 12 năm về trước.

“Bà ta nói, ‘tôi nghĩ tôi đã ghét đứa con của tôi. Và nhiều năm sau này, tôi đã nhận ra là tôi đã không ghét con tôi. Tôi ghét cái hoàn cảnh mà tôi đã sống. Tôi đã không ghét con tôi. Con tôi chính là tặng phẩm của Thiên Chúa đã ban cho tôi. Tôi đã tự xấu hổ,”’ Cha Schmitz thuật lại lời nói của bà ta như vậy.


Bai 34_JPG_04.jpg


“Người phụ nữ trẻ đó, 12 năm về trước, đã cho đứa con của bà cho một cặp vợ chng làm con nuôi, và họ rất mực yêu thương con bà. Con bà đã đem lại hạnh phúc cho gia đình họ. Và họ đã đem yêu thương ấp ủ con bà. Tôi đã gặp con bà. Anh ta giờ này đúng là một thanh niên phi thường và tráng kiện,” Cha Schmitz nói vậy.

Cha nói, người phụ nữ đó đã thúc giục cha phải nói lên câu chuyện này để nhắc nhở mọi người, không cần biết chọn lựa của họ là gì, họ vẫn được mọi người thương yêu và họ vẫn là quan trọng.”

“Và đó là lý do tại sao hôm nay chúng ta đang đứng ở đây, tại sao chúng ta đang bước tuần hành ở đây,” Cha Schmitz nói.

“Khi Helen, bà ngoại tôi... bỏ nhà thương Sinai Hospital năm 1973, điều đó đã không làm nhà thương thay đổi, không làm nền văn hóa đổi thay, luật lệ cũng không thay đổi, nó cũng chẳng làm đất nước đổi thay khác đi chút nào,” Cha schmitz nói vậy.

Diễn hành bảo vệ sự sống 2022:

Bằng Chứng vĩ đại thánh hóa mạng sống con người

“Nhưng khi bà đi tuần hành, nó đã thay đổi bà. Khi bà đứng, nó đã thay đổi bà, và nó đã thay đổi con trai bà, thay đổi con gái bà, mẹ tôi. Và... ước vọng đứng, ước vọng đi tuần hành... tất cả đã vang vọng trong cuộc sống của tôi. Nó vang vọng trong cuộc sống của người phụ nữ trẻ này. Nó nhập thể trong đời sống của đứa trẻ 12 tuổi này, và nó đã không có ở đây nếu bà ngoại tôi là Helen đã không đứng ở đây, nếu bà ngoại tôi không tuần hành ở đây,” Cha Schmitz nói như vậy.


Bai 34_JPG_05.jpg


“Tất cả mọi hài nhi đều quan trng, tất cả phụ nữ đều quan trng. Tất cả mọi con người đều quan trọng. Và không một quan trọng nào như cuộc tuần hành này, không có quan trọng nào có thể thay đổi được như cuộc tuần hành này, và chính các bạn là quan trọng.”

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các bạn!

Fleming Island, Florida

January 22, 2022

NTC

Hẹn gặp lại

 

 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 37 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 37 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Jan 25, 2022, 11:53:27 PM1/25/22
to


Kính thưa Quý Cha và Quý Vị


Chúng con xin lỗi vì link trong bài “Tuần Hành...” bị lỗi kỹ thuật. Vậy ai muốn vào xem video xin tùy nghi chọn một trong hai links dưới đây:


Chúng con Xin chân thành cảm ơn

BBT CGVN


https://www.youtube.com/watch?v=iRq_nscc8wQ  

https://bit.ly/3ICcNSX

BBT CGVN

unread,
Jan 30, 2022, 9:47:14 PM1/30/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

 

 Cáo Phó: Linh Mục Giuse Trần Ngọc Thanh O.P.


Cha Tran Ngoc Thanh OP.jpg



Trong niềm tín thác vào sự Phục Sinh của Đức Kitô,

Giáo Phận Kon Tum, Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và Gia Đình

Trân trọng báo tin:

LINH MỤC GIUSE TRẦN NGỌC THANH O.P.

(Đang phục vụ tại Giáo họ Sa Loong, Giáo xứ Đăk Mót, Giáo phận Kon Tum)

Sinh ngày 10 tháng 08 năm 1981, tại Sài Gòn.

Khấn dòng ngày 13 tháng 08 năm 2010.

Thụ phong linh mục ngày 04 tháng 08 năm 2018.

Đã được Chúa gọi về lúc 23g30 thứ Bảy, ngày 29 tháng 01 năm 2022

Hưởng dương 41 tuổi.

Nghi thức tẩn liệm cử hành vào lúc 8g00 ngày 30.01.2022,

tại Tu xá Đa Minh Kon Tum.

Thánh lễ đưa chân cử hành lúc 15g00 Chúa nhật, ngày 30.01.2022

tại nhà nguyện Plei Dŏn, Giáo xứ Kon Rơbang, Giáo hạt Kon Tum,

Nghi thức tiễn biệt của Tỉnh dòng và Thánh lễ an táng

cử hành lúc 9g00, ngày 31.01.2022,

tại Tu viện thánh Martin Hố Nai, Đồng Nai.

Sau đó, cha Giuse sẽ an nghỉ tại đất thánh Tỉnh dòng.

Xin hiệp thông cầu nguyện

 cho linh hồn CHA GIUSE sớm được hưởng tôn nhan Chúa.

R.I.P

Nguồn: WGPKT(30/01/2022) KONTUM

BBT CGVN

unread,
Jan 31, 2022, 8:27:12 AM1/31/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

 

Chuyên mục:

“CHUYỆN MỖI TUẦN”

“Hãy tin vào điều tốt”

Lời Chúc Tết Nhâm Dần

Của Đức Thánh Cha Phanxicô


Bai 23_JPG.jpg



Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP
Giáo phận Nha Trang

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3od2uwX

 

Lời khuyên nhẹ nhàng này là từ huấn dụ của Đức Thánh Cha trước kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật IV /TN/ ngày 30/1/2022… và cũng là ngày 29/Tết – nghĩa là chúng ta còn ở trong chút thời gian ngắn ngủi còn lại của Năm Tân Sửu trước khi cùng nhau bước qua Năm Mới Nhâm Dần…

Thế nhưng lời khuyên này lại được rút ra từ một sự kiện không mấy vui mà Tin Mừng thánh sử Luca ghi lại… Sự kiện không vui ấy là Chúa Giêsu trở về quê hương Nazareth, nơi  “chôn nhau cắt rốn” của mình… Ngày sabat, Ngài vào hội đường – nghĩa là Nhà Thờ Giáo Xứ Nazareth – và với tiếng tăm của Ngài, người ta mời Ngài công bố Lời Chúa cũng như có đôi ba chia sẻ… mà ngày nay chúng ta gọi là “Giảng”… Ngài công bố một trích đoạn trong sách tiên tri Isaia nói về sứ vụ của Đấng Cứu Thế… và kết thúc: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe (Lc 4, 21- 30)… Khán thính giả trầm trồ và tán thành những lời ân sủng từ miệng Ngài nói ra, nhưng họ lại rơi ngay vào não trạng tội nghiệp của người trần gian… với câu hỏi rất trần tục về gia thế: Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?”… Thánh sử Matthêu còn ghi chú thêm về nghề mộc của Ông Giuse và nhắc đến tên Bà Maria – Mẹ Chúa - và cũng chỉ là một phụ nữ nghèo giữa những người nghèo khác trong thôn, trong xóm (Mt 13, 53 – 58)…


Bai 23_JPG_01.jpg


Thái độ ấy của bà con cô bác trong Nhà Thờ Xứ hôm ấy đã buộc Chúa Giêsu phải đưa ra một nhận định và đã trở thành một thành ngữ: Không có ngôn sứ nào được tiếp đón nơi quê hương mình (c. 24)…

Và Đức Thánh Cha chia sẻ: Chúa biết người dân của mình, biết lòng của họ, biết những rủi ro Ngài có thể gặp… và Ngài đã nghĩ đến việc bị từ chối”…

Thế nhưng… không chùn chân, không ngại ngần, không do dự, Ngài vẫn vào Nhà Thờ và vẫn công bố Lời Chúa, vẫn rao giảng sự thật… Đơn giản bởi vì Chúa không dừngkhông thể dừng yêu thương chúng ta Vả lại… biết đâu giữa khối người nặng nề não trạng trần tục ấy… vẫn không ít những người – dù không lên tiếng – nhưng vẫn rất mực khâm phục trong lòng, vẫn đón nhận Lời và để cho Lời hoạt động hầu có được một đời sống tốt hơn – kể cả những lúc bị dìm, bị coi thường, bị phê phán oan uổng…


Bai 23_JPG_02.jpg


Người viết có một sự thích thú là thích chọc cười những người quanh mình… và – trong những trường hợp có xích mích – thì cũng tìm cách nói một câu gì đó để mọi người có thể cười… và mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn… Hình như anh em quanh mình biết được sự thích thú ấy… nên lỡ mà có lần nào đó có lời nào không được hài lòng… thì anh em cũng không để bụng, ngược lại cười xòa…vì “lão ta là như thế !”… Xin cám ơn lắm lắm những anh em đã từng – và vẫn còn – chung sống với người viết…

Đức Thánh Cha dạy rằng: “Chúa Giêsu yêu cầu bạn đón nhận Ngài trong thực tại hằng ngày mà bạn đang sống: trong Giáo Hội ngày nay như nó là, trong những người gần gũi với bạn mỗi ngày, trong sự cụ thể của người nghèo khổ, trong những vấn đề của gia đình bạn, của cha mẹ, con cái, ông bà… Hãy đón nhận Thiên Chúa ở đó...

Và Ngài cảnh giác: “Có thể là sau nhiều năm là tín hữu, chúng ta nghĩ mình biết rõ về Chúa, với những ý nghĩa, những nhận định của mình… Có nguy hiểm là chúng ta quen thuộc quá với Chúa Giêsu, trở nên đóng kín vào giây phút Ngài gõ cửa để nói với chúng ta một điều mới mẻ, để muốn gặp gỡ chúng ta… Chúng ta phải đi ra khỏi cái tôi này”, ra khỏi việc bám chặt vào những quan điểm của chúng ta… Chúa yêu cầu một tâm hồn rộng mở và một trái tim đơn sơ. Khi một người có tâm trí cởi mở, một trái tim đơn sơ… thì có khả năng ngạc nhiên… Chúa luôn làm chúng ta ngạc nhiên và đây là điều tuyệt vời của việc gặp gỡ Chúa Giêsu…


Bai 23_JPG_03.jpg


Để kết thúc, Đức Thánh Cha xin với Mẹ Maria – mẫu gương khiêm nhường và sẵn sàng – để Mẹ chỉ cho chúng ta cách thế để đón nhận Chúa Giêsu…

Thánh Lễ Tân Niên Nhâm Dần năm nay… trúng phiên người viết chủ tế và suy niệm… Người viết chọn bộ Các Bài Đọc sau đây, bởi người viết tìm thấy ở đấy những hình ảnh đẹp và những lời khuyên hay: - hình ảnh đẹp về “đời sống chung” được tiên tri Isaia vẽ ra thật là tuyệt: sói ở với chiên con – beo nằm bên dê nhỏ - bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau – bò cái kết thân với gấu cái – bé thơ bò chơi bên hang rắn lục và  thọc tay vào hang rắn hổ mang (Is. 11,1-9); - lời khuyên hay: - hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau; - phải có lòng bác ái; - xin ơn bình an của Chúa Kitô điều khiển tâm hồn anh em (Cl 3, 12-17); - Yêu mến Thầy… thì giữ Lời Thầy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy, Thầy để lại bình an của Thầy cho anh em (Ga 14, 23-27)… Tất cả là để trong Năm Mới này chúng ta sống tiêu đề đoạn viết hôm nay: Hãy tin vào điều tốt…”

Nhân dịp Năm Mới, Đức Thánh Cha cũng có lời chúc:

Ngày 1/2/2022 – tức Mùng Một Tết Nhâm Dần – khắp vùng Viễn Đông, cũng như nhiều nơi trên thế giới, sẽ mừng Tết Nguyên Đán… Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chào thân ái và cầu chúc trong Năm Mới mọi người được bình an, sức khỏe và cuộc sống bình an – an lành

Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

Hẹn gặp lại

 

BBT CGVN

unread,
Feb 4, 2022, 5:12:11 AM2/4/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com



Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN.

Vai trò của Giám Mục và Linh Mục


Bai 21_JPG.jpg


 

Phêrô Phạm Văn Trung biên tập.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3rszV0I

  

 Nhân vụ việc không phải xảy ra lần đầu, cũng không phải mới đây, do đó cũng không mới mẻ và lạ lẫm gì với nhiều người Công Giáo vốn có quan tâm đến đời sống của Giáo Hội Việt Nam, từ Linh Mục cho đến Giáo Hữu, cả trong và ngoài nước: vụ việc Linh mục “bị ngưng chức Chánh Xứ hay treo chén hoặc huyền chức”, bởi Đấng Bản Quyền của mình, tức là bởi Giám Mục Chính Tòa của Giáo Phận, nơi mà vị Linh Mục đang thi hành thừa tác vụ và thuộc quyền của Giám Mục đó. Để có thể cùng nhau phân định và dõi theo Ý Chúa, cần có một góc nhìn nền tảng đó là: Kinh Tin Kính, trong đó mọi tín hữu Công giáo cùng nhau tuyên xưng: Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng… Tôi tin Hội Thánh Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.…”

Người viết chỉ làm công việc tìm kiếm các tài liệu, sắp xếp và trình bày sao cho sáng rõ mạch lạc nhất có thể. Mọi ý hướng đã được các tài liệu nói rõ. Hy vọng và xin được cùng những Giáo Hữu có thiện chí, có đức tin được tuyên xưng như trong Kinh Tin Kính sẽ tìm ra được điều căn bản cho suy tư, diễn ngôn và hành động của mình, để đạt tới mục đích sau cùng là thấy Thành Thánh, là Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê” (Khải huyền 21: 10-11), nhất là khi Giáo Hội Công Giáo đã bước vào giai đoạn khởi sự tiến trình Thượng Hội Đồng 2023 với chủ đề Hướng tới một Hội Thánh Hiệp Hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ, bắt đầu từ các Giáo Phận khắp nơi trên toàn thế giới.

 

Phêrô Phạm Văn Trung biên tập

 

Để mọi người có thể lưu lại dễ dàng và khi cần có thể lấy ra tham khảo, chúng con bỏ tài liệu này trong file word đính kèm cho thuận tiện.

Và dưới đây là phần tóm tắt tài liệu:

 

I/ MỞ ĐẦU

II/ CÁC VĂN BẢN NỀN TẢNG.

•       A. Giám Mục - sự tròn đầy của Bí Tích Truyền Chức.

•       B. Việc truyền chức cho các Linh Mục – những cộng sự viên của các Giám Mục.

III/ GIÁO SĨ THAM GIA CHÍNH TRỊ THEO CÁC QUY LUẬT PHỔ QUÁT CỦA GIÁO HỘI:

•       A. Bộ Giáo Luật Hội Thánh Công Giáo 1983, bản dịch của HĐGMVN.

•       B. Nghĩa Vụ Và Quyền Lợi Của Các Giáo Sĩ.

•       C. Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

•       D. Giáo Hội và Chính Trị Trong Bối Cảnh Cụ Thể của Một Nhà Nước.

IV. NHIỆM VỤ GIẢNG LỄ CỦA LINH MỤC.

                   A. Theo Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh.

                   B. Theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma.

                   C. Theo “Chỉ Nam Giảng Lễ”.

                   D. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô

                   E. Theo Đức Giám Mục Matthêu Nguyễn Văn Khôi.

V/ BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC SOCRATES B.VILLEGAS.

VI/ KẾT LUẬN: THĂNG TIẾN CÔNG LÝ, HÒA BÌNH VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ.


Một vài hình ảnh minh họa:


Bai 21_JPG_01.jpg

Bai 21_JPG_02.jpg

Bai 21_JPG_03.jpg

Bai 21_JPG_04.jpg

 

 

GIAM MUC va LINH MUC_Email.docx

BBT CGVN

unread,
Feb 20, 2022, 7:38:39 AM2/20/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

  

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật VII Thường Niên năm C


BA ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÉT ĐOÁN


Bai 18_JPG.jpg


 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,
Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/36gXvFi

 

  

Những ai phải dọn bài giảng, gặp được đoạn Tin Mừng  hôm nay thì đúng là tin mừng, mừng lắm luôn bởi vì có quá nhiều điều có thể rút ra, có quá nhiều đề tài có thể nói đến, chứ không như một số đoạn Phúc Âm, đọc mãi mà vẫn không giải được một ý gì cả để lên đề tài. Trong khi các đề tài của đoạn Tin Mừng hôm nay thì nhiều vô kể, như:

-Hãy yêu kẻ thù: kẻ thù là ai? Yêu họ thế nào?

-Hãy tha thứ; tha thứ cái gì, có khó không?

-Hãy nhân từ như Cha các con là Đấng Nhân Từ

-Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán.

Ba cái HÃY và một cái ĐỪNG. Tôi xin dừng ở cái Đừng đó với câu hỏi: Tại sao Chúa nói “Đừng xét đoán.” Tại sao Chúa cấm xét đoán?

Trả lời cho câu hỏi này cũng không khó lắm, nhưng chúng ta có thể chuyển đề tài bằng cách trả lời một câu hỏi khác mà vẫn không đi xa đề: Tại sao Chúa cấm xét đoán à chuyển thành: Khi nào ta được phép xét đoán?

Theo thánh Tôma, tiến sĩ vĩ đại của Giáo Hội, ta được phép xét đoán khi có đủ 3 điều kiện này:

- khi được trao quyền xét đoán

- khi biết rành mạch sự việc phải xét đoán

- khi hoàn toàn thanh sạch mọi thành kiến.

Cả 3 điều kiện này: được uỷ quyền, biết rành mạch, sạch thành kiến ít ai có thể đạt được cả 3 nên tốt nhất là đừng xét đoán. Ta có thể nghe Chúa Giêsu sẽ nói như sau: Các con đừng xét đoán vì các con không hội đủ điều kiện khắt khe của người xét đoán đâu.


    1. Được trao quyền xét đoán.

Thánh Giacôbê trong thư của ngài đã nói một câu nghe giật mình: Chỉ có một mình Thiên Chúa đặt ra lề luật và có quyền xét xử.  Còn ngươi là ai mà dám xét đoán tha nhân. (Gc 4,12)

Chỉ một mình Chúa mới có quyền xét đoán. Nhưng Chúa cũng thông quyền này cho các Tông Đồ, Giám Mục, Linh Mục. Chúng ta đừng ham quyền này! Khổ lắm! “Honor, Onus: vinh quang quàng nặng”.

Các Linh Mục khi ngồi toà Giải tội là đóng vai trò xét xử. Thử hỏi các Linh Mục, nhất là những vị lớn tuổi: khổ nhất là gì. Các Cha Xứ: khi người này người kia vào trình bày sự việc, xin cha: ý cha thế nào, kiến cha làm sao? Lại phải xét, phải đoán. Chẳng sung sướng gì đâu. Cha mẹ trong gia đình cũng được chia quyền này. Khổ.

Vì thế những ai chẳng được giao phó cho quyền này, hãy vui lên tạ ơn Chúa chứ đừng nhận vào mà lãnh đủ.


Bai 18_JPG_01.jpg


Rồi khi hội đủ điều kiện 1, phải có điều kiện 2 nữa:


     2. Phải biết rành mạch sự việc:

        Một Linh Mục ngồi toà phải trải qua muôn vàn luân lý dài và rắc rối, mới có thể xét định được đâu là tội, đâu là không. Nếu không rành, rất nguy hiểm cho người đi xưng tội: tội giải được không giải, tội không giải được lại giải, có tội thì nói không sao, không sao thì bảo là nặng lắm… Một trong những điều kiện để chọn lựa ơn gọi tu trì, nhất là ơn gọi Linh Mục là óc phán đoán, óc phân biệt. Nếu thiếu, nếu yếu, thường được khuyên rút lui. Còn khi đã là Linh Mục, gặp tai nạn chấn thương phần não, trở nên mát mát, hâm hâm, thì có thể làm lễ, nhưng không được ngồi toà… xét xử.

Điều này cho ta thấy để xét đoán, ngoài quyền được trao, còn phải rành sự việc mà sự việc ở đây đâu phải là chiếc búa, cái đinh, mà là con người có dáng vẻ bề ngoài nhưng cũng có phần tâm linh bí ẩn, ai dò cho thấu.

Kinh Thánh đã nói người ta chỉ xem xét được bên ngoài, chỉ có Chúa mới là đấng thấu suốt tâm can. Một việc bề ngoài ta coi là lỗi, nhưng biết đâu lại chẳng trở thành nhân đức… nhờ thiện chí, nhờ ý tốt. Ta sẽ nói thêm khi kết luận.


Bai 18_JPG_02.jpg


Có quyền xét xử rồi lại phải am tường sự việc con người nữa. Nhưng để xét đoán tốt như vậy vẫn chưa đủ, còn phải:


3.     Sạch mọi thành kiến nữa

        Einstein nói: Phá vỡ một thành kiến còn khó hơn phá vỡ một nhân nguyên tử!  Do đó, ta thực là khó để loại sạch mọi thành kiến được: không ưa thì dưa có giòi. Đã thích ai thì thích cả lối đi. Đã ghét ai thì ghét cả tông chi họ hàng. Có thiện cảm với ai thì dễ gì nhìn thấy lỗi họ được. Có ác cảm, yên trí với ai rồi, khó xử tốt. Ngôn ngữ bình dân gọi yên trí là tật. Tật là khó chữa. Tật yên trí. Có cả trăm câu chuyện để làm ví dụ cho tật yên trí này. mỗi người trong chúng ta chắc ai cũng đã có hơn một lần kinh nghiệm.

Tại sao Chúa nói: Đừng xét đoán. Ta đã trả lời gián tiếp: vì 3 điều kiện để được xét đoán quá khắt khe ít ai đạt được: quyền xét đoán, biết rành mạch, sạch thành kiến. Nên ta đừng xét đoán. Đây không chỉ là một lời khuyên, nhưng còn là một lời hứa, mà Chúa nói rõ, đừng xét đoán sẽ không bị Chúa xét đoán. Ta không khai thác điểm này, mà sẽ trở về với điều kiện 2, để xét đoán phải rành sự việc. 


Bai 18_JPG_03.jpg

Số là:

Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Ngày đầu tiên đến đất Tề, đói khát, may có người đem biếu ít gạo. Khổng Tử phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi là đệ tử Khổng Tử cưng nhất, ở nhà thổi cơm. Khổng Tử là thầy, nằm đọc sách. Đang đọc, nghe tiếng “lọc cọc” từ bếp vọng lên. Liếc nhìn xuống bếp thấy Nhan Hồi lấy đũa xới cơm cho vào tay vắt lại, rồi liếc mắt nhìn quanh, không thấy ai, Nhan Hồi đưa cơm vào miệng. Khổng Tử thấy hết, nên ngửa mặt lên trời than: người học trò ta tin tưởng nhất, lại ăn vụng thầy, ăn vụng bạn, đốn mạt đến thế là cùng. Chao ôi, bao kỳ vọng đặt vào Nhan Hồi, thế là trôi theo mây khói.

Sau đó, Tử Lộ và nhóm hái rau từ rừng về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử nằm im đau khổ. Rồi cơm rau dọn lên, môn sinh chắp tay mời thầy. Khổng Tử ngồi dậy nói:

-Các con ơi, ta đi từ Lỗ sang Tề, đường xa vạn dặm. Hôm nay, ngày đầu tiên trên đất Tề, thầy nhớ quê hương đất Lỗ, nhớ đến tổ tiên, thầy muốn dâng bát cơm đầu tiên nhớ đến cha mẹ thầy. Các con nghĩ có nên không?

Trừ Nhan Hồi, các đệ tử đều đáp, thưa thầy nên. Khổng Tử nói: Nhưng không biết nồi cơm này có sạch không?

Học trò ngơ ngác không hiểu ý thầy, chỉ trừ Nhan Hồi chắp tay nói: thưa thầy nồi cơm này không được sạch. Khổng Tử hỏi tại sao? Nhan Hồi đáp :

-Khi cơm chín, con mở vung xem cơm đã thực chín đều chưa, thì một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi từ trên rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con cũng nhanh tay đậy vung, nhưng không kịp. Sau đó, xới cơm bẩn định vất đi… thì con chợt nghĩ, cơm thì ít, anh em thì đông, bỏ lớp cơm bẩn đi, vô tình bỏ mất một xuất cơm, anh em phải ăn ít lại, nên con ngưng vất đi và đã mạn phép thầy và anh em con ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn cơm sạch xin để phần thầy và anh em. Như vậy con đã ăn phần cơm, bây giờ chỉ xin ăn phần rau nữa thôi. Và thưa thầy, vì nồi cơm con đã ăn trước rồi, nên không nên dùng để cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử lại ngửa mặt lên trời mà than: “Chao ôi, thế ra trên đời có nhiều việc chính mắt ta trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu đúng sự thật. Chao ôi, suýt nữa Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ.”


Bai 18_JPG_04.jpg


Vậy ta còn ham xét đoán nữa không?

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm –

Hẹn gặp lại

  

 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 41 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 41 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Feb 24, 2022, 7:08:19 AM2/24/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

logo_ttgm_hanoi-800x481.jpg


 

THÔNG BÁO

Hai cán bộ phá rối và xúc phạm Thánh Lễ tại Nhà thờ Vụ Bản, tỉnh Hoà Bình

 

Văn phòng Toà Tổng Giám mục Hà Nội trân trọng thông báo tới Quý Cha, Quý Tu sĩ và Anh Chị Em giáo dân.

 

Theo chương trình mục vụ của năm Truyền giáo, hồi 10 giờ sáng Chúa nhật, ngày 20/02/2022, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã dâng lễ tại Nhà thờ giáo xứ Vụ Bản, thuộc thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Thánh lễ tới phần rước Mình Thánh Chúa thì hai người trong trang phục bất xứng (một người mặc áo mưa và đội mũ bảo hiểm) xông thẳng lên cung thánh. Họ ngang nhiên đoạt micro ở giảng đài, yêu cầu giáo dân phải giải tán, bất chấp sự can ngăn của một số giáo dân và linh mục đồng tế. Được biết hai người này là Phạm Hồng Đức, Bí thư thị trấn Vụ Bản và Phạm Văn Chiến, phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản.


Đây là hành động thiếu văn hóa, vô nhân bản, lạm dụng chức quyền, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, quyền thực hành tôn giáo của Giám mục, Linh mục và giáo dân, cũng như xúc phạm đến nghi lễ thánh thiêng nhất và niềm tin của các tín hữu Công Giáo. Hành động này không thể chấp nhận trong một đất nước có pháp quyền, gây bức xúc và đau buồn cho các tín hữu có mặt cũng như mọi người xem hình ảnh lưu truyền trên các trang mạng.


Ngay hôm sau, ngày 21/02/2022, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đã gửi văn thư khiếu nại khẩn cấp đến các cấp chính quyền về vụ việc rất đáng lên án này, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình tôn trọng tự do tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo của các tín hữu Công Giáo trong tỉnh. Tỉnh Hoà Bình là một địa bàn thường xuyên bị chính quyền địa phương gây khó dễ trong các hoạt động tôn giáo, mặc dù Toà Tổng Giám mục đã nhiều lần kiến nghị với các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương.


Xin thông báo tới Quý Cha và Anh Chị Em trong Tổng Giáo phận. Chúng ta cùng cầu nguyện để những khó khăn về thực hành đức tin của các Linh mục và giáo dân trong tỉnh Hòa Bình mau chóng được giải quyết.

 

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2022

T/M Tòa TGM Hà Nội

 

Linh mục Anphongsô Phạm Hùng

Chánh Văn phòng Toà Tổng Giám mục, Chưởng Ấn

Nguồn: https://www.tonggiaophanhanoi.org/thong-bao-hai-can-bo-pha-roi-va-xuc-pham-thanh-le-tai-nha-tho-vu-ban-tinh-hoa-binh%ef%bf%bc/

  

 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 42 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 42 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Feb 27, 2022, 6:37:13 AM2/27/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

   

 

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

 

SÁU LỜI KHUYÊN GIÚP

ĐỌC LỜI CHÚA CÁCH HIỆU QUẢ

 

Phêrô Phạm Văn Trung

chuyển ngữ từ www.dashingdish.com


Bai 23_JPG.jpg


 

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3pnKSim

 

 

Tất cả chúng ta đều biết rằng thời gian dành cho Lời Chúa gia tăng sự bình an, đem lại sự hướng dẫn và khôn ngoan, cũng như nuôi dưỡng và làm tươi mới tâm hồn. Tuy nhiên, đối với một số người, biết cách dành thời gian cho Thiên Chúa qua việc học hỏi Lời Ngài là việc khó khăn và nặng nề không chịu nổi. Đơn giản là đôi khi chúng ta không biết làm thế nào hoặc bắt đầu từ đâu. Nếu bạn như thế, thì hãy nghe tôi, khi tôi nói với bạn rằng không có gì phải cảm thấy lúng túng hay xấu hổ - tất cả chúng ta đều đã từng có cảm giác đó. Tuy nhiên, hôm nay tôi hy vọng sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh bằng cách trang bị cho bạn một số mẹo hay nhất của tôi về cách dành thời gian học hỏi Kinh Thánh một cách hiệu quả. Tôi cầu xin cho công việc đó sinh ra phúc lành và hoa trái tuyệt vời trong cuộc sống của bạn và trong bước đi của bạn với Chúa!


1.          Xin Chúa chỉ đường!

Nếu bạn bị lạc lối và cần chỉ đường, bạn có thể dừng lại và nhờ một người vốn quen thuộc với khu vực đó giúp bạn định hướng và chỉ đường cho bạn. Đúng vậy, hãy đối mặt với điều đó, không ai hiểu Lời Chúa hơn chính Tác Giả. Trước khi mở cuốn Kinh Thánh của mình, hãy bắt đầu bằng một lời cầu nguyện đơn sơ xin Chúa nắm lấy bánh xe và qui hướng thời gian của bạn vào Lời của Ngài để gặt hái phúc lành lớn nhất và vì vinh quang của Ngài. Khi cầu nguyện, bạn chỉ cần giữ tâm trí mình tĩnh lặng hết mức có thể và bắt đầu chú ý đến những lời thì thầm và giọng nói nho nhỏ mà bạn cảm nhận được. Nhiều khi tôi bắt đầu thời gian học hỏi Kinh Thánh như thế này, tôi sẽ nghe Chúa nói về một cuốn sách nào đó trong bộ Kinh Thánh, hoặc tên của một người nào đó trong Lời của Ngài. Những lúc khác thì tôi yên lặng. Nếu bạn làm đúng như vậy, thì đừng lo lắng, khi bạn mời Chúa Thánh Thần hướng dẫn thời gian của bạn trong khi đọc Lời của Chúa, bạn có thể yên tâm rằng việc đó nằm trong bàn tay đầy quyền năng của Thiên Chúa và không có gì bạn đọc được, học tập được hay cầu nguyện mà lại trở nên vô nghĩa hoặc không có mục đích. Lời Chúa KHÔNG BAO GIỜ vô hiệu và sẽ luôn luôn hoàn thành các mục đích của Ngài. Vì vậy, ngay cả khi bạn không hiểu lý do của những gì bạn đang đọc bây giờ, thì rồi ra bạn sẽ nhiều lần cảm nghiệm được khoảnh khắc “À ra thế” vào những ngày, những tuần hoặc những tháng sau đó, bạn sẽ nhận ra Chúa đang tác động vào cuộc đời của bạn! Khi tôi bắt đầu thời gian đọc Kinh Thánh của mình, tôi cầu nguyện bằng lời cầu nguyện đơn sơ này:

Lạy Chúa Giêsu, là Thiên Chúa, Con cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho con một cuốn sách dẫn đường - một bản đồ - để biết cách thể hiện cuộc sống qua Lời Chúa. Con cảm tạ Chúa vì Lời Chúa vẫn còn sống động, rung cảm và kịp thời, kịp lúc. Con cảm tạ Chúa vì thông qua Lời, Chúa nói thẳng vào cuộc sống của con, đem lại hiểu biết, truyền cảm hứng để thay đổi và làm mới tâm hồn con. Lạy Chúa, hôm nay khi con mở Lời Chúa ra, con rất trông đợi và biết ơn. Bây giờ con cầu xin Chúa hãy nắm lấy tay lái và hướng dẫn khoảng thời gian con dâng cho Chúa. Chúa sẽ giúp con nghe thấy tiếng Chúa và Chúa sẽ hướng dẫn và chỉ đường cho con đến đúng những Lời và thông điệp con cần nghe từ Chúa trong ngày hôm nay, điều đó sẽ sinh ra những phúc lành lớn nhất cho con và cho những người chung quanh con, và mang lại cho Chúa vinh quang lớn lao nhất. Con cảm tạ trước vì Chúa đã bộc lộ bản thân Chúa cho con qua Lời của Chúa. Con cầu xin nhờ Danh Chúa Giêsu Kitô. Amen.


LangNghe_JPG.jpg


2.          Hãy xét đến các cuộc chiến đấu, các ngày lễ và những lời cầu nguyện!

Điều tiếp theo tôi làm trước khi dành thời giờ đọc Lời Chúa là dành một chút thời giờ để xin Chúa nhắc nhở tôi về những điều tôi đang phải chiến đấu chống lại, những gì tôi đang cầu xin, hoặc thậm chí những lý do vì sao tôi ngợi khen Ngài. Bằng cách này, tâm trí của tôi nhận thức và tỉnh táo nhận thấy bất cứ thông điệp nào mà Ngài có thể đem đến cho tôi qua Lời của Ngài. Nhiều, rất nhiều lần sau khi làm như vậy, tôi bắt gặp ngay một đoạn Kimh Thánh khiến tôi giật mình theo đúng nghĩa đen bởi vì đoạn văn đó đề cập trực tiếp đến cuộc chiến đấu, những lời cầu nguyện và ngày lễ mà Chúa vừa giúp đưa ra trước đó trong suy nghĩ của tôi. Đó là một cách tuyệt vời để chính mình trở thành thừa tác viên của Lời Chúa và qua Lời Chúa.

3.          Bắt đầu chỉ với một câu Kinh Thánh.

Như tôi đã đề cập, đôi khi tôi đi vào thời giờ học tập Kinh Thánh với sự hướng dẫn rất rõ ràng từ Chúa. Tôi biết rằng Chúa đã hướng dẫn tôi đến đó. Tuy nhiên, những lần khác thì lại không rõ ràng như vậy. Không nhất thiết lúc nào cũng cảm thấy được Chúa dẫn dắt cách kỳ diệu khi đọc Lời của Ngài và điều đó không sao cả! Nếu đó là tình trạng của bạn, đừng để điều đó làm bạn nản lòng. Cần phải thực hành thì mới học được cách nghe Thiên Chúa và bạn có thể yên tâm rằng chỉ cần bạn đọc Lời Ngài, bạn đang được chúc phúc và đang gieo những hạt giống vốn dĩ sẽ gặt hái được một mùa bội thu. Chỉ cần cố gắng thư giãn và tận hưởng khoảng thời gian đó. Vào những ngày mà tôi cảm thấy mình không có định hướng rõ ràng, tôi sẽ chỉ cần tìm đọc mỗi ngày một câu Kinh Thánh trên một ứng dụng Kinh Thánh nào đó và chuyển tới câu đó trong quyển Kinh Thánh của tôi. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một điều, một cách tuyệt vời để học hỏi Kinh Thánh, bởi vì rất thường xuyên tôi được dẫn đến những câu Lời Chúa mà tôi hoàn toàn không có ý định đọc đến và học hỏi chúng. Nhưng đó lại là một nơi tuyệt vời để khởi đầu!


Bai 23_JPG_01.jpg


4.          Dùng một quyển sách đạo đức.

Sách đạo đức là một công cụ tuyệt vời khác mà tôi sử dụng để hướng dẫn mình trong thời gian đọc Lời Chúa. Thực sự có hàng ngàn sách đạo đức tuyệt vời, được linh hứng từ Thiên Chúa, có thể sử dụng được hàng ngày, mà bạn có thể bắt tay vào thực hiện. Có những ứng dụng đạo đức sử dụng được hàng ngày và tất nhiên cũng có những cuốn sách đạo đức cổ xưa nhưng rất hay. Nói rằng những cuốn sách đạo đức là một công cụ tuyệt vời là vì một vài lý do. Trước hết, chúng dẫn bạn đến một câu Thánh Kinh cụ thể để bạn tập trung vào đó, và thứ đến, chúng đem đến cách áp dụng có suy tư cho câu Thánh Kinh đó. Tuy nhiên, nếu bạn chọn sử dụng những sách đạo đức nhằm để hướng dẫn thời gian của bạn với Chúa, tôi sẽ khuyến khích một chút - chỉ nên sử dụng chúng như một người hướng dẫn bạn ĐI ĐẾN Kinh Thánh, chứ không phải để THAY THẾ cho Kinh Thánh. Tôi không thể nói với bạn rằng thật dễ dàng biết bao để tìm gặp được chính mình bằng cách mở một cuốn sách đạo đức ra và gấp một cuốn Kinh Thánh lại. Thật vậy, trong một cuốn sách đạo đức có những câu Kinh Thánh, nhưng thưa các bạn, đơn giản không có gì thay thế được cho chính Lời Chúa. Tôi không thể nào khuyến khích bạn đầy đủ về điều này. Nếu bạn sử dụng một cuốn sách đạo đức, hãy để cho sách đó hướng dẫn bạn đến một đoạn Kinh Thánh, nhưng hãy đọc đoạn Kinh Thánh đó từ chính bản văn Kinh Thánh. Có rất nhiều lần Chúa đã dẫn tôi đi đâu đó trong Lời của Ngài thông qua một hoặc hai câu kinh trong sách đạo đức, nhưng rốt cuộc tôi đã đọc hết cả một chương Kinh Thánh, điều đó đem lại phúc lành cho tôi, hoặc tôi nhận được một thông điệp rõ ràng từ Chúa, nhờ câu Kinh Thánh trước hoặc sau những câu kinh mà cuốn sách đạo đức đó nhấn mạnh. Hãy tin điều tôi nói này, bạn sẽ rất vui mừng vì điều đó!

5.          Hãy chia nó ra thành từng phần!

Khi con trai tôi học đọc, giáo viên của cháu đã dạy cháu “chia nhỏ” từ ngữ ra. Thay vì cố gắng giải mã một từ dài ngoằng và dễ gây lẫn lộn ví dụ như  “important - quan trọng”, cô giáo dạy cháu hiểu theo từng phần “im” “por” “tant”. Sau đó, lấy từng phần và liên kết lại với nhau sao cho có ý nghĩa. Khi chúng tôi đọc bài cùng nhau, nếu cháu gặp khó khăn với một từ nào đó, tôi sẽ nhắc cháu, “Chỉ cần chia nhỏ nó ra”

Vài năm sau, tôi học Lời Chúa và nhận ra rằng phương pháp tương tự vô cùng hữu ích trong việc tìm hiểu Kinh Thánh. Một trong những lời nhận xét thường xuyên nhất mà tôi nghe được từ mọi người khi tôi hướng dẫn họ về đàng thiêng liêng là họ cảm thấy mình bị ngập đầu ngập cổ và không biết phải bắt đầu học hỏi Lời Chúa từ đâu. Hoặc họ bị chệch hướng hoặc chán nản khi đọc Kinh Thánh. Giải pháp cho cả hai trở ngại này vốn cũng là giải pháp giúp bạn hiểu Kinh Thánh là áp dụng  phương pháp “chia nhỏ” những câu Kinh Thánh. Đơn giản chỉ cần sử dụng phương pháp "chia nhỏ nó ra". Thay vì bắt đầu đọc hết đoạn này đến đoạn khác chỉ vì mục đích đọc Kinh Thánh từ đầu đến cuối, bạn hãy thử đọc từng đoạn rất nhỏ. Hãy cầu nguyện và xin Chúa Thánh Thần dẫn dắt bạn và sau đó chỉ chọn một hoặc hai câu mà thôi. Hãy đọc câu đó, sau đó đọc lại một lần nữa. Đọc câu đó trong một số bản dịch khác nhau. Đọc từng từ riêng lẻ một. Tìm nghĩa và nghiên cứu từng từ. Chìa khóa cho giờ phút yêu thương trong Lời Chúa rồi sẽ đến khi chúng ta cố gắng tìm hiểu sâu về Lời đó. Lời Chúa sẽ  trở nên thú vị, giống như một cuộc truy tìm kho báu! Khi Chúa đem đến cho các từ ngữ sự soi sáng và bắt đầu vạch ra các kết nối giữa các từ đó và vẽ nên các bức tranh bằng các từ, Lời Chúa khi ấy sẽ giống như một câu đố ghép lại với nhau ngay trước mắt bạn. Nghiên cứu Lời Chúa theo cách này sẽ giúp bạn hiểu rằng Lời Chúa thực sự sống động, mạnh mẽ và hợp thời như thế nào. Hãy đọc, nghiên cứu và yêu thích Lời Chúa. Thật là vui, hãy thử xem!


KinhNgoiKhen-JPG.jpg


6.          Sử dụng SOAP!

Tôi đã nói về phương pháp SOAP để nghiên cứu Lời Chúa trước đây. Hãy cho phép tôi nói với bạn, tôi vẫn yêu thích phương pháp này lắm. Tôi nghĩ rằng đó thực sự là một trong những cách hiệu quả nhất để đọc Lời Chúa. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là nó giúp bạn áp dụng Lời Chúa. Và, hãy đối mặt với nó, nếu tất cả những gì chúng ta đang làm là đọc; nhưng chúng ta không áp dụng những gì Chúa nói, chúng ta sẽ không trải nghiệm được chiều sâu của phúc lành mà Ngài mong muốn cho chúng ta, cũng như chúng ta sẽ không thể tác động đến thế giới mà chúng ta có tiềm năng!

SOAP là gì? SOAP là viết tắt của Sacred Scriptures- Kinh Thánh; Observation - Quan sát; Application - Áp dụng;  và Prayer - Cầu nguyện.

Sử dụng SOAP làm hướng dẫn để đọc Kinh Thánh là một cách hiệu quả để làm cho Lời Chúa trở nên sống động trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Phương pháp đó đặc biệt hữu ích nếu bạn mới học Lời Chúa và cần một nơi để bắt đầu! Trước khi bạn bắt đầu, tôi thực sự khuyên bạn nên lấy một cây bút và một tờ giấy tốt, dù cũ cũng được, để viết SOAP của bạn ra. Tôi hứa với bạn rằng điều đó sẽ có sức mạnh vô cùng, nhiều hơn là chỉ đọc theo các bước trên! Và, như mọi khi, trước khi dành thời gian cho Lời Chúa, tôi khuyên bạn nên cầu nguyện! Hãy cầu xin Ngài mặc khải chính Ngài cho BẠN ở mức độ cá nhân và ban cho bạn sự phân biệt rõ ràng để nhận ra được tiếng nói của Ngài!


SOAP_JPG.jpg


SOAP tác động như thế nào?

1) Sách Thánh: Để bắt đầu, bạn hãy chọn một câu Kinh Thánh. Chúng tôi đã cung cấp Lịch Đọc Sách Thánh hàng ngày để hướng dẫn bạn, nhưng đừng để bị giới hạn bởi những gợi ý này. Hãy để Chúa Thánh Thần hướng dẫn bạn nếu có một câu nào Ngài dành cho bạn mỗi ngày! Đầu tiên, hãy đọc câu Kinh Thánh. Bởi vì nó ngắn gọn nên bạn có thể thực sự nghiên cứu câu Kinh Thánh đó. Tôi khuyên bạn nên đọc đi đọc lại câu Kinh Thánh đó, sử dụng các ứng dụng nghiên cứu Kinh Thánh để đọc nó trong một số bản dịch khác nhau, tra cứu nghĩa của các từ để thực sự hiểu được ý nghĩa của chúng. Đây là thời gian để bạn thực sự hiểu câu Kinh Thánh đó.

2) Quan Sát: Bạn đã quan sát được điều gì về câu Kinh Thánh đã đánh động bạn. Đây có thể là một câu hoặc toàn bộ một cuốn.

3) Áp Dụng: Bạn có thể áp dụng sự quan sát như thế nào sao cho nó tác động đến cuộc sống của bạn hôm nay? Chúa đang mặc khải điều gì cho bạn? Bạn có thể làm cho Lời của Ngài nên sống động cách nào và áp dụng được câu Kinh Thánh đó ngay hôm nay?

4) Cầu Nguyện: Viết ra một lời cầu nguyện với Chúa dựa trên những gì bạn vừa học được và xin Ngài giúp bạn áp dụng sự thật này trong cuộc sống của bạn.

Cùng nhau kết thúc giờ đọc Kinh Thánh bằng lời cầu nguyện!

Lạy Thiên Chúa, chúng con ngợi khen Cha về Lời của Ngài. Chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã yêu chúng con và ban cho chúng con một nơi mà chúng con có thể đến và lắng nghe trực tiếp từ Chúa. Chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho chúng con một cuốn sách hướng dẫn cách sống. Chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa không bao giờ từ chối mà không ban sự khôn ngoan cho chúng con khi chúng con cần hoặc cầu xin sự khôn ngoan đó. Chúng con ngợi khen Chúa vì Lời của Chúa vẫn sống động, thích đáng, dành cho từng người và đúng thời đúng buổi. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn vô cùng khao khát Lời Chúa. Xin làm chúng con biết ưu tiên dành thời gian cho Lời Chúa - chúng con đặt Lời Chúa đầu tiên trong danh sách những việc làm của chúng con và không bao giờ trì hoãn. Xin hãy ban cho chúng con khả năng thiêng liêng để nghe được tiếng Chúa khi chúng con tìm kiếm Lời Chúa. Xin ban cho chúng con thật nhiều khả năng biết đọc và hiểu được Lời Chúa. Cuối cùng, xin Chúa giúp chúng con lưu tâm và vâng lời áp dụng những gì chúng con đọc trong Kinh Thánh vì Kinh Thánh là kho tàng phong phú nhất của chúng con. Lạy Chúa, xin giúp chúng con theo đuổi Lời Chúa một cách say mê hơn chúng con say mê vàng bạc, bảo vệ và quý trọng Lời Chúa bằng mọi khả năng của chúng con. Lạy Chúa chúng con yêu mến Chúa và chúng con cảm ơn Chúa trước về công việc Chúa dự định làm, và ơn phúc Chúa dự định tuôn đổ xuống trong thời gian chúng con đọc, suy niệm và thực hành Lời Chúa. Chúng con cầu xin nhờ danh Chúa Giêsu Kitô. Amen.

Phêrô Phạm Văn Trung,

Hẹn gặp lại

 GachNgang.png

BBT CGVN

unread,
Mar 1, 2022, 4:08:13 AM3/1/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

 

Chuyên mục

“Huế - Sàigòn – Hànội”:

TƯỞNG NHỚ MỘT NHÀ TRUYỀN GIÁO VỪA ĐỔ MÁU

Lm JB. NGUYỄN MINH HÙNG

Giáo phận Phú Cường


Bai 14_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3HuSgPp

 

 

Lẽ thường, tháng hai không có ngày 29. Có thể xem hôm nay, ngày 28.2.2022 là ngày tưởng niệm tròn một tháng:

VỊ LINH MỤC NHIỆT THÀNH CỦA CHÚA;

NGƯỜI ANH EM TRONG LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN KONTUM;

NGƯỜI ANH EM THƯƠNG QUÝ CỦA CỘNG ĐOÀN TU SĨ ĐAMINH;

ÂN NHÂN CỦA NHIỀU CỘNG ĐOÀN SẮC TỘC;

NHÀ TRUYỀN GIÁO TÂM HUYẾT CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM;

TẤM GƯƠNG HY SINH CỦA HÀNG LINH MỤC;

NIỀM THƯƠNG TIẾC VÔ HẠN CỦA MỌI TÍN HỮU VIỆT NAM;

NIỀM KÍNH PHỤC CỦA BAO NHIÊU NGƯỜI THIỆN CHÍ,

CHA GIUSE TRẦN NGỌC THANH O.P. về Nhà Cha (29.1 - 2022 - 28.2) sau khi dâng tặng dòng máu của mình trên chính nơi mà Cha đêm ngày miệt mài truyền giáo, gắn bó, yêu thương và tự nguyện làm nơi hiến dâng đời tu.


Bai 14_JPG_01.jpg


Như Chúa Kitô đã sống cho trần gian, đã chết cho trần gian, chết tại trần gian, cũng vậy, Cha Giuse Thanh đã sống cho mảnh đất mà Cha chọn làm nơi vinh danh Chúa, để cũng đã chết cho nơi đó và chết tại chính nơi đó.

Cái chết của Cha khiến không ít người bàng hoàng, rúng động. Cái chết của Cha cũng làm cho những ngày Tết vừa qua không trọn niềm vui. Cái chết của Cha khiến nhiều người không giữ được im lặng nhưng đã lên tiếng theo cách của họ...

Trên hết, theo những dòng chữ tôi đọc được từ rất nhiều người yêu mến Cha, tôi thấy Cha để lại quá nhiều dang dở nơi cánh đồng truyền giáo. Điều đó chứng minh cho mọi người, Cha nhiệt thành và không mệt mỏi cho sáng danh Chúa, Cha yêu mến Giáo Hội, yêu mến đất nước này, đặc biệt là yêu mến những con người ở rẻo cao mà Cha đảm nhận trách vụ phục vụ họ.

Dẫu công trình của Cha còn dang dở, nhưng không một ai cảm thấy lo lắng, vì tất cả đều hiểu, không một chiến sĩ chính danh, đích thực và đúng nghĩa nào của Chúa Kitô lại bạc nhược, chùn bước, khiếp sợ trước những bão bùng của cuộc đời và của thế gian.

Một GIUSE TRẦN NGỌC THANH này ngã xuống sẽ có nhiều Giuse Trần Ngọc Thanh khác đứng lên trám vào chỗ bỏ trống của ngài.

Gọi là “trám vào”, nhưng chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn, bất khuất hơn, táo bạo hơn, kiên vững hơn. Chẳng những mọi chiến sĩ của Chúa Kitô không bao giờ khiếp sợ, mà vì cái chết oan nghiệt của người anh em mình, họ sẽ để cho lòng họ quyết tâm hơn, trưởng thành hơn, đi đến cùng con đường Thánh Giá mà Chúa Kitô, Thầy của họ đã đi.

Hình ảnh Thánh Giá của Chúa Kitô và dòng máu của người anh em mà họ đã chứng kiến sẽ làm cho lý tưởng dâng hiến của họ càng được thúc bách, càng được nung đốt. Nói cho đúng, cái chết ấy chẳng những vô phương trói tay, trói chân mà còn trở thành tiếng gọi thúc giục lên đường, trở thành niềm gợi hứng, nguồn cảm hứng cho vô vàn những chiến sĩ cùng lý tưởng đang ở lại trần thế. Đó chính là lời sai đi dữ dội giúp họ chân cứng đá mềm nhằm đạp đầu sóng gió trong một tinh thần quật khởi, và quật khởi ngày một hơn mà thôi...

Bởi có Giáo Hội địa phương nào, từ khi đặt nền móng đến lúc hình thành và phát triển mà không đóng góp xương máu, công sức, tài năng, trí tuệ, lòng quả cảm, tình yêu... của con cái mình!

Cám ơn Cha Giuse Trần Ngọc Thanh. Mãi mãi Cha là tấm gương sáng của chúng tôi, những tín hữu Kitô nói chung và những người anh em trong lý tưởng thánh chức nói riêng.

Chúng tôi chỉ là những con người yếu hèn mà còn rung lòng trước cái chết vinh phúc của Cha, thì chắc chắn lòng yêu thương của Đấng Chí Thánh và Toàn Năng, Cha chung của tất cả chúng ta, sẽ ấp ủ Cha ấm áp đến dường nào!

Chúng tôi tin rằng, Ngài đang dìu Cha về bên Ngài như đã từng dìu đưa trùng trùng lớp lớp những người con đã vì Ngài mà đổ máu thấm cả lịch sử, thấm cả dải đất mênh mông của quê hương này.

Kính chào Cha quý yêu. Cha cứ bình yên ngơi nghỉ nơi lòng Đấng Hằng Sống. Xin hằng cầu nguyện cho đất nước, cho từng con dân đất Việt, cho Hội Thánh Việt Nam đang còn nhiều thách thức phải vượt qua và cho tất cả chúng tôi.

Xin được một lần nữa, cho tôi ghi khắc tên của người anh em, một nhà truyền giáo nhiệt thành vừa ngã xuống tròn một tháng: CHA GIUSE TRẦN NGỌC THANH!...

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

BBT CGVN

unread,
Mar 7, 2022, 12:29:30 AM3/7/22
to



Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

   

Chuyên mục:

“Huế - Sàigòn – Hànội”

CÁC GIÁM MỤC UKRAINE XIN ĐTC PHANXICO

DÂNG UKRAINE VÀ NGA CHO

TRÁI TIM CỰC SẠCH ĐỨC MẸ MARIA


Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD.


Bai 39_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3sMu86E

 

Các Giám mục Ukraine theo nghi lễ Latin đã xin ĐTC Phanxico dâng hiến hai nước Ukraine và Nga cho Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ Maria.

Trong một bức thư gửi cho ĐTC, các GM Ukraine cho biết, các ngài viết thư này trong lúc dân chúng Ukraine đang phải hứng chịu “những giờ phút đau khổ tột cùng và những thử thách ghê gớm”. Các ngài đã xin ĐTC đáp ứng cho những mong muốn của của các ngài, nhất là việc dâng hiến hai nước Ukraine và Nga cho Đức Mẹ.


Bai 39_JPG_1.jpg


“Để đáp ứng cho lời khẩn cầu này, chúng con sấp mình khẩn cầu ĐTC công khai làm lễ dâng hiến cho Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ Maria của Ukraine và Nga, như Đức Mẹ Đồng Trinh đầy ân phúc ở Fatima đã nhắn nhủ”. Đó là những lời viết trong thư được đăng trên website của các GM hôm thứ tư Lễ Tro ngày 2-3-2022.

“Lạy Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho chúng con: Regina Pacis, ora pro nobis.”


Bai 39_JPG_2.jpg


Đòi hỏi này được nêu lên khi quân lực Nga tiến vào bao vây thủ đô Kyiv cùng với nhiều tiếng nổ vang trời vào sáng sớm Thứ Tư. Quân đội Nga cũng đã bao vây Kharkiv, một thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

Hơn 453,000 dân đã phải chạy qua Ba Lan để tránh bom đạn trong 6 ngày qua, theo tin của cơ quan biên phòng Ba Lan. Riêng ngày 1 tháng 3 cũng đã có 98,000 người vượt biên để vào Ba Lan.


Bai 39_JPG_3.jpg


Các GM Ukraine cũng đăng lên Website một bản cập nhật xin hiến dâng Ukraine cho Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ Maria, xin mọi người cầu nguyện riêng và sau các Thánh Lễ.

Khoảng chừng 1% dân Ukraine là Công Giáo theo nghi thức Latin. Họ tập trụng tại miền Tây Ukraine, có 6 địa phận thuộc Tổng Giáo Phận Lviv.

Đa số người Công Giáo ở Ukraine thuộc Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, một Giáo Hội lớn nhất trong số 23 Giáo Hội ở Phía Đông hiệp thông với Roma. Công Giáo Hy Lạp có chừng 9% trong tổng số 44 triệu dân Ukraine. Kito Giáo Orthodox chiếm ưu thế.


Bai 39_JPG_4.jpg


Trước cuộc cách mạng 1917 lật đổ Đế Quốc Nga để thành lập Liên Bang Sô Viết, nước Nga thường được gọi là “Nhà của Mẹ Maria”, bởi vì đã có nhiều đền thờ và nhà thờ được cống hiến cho Mẹ Maria hơn bất cứ một quốc gia nào khác vào thời đó.

Vào thời Đức Mẹ Fatima hiện ra năm 1917, Đức Trinh Nữ đã cho biết 3 bí mật.

Bí mật thứ hai nói là Thế Chiến I sẽ kết thúc, đồng thời cho biết một chiến tranh nữa sẽ xẩy ra vào thời GH Pio XI nếu dân chúng tiếp tục xúc phạm Thiên Chúa và nước Nga không được hiến dâng cho Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ Maria.

Dì Lucia, một trong 3 trẻ được Đức Mẹ hiện ra, đã nhớ lại là Đức Mẹ đã yêu cầu dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ, và rước lễ đền tội vào những ngày thứ bảy đầu tháng để tránh thế chiến II. Lucia cho biết Đức Mẹ đã nói với với dì là: “Nếu yêu cầu của Mẹ được chú ý thì nước Nga sẽ trở lại và có hòa bình. Nếu không, Nga sẽ gieo rắc kinh hoàng khắp thế giới, gây chiến tranh và Giáo Hội sẽ bị truy nã. Những người tốt lành sẽ tử vì đạo. ĐGH sẽ phải chịu nhiều đau khổ, nhiều quốc gia sẽ bị phá hủy.”

“Cuối cùng, Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ sẽ thắng. ĐTC sẽ dâng hiến nước Nga cho Mẹ, và Nga sẽ trở lại. Thế giới sẽ có Hòa Bình.”

Trong một thư viết vào năm 1989, Dì Lucia đã quả quyết là Thánh GH Gioan Phaolo II đã thực hiện yêu cầu của Đức Mẹ là dâng hiến nước Nga vào năm 1984. Nhiều cơ quan khác, gồm có Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cũng quả quyết là việc dâng hiến đã hoàn tất và dì Lucia đã hài lòng.

Trong những năm gần đây, các GM Công Giáo đã tiếp tục kêu gọi những quốc gia của mình dâng hiến đất nước cho Mẹ Maria trong những thời gian bạo loạn.

Năm 2018, một HY ở Mexico đã nói quốc gia này phải dâng hiến cho Trái Tim Cực Thánh Đức Mẹ Maria, vì quốc gia có nhiều bạo động, nghèo khó, đồi trụy và tham nhũng.

Ngày 24-2-22 Nga bắt đầu tấn công xâm lấn Ukraine, Hội Đồng GM cũng yêu cầu tất cả những người Công Giáo theo nghi thức Latin ở Ukraine phải cầu nguyện xin Đức Mẹ ban bằng an.

“Bây giờ là thời gian hiệp nhất để cầu nguyện: trong gia đình, cùng với anh em bà con hàng xóm, trong cộng đồng, và từng xứ đạo. Chúng tôi khuyến khích -Hội Đồng GM viết- các Linh Mục từ hôm nay, sau mỗi Thánh Lễ, thay vì hát thì cầu nguyện xin dâng hiến Ukraine cho Trái Tim Cực Sạch Đúc Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa.”

“Chúng ta cùng nhau lần hạt Mân Côi xin cầu bình an, cho những nhà lãnh đạo quốc gia, cho quân đội và tất cả những người đang bảo vệ quê hương, cho những người bị thương và chết, cũng như cho những kẻ đã khởi đầu chiến tranh, đã bị mù quáng vì quá khích.”


Bia_QTTM_Middle.jpg


“Hãy gìn giữ tâm hồn chúng ta đừng ghét bỏ và tức giận kẻ thù. Chúa Kito từng khuyên chúng ta là Hãy cầu nguyện và chúc lành cho họ’”.

Fleming Island, Florida

March 3, 2022

Viết theo tin CNA

NTC

Hẹn gặp lại


 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 43 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 43 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Mar 8, 2022, 4:42:55 AM3/8/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

    

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật I Mùa Chay năm C

 

Quỷ mang hình người

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,
Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.


Bai 19_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3tzoR1q

 

 

Năm 1971, báo chí có đăng tải một câu chuyện rất lạ và có thật mà cũng khó tin như thế này: Ở Vineland bang New Jersey, một thanh niên 21 tuổi tên là Mike đã làm một nghi lễ tôn thờ Satan bằng cách bóp nát 2 con chuột cống trong 2 bàn tay của mình và lấy máu bôi lên áo rồi yêu cầu 2 người bạn của mình trói tay chân của anh ta lại rồi thảy xuống nước. Mike tha thiết thuyết phục 2 người bạn đẩy anh ta xuống hồ nước để nhìn xem anh ta vùng vẫy và chết như thế nào. Tại sao lại như vậy?

Thưa, Mike là một người thờ ma quỉ. Anh ta bị ám ảnh bởi tư tưởng quỉ quái này: là nếu anh bị sát hại, thì sẽ tái sinh thành vị tướng chỉ huy 40 đạo quân ma quỉ? Chúng ta nghe chuyện, cho anh chàng Mike này là mát là hâm, là chạm điện, khi không lại thờ ma quỉ với tư tưởng quỉ quái! Nhưng chúng ta đừng quên tại Hoa Kỳ, một số người đang quay trở về thờ ma quỉ. Một khu phố ở San Francisco có ngôi đền thờ Satan, với hơn 10 ngàn người lui tới vái lạy…

Bộ mặt của ma quỉ: đen thui (đối với người da đen thì quỉ màu trắng!), có sừng, có đuôi, gớm ghiếc mà vẫn có người thờ. Hành động thờ nó cũng ghê rợn, máu me, quái ác, vậy mà cũng có kẻ thực thi, đi theo... huống gì là ma quỉ khôn ngoan lắm, “ma nó quỉ lắm”, “quỉ nó ma lắm”, nó không dại gì xuất đầu lộ diện nguyên hình xấu xí của nó, mà nó ẩn mình dưới nhiều bộ mặt đáng yêu, như thế thì người ta mới dễ dàng tôn thờ. Trong Tây Du Ký, yêu quái xuất hiện như những nàng tiên cám dỗ Đường Tăng. Trong Thạch Sanh - Lý Thông: yêu quái xuất hiện như chàng thanh niên giỏi giang tuấn tú, để cướp cho được công chúa mỹ miều. Và còn muôn vàn bộ mặt đáng yêu, đáng quý khác như vàng bạc lấp lánh, quyền thế oai linh, danh vọng tột đỉnh, mà quỉ ma núp bóng, ẩn mình, che mặt để ta phải sụp lạy.


Bai 19_JPG_02.jpg


Trong muôn vàn bộ mặt đó, hôm nay chỉ nhắc đến một bộ mặt: đó là bộ mặt “người”: Mùa Chay, mùa nhắc chúng ta đến Phép Rửa mà Công Đồng đã ra lệnh phải làm nổi bật trong 40 ngày này.

Ma quỉ ẩn hình dưới dạng con người để nhân loại phải thờ lạy. Khi người ta không thờ lạy Thiên Chúa, thì người ta phải tìm một cái gì khác để lạy lục. Satan đã khôn ngoan tìm giúp ta: con người. Con người có 3 mặt: con người nói chung (nhân loại); con người là một người nào đó; con người có thể là chính mình.


1.- Quỉ dưới bộ mặt con người nói chung: chúng ta thấy rõ lắm. Càng khoa học, càng tối tân, con người càng nghĩ rằng chính con người sẽ trả lời tất cả mọi đòi hỏi, thắc mắc của con người: máy tính điện tử do con người sáng tạo, mạnh như Deep Blue của hãng IBM sẽ trả lời hết các câu hỏi, kể cả câu hỏi “có Chúa không, có đời sau không?”

Điển hình cho việc thờ lạy loài người là bài xã luận ngay sau lần đầu tiên con người phóng thành công vệ tinh Spoutnik lên không gian, đưa Gagarin vào quĩ đạo. Bài xã luận coi đây là ngày thứ 8 của công cuộc sáng tạo: “Chúng tôi đã hoàn tất công cuộc sáng tạo. Chúng tôi còn qua mặt công cuộc sáng tạo nữa. Vệ tinh chúng tôi phóng lên đang chạy vòng quanh trái đất, tuân theo ý muốn của con người. Từ nay không ai còn có thể nói được có một Thiên Chúa đã điều khiển vũ trụ trăng sao.”

Ta không bình luận bài xã luận đó. Nhưng nêu lên để cho ta thấy một điển hình muốn nâng con người lên hàng Thượng Đế, có khi hơn cả Thượng Đế!

Các nhà khoa học ở Trường Đại học Tyne (Anh) tuyên bố họ đã sẵn sàng trong việc tạo tinh trùng từ tủy xương phụ nữ. Nghĩa là, trong tương lai gần, phụ nữ không cần tinh trùng của đàn ông để sinh con. Bước đột phá này sẽ mở đường cho những cặp “vợ chồng” đồng tính nữ có con một cách tự nhiên

Song song, các đôi “vợ chồng” đồng tính nam cũng hoàn toàn có hy vọng tạo con từ chính bản thân họ. Các nhà khoa học nói trên cũng đang nghiên cứu tạo trứng từ tủy xương của đàn ông. Trứng này sẽ được phối với tinh trùng của người bạn đời đồng tính rồi thuê tử cung của một phụ nữ để sinh con.


2.- Quỷ dưới dạng một con người nào đó: rõ ràng, cụ thể: người khác. Ta nói thờ lạy, chứ  không chỉ tôn kính, coi trọng. Thờ lạy là coi người khác đó chính là thần tượng của mình. Thần tượng chỉ huy (viễn khiển: remote control) tất cả lời nói, hành động của ta và ta làm gì nói gì cũng qui về người đó, vì người đó. Hitler của đệ nhị thế chiến, nay nhiều bạn trẻ còn muốn làm sống lại. Ngày nay cũng có những kẻ thờ lãnh tụ. Có thời Lý Tiểu Long là thần tượng của võ thuật phim ảnh, Marađona của bóng đá, Madonna của ca hát một thời, Brigitte Bardot minh tinh cũng từng là thần tượng lắm kẻ theo. Ở Việt Nam ta có các ca sĩ mà nhiều người kết làm thần tượng, minh tinh tài tử Hàn Quốc mà có người không thấy mặt là chịu không được: thế là hớt tóc cho giống, nhuộm tóc cùng màu, quần áo y chang, nói đúng từng chữ. Hình ảnh thần tượng ta phóng to đặt lên bàn… thờ, dán trong buồng ngủ để trước khi nằm nhìn thấy mà gặp trong mơ. Đi đường mang theo trong ví, có hình thần tượng để ngắm mà lấy sức mạnh…


3.- Quỷ là chính ta. Đây đích thị là kiêu ngạo, ta thờ lạy ta, ta tự hào về mình. Một trong bảy mối tội đầu và cũng là tội nguyên thuỷ như Adong và Eva nguyên tổ loài người.

Adong và Evà muốn biết tất cả (thiện, ác) như Thiên Chúa, muốn làm chủ mình, một mình. Về mặt này, ma quỉ tinh vi lắm, đến độ mình thờ mình mà không biết.

Một người học giỏi cậy mình thông minh. Một người có tài cậy mình tháo vát. Một anh giàu cậy mình lắm của. Một cô duyên dáng cậy mình dễ thương, một cô đẹp đẽ ỷ mình là Tây Thi, một người quyền thế coi mình là tất cả. Ta thấy lặp đi lặp lại chữ “mình”. Mình là nhất, tìm cho ra được một cái nhất nào đó để thờ mình. Nếu không đẹp, thì có duyên nhất; nếu không có duyên nhất, thì giàu nhất; nếu không giàu nhất thì đạo đức nhất; nếu không đạo đức nhất, thì ta đành đưa mình lên hàng khiêm nhường nhất. mình là nhất thì Chúa phải thứ nhì! Nhất vợ, thì trời phải nhì.


Bai 19_JPG_01.jpg


Có con quỉ kia cám dỗ nhà vua. Nó thấy nhà vua ngủ dậy trễ, nó đến cám dỗ bằng cách lay nhà vua dậy để đọc kinh. Tại sao vậy? Bởi khi nhà vua dậy đúng giờ đọc kinh, thì tự hào tự cao, còn nhà vua dậy trễ, hối hận, xin tha, Chúa tha, là quỉ thua xa rồi. Chúa ghét kẻ kiêu ngạo, và yêu thương kẻ khiêm nhường. Mà nhiều khi ta nghĩ ta khiêm nhường nhất, lại chính lúc ta kiêu ngạo số một. 

Quỉ cám dỗ để “ta thờ ta” mà ta không biết: nó núp bóng dưới một cái nhất nào đó của ta để ta dễ vênh vang...

Không biết Chúa Giêsu xưa được quỉ hiện ra dưới hình dạng nào để cám dỗ về của ăn, về giàu có, về quyền cao, chứ ngày nay, quỷ thường hiện hình dưới dạng con người để cám dỗ ta, dưới ba dạng người: người nói chung; một người cụ thể nào đó, hoặc người đó chính là ta. Ta khó thoát đi đâu.

Tuy nhiên ta cũng có một vũ khí để thắng quỉ: quy hướng về Chúa.

Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa, chứ không phải hình ảnh quỉ ma. Vì thế con người là nhất: đúng là như vậy. Ngay từ thuở đầu sáng tạo, con người là nhất. Khi tổ tông phạm tội Chúa không bỏ mặc nhưng đã tái sáng tạo qua công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu. Sáng tạo đã kỳ diệu, tái tạo càng diệu kỳ hơn. Nếu sáng tạo con người là nhất thì tái tạo còn nhất hơn nữa. Mà Chúa tái tạo, tái sinh ta qua Bí tích Thánh Tẩy (trong đêm vọng Phục Sinh chúng ta long trọng cử hành hoặc nhớ lại). Vậy thì: Nếu quỉ cám dỗ tôi: Minh ơi, mày là nhất đó. thì tôi không ngần ngại gì mà không dĩ độc trị độc, tương kế tựu kế mà trả lời với quỉ rằng: “OK, sure, đúng thế, chính tao là nhất, là năm bờ oăn. Nhưng đó là do Chúa ban cho. Chúa làm người để người làm Chúa. Mà làm Chúa là nhất!”.


Bai 19_JPG_03.jpg


Qua Phép Rửa tái sinh, ta được sinh lại làm con Chúa Cha, làm em Chúa Con, đồng thừa tự Nước Trời với Chúa Kitô (sunkleronomos).

Không phải chỉ hồn làm con Chúa, mà cả xác lẫn hồn đều được cứu, được làm con Chúa, được cùng đồng phục sinh với Chúa Kitô.

Ơn này lớn lao quá: Nếu vênh vang là công ta mà có, ta đã lọt vào bẫy của quỷ ma. Nếu ta quy hướng về Chúa Cha mà cảm tạ, thì đó chính là vũ khí chiến thắng ma quỷ. Chúa nhận ta làm con qua Phép Rửa tái sinh mà Mùa Chay là mùa nhắc ta nhớ lại vậy. Amen

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm –

Hẹn gặp lại


 GachNgang.png

BBT CGVN

unread,
Mar 10, 2022, 8:15:45 PM3/10/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  

     

Chuyên mục:

Tôi Tin, Chúng Tôi Tin!

 

Tại sao có nhiều bạo lực và oán thù trong các Thánh Vịnh?

 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Giáo Sư Phụng Vụ


Bai 07_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây :

https://bit.ly/3hQyeEA

 

 

Như chúng ta đã biết, ngày nay, việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh không còn xa lạ với các Kitô hữu mà càng trở nên phổ biến rộng rãi. Khi cầu nguyện với Thánh Vịnh, chúng ta không cầu nguyện một mình - hay nhân danh cá nhân mỗi người, nhưng chúng ta đang thông hiệp với Chúa Kitô - Ngài cũng hằng cầu nguyện với Thánh Vịnh - và cùng với Giáo Hội hoàn vũ, dâng lời ca tụng và cầu khẩn Chúa Cha.

Vậy nhưng, có lẽ nhiều người trong chúng ta không khỏi ngạc nhiên, bối rối khi đọc một số Thánh Vịnh mang màu sắc bạo lực, oán thù ; thậm chí, xuất hiện cả những ước muốn tiêu diệt kẻ thù, và vui mừng khi thấy kẻ thù bị trừng phạt, kể cả đó là trẻ thơ. Ví dụ một số câu trong các Thánh Vịnh sau đây :

“Ước gì mắt chúng mù đi không thấy nữa,

và lưng sụm xuống đến mãn đời.

Xin Ngài đổ cơn thịnh nộ lên người chúng.” (Tv 68, 24-25)

 

“Xin cho chúng phải bẽ mặt ê chề...

Xin cho chúng phải muôn đời nhuốc nhơ hoảng sợ,

phải xấu hổ diệt vong.” (Tv 82, 17-18)

 

Nhất là trong Thánh Vịnh 136, câu 9 :

“Phúc cho người bắt những con thơ của ngươi mà đập vào đá.”

 

và trong Thánh Vịnh 108, câu 8 đến câu 10 :

“Ước gì ngày đời nó bị rút ngắn đi,

chức vụ nó vào tay kẻ khác,

con cái nó trở thành mồ côi,

còn vợ nó ra người goá bụa !

Ước gì con cái nó phải lang thang ăn mày,

bị đuổi ra khỏi nhà, nhà đã tan hoang”.

 

Những lời cầu nguyện trên đây dường như khác xa với Tin Mừng khi chúng ta được Chúa Giêsu dạy rằng: hãy tha thứ và yêu thương kẻ thù! Phải chăng tư tưởng của Thánh Vịnh trái ngược với tinh thần Tin Mừng? Tại sao lại có sự oán thù trong Thánh Vịnh? Cần phải có thái độ nào khi cầu nguyện với Thánh Vịnh? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.

 

1. Tác giả thánh vịnh không phải là Kitô hữu

Trước hết, Thánh Vịnh là tiếng kêu khấn van nài, là lời cầu nguyện của dân Israel trong mọi hoàn cảnh: khi thì trong tâm tình chúc tụng, khi thì kêu cầu lúc ngặt nghèo, đau khổ, khi thì vui mừng tạ ơn. Những lời cầu nguyện này thể hiện (vén mở) lịch sử dân Chúa trong Cựu Ước và được tác giả Thánh Vịnh đúc kết trong 150 Thánh Vịnh. Có một điều làm chúng ta băn khoăn, đó là vấn đề bạo lực và sự trả thù trong các sách Cựu Ước. Bắt đầu từ sách Sáng Thế, sau khi tổ tông phạm tội, Cain giết Abel ; Laméc giết một đứa trẻ vì một vết thương và báo thù tới bảy mươi bảy lần. Dần dần đến luật “ăn miếng trả miếng”, chỉ giới hạn cho phép trả thù tương xứng: mắt đền mắt, răng đền răng (Lv 24, 19-20). Và chính Cựu Ước cũng đã đặt nền tảng cho giới răn tha thứ: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em… Ngươi không được trả thù… Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 17-18). Giới răn này sẽ được kiện toàn bởi chính Chúa Giêsu trong Tân Ước.

 Chúng ta nhận thấy có một tiến trình biến chuyển của hành động báo thù trong Cựu Ước, từ mức độ cao (trả thù man rợ, vô lý) đến mức độ tương xứng và dần dần đạt đến sự tha thứ. Vì thế, chúng ta không nên dùng luật hoàn hảo của Tin Mừng để xét đoán tính bạo lực và oán thù trong các Thánh Vịnh. Và càng không nên áp đặt tư tưởng Kitô hữu cho tác giả Thánh Vịnh. Vả lại, qua hai mươi thế kỷ, Kitô giáo cũng chưa xoá hết hoàn toàn được mọi bạo lực, ghen ghét và thù oán.


Bai 07_JPG_02.jpg


 

2. Lời cầu nguyện không nhất thiết phải là những ngôn từ đẹp đẽ

Như trên đã nói, Thánh Vịnh là lời cầu nguyện, là tiếng kêu thống thiết lên Chúa trong nghịch cảnh. Chúng ta hãy đặt vào hoàn cảnh những người đang phải chịu đựng đau khổ, họ bị đói khát, bị ngược đãi, bị làm nhục, bị hành hạ, bị tra tấn dã man… Và tác giả Thánh Vịnh đã không ngại ngần chia sẻ nỗi thống khổ và kêu gào lên Chúa cùng với họ. Nên nhớ rằng, những lời hay, ý đẹp, cảm xúc nhẹ nhàng thường dễ dàng thốt ra từ liệng lưỡi chúng ta, nhưng có thể đó cũng là cách con người phủ nhận, che giấu đi nỗi đau khổ đang phải chịu đựng và sự căm thù ẩn chứa trong lòng. Đàng khác, lời kêu gào thống thiết của tác giả Thánh Vịnh hướng lên Chúa, xin Ngài thương cứu giúp với lòng tin tưởng tuyệt đối rằng, những đau khổ của họ sẽ được Chúa lắng nghe và đáp lời. Đó là vì sao họ dám bộc bạch tất cả tâm tư, suy nghĩ, nguyện ước của mình bằng những ngôn từ chân chất, mộc mạc, chân thành.

 

3. Tác giả Thánh Vịnh chống lại điều ác hơn là chống lại kẻ ác

Trong lời cầu nguyện, tác giả Thánh Vịnh trước hết không chống lại kẻ ác, nhưng là hướng lên Chúa, phó thác nỗi oán thù của mình, và xin Thiên Chúa xét xử công bình. Sự công bình này, dưới hình thức trả thù, khiến tác giả vui mừng nên chúng ta cảm thấy khó chấp nhận.

Như vậy, tác giả Thánh Vịnh vì không dám chắc tính đúng đắn của những tình cảm thù oán của mình nên cầu xin Thiên Chúa trừng phạt kẻ tội lỗi vì biết rằng Thiên Chúa là Đấng Công Chính, biết phân biệt giữa tội lỗi và người phạm tội. Chính vì thế, dường như tác giả Thánh Vịnh nguyền rủa điều ác hơn là kẻ ác. Và thực ra, tình cảm hung bạo của tác giả các Thánh Vịnh là tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, Đấng chịu phỉ báng vì tội lỗi của con người:

“(Lạy Chúa), chúng nói về Ngài với chủ tâm phỉnh gạt,

Nổi dậy chống Ngài nhưng uổng công.

Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét?

Làm sao con không tởm kẻ đứng lên chống Ngài?” 

(Tv 138, 20-21).

Như vậy, những lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh diễn tả tất cả nỗi đau khổ và hy vọng của con người. Khi cầu nguyện với Thánh Vịnh, là chúng ta bước vào thế giới của những con người khổ đau, vượt ra khỏi mọi khuôn mẫu giả hình, để có thể bắt đầu một hành trình tin tưởng vào Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự. Vì thế, chúng ta đừng biến Thánh Vịnh thành những lời cầu nguyện ngọt ngào, sáo rỗng. Hãy để Thánh Vịnh là những tiếng kêu gào tha thiết lên Thiên Chúa, là hình ảnh của mọi lời cầu nguyện chân chính, xuất phát từ sâu thẳm của con người tội lỗi và đau khổ.

Bai 07_01_JPG.jpg


Và biết đâu, chính Thánh Vịnh sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn nỗi đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập Giá khi Ngài kêu lên những lời tuyệt vọng trong cơn hấp hối: Lạy Chúa, sao Ngài bỏ con? Và ước gì mọi lời cầu nguyện đều được diễn tả trong sự tín thác và đón nhận thánh ý Chúa Cha, như Chúa Giêsu: “xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 37.39).

 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Hẹn gặp lại


 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 44 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 44 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Mar 14, 2022, 10:29:07 PM3/14/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

  


Chuyên mục:

“Huế - Sàigòn – Hànội”


TÌNH TRẠNG NGA XÂM LĂNG UKRAINE

Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD.


Bai 40_JPG.jpg


 

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3JcyJEV

 

 

I* Thành phố “Mẹ Maria” bị biến thành nghĩa địa

Một vị lãnh đạo Công Giáo ở Ukraine tuyên bố hôm thứ 5 (10-3-22) là thành phố Mariupol mang tên Mẹ Maria đã bị bom đạn của Nga thiêu hủy biến thành một nghĩa địa trong khi họ bao vây.

Trong một video đưa ra lời tuyên bố được phát đi hôm 10-3-2022, TGM Sviatoslay Shevchuk đã đau thương than khóc về thảm họa “tàn sát tập thể” người dân Ukrania do Nga xâm chiếm Ukraine.

Ngài nói: “Hôm nay, lương tâm tôi và lương tâm mọi  Kito hữu buộc chúng ta phải lên tiếng nói cho toàn thể thế giới biết, và nói thật lớn tiếng ‘KHÔNG’, để nói lên sự phản đối mãnh liệt chống lại cuộc tàn sát tập thể người dân ở Ukraine”

“Đặc biệt trong những giờ phút cuối cùng này, chúng tôi đã chứng kiến cuộc tàn sát tập thể tai thành phố Mariupol đang bị bao vây. Thành phố này đã được thiết lập bởi cộng đồng Hy Lạp là Thành Phố của Mẹ Maria’, hiện đang bị biến thành một nghĩa địa chôn cà hàng 10 ngàn người dân.”

Ngài tiếp tục nói: “Hôm qua chúng tôi đã chứng kiến những quang cảnh kinh hồn: bom nổ đạn rơi vào một bảo sanh viện, cũng như những nấm mồ vĩ đại, những đám tang tập thể, ở đó hàng trăm xác người chết được cho nằm an nghỉ.”

Bai 40_JPG_01.jpg


“Hôm nay chúng tôi buộc phải lên tiếng cho toàn thể thế giới là: KHỐNG giết! Hãy NGỪNG giết người tập thể ở Ukraine! Thời chế độ Nazy Đức quốc Xã và thời Stalin đàn áp, Ukraine chưa bao giờ thấy cảnh chôn tập thể và mồ tập thể như thế này mà không kinh hãi, khiến người Kito hữu phải cất tiếng cầu xin Thiên Chúa.”

Văn phòng Nhân Quyền LHQ báo cáo hôm 9-3-2022 là họ đã ghi nhận 1,424 dân thường bị tổn thương ở Ukraine, trong đó 516 người chết và 908 bị thương. Bản báo cáo còn nói là con số thực sự còn “cao hơn thế rất nhiều.”

Một linh mục thoát khỏi Mariupol là thành phố hải cảng thuộc biển Azov ở phía Đông Nam Ukraine, đã nói với Cơ Quan Bác Ái Công Giáo là thành phố đã trở thành một “hỏa ngục.”

Linh mục này là Cha Pavlo đã nói: “Mariupol giống như Armageddon. Là một hỏa ngục. Xin mọi người lên tiếng cho thế giới biết: Đây là một thảm cảnh! Súng nổ bất cứ lúc nào. Cứ tự nhiên bắn. Toàn thể thành thành phố là một bãi chiến trường vĩ đại. Bom rơi mọi nơi. Ở đâu bạn cũng nghe thấy tiếng súng nổ. Mariupol là thành phố đang bị quân Nga bao vây. Dân chúng chỉ biết trốn dưới hầm nhà.”

Dân số Mariupol có chừng 400,000 người.

TGM Sviatoslay Shevchuk của Mariupol đã tường thuật như sau: “Gần hai tuần nay, thành phố đã bị bao vây hoàn toàn. Dân chúng đang chết vì đói khát, vì lạnh rét. Bom đạn, rocket... rơi xuống đầu họ bất cứ lúc nào.”

“Hôm nay, chúng ta cần phải nhớ đến họ, và nhân danh họ để nói với lương tâm thế giới. Chúng tôi cầu khẩn van xin quí vị: Hãy mở rộng lòng nhân đạo! Hãy để cho đàn bà, trẻ con và những người già cả cơ hội thoát khỏi cảnh đói rét, khỏi thành phố bị bao vây này. Hãy cho chúng tôi cơ hội để đem thức ăn và thuốc men đến cho họ. Cho chúng tôi cơ hội để cứu người dân.”

“Nhân danh thành phố Mariupol, hãy để cho chúng tôi cầu khẩn thế giới: Xin hãy cứu bầu trời Ukraine! Xin hãy làm tất cả những gì có thể đóng bầu trời Ukraine lại, để máy bay Nga khí giới bom đạn Nga khỏi đổ xuống đầu dân chúng hiền hòa muốn sống an bình.”  

Bộ trưởng ngoại giao Vatican Pietro Parolin đã bày tỏ nỗi thất vọng ghê gớm hôm thứ Tư về việc ném bom vào nhà thương ở Mariupol. Ngài nói với phóng viên hôm 9-3-22 tại Rome: “Đây là điều không thể chấp nhận được.”   

“Không một lý do nào, một thúc đẩy nào có thể khiến hành động như vậy được”.

Trong khi Tổng Giám Mục thủ đô Belarus (Giáo Quyền) đã yêu cầu người Công Giáo mở tuần cửu nhật cầu nguyện cho hòa bình, Tổng Giám Mục Iosif Staneuski kêu gọi giáo sĩ và giáo dân thuộc tổng giáo phận Minsk-Mohilev làm tuần cửu nhật cầu cùng thánh cả Giuse, quan thầy của Giáo Hội thì Chánh phủ Belarus  do TT Alexander Lukashenko (Chính Quyền) lại liên minh chặt chẽ với Nga Sô.

Trong một video, Shevchuk yêu cầu các Linh mục và Giám mục của cộng đồng Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp chia sẻ “sự thật về việc giệt chủng dân Ukraine.”

“Trong tất cả các nhà thờ của chúng tôi, -ngài nói- tôi yêu cầu cử hành nghi thức tưởng nhớ tất cả những người đã nằm xuống và chôn chung một nấm mồ mà không có cầu kinh và tang l Kito giáo.”

 

II* Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga biến thành cuộc chiến chống lại dân lành

Một vị lãnh đạo Công Giáo hôm thứ sáu đã nói cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine “đã chính thức trở thành cuộc chiến chống lại dân lành hiền hòa và sống an bình”

Trong một video phát ra hôm 11-3, Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã nhấn mạnh đến nỗi đau thương của con trẻ Ukraine vào ngày thứ 16 của cuộc chiến. “Thực tế rất rõ ràng -ngài nói- là cuộc chiến này đang trở thành cuộc chiến chống lại dân thường hiền hòa và an bình.”

“Theo thống kê chính thức, trong những ngày này số người chết thì dân thường -gồm trẻ em và đàn bà- nhiều hơn là quân lính. Chúng tôi thương tiếc những trẻ em Ukraine là những nạn nhân vô tội của loại chiến tranh này.”


Bai 40_JPG_03.jpg


Văn phòng nhân quyền LHQ ngày 11-3 cho biết từ ngày 24-2 có 1,546 người bị tổn thương ở Ukraine, trong số đó có 564 người chết và 982 bị thương. Bản tin còn cho biết con số chính thức có thể “cao hơn rất nhiều.”

Vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp ở Ukraine đã tuyên bố: “Đa số dân Ukraine tin rằng Ukraine sẽ thắng trận chiến với Nga, là nước có quân đội lớn mạnh hơn nhiều.

Ngài nói: “Nói với những binh sĩ của chúng tôi mà chúng tôi đang đặc biệt lo lắng, tôi cương quyết chỉ nghe một đòi hỏi này là: Hãy cầu nguyện cho chúng tôi!’”

“Tôi muốn chuyển đòi hỏi này đến quân đội Ukraine là những người mà số phận của đất nước Ukraine hiện đang nằm trong tay họ, đến tất cả mọi người đang nghe tôi. Xin hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện cho quân đội Ukraine của chúng tôi hiện đang chiến đấu để bảo vệ hòa bình của Ukraine, của Âu Châu và của toàn thể thế giới.”

Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk hôm 11-3-22 đã đưa ra một sứ điệp qua video (news.ugcc.ua)

Nhà lãnh đạo 51 tuổi của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương lớn nhất hiệp thông với Roma đã bày tỏ quan ngại về tình trạng ở Slavutych, một thành phố ở phía Bắc Ukraine được thiết lập cho nhân viên được di chuyển từ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Ngài nói: “Nơi này hiện không có điện. Rất nguy hiểm vì có thể bị phóng xạ từ nhà máy Chernobyl, nhưng vị Linh mục của chúng tôi cùng với vợ đang hoàn toàn bị bao vây, phải ở lại đó với giáo dân.”

Người Công Giáo Hy Lạp Ukraine đã được phép lập gia đình trước khi chịu chức linh mục.

Tổng Giám Mục Shevchuk cám ơn các Kito hữu Chính Thống Giáo (orthodox) Tây Âu đã giúp người tỵ nạn Ukraine và yêu cầu các vị lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga giúp để ngừng chiến tranh.

“Tôi cám ơn Công Đồng Thế Giới các Giáo Hội, đã làm tất cả mọi sự để ngăn cản loại chiến tranh này, cũng như Công Đồng Đại Kết thế giới được thiết lập năm 1948.”

“Tôi cám ơn những người Công Giáo và Tin Lành Pháp, đã có những cố gắng đặc biệt, để làm chấm dứt máu chảy trên đất nước chúng tôi.”

Tổng Giám Mục Eric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp; Mục Sư Francois Clavairoly, chủ tch Liên Hiệp Tin Lành Pháp, đã gặp vị lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga ở Paris ngày 10-3 để trao thư tận tay cho Thương Phụ Giáo Chủ Kirill ở Moscow.

Kết thúc sứ điệp này, Tổng Giám Mục Shevchuk đã phát biểu: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho Ukraine! Hãy là tiếng nói của Ukraine trên khắp thê giới! Chớ gì Lòng Thương Xót của Chúa đổ xuống giúp đỡ cho tan cơn cùng quẫn này!”

 

III* Các Giám Mục Âu Châu yêu cầu Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo can thiệp để hòa giải những bất đồng ở Ukraine

Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã yêu cầu Thượng Phụ Kirill, Giáo Chủ Chính Thống Giáo can thiệp để hòa giải những bất đồng về Ukraine để kiến tạo hòa bình.

Thưa Đức Thượng Phụ đáng kính: “Trong những lúc đen tối đang bao trùm lên nhân loại cùng với những cảm giác tuyệt vọng và sợ hãi, rất nhiều người nghĩ đến ngài như một nhân vật có thể mang lại một dấu hiệu hy vọng cho giải pháp hòa bình về mối tranh chấp này,” Hồng Y Jean-Claude Hollerich viết trong một bức thư đề ngày 8-3-2022 gửi cho Đức Thượng Phụ của Moscow và toàn nước Nga.

Đức Giám Mục Hollerich nói: “Chia sẻ những cảm giác lo lắng và áy náy của Đức Thánh Cha Francis đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần về ‘những suối máu và nước mắt’ đang chảy dài trên đất Ukraine, tôi mạo muội xin Đức Thượng Phụ vì tình huynh đệ, hãy đưa ra một yêu cầu khẩn cấp với nhà cầm quyền Nga xin ngừng ngay những hận thù đối với người dân Ukraine và bày tỏ thiện chí tìm một giải pháp chính trị cho sự bất đồng và tranh chấp, dựa trên đối thoại, theo lẽ thường và tôn trọng luật lệ quốc tế, trong khi cho phép một hành lang nhân đạo cũng như không giới hạn trợ giúp nhân đạo.”

Thượng Phụ Kirill là lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga, thủ lãnh Giáo Hội Chính Thống Giáo Đông Phương với chng 150 triệu giáo dân, hơn một nửa số Kito hữu Chính Thống Giáo trên thế giới.


Bai 40_JPG_04.jpg


Cac Giám Mục Công Giáo Âu Châu đã khẩn khoản yêu cầu Đức Thượng Phụ tìm kiếm giải pháp để Nga ngừng chiến tranh ở Ukraine gồm có: Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan, Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Ba Lan, Hồng Y Reinhard Marx của Đức, và bây giờ là Giám Mục Hollerich, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Âu Châu.

Tổng trưởng ngoại giao của Vatican cũng đã có nhận xét về đáp ứng của Đức Thượng Phụ Kirill về những tranh chấp.

Hồng Y Pietro Parolin đã nói với báo chí Ý tuần này là những nhận xét của Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga có thể khiến tình trạng căng thẳng trở nên xấu hơn.

Cuối cùng ở Rome hôm 9-3-22 Hồng Y Parolin đã phát biểu: “Những lời nói của Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga Kirill không lợi mà cũng không thúc đẩy được hiểu biết. Trái lại, còn làm cho tình trạng trở nên trầm trọng, đi đến leo thang chiến tranh và không giải quyết được khủng khoảng một cách hòa bình.”

Đức Thượng Phụ Kirill đã nói về việc xung khắc trong hai bài giảng gần đây. Bài thứ nhất, ngài biểu lộ tán thành việc phân chia vùng Donbas ở phía Đông Ukraine. Bài thứ hai, ngài kêu gọi dân Nga và dân Ukraine hợp lại thành “một dân tộc”, đồng thời tố cáo Tây Phương yểm trợ khí giới cho Ukraine để làm suy yếu sức mạnh của Nga.

Hồng Y Parolin hôm 9-3-22 cũng hồ nghi không biết cuộc họp vào mùa hè này -lần thứ hai- có xẩy ra được không như đã thông báo vào tháng 2.

“Vấn đề quả là rất phức tạp, cũng vì những căng thẳng đã có giữa các Giáo Hội, vì vậy ngay lúc này thì xem ra không có thể,”

 Hồng Y Parolin nói với báo chí như vậy.

Nói về mt cuộc họp ở bất cứ thời điểm nào trong tương lai, Hồng Y lại nói: “Tình trạng này thì phức tạp. Chúng ta hãy đợi xem.”

Trong bức thư gửi cho Đức Thượng Phụ Kirill, Giám Mục Hollerich có nói về tuyên bố chung giữa Đức Thượng PhụĐức Giáo Hoàng Francis ký tại buổi họp tại Havana, Cuba năm 2016.

“Năm 2016, ngài đã tỏ ra ân hận cùng với Đức Thánh Cha Francis về sự thù nghịch ở Ukraine đã gây ra nhiều nạn nhân, làm bị thương biết bao nhiêu là dân lành vô tội, khiến khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, đòi hỏi phải có hành động tái thiết hòa bình và tình đoàn kết xã hội. Xin đừng để cho những lời nói uy quyền đó trở thành vô ích”, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Âu Châu nói vậy.

Ngài cũng nói là các Giám Mục trong Liên Hiệp Âu Châu đã “đau lòng” khi nghe tiếng than khốn khổ của người dân bị kẹt trong làn đạn của loại “chiến tranh điên cuồng tại Ukraine.”

“Hàng ngàn người -cả quân nhân lẫn dân sự- đã bị mất mạng và hơn cả triệu người đã phải thay đổi chỗ và rời bỏ quê hương, mà đa số là đàn bà và con trẻ khốn khổ.”

“Vì những cuộc tấn công tàn bạo vào Ukraine, vào người dân của họ mỗi ngày một dữ dội, thì nhu cầu giúp đỡ nhân đạo càng tăng lên từng giờ. Trong khi đó những cố gắng ngoại giao cho đến giờ vẫn không đem lại kết quả. Thêm vào đó, những lời nói và hành động cứ tiếp tục leo thang thì khả năng tranh chấp bất đồng ở Âu Châu và cả thế giới càng mở rộng, đưa tới những hậu quả tàn khốc thì không thể không nghĩ đến được.”

Fleming Island, Florida - Mar 11, 2022                                                                                                              

Viết theo tin CNA – 

NTC - Hẹn gặp lại

 GachNgang.png

BBT CGVN

unread,
Mar 25, 2022, 9:20:44 AM3/25/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

 

 

CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ VÔ THẦN


Bai 37_JPG.jpg


Tác giả: Đức Cha ROBERT BARRON

Sandy Vũ chuyển ngữ và lồng tiếng.


 Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/34UyBeu


Kính thưa Quý Cha và Quý Vị,

Giáo Sư Triết Học tại Mỹ - Peter Boghossian đã cho xuất bản cuốn sách với nhan đề: “A Manual for Creating Atheists” – tạm dịch là “Cẩm Nang Đào Tạo Người Vô Thần” – đây là một cuốn sách thuộc loại best seller và đang gây rất nhiều lo âu cho các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm chăm lo cho đời sống đức tin của Dân Chúa và Dân Chúng.


Atheists.jpg



Vô thần không còn xa lạ gì với người Kitô hữu, nhưng vấn đề ở chỗ, dường như ngày càng có nhiều bạn trẻ rơi vào cạm bẫy của những người đang chủ trương “truyền bá tư tưởng vô thần” như một phương tiện để công khai chống lại Thiên Chúa. Chúng ta phải làm gì và nên làm gì? Thưa hãy: “Dĩ độc trị độc”, hãy dùng lại chính những lý luận và cách làm của họ để vô hiệu hóa chính họ bằng tất cả sự hiểu biết sâu xa về đức tin của chúng ta – một đức tin có nền tảng, tràn đầy lý trí và ân sủng.

Chúng con xin giới thiệu một vài ý kiến của Đức Cha ROBERT BARRON – Giáo Sư Thần Học, Giám Mục Phụ Tá TGP Los Angeles về nội dung cuốn sách này qua một video phỏng vấn trực tuyến, do Cô Sandy Vũ chuyển ngữ và lồng tiếng. Theo Wikipedia, Đức Cha đã có trên 1.000 videos trực tuyến trên các kênh CatholicTV , EWTN, Telecare , NET TV và Salt + Light Television... Chúng con xin hết lòng cảm ơn Đức Cha vì những tư liệu vô giá này.


Bishop_Barron_-_Wikipedia.jpg 

  

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/34UyBeu

 

Xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN



 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 46 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 46 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Mar 27, 2022, 10:10:49 AM3/27/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net       conggia...@gmail.com

 

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật IV Mùa Chay, năm C

TRỞ VỀ NƠI NÓ THUỘC VỀ


Bai 62_JPG.jpg


Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/36sM8e6

 

“Ông ấy tiếp đón những kẻ tội lỗi và cùng ăn với họ!”. (Lc 15, 2b)

“Người cha ‘cứu chuộc’ con trai mình bằng một nụ hôn


Bai 62_JPG_02.jpg

Ông ngã vào cổ đứa con và hôn nó! Người cha đã chữa lành vết thương cho con mình mà không để lại một vết sẹo hay một vết thâm nào trên người nó. Nó phải ‘trở về nơi nó thuộc về!’”. Mitch Irion, một hoạ sĩ trẻ, đã vẽ bức “Đứa Con Hoang Đàng của Cha” thật sâu sắc! Bức tranh như muốn nói, nó phải trở về dù nó ‘đen đủi hơn một thằng quỷ’; nhưng một khi nó đã nương thân nơi nó thuộc về, thì hầu như không còn thấy nó nữa! Vạt áo đỏ như máu, tượng trưng tình yêu, của người cha đã lấp kín nó!


Bai 62_JPG_01.jpg


Kính thưa Anh Chị em,

“Nó phải ‘trở về nơi nó thuộc về!’”. Chiêm ngắm hình ảnh Thiên Chúa nơi người cha nhân hậu của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, thánh Phêrô Kim Ngôn, thế kỷ thứ 5, đã để lại cho Giáo Hội những bút tích tuyệt vời đến thế! Đó là những bút tích đã lôi kéo bao linh hồn trở về!

‘Với nụ hôn’, người cha phán xét và sửa dạy đứa con ngỗ ngược của mình. Ông không đánh đập, la rầy, mà ‘chỉ hôn!’. Và quả thật, bởi nụ hôn ‘ngỡ rằng mơ’ ấy, đứa con nghẹt thở, nó phải bỏ dở ‘vở diễn soạn sẵn’ ngay câu đầu tiên! Sức mạnh của tình yêu trong trái tim người cha đã bỏ qua tất cả những gì đứa con vi phạm. Ông không nhớ những gì đã xảy ra, không màng những gì sẽ xảy đến; ông chỉ biết phút giây hiện tại, rằng, đứa con của ông đã ‘trở về nơi nó thuộc về!’. Và sẽ chẳng bất ngờ chút nào khi Tin Mừng tiết lộ, ông lập tức mở tiệc ăn mừng!

Tương tự như thế, điều đã xảy ra qua bài đọc Cựu Ước hôm nay. Sau 40 năm lưu lạc trong sa mạc, Giosuê hướng dẫn dân Chúa cử hành bữa tiệc Vượt Qua ‘đầu tiên’ sau khi họ đã an toàn vào Canaan, quê hương của lời hứa! Ngày ấy, Thiên Chúa phán, “Hôm nay, Ta cất sự dơ nhớp của Ai Cập khỏi các ngươi!”. Israel đã ‘trở về nơi nó thuộc về!’. Cũng thế, qua bài đọc hai, Phaolô nói, “Ai ở trong Chúa Kitô, người đó là một thụ tạo mới, những gì cũ đã qua đi”. Kitô hữu ‘trở về nơi nó thuộc về’, “Này đây tất cả mọi sự trở thành mới”. Thật thâm trầm với Thánh Vịnh đáp ca, “Các bạn nếm thử và xem, cho biết Chúa thiện hảo thay! Phúc ai tìm nương tựa Ngài!”.

Trở lại với dụ ngôn, một chi tiết rất quan trọng là bối cảnh của nó! Sở dĩ Chúa Giêsu kể ra dụ ngôn này là vì, những người biệt phái chỉ trích Ngài giao du với ‘phường thu thuế và quân tội lỗi’. Họ khinh thị Ngài, “Ông ấy tiếp đón những kẻ tội lỗi và cùng ăn với họ!”. Vậy mà trong thực tế, thật thú vị, tuyên bố của họ hoá ra là ‘một thông báo kỳ diệu!’. Rằng, Chúa Giêsu thường xuyên tiếp đón những người tội lỗi và dùng bữa với họ! Đó là điều xảy ra với chúng ta trong mọi Thánh Lễ, trong mọi nhà thờ; Ngài vui mừng chào đón chúng ta dự tiệc Vượt Qua ‘mỗi ngày’ của Ngài, nơi Ngài hiến thân vì yêu. Đó là tuyên bố mà chúng ta có thể ghi trên mọi cửa nhà thờ, “Ở đây, Giêsu chào đón những người tội lỗi và mời họ vào bàn ăn của Ngài!”.


Bai 62_JPG_04.jpg

Bai 62_JPG_03.jpg


Anh Chị em,

“Nó phải ‘trở về nơi nó thuộc về!’”. Thế nhưng, trở về nơi mình thuộc về ‘chỉ vì phải về’ thì mất hết ý nghĩa! Chúa muốn chúng ta trở về từng ngày, từng phút để Ngài có thể ôm hôn chúng ta từng giây, hầu những vết thương lở loét thường xuyên do tội gây nên được chữa lành. Mùa Chay, mùa hân hoan trở về nơi chúng ta thuộc về! Nhưng tôi thuộc về ai? Thuộc về Chúa, hay thuộc về ma quỷ, hoặc thế gian? Thuộc về Chúa, hãy trở về với Chúa! Thuộc về Giáo Hội, hãy trở về với Giáo Hội! Thánh Thể, nhà tiệc đang mở rộng cửa chào đón chúng ta. Ở đó, Con Thiên Chúa ngóng đợi để mặc áo, đeo nhẫn, xỏ giày mới… hầu trả lại cho chúng ta phẩm giá và địa vị đã mất; ở đó, Ngài hiến Máu Thịt phục hồi những gì đã cạn kiệt. Bí tích Giải Tội băng bó và chữa lành chúng ta bằng ‘những nụ hôn’ mà không đánh đập, hầu không để lại một vết sẹo hay một vết thâm nào trên người. Vậy thì còn lý do nào nữa để chúng ta lần lữa khiến niềm vui của Thiên Chúa trở nên vô vọng! Đừng ngần ngại, đừng lẩn tránh Ngài! Dầu có là gì đi nữa, chúng ta vẫn không bao giờ ‘không phải là con’. Ngài đang lặng lẽ chờ đợi mỗi người!


Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con không thể tự ‘trở về nơi con thuộc về’, trừ khi Chúa đến tìm con ngay trong vùng đất xa xôi đầy phiêu lưu này. Hy vọng duy nhất của con, là lòng thương xót của Chúa!’”, Amen.

 

(lời nhắn: mọi người đều có thể yêu cầu được nhận bài suy niệm ngắn gọn tương tự của cùng tác giả trong mỗi ngày, xin liên lạc qua email: minhan...@gmail.com – xin cảm ơn).

Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

Hẹn gặp lại 


 GachNgang.png

BBT CGVN

unread,
Mar 30, 2022, 1:07:15 AM3/30/22
to

 

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

 

MỪNG CHÚA PHỤC SINH THAM GIA TRUYỀN GIÁO:

 

9.12.3.png

Kính thưa Quý Ân Nhân xa gần,

 

Nhờ sự tham gia tích cục của mọi người bằng lời cầu nguyện cũng như giúp đỡ vật chất, trong nhiều năm qua, cả hai công việc truyền giáo của BBT CGVN vẫn được âm thầm thực hiện, đó là tặng sách Quà Tặng Tin Mừng cho những ai cần, và tặng phần ăn trưa cho một số bệnh nhân ung thư. Cả hai việc này chúng con không có ý làm như là một việc từ thiện đơn thuần; nhưng tự sâu thẳm trong lòng chúng con nghĩ tới sứ mạng truyền giáo của cả Hội Thánh. Ngày nay TRUYỀN  GIÁO chính là “CHIA SẺ TÌNH YÊU THƯƠNG” cho nhau. “Nếu các con thương yêu nhau, mọi người sẽ căn cứ vào đó mà nhận biết các con là môn đệ Thầy” (Ga 13,35), chúng ta không thể đứng nhìn anh chị em bệnh tật hiểm nghèo mà không giúp đỡ quan tâm, hoặc đáng thương hơn nữa đó là cuộc sống của những người hoàn toàn xa lạ với Tin Mừng Cứu Độ; tuy là đang sống nhưng lại không biết mình sống để làm gì và sẽ đi về đâu.

 

 

Bia QTTM_TG_18 11 2019.jpg

 

Mùa Chay đã gần hết và Đại Lễ Phục Sinh đã rất gần kề, nếu có ai đồng cảm với chúng con trong công việc truyền giáo này, xin hãy cùng chúng con dâng lên Chúa vài cái bánh hoặc ít con cá nhỏ, để xin Chúa thực hiện tất cả những gì Ngài muốn. Một cuốn sách Quà Tăng Tin Mừng hay một phần ăn trưa cho bệnh nhân ung thư ngặt nghèo, nếu nhìn dưới khía cạnh trần thế thì cũng chẳng giải quyết được gì, nhưng lại là cách thế mà Thiên Chúa rất thích dùng để Ngài có thể tỏ hiện quyền năng của Đấng Tạo Hóa luôn đầy Lòng Trắc Ẩn, đặc biệt trong hoàn cảnh cả thế giới dường như lúc nào cũng chao đảo bất ổn vì thiếu tình người.

Xin vui lòng tuỳ chọn cách nào thuận tiện nhất cho Quý Vị, để có thể cùng chúng con thực thi Ý Chúa.

 

1. Gởi qua Ngân Hàng ACB: 

Chủ Tài Khoản: NGUYỄN VĂN HẢI. Số Tài Khoản: 2144457

Asia Commercial Bank (ACB) – SWIFT CODE: ASCBVNVX

442 NGUYEN THI MINH KHAI, Q3, HCMC, VIETNAM

 

2. Gởi Cô Sandy Vũ (nhờ chuyển cho BBT)

4094 Mira Loma way,

San Jose CA 95111 - USA

Email: san...@yahoo.com    Phone: 408-420-0040

 

3. Gởi Luật Sư NGUYỄN CÔNG BÌNH (nhờ chuyển cho BBT)

SanJose - Email: lsnguyen...@gmail.com   Phone: 408-833-8297

 

Xin chú ý: 

Nếu Quý Vị có nhu cầu lấy biên nhận để khai thuế, xin vui lòng liên lạc Luật Sư Bình hoặc Cô Sandy theo thông tin ngay bên trên. 

 

Ngoài ra nếu có thể được, xin cũng nhắn tin qua email hoặc điện thoại cho Ban Biên Tập để chúng con dễ dàng theo dõi và có dịp được viết thư cám ơn Quý Vị. 

Điện Thoại của Ban Biên Tập: 0938 108 306

Email: conggia...@gmail.com 

 

Cơm Yêu Thương nhân lên Tình Bác Ái

Tiếp sức người đang trong cảnh khổ đau

Xin Ơn Trên ban xuống Phép Nhiệm Mầu

An ủi những mảnh đời chưa may mắn.

 

Xin chân thành cám ơn và kính chúc Quý Vị: Mùa Chay sốt sắng, Mùa Phục Sinh thánh thiện, trọn vẹn năm 2022 bản thân và gia đình luôn bằng an, may mắn trong Tình Yêu của Thiên Chúa. Xin thương cầu nguyện cho nhau.

 

Lời Tri Ân

 

Có Tình Yêu: nối nhịp cầu Nhân Ái

Cơm Yêu Thương với Quà Tặng Tin Mừng

Cảm tạ Lòng Từ Thiện Quý Ân Nhân

Từ khắp chốn xa gần muôn vạn nẻo

Phục Sinh đến trong tâm tình thấu hiểu

Kính chúc mọi người mạnh khoẻ bình an

Mong chung tay vun đắp Tấm Lòng Vàng

Hồng Ân Chúa mãi dành cho dư dật.

 

BBT CGVN


 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 47 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 47 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Apr 10, 2022, 8:05:56 AM4/10/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

  

Chuyên mục:

“Huế - Saigòn - Hànội”


Đừng ai đánh mẹ tôi!


Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam


Bai 12_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3v6izHn

 

Kính thưa quý độc giả của BBT CGVN,

Tựa đề của bài viết hôm nay được trích ra từ một câu khá nổi tiếng trong tác phẩm DoCat số 323, bản dịch của BBT CGVN:

“Giáo Hội là một bà cụ với những nếp nhăn nheo dúm dó... Nhưng Giáo Hội là mẹ tôi. Nên đừng ai đánh mẹ tôi”. KARL RAHNER (1904-1984), Nhà thần học Đức.

 

Nội dung dưới đây gồm hai phần:

+ Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Lạt về nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc

+ Một vài thông tin và chia sẻ của BBT CGVN có liên quan.

 

TÒA GIÁM MỤC ĐÀ LẠT

9, Nguyễn Thái Học – Đà Lạt – Lâm Đồng – Việt Nam

Điện thoại: 84.263.3822415 – Email: vpt...@gmail.com

 

Đà Lạt, ngày 23 tháng 03 năm 2022

THÔNG BÁO

Kính gửi: Quí Cha, Quí Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh, Quí Ông Bà Anh chị em Giáo dân trong Gia đình Giáo phận.

Thể theo ý của Đức Cha Giáo phận, Văn Phòng xin thông báo về vụ việc hoạt động của Nhóm Trừ Quỉ Bảo Lộc trong những ngày gần đây và Quyết định của Đức Giám mục nhắc nhở cha Đaminh Nguyễn Chu Truyền.

Trong những ngày gần đây, Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc xuất hiện tại nhiều Giáo phận, từ Bắc chí Nam, cả ở những điểm nóng như trong Thánh lễ trao Pallium cho Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng tại Nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn ngày 19/02/2022 (Nhóm có làm clip 335, 336 đưa lên mạng kiểu “vận động theo thời vụ” như vốn làm xưa nay, trái với cách thức của Tin mừng). Ngoài những sự thể “cổ xưa kiểu quỉ ám, lăn lộn, la hét” để yêu cầu các đấng bậc trừ quỉ như một thứ thách thức và tự biện minh, nay “Chúa Cha còn nói con nghe” trong bối cảnh Giáo Hội Hiệp Hành, tự khoe khoang “nhiều điều Chúa Cha mặc khải cho Nhóm mà các Đức Cha không biết…”. Những việc làm của Nhóm, đi đâu tự tiện quay phim đến đó và đưa lên mạng theo ý đồ của mình, càng lúc càng gây xáo trộn cả về mặt an ninh xã hội tại nhiều địa phương, gây cớ vấp phạm và chia rẽ; mức độ càng lúc càng tỏ ra ngoan cố và ở phạm vi rộng lớn hơn.

Về phần cha Đaminh Nguyễn Chu Truyền, trước đây ngài đã từng cam kết bằng văn bản là không liên lạc với chị Thương, không chữa bệnh trừ quỉ, nhưng rồi chính ngài đã tự vi phạm bất chấp những cảnh cáo của Bản quyền.

Trước đây, ngài cũng đã được định hướng đến ở nơi quy định tại Đan viện Châu Sơn Đơn Dương để suy nghĩ và cầu nguyện, nhưng ngài cũng đã bất tuân phục, tự rời khỏi nơi quy định.

Trước tình hình mới với những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng như đã nêu trên, sau khi tham khảo Ban Tư Vấn, Đức Giám mục Giáo phận đã gửi văn thư cho cha Đaminh khẩn thiết yêu cầu ngài:

-      Lập tức rời khỏi nhóm trừ quỉ Bảo Lộc, không liên lạc với chị Thương nữa (người tự xưng mình là thư ký truyền tiếng nói của Chúa Cha một cách ngoan cố và là nguyên nhân đầu mối của những sai lầm), cũng không chữa bệnh trừ quỉ như trước đây ngài đã cam kết;

-      Trở về và ở tại Đan viện Châu Sơn, Đơn Dương như ngài đã xin và đã đến ở trong thời gian từ tháng 09 đến tháng 10/2020, để suy nghĩ, cầu nguyện và hồi tâm sửa mình;

-      Nếu ngài không tuân phục và muốn được tự do để sống và hoạt động theo ý riêng của ngài, chính ngài có thể làm đơn xin giải bậc giáo sĩ (hồi tục) và Giáo phận sẽ giúp ngài hoàn tất thủ tục để đạt được ý nguyện.

-      Nếu không, Giáo phận sẽ phải áp dụng thêm những biện pháp giáo luật, không loại trừ việc “giải bậc giáo sĩ”;

Đấy là nội dung sự việc liên quan đến Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc trong những ngày gần đây và đặc biệt đến Cha Đaminh. Xin Quí Cha, Quí Cộng đoàn dòng tu và toàn thể anh chị em giáo dân trong Gia đình Giáo phận tiếp tục hiệp thông cầu nguyện, xin Thiên Chúa là Cha nhân từ ban cho ngài được ơn soi sáng và phân định để đi đến những quyết định đẹp ý Chúa, ích lợi cho Hội Thánh, trong sự hiệp nhất cùng một đức tin.

Văn Phòng Tòa Giám mục Đà Lạt

+++++++

 

Kính thưa Quý Cha và Quý Vị,

Lướt qua thông báo trên đây, lòng chúng con buồn vô hạn, bởi vì chúng con nhận ra sự cố chấp mạnh mẽ của Nhóm TQBL, và chúng con cũng trực giác rằng không còn hy vọng gì để hàn gắn vết thương này của Hội Thánh, bởi lẽ hành động của Nhóm trong thời gian gần đây chẳng những ngày càng lún sâu xuống bùn lầy, mà còn là công khai tấn công Hội Thánh, họ sẵn lòng làm tất cả những gì trong khả năng, kể cả gian dối, miễn là gây trọng thương cho Hội Thánh. Họ chia nhau đi đến khắp các Giáo Phận để gây áp lực, cũng có nghĩa là để khủng bố tinh thần các Giám Mục đương nhiệm, họ mang theo bệnh nhân trong vai bị quỷ nhập, đem đến nhà thờ, và ngay cả các buổi lễ quan trọng, để công khai thách thức năng quyền trừ Quỷ của Hội Thánh ngay trong lúc Phụng Vụ Thánh đang được cử hành.

Quỷ là loài đã có mặt từ trước khi con người được tạo dựng, và Giáo Hội Công Giáo do chính Chúa Giêsu thiết định đã có “tuổi đời” hàng vài ngàn năm, nên không còn có chiêu trò gì của Quỷ mà Hội Thánh Chúa không biết. Tuy nhiên có một thực tế khá rõ ràng nhưng lại rất dễ bị giải thích một cách chủ quan và sai lạc: Giáo Hội có muôn vàn cơ quan từ thiện khắp nơi, kể cả chữa bệnh, kể cả trừ Quỷ, nhưng sứ mệnh tối quan trọng của Giáo Hội là “giúp cho mọi người nhận biết Thiên Chúa để cùng nhau Thờ Phượng Ngài” chứ không phải là để trừ Quỷ hay chữa bệnh, càng không phải là để lo cơm ăn áo mặc cho nhân loại (những việc ấy đương nhiên Thiên Chúa sẽ lo liệu cho con cái theo cách của Ngài). Không ai trong chúng ta, dù là Kitô hữu hay không, cũng không có quyền đòi hỏi Giáo Hội phải như thế này hay như thế khác, đặc biệt là những vấn đề thuộc Giáo Lý Đức Tin.

Xưa nay chưa từng có một phàm nhân nào – ngoại trừ duy chỉ một mình Chúa Giêsu Kitô - dám mở miệng nói: “Ta là Thiên Chúa”, dù chỉ là nói đùa. Ngay cả Môsê khi được đối diện với Thiên Chúa cũng không dám mở mắt nhìn Ngài. Thế mà tại Bảo Lộc đã có một phụ nữ có chồng 4 đứa con, chữ viết nguệch ngoạc, lại dám công khai liên tục hàng chục năm qua tự giới thiệu và quảng bá mình là “Thư Ký của Thiên Chúa”, được Chúa trao cho sứ mạng dạy dỗ cả các Giám Mục đương nhiệm và nay còn dạy dỗ cả Đấng ngự trên ngai tòa Phêrô. Chị ấy đã công khai trình lên Đức Thánh Cha là chị ấy “đã chia sẻ năng quyền trừ Quỷ” cho Cha Truyền và một số người, nhận vị linh mục này là Bố - Con và cũng chính vị linh mục này “đã đặt tay để chị ấy có thai”, thậm chí có lần chị được song thai nhưng một đứa sinh ra trước, đứa sinh ra sau, cách quãng nhau vài chục tháng, và chị ấy hãnh diện khoe rằng nhờ “thai thánh” (thiên thần) này mà chị ta biết được Ý Chúa và cần phải truyền đạt lại cho từ Giáo Hoàng xuống các Giám Mục.

Khi chúng con đang thực hiện bài viết này thì nhận được ý kiến của Cha Truyền công khai trả lời cho Đức Cha Giáo Phận Đà Lạt rằng: ngài sẽ KHÔNG vâng lời Đức Cha nữa mà chỉ vâng lời Chúa. Thật là một sự nhầm lẫn và hoang tưởng đến độ đáng thương, vì thực ra, vâng lời Bề Trên chỉ là một sự “tập tành” để có thể vâng lời Thiên Chúa, một người không thể vâng lời Bề Trên thì cũng sẽ không thể vâng lời Thiên Chúa. Đó chỉ là một sự ngụy biện và tự che đậy một tấm lòng không còn trung thành với Hội Thánh nữa; một cơn cám dỗ khá phổ biến và vô cùng nguy hiểm; không nên dối lòng và dối nhau, và làm cớ vấp phạm cho nhau.

Giáo Hội là “đồng trách nhiệm một cách có phẩm trật”; phẩm trật là để phục vụ sự hiệp nhất và hiệp thông cho Dân Chúa (x. SGLHTCG, số 877), Giám Mục là “nguyên lý và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất trong Hội Thánh địa phương” (x. SGLHTCG, số 882; 886). Không ai có thể sống và làm việc như một cá thể độc lập, tất cả đều phải lệ thuộc vào nhau. Cả TÌNH YÊU và SỰ THẬT đều mời gọi sự chấp nhận nhau, một sự chấp nhận tự nguyện và rất vui lòng, để ai nấy có thể lớn lên trong Chúa Kitô là ĐẦU của Hội Thánh. (x. Ep 4, 7-16). Vâng lời cũng vậy, đó phải là một sự tự nguyện tận đáy lòng mình, đừng dại dột viện cớ “tôi chỉ làm theo Ý Chúa” để chối từ vâng lời Bề Trên. Bao lâu con người còn tự nhủ “tôi đúng, anh sai” thì bấy lâu người ta vẫn chưa biết gì về tình yêu, chưa thực sự yêu và sự thật cũng không thể có nơi người đó. Dù có tranh cãi cho đến tận thế thì cũng không ai dám kết luận “màu xanh đẹp hơn màu đỏ” hoặc ngược lại; Nhưng, thí dụ: các Cha dòng Đaminh đã thống nhất mặc tu phục màu trắng, vậy khi một thành viên của Đaminh lại chỉ thích mặc tu phục màu đen hay nâu (cho dù màu nào cũng đẹp), thì người đó đang tự tách mình ra khỏi cộng đoàn. Thánh Augustinô đã để lại cho hậu thế một câu châm ngôn về sự hiệp nhất, một chỉ dẫn rất tuyệt vời, đơn sơ nhưng đầy khôn ngoan và hiệu quả cho mọi đấng bậc, mọi nơi và mọi lúc:

a) đồng nhất trong những điều căn bản

b) linh động trong những điều phụ thuộc

c) bác ái với nhau trong mọi sự.

(La maxime de saint Augustin: «Unité pour l’essentiel, liberté pour le non-essentiel, charité en tout.»


HiepHanh_JPG.jpg


 

Từ hơn một năm qua, BBT CGVN chúng con đã có ý kiến khá đầy đủ trong nhiều bài viết trước đây, vì thế chúng con sẽ không muốn làm mất thêm thời giờ của mọi người, và chỉ xin nhắn tin đến Quý Vị trong Nhóm TQBL thêm một điều này thôi:

Mỗi khi chúng ta gặp đau khổ, phản ứng tự nhiên là phản kháng và tìm lý lẽ để đổ lỗi cho người khác, trách móc những ai không cùng quan điểm và sẽ hàm oan cho cả Chúa; thí dụ vừa qua ngày 02/7/2021 Cha Martino Mai Anh Tuấn đã bị Bề Trên Tổng Quyền Dòng Ngôi Lời “dismissed” (thải hồi và cấm cử hành các Bí Tích), có lẽ Cha Tuấn sẽ rất dễ oán hận Bề Trên của mình, và đổ tất cả lỗi lầm cho một ai đó, nhưng thực ra những đau khổ ấy không đến từ Chúa hay Hội Thánh đâu, mà do chính chúng ta tự mở cửa rước nó đến, rồi đổ lỗi cho người khác, kể cả cho Chúa.

Thí dụ Cha Truyền đang tiến gần đến 50 năm linh mục, Cha đã chỉ vì muốn làm theo dẫn dắt của “người phụ nữ tự nhận có thai thánh”, Cha bỏ Giáo Phận suốt hơn một năm qua, nay Cha quay trở lại Tòa Giám Mục một cách bất ngờ (để tiếp tục đấu tranh, yêu cầu này nọ…) và  nằm ăn vạ trong sân TGM, lu loa lên là “tôi không có chỗ gối đầu”, trách móc mọi người đối xử tệ với tôi quá…/ Không biết những chuyện này được Nhóm TQBL đưa lên mạng toàn cầu nhằm mục đích gì? Phải chăng cũng chỉ là một cách để thể hiện sự bất bình với chính cha mẹ của mình là Giáo Phận đã cưu mang mình bao năm qua?

KARL RAHNER thật sâu sắc và thiết thực khi đưa ra lời khuyên:


Bai 12_JPG_01.jpg


“Giáo Hội là một bà cụ với những nếp nhăn nheo dúm dó... Nhưng Giáo Hội là mẹ tôi. Nên đừng ai đánh mẹ tôi”.


Nguyện xin Thần Khí Chúa Kitô Phục Sinh biến đổi mọi sự trong ngoài chúng con. Amen.


Xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN


 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 48 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 48 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
May 6, 2022, 10:48:06 PM5/6/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

 

 Chuyên mục:

Huế - Sàigòn – Hànội

 

Thư ngỏ cho các bạn muốn "đi tu".

 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Giáo Sư Phụng Vụ


Bai 08_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây :

https://bit.ly/3P22JXt

 

 

Các bạn thân mến, 

Mỗi năm, tôi thấy trên trang mạng của các đại chủng viện, các nhà dòng có thông báo tổ chức các lớp tìm hiểu, tuyển dự tu, tuyển sinh, tôi mạo muội viết vài chữ cho các bạn, đặc biệt cho các bạn muốn dâng mình cho Chúa, sống đời tận hiến. 

Thưa các bạn, tôi là một linh mục đang sống và phục vụ tại một giáo xứ, tôi đã trải qua con đường mà các bạn đang theo. Trong quá khứ, tôi đã có những lần suy nghĩ, do dự trong việc chọn lựa đời tu trì hoặc đời sống hôn nhân. Do đó, những gì tôi sắp ngỏ với các bạn không phải là những lý thuyết suông, cũng không phải là một chuyên luận về đời tu. Vì thế tôi không ngại đúng - sai. Đây chỉ là những lời chia sẻ chân tình của một người anh dành cho em mình, và biết đâu, của một người em dành cho anh, chị của mình, vì "đi tu" đâu phải chỉ dành cho các bạn trẻ! 


Các bạn thân mến, 

Trước tiên, chúng ta thống nhất với nhau về cách dùng từ "tu". Tu có nhiều nghĩa: tu thân, tu chỉnh, tu luyện... Ở đây, khi dùng cụm từ "đi tu", tôi chỉ muốn nói tới đời sống tận hiến: linh mục và tu sĩ. Còn từ "ơn gọi" hay "ơn kêu gọi", dĩ nhiên không chỉ được đề cập đến trong đời sống tu trì hay trong đời sống hôn nhân. Là Kitô hữu, tất cả chúng ta được mời gọi trở nên hình ảnh của Thiên Chúa, trở nên hoàn thiện như Chúa là Đấng hoàn thiện (Mt 5,48). Nhưng trong thư ngỏ này, tôi chỉ giới hạn về ơn gọi tận hiến. 

 

Làm sao nhận ra tiếng Chúa gọi?

Các bạn có biết câu chuyện cậu bé Samuel trong Kinh Thánh không? Nếu chưa, mời các bạn mở sách và đọc với tôi nhé: sách Samuel quyển thứ nhất, chương 3, câu 3 đến 10. Các bạn có thể kiếm đoạn văn trên trong sách lễ: bài đọc I của Chúa nhật 2 Thường Niên, năm B.

Khi còn bé, Samuel sống trong đền thờ với thầy tư tế Êli. Một đêm kia, Chúa gọi Samuel. Cậu tưởng thầy gọi, nên mau mắn đáp: "Dạ, con đây" rồi chạy lại thưa với thầy: "Dạ, con đây, thầy gọi con". Sau ba lần như thế, thầy Êli hiểu ra là Chúa gọi cậu, nên bảo: "Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: 'Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe'". Lần thứ tư, nghe tiếng gọi, cậu thưa với Chúa như thầy đã dạy. Và Chúa đã chọn Samuel làm ngôn sứ cho Ngài.


Bai 08_JPG_02.jpg


Trong câu chuyện này, có hai điểm đáng chú ý: điểm thứ nhất, Thiên Chúa tỏ hiện trong bản tính yếu đuối của con người. Samuel chỉ là cậu bé ngây thơ, không có kinh nghiệm sống gì cả, thế nhưng Chúa tín nhiệm và chọn cậu làm ngôn sứ của Ngài. Điểm thứ hai, thầy tư tế Êli là người đã giúp cậu Samuel nhận ra tiếng Chúa và biết đáp lại lời gọi của Ngài.

Bây giờ, mời các bạn đọc một đoạn Tin Mừng, rất ngắn: Marco, chương 1, câu 16-20: Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên. Các bạn và tôi chắc đều ngạc nhiên về sự trả lời mau mắn và triệt để của các môn đệ. Vừa nghe Chúa Giêsu gọi, các ông lập tức bỏ thuyền, bỏ chài lưới, bỏ cha của mình và những người làm công để theo Ngài. Nếu hôm nay Chúa hiện ra gọi tôi đi theo Ngài thì tôi sẵn sàng đi ngay, không hề do dự!

Thế nhưng, từ 2000 năm nay, Chúa không còn trực tiếp gọi chúng ta như Ngài đã gọi các môn đệ đầu tiên; cũng như trước đó, Ngài đã gọi cậu bé Samuel. Nói cách khác, có thể các bạn đã "cảm nhận" được lời mời gọi của Chúa, chẳng hạn qua Lời Chúa, qua những biến cố quan trọng trong cuộc đời, nhưng phải qua trung gian những người khác, các bạn mới nhận ra rõ tiếng gọi của Chúa.

Các bạn đã cầu nguyện, nhưng các bạn có đến trình bày với một linh mục, một tu sĩ hay một giáo dân nào đó mà bạn tin tưởng không? Vì qua trung gian, các bạn sẽ nhận rõ hơn tiếng gọi của Chúa, cũng có thể các bạn hiểu ra là mình lầm, tưởng đó là Chúa gọi mình. Chính vì thế "tiếng gọi" đó cần phải được phân tích, phân định và xác thực. Điều này dĩ nhiên cần phải có thời gian...

Chúa nói và Chúa gọi... Nói như thế có vẻ mâu thuẫn với kinh nghiệm sống của mỗi người chúng ta. Có ai chưa bao giờ nói: "Tôi kêu Chúa, tôi cầu xin Ngài, nhưng không thấy Ngài đáp lại"? Thật ra, Chúa luôn luôn trả lời, nhưng vì chúng ta làm ngơ không lắng nghe, hoặc vì chúng ta không nhận ra tiếng Ngài, hoặc vì Ngài không nói theo ý muốn của chúng ta...

Các bạn cần nhớ điều này: không phải những người đi tu chọn Chúa, nhưng chính Chúa chọn họ. Câu chuyện cậu bé Samuel và chuyện Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên minh chứng điều đó. Trong một đoạn Tin Mừng khác, Chúa Giêsu khẳng định: "Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại." (Ga 15,16)


Bai 08_JPG_03.jpg


Điều đó không có nghĩa là từ trước muôn đời, Chúa đã vạch sẵn đường cho tôi. Nếu như thế, "ơn gọi" trở thành một định mệnh, tôi chỉ cần tìm kiếm "thánh ý của Chúa" và vâng theo. Hiểu như thế là coi Chúa như một người độc đoán, không tôn trọng tự do của con người. 

 

Chúa chọn và Chúa gọi.

Trong Kinh Thánh, có nhiều người được Chúa gọi: ông Nôê, Abraham, Môsê, các ngôn sứ, các môn đệ… Mỗi lời gọi có những đặc điểm, hoàn cảnh riêng, nhưng sự lựa chọn luôn đi đôi với lời mời gọi. Chúa chọn và Chúa mời gọi vì Ngài tôn trọng tự do của con người. Khi anh này chọn chị kia, hoặc chị kia chọn anh nọ, không phải để chiếm đoạt nhưng để hỏi người kia có đồng ý cùng đồng hành với nhau không. Cũng vậy, sự chọn lựa của Chúa đòi hỏi sự đáp trả của chúng ta.

Khi đọc Tin Mừng, nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy Chúa Giêsu luôn tôn trọng điều mong muốn và tự do của con người: "Ai muốn theo tôi..." (Lc 9,23) Chúa không bao giờ ép buộc ai cả! Do đó, không ai có lý do nào để nói hoặc than thở: "Số phận tôi đã được Chúa sắp xếp từ lâu rồi!" Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ chắc chắn không phải Chúa độc tài và khủng khiếp như vậy đâu!

Chúa chọn và Chúa gọi, nhưng có nhiều mức độ khác nhau trong sự đáp trả. Có những người từ chối; có những người chấp nhận dành ít thời gian. Cũng có những người ước muốn dâng cả cuộc đời cho Chúa Kitô, theo bước chân Ngài, phục vụ Ngài và phục vụ nhân loại.

 

"Ơn Gọi": Ơn Chúa ban

Trong cách gọi "ơn gọi" hoặc "ơn kêu gọi" đều có chữ "ơn". "Ơn gọi" là ơn Chúa ban. Do đó, đáp lại lời mời của Chúa không phải là một hy sinh! Nhìn các thầy, các sơ phủ phục sát đất trong nghi lễ truyền chức phó tế, linh mục, giám mục hoặc trong nghi lễ vĩnh khấn, trong khi mọi người hát Kinh Cầu Các Thánh, một số người tưởng lầm đó là dấu chỉ của sự hy sinh cả cuộc đời. "Ơn gọi" không làm họ mất mát gì cả, trái lại, còn làm cho họ thăng tiến hơn. Họ còn nhận thêm nhiều ơn Chúa, nhiều đặc sủng khác. Dĩ nhiên, chọn ở bậc này đòi hỏi chúng ta phải "hy sinh" những bậc khác, nhưng sự chọn lựa quan trọng nào cũng đòi hỏi phải hy sinh cả. Lát nữa, tôi sẽ trình bày thêm về điều này: hạnh phúc và hy sinh.

Bai 08_JPG_01.jpg


 Chán đời mới đi tu?

Chắc các bạn đã có dịp nghe những lời bình luận này: "Trời ơi, Sơ đó đẹp và dễ thương quá, đi tu uổng thế!", hoặc là: "Tội nghiệp ông bà X., chỉ có mỗi cậu con trai mà lại đi tu mất tiêu!" Tôi không thuộc loại đẹp trai, nhưng cũng đã từng được nghe những lời tương tự như thế. Phải chăng phải xấu trai, xấu gái mới "đủ tiêu chuẩn" để đi tu hay sao? Hoặc đi tu là con đường cuối cùng để chọn lựa? Hay chán đời mới đi tu hay sao?

Tôi xin hỏi các bạn điều này: mục đích của đời sống là gì? Chưa nói đến khía cạnh tôn giáo, đến đời sống vĩnh cửu, mục đích của đời sống con người có phải là sống hạnh phúc hay không? Có người sống hạnh phúc trong bậc hôn nhân, có người sống hạnh phúc trong đời sống độc thân với lý tưởng nào đó đang theo đuổi hoặc với những ham mê về nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, v.v… Rồi cũng có những người sống hạnh phúc trong đời sống tu trì và thánh hiến. Sống ở bậc nào cũng tốt, cũng nên thánh được cả! Điều quan trọng là mỗi người sống hạnh phúc trong bậc của mình.

Theo truyền thống tốt đẹp, mỗi giám mục, linh mục hoặc tu sĩ có một phương châm như là một hướng đi cho cuộc đời tận hiến của mình. Tôi chẳng giấu, nhưng thú thực với các bạn, phương châm của tôi rất đặc biệt, chẳng giống ai cả: "Yêu Chúa, yêu người và yêu đời"! Yêu Chúa và yêu người là căn bản của đời sống mọi Kitô hữu. Chắc các bạn biết rõ đoạn Tin Mừng kể chuyện người thông luật hỏi Chúa: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" Ngài đáp: "Trong Luật đã viết gì?" Ông ấy thưa: "Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình". Chúa Giêsu bảo ông ấy: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy và ông sẽ được sống" (Lc 10,25-28). Được "sống", được "hạnh phúc" vì yêu Chúa và yêu người. Ước gì tôi luôn "yêu đời", luôn hạnh phúc trong đời tận hiến. Tôi cũng ước mong điều đó cho tất cả các linh mục, tu sĩ cũng như cho tất cả các bạn đang tìm hiểu hướng đi này.


Bai 08_JPG_04.jpg


 Đi tu mang tội bất hiếu?

Có một số phụ huynh không muốn con mình đi tu vì sợ con mình khổ, ăn uống ở nhà dòng hoặc chủng viện làm gì ngon bằng ở nhà! Nhưng khi thấy con mình hạnh phúc trong nhà dòng, cha mẹ mới yên tâm. Rồi có một số bạn đang tu ở chủng viện hoặc nhà dòng nhưng không yên tâm đi tu vì lo lắng không biết ai ở nhà phụng dưỡng cha mẹ mình.

Cha mẹ nào chẳng muốn con mình hạnh phúc! Nói cách khác, dù ở bậc nào (hôn nhân, tu trì…), nếu mình sống hạnh phúc, đó là một hình thức báo hiếu cha mẹ! Gia đình tôi chín anh em, ba người lập gia đình, sáu người đi tu. Có hai mụn con trai cũng đi tu luôn! Tôi biết cha mẹ tôi rất mãn nguyện vì thấy con cái hạnh phúc trong bậc gia đình và trong bậc tu trì, mặc dù chúng tôi, là dân đi tu, chẳng giúp được song thân của chúng tôi bao nhiêu về mặt vật chất; hơn nữa ông bà cụ sẽ không có cháu nội nối dõi tông đường!

Các bạn có đồng ý với tôi ở điều này không: có địa vị, giầu sang chưa chắc đã kiếm được hạnh phúc! Đó chỉ là một phương tiện mà thôi, còn hạnh phúc mới là mục đích sống của con người. Đừng lầm lẫn giữa phương tiện và mục đích! Tiền bạc có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian. Tiền bạc có thể mua được vật chất, nhưng không mua đời sống vĩnh cửu...

Có một số bạn thắc mắc về lời tuyên bố sau đây của Chúa Giêsu: "Nếu kẻ nào đến với Tôi mà không yêu quý Tôi hơn cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống của mình thì không thể làm môn đệ Tôi." (Lc 14,26). Đi tu phải bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em mình sao? Chắc chắn là không! Bằng chứng là vào dịp khác, chính Chúa Giêsu đã nhắc lại điều răn thứ tư của Thiên Chúa: "Ngươi hãy thờ cha kính mẹ" (Mt 15,4).

Khi nói: "Phải yêu quý Tôi hơn cha mẹ vợ con, anh chị em và cả mạng sống...", Chúa Giêsu không bảo chúng ta ích kỷ, coi thường cha mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em mình và bao điều tốt đẹp khác! Chúa cũng không muốn chúng ta chểnh mảng bổn phận đối với gia đình và xã hội.

Từ bỏ mọi sự để theo Chúa không có nghĩa là từ bỏ hạnh phúc của mình. Chúa muốn những ai theo Ngài phải biết đặt bậc thang giá trị trong tình yêu: yêu Chúa trước nhất, rồi sau đó mới đến các tình yêu khác; tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa phải là nguồn mạch các liên hệ tình cảm khác. Một khi đã gắn bó mật thiết với Chúa Kitô thì hẳn nhiên chúng ta sẽ có một thái độ khác đối với các liên hệ gia đình, bạn bè và xã hội, đối với của cải vật chất và đối với chính mạng sống của mình.

 

Chọn Chúa là nguồn hạnh phúc 

Những linh mục, tu sĩ mà tôi quen biết, ai cũng sống vui tươi và hạnh phúc cả. Các bạn đã biết, đã thấy các linh mục, tu sĩ luôn xả thân làm việc mục vụ, làm việc tông đồ. Họ không tính toán phải làm 35 hoặc 40 giờ mỗi tuần. Có những tu sĩ sống đời chiêm niệm, cầu nguyện suốt ngày (dĩ nhiên họ cũng phải làm việc để sống). Động lực nào khiến họ dám xả thân phục vụ và chuyên tâm cầu nguyện như thế? Đó không phải là vì họ đã chọn Chúa làm lẽ sống hay sao? Họ chọn Chúa vì Ngài là nguồn vui và là nguồn hạnh phúc vô biên. Thỉnh thoảng tôi thích nhẩm đi nhẩm lại câu hát: "Chúa là hạnh phúc của con, Chúa ơi, Chúa là hoan lạc đời con".

Người ta thường nói: "Yêu là cho đi, yêu là hy sinh." Linh mục, tu sĩ cũng thế: một khi họ chọn Chúa, yêu Chúa rồi, họ dám hy sinh cả mạng sống của họ. Xả thân, hy sinh, ngay cả hiến dâng mạng sống vì "Người" mình yêu, còn gì đẹp và cao quý hơn tình yêu dâng hiến cho Thiên Chúa, phải không các bạn?

Này, các bạn chớ hiểu sai lý tưởng tận hiến nhé! Không phải là nếu muốn đi tu, phải hy sinh hãm mình, phải dậy sớm đọc kinh cầu nguyện, phải thế này, phải thế kia... Họ đi tu vì yêu Chúa trọn vẹn, chỉ có vậy thôi! Họ làm mọi sự vì yêu Chúa.

Một số người cho rằng các cha, các sơ chưa bao giờ biết yêu! Không biết họ hiểu chữ yêu như thế nào, chứ tôi muốn nói ngay rằng: nếu không biết yêu, làm sao đi tu được! Nếu không yêu Chúa trọn vẹn, làm sao họ dám xả thân, phục vụ Giáo Hội và nhân loại như tôi vừa trình bày ở trên!

Như thế, đi tu là một hình thức yêu. Linh mục, tu sĩ yêu Chúa, chọn Chúa làm gia nghiệp. Do đó họ không yêu một người nào đó một cách đặc biệt nhưng yêu hết mọi người. Họ gieo Tình Thương đến khắp nhân gian, làm muối yêu đương, làm men bác ái cho mọi người.

 

Tôi muốn đi tu nhưng đã quá tuổi

Thưa các bạn, dù các bạn ở tuổi nào đi nữa, lúc nào bạn cũng có thể đi tu được cả. Sống đời thánh hiến không giới hạn ở tuổi tác. Như tôi vừa trình bày ở trên, ở tuổi nào cũng YÊU được cả! Ở Việt Nam, có lẽ các chủng viện, các nhà dòng, vì số ứng viên quá đông nên ưu tiên cho các bạn trẻ. Còn ở hải ngoại, tuổi nào cũng được nhận cả, dĩ nhiên 80 tuổi mới xin vào nhà dòng hoặc chủng viện thì… hơi trễ đó!


Đời sống tận hiến đa dạng

Vả lại, các bạn cũng nên biết là đời sống tận hiến có nhiều dạng khác nhau. Ngoài hai dạng mà ai cũng biết: tu triều (linh mục hoạt động mục vụ tại xứ đạo) và tu dòng (dòng Tên, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Đa-Minh, dòng Mến Thánh Giá, v.v...), còn có tu hội đời (nam hoặc nữ), nghĩa là cũng giữ ba lời hứa: vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh, nhưng các bạn vẫn đi làm việc ở ngoài đời, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, vẫn ở với gia đình. Mỗi tháng, các anh em hoặc chị em gặp nhau để tĩnh tâm, cầu nguyện hoặc để chia sẻ... Tận hiến nhưng sống giữa đời. Có một điều khác nữa là họ không mặc áo dòng. Nhưng Chúa biết họ, họ biết Chúa, đó là điều quan trọng hơn cả, phải không các bạn?

Còn một dạng nữa, dành cho nữ giới, đó là trinh nữ tận hiến (consecrated virgin, vierge consacrée). Khác với các dòng tu, các chị (phẩm đoàn trinh nữ) không có quy luật, cũng không có cơ cấu cộng đoàn. Cũng như tu hội đời, các chị không mặc áo dòng, cũng không mang một dấu hiệu gì đặc biệt cả, ngoài chiếc nhẫn được trao qua một nghi thức phụng vụ. Trong nghi thức này, đức giám mục địa phận thánh hiến các chị cho Thiên Chúa. Ơn gọi của họ là sống đời khiết tịnh, tận hiến cho Thiên Chúa như hiền thê của Chúa Kitô, và phục vụ Giáo Hội.

Chắc các bạn nhớ câu của thánh Phaolô: "Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung." (1 Cr 12,4-7)


Bai 08_JPG_05.jpg


Từ 2000 năm nay, Chúa Giêsu kêu mời tất cả chúng ta làm việc cho "vườn nho" của Ngài, tức là cho Nước Chúa, mỗi người tham dự tích cực theo đặc sủng và khả năng của mình... Nếu hôm nay Chúa mời gọi các bạn theo Ngài, sống hạnh phúc trong đời tận hiến, bạn có đáp lại lời mời của Ngài không? Tuy không biết câu trả lời của các bạn, tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn.

Thân chào các bạn!

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Hẹn gặp lại


 GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 52 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 52 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
May 9, 2022, 12:53:14 AM5/9/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com


 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật IV Phục Sinh

NHẬN DIỆN MỤC TỬ

VÀ NGƯỜI CHĂN THUÊ


Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –

Ban Mê Thuột.


Bai 18_JPG.jpg



Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3FFIkU1

 

Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo Hội hướng đến việc cổ võ ơn Thiên Triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi làm Linh Mục. Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy.


Bai 18_JPG_01.jpg


Một sự thật dễ thấy, đó là khi đề cập đến mặt tích cực và khi đó là một trong những nhân đức hay lý tưởng thì người ta dễ đón nhận và cũng dễ tự bằng lòng khi thấy mình chưa đạt đến. Một trong những luận lý để tự châm chước đó là phận người còn nhiều hạn chế, thiếu sót vì như lời người xưa: “nhân vô thập toàn”. Trái lại khi nói đến điều tiêu cực, hay mặt trái của vấn đề thì người ta khó đón nhận, vì ai ai cũng vấn vương chút sĩ diện, chút tự ái nào đó. Dù vậy, qua những lời của chính Chúa Kitô, chúng ta cũng cần xem xét đôi điều để phân biệt mục tử với người chăn thuê.

Đã nói là phân biệt hai thực thể nào đó thì chắc chắn giữa chúng phải có nét tương đồng khiến người ta dễ lầm lẫn. Vì thế, trước hết chúng ta cùng xem xét một vài nét xem ra tương đồng giữa người chăn thuê và vị mục tử:


1.Qua cửa ràn chiên: Cả hai, vị mục tử và kẻ chăn thuê đều đường đường chính chính qua cửa ràn chiên mà vào và ra chứ không leo tường hay chui rào. Có thể nói rằng dù được tấn phong giám mục thành sự, được truyền chức linh mục thành sự, dù có sắc phong, có văn thư bổ nhiệm hợp pháp…thì cũng chưa hẳn đã là mục tử chính hiệu.


2.Biết chiên: Dù rằng khó có thể có cái “biết” theo nghĩa Kinh Thánh đó là đồng thân, chung phận, nhưng người chăn thuê cũng biết con chiên một cách nào đó khả dĩ đáng gọi là biết theo nhãn quan nhân loại.


Bai 18_JPG_03.jpg


3.Chiên nghe tiếng và đi theo mục tử cũng như kẻ chăn thuê: Ít ai phản đối sự thật này, vì người chăn thuê không phải là người lạ hay là kẻ trộm (x.Ga 10,5;8). Ngoại trừ một số ít chiên “cá biệt” hoặc bị gán nhãn mác là “chống giáo sĩ”, thì có thể nói là đại đa số giáo dân Công Giáo, cách riêng giáo dân Công Giáo Việt Nam đều ngoan, theo nghĩa là biết vâng nghe lời các đấng bậc.


4.Người chăn thuê và mục tử đều dẫn chiên đến đồng cỏ và nguồn nước: Rất có thể chiên không được hưởng dùng các loại cỏ xanh tươi hay dòng nước mát trong cách tốt nhất, nhưng người chăn thuê vẫn không quên bổn phận cung cấp thức ăn và nước uống cho đàn chiên. Phải chăng đã và đang có đó nhiều vị giảng dạy, cử hành các Bí tích, làm mục vụ… mà còn thiếu tấm lòng mục tử?


Bai 18_JPG_02.jpg


Tiếp đến chúng ta cùng nhận diện những điểm khác biệt giữa người chăn thuê và vị mục tử. Đây là nội dung muốn chia sẻ. Hy vọng rằng khi trực kiến với hình ảnh mang tính phản diện thì chúng ta dễ giật mình hơn, không chỉ với những người đang trong phận vụ mục tử mà còn với cả những người trong danh phận con chiên.


1.Làm chỉ vì tiền: Mục đích nhắm của bất cứ người làm thuê nào, nếu thực sự là làm thuê, thì đều vì tiền công. Người chăn thuê cũng có thể có tấm lòng với đàn chiên, nhưng ưu tiên số một vẫn là tiền công, dù là công nhật, công tháng, công năm hoặc hưởng lương theo sản phẩm.


2.Làm hết giờ hơn là làm hết việc: Trong thân phận người làm thuê thì người ta rất mong đến giờ tan sở. Giả như người làm thuê nếu có làm hết việc thì ít khi hết lòng. Nếu người làm thuê làm ăn lương theo sản phẩm thì có đó chuyện làm hết sức, nhưng làm cách công tâm và hết tình thì chưa hẳn có. Trái lại, nếu đúng là mục tử thì có thể nhiều khi làm không hết việc, thậm chí có khi không được việc trước mắt, nhưng luôn thực thi hết lòng.


3.Không quan tâm đến chiên ngoài đàn: Đây là một điều tất yếu đương nhiên. Đã là làm thuê thì ít có ai thích dài tay với những việc xem ra không quá đòi buộc phải làm hoặc có xao nhãng hay không làm cũng chẳng bị trừ lương. Đã là mục tử thì không thể quên lời của Thầy chí thánh, Giêsu: “Ta còn nhiều chiên ở ngoài đàn…”


4.Không bao giờ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì chiên: Cần thú nhận rằng chẳng có ai dại gì tự nguyện bị thiệt thân vì những gì không thuộc về mình. Khi thấy sói đến người chăn thuê sẵn sàng bỏ chiên để giữ lấy mạng sống mình (x.Ga 10,12). Chuyện hiến dâng mạng sống vì chiên xem ra chẳng hề có trong tâm trí của người chăn thuê. Trái lại, đây là điểm không thể thiếu để thẩm định ai mới là mục tử.


Bai 18_JPG_05.jpg

Bai 18_JPG_06.jpg


Đọc lịch sử Giáo Hội và với chút luận suy thì chúng ta có thể khẳng định rằng đã và có thể đang có đó “kẻ trộm, kẻ cướp” trong vai mục tử. Thế nhưng đó chỉ là số rất nhỏ và rồi đoàn tín hữu cũng có thể dễ dàng phát hiện hạng người đến chỉ nhằm giết hại đàn chiên, hoặc nếu họ có ngụy trang cách khéo léo thì “cây kim lâu ngày trong bọc cũng sẽ lộ ra”. Trái lại sự nhập nhằng đen trắng giữa mục tử với kẻ chăn thuê thì hầu như rất khó nhận diện cả với đàn chiên và có thể với cả các đấng bậc trong vai vị mục tử.


Với bốn điểm đồng và bốn điểm dị, thầm mong khi phân biệt mục tử với người chăn thuê, chúng ta thêm xác tín rằng ngoài việc cần thiết cầu nguyện liên lỉ cho các mục tử trong Giáo Hội, thì đang còn đó nhiều việc đáng làm và nên làm. Cũng hy vọng rằng một số mục tử nào đó trong Giáo Hội, dù chưa hẳn xứng danh mục tử tốt lành nhưng không phải là những người chăn thuê. Và mong sao không hề có những kẻ chăn thuê đang mang danh mục tử.


Bai 18_JPG_04.jpg


Dù rằng ngay cả bậc thánh nhân được liệt vào hàng các Thánh Mục Tử thì không một ai thực sự là mục tử chính danh chính phận. Chỉ một mình Chúa Giêsu mới đích thực là mục tử. Dù là bậc cao trọng và đạo hạnh trong Hội Thánh thì vẫn tồn tại hai tính phần mục tử và chăn thuê nơi các đấng bậc. Mong sao phần tính chăn thuê chỉ là phần chiếm tỷ lệ rất nhỏ nơi con người và đời sống các ngài. Nếu phần tính chăn thuê đang là 30-50% hay quá bán thì quả là đáng quan ngại. Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn đoàn chiên của Ngài sống và hành xử như “đoàn cừu của Panurge”, mà là như đoàn Dân Thiên Chúa trưởng thành, đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm, luôn tích cực cộng tác với ơn Chúa để dệt xây những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong.

Hẹn gặp lại 

  GachNgang.png

BBT CGVN

unread,
May 13, 2022, 1:24:34 AM5/13/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com


 THÔNG BÁO TIN GIẢ:

“BẤT NGỜ TÒA THÁNH LÊN TIẾNG TÌNH HÌNH CHA ANTÔN ĐẶNG HỮU NAM”


TinGia_01.jpg


 

WHĐ (13.5.2022) - Trong những ngày vừa qua, có thông tin lan truyền trên mạng xã hội và các kênh tin về nội dung cuộc gặp giữa Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski và Đức Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long tại Toà Giám mục Vinh ngày 17 tháng 2 năm 2022. Đây là các trang tin không thuộc quyền sở hữu của giáo phận hoặc giáo hội Công giáo tại Việt Nam.

 

Đối với các thông tin này, Đức Tổng Marek Zalewski và Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long xác định đây là thông tin không đúng sự thật.


TinGia_02.jpg


 

Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam




  GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 53 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 53 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
May 16, 2022, 5:09:36 AM5/16/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật V Phục Sinh, năm C

TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG MỚI

Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ


Bai 70_JPG.jpg



Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3ljAshf

 

“Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”. (Kh 21, 5a).


Bai 70_JPG_01.jpg


Một doanh nhân kể về một nhà kho mà anh ta rao bán; đó là một toà nhà hoang phế cần sửa chữa. Ngày kia, một người đến mua; chủ nhà đau lòng nói, “Tôi sẽ cử một đội thợ để sửa chữa và dọn sạch rác”. Người mua nói, “Hãy quên việc sửa chữa! Khi mua nơi này, tôi sẽ xây dựng một thứ hoàn toàn khác. Tôi không muốn toà nhà; tôi muốn khu đất!”. So với sự đổi mới mà Thiên Chúa nghĩ đến, những nỗ lực cải thiện linh hồn của chính chúng ta cũng tầm thường như việc sửa chữa những gì đã hư hỏng. Một khi đã thuộc về Chúa, mọi sự sẽ đổi mới. Ngài làm mọi thứ trở nên mới mẻ. Tất cả những gì Ngài muốn là linh hồn và “giấy phép” xây dựng!


Bai 70_JPG_02.jpg


Kính thưa Anh Chị em,


“Tất cả những gì Ngài muốn là linh hồn và giấy phép xây dựng!”. Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay bất ngờ mời chúng ta xét xem, liệu Chúa Phục Sinh đã có giấy phép sử dụng mảnh đất linh hồn chúng ta chưa? Nói cách khác, bạn đã trải nghiệm cuộc sống mới trong Chúa Phục Sinh năm nay thế nào? Hay đơn giản, nó chỉ lướt qua như lễ Phục Sinh của những năm trước!


Bai 70_JPG_03.jpg


Từ “mới” xuất hiện nhiều lần trong các bài đọc hôm nay. Công Vụ Tông Đồ nói đến những “Môn Đệ mới”, “Hội Thánh mới” mà Phaolô và Barnaba thiết lập; Khải Huyền nói đến “trời mới, đất mới”; “Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”. Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến “một Điều Răn Mới!”. Dĩ nhiên, nói đến “mới” thì phải có cái “cũ”. Theo Phaolô, “cũ” là những nếp nghĩ, lề luật, trật tự… mang tính tự nhiên, trần tục; những gì chưa được Chúa Phục Sinh chạm vào. “Mới” là ‘trải nghiệm cuộc sống mới’ trong Ngài; một điều gì đó có thể đến sớm hay muộn trong đời của một người. Với một vài vị thánh, trải nghiệm đó xảy ra, sau một thời gian dài buông thả; như Augustinô, Ignatiô Loyola hay như Charles de Foucauld, hôm nay được Đức Phanxicô tuyên phong hiển thánh! Với một số khác, nó đến tương đối sớm hơn; như Têrêxa Lisieux, như Carlo Acutis! Với hầu hết chúng ta, trải nghiệm này là một điều gì đó có thể xảy đến theo từng thời điểm; đó không phải là trải nghiệm xảy ra chỉ một lần, nhưng nhiều lần, ở các giai đoạn khác nhau; mỗi lần mỗi đưa chúng ta đến một mức độ hiểu biết hơn, sâu sắc hơn và cam kết hơn.


Bai 02_JPG_01.jpg

Bai 02_JPG_02.jpg


‘Trải nghiệm cuộc sống mới’ theo Thánh Kinh là trải nghiệm sự hoán cải, trải nghiệm sự trở về, tiếng Hy Lạp gọi là “metanoia”. Đó là thay đổi căn bản về tầm nhìn, về những ưu tiên trong cuộc sống; nó có nghĩa là mặc lấy những thái độ mới, giá trị mới, tiêu chuẩn mới về tương quan của tôi với Chúa, với người khác; và thực sự, với toàn bộ môi trường sống mà tôi đang dự phần.


Bai 02_JPG_03.jpg


Vậy, thông điệp mới mẻ Chúa Giêsu mang đến là gì? Tôi cần giữ kỹ Mười Điều Răn và sống đạo đức? Không hẳn thế! Tôi phải đi xưng tội hằng tuần? Không hẳn thế! Hoặc phải vận dụng hết sức để chỉ yêu mến Thiên Chúa? Đáng ngạc nhiên, cũng không! Điều mới mẻ Chúa Giêsu dạy chúng ta là yêu người khác; và hơn thế nữa, yêu họ như Ngài yêu chúng ta! Cựu Ước bảo, phải yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn… và yêu tha nhân như chính mình; Chúa Giêsu đã thêm ‘một yếu tố mới’ là yêu người khác theo cách mà Ngài đã yêu chúng ta, yêu cho đến chết trên thập giá; đó chính là ‘trải nghiệm cuộc sống mới’ theo cách của Ngài. Ngạc nhiên thay! Đây là cách yêu giống Chúa Giêsu nhất, cũng là lối dẫn đến ‘tình yêu vĩ đại nhất’ mà một người có thể thể hiện; đó là buông bỏ mạng sống vì người khác, với cả kẻ thù. Ngài đã trải nghiệm sâu sắc sự đau khổ mang tính cứu độ này; cứu độ tôi, cứu độ thế giới; vì yêu tôi, vì yêu thế giới!


Bai 70_JPG_04.jpg


Anh Chị em,

“Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”. Lời hứa này nên hiện thực khi Thiên Chúa phục sinh Con của Ngài. Bước vào nấm mồ, Chúa Kitô mang theo những lở loét, thương tích, tàn dư sự ác của nhân loại. Ngài đã chôn vùi trong mồ tất cả những sự dữ ấy; nhờ đó, một mầm sống mới tái sinh. Khi trỗi dậy, Ngài đã thổi vào tâm hồn chúng ta Thần Khí mới, gieo vào linh hồn một mầm sống mới. Nhờ mầm sống ấy, Thiên Chúa ban ân sủng để chúng ta được biến đổi từ bên trong, ‘trải nghiệm cuộc sống mới’ ngay trong thực tại trần gian. Thế nhưng, Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do con người, nên điều đó chỉ được thực hiện nếu chúng ta quảng đại trao cho Ngài ‘giấy phép xây dựng’. Chớ gì chúng ta không ngừng hoán cải, lấy Chúa Kitô làm chuẩn mực cho mọi suy nghĩ, thái độ, và hành vi; để qua chúng ta, mọi người nhận ra tình yêu hiến tế của Ngài!

Bai 02_JPG_05.jpg


Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để có thể ‘trải nghiệm cuộc sống mới’, xin Thánh Thần Chúa trước hết, soi rọi cho con nhìn thấy những gì là cũ kỹ trong con; cho con sẵn sàng để Ngài thiêu đốt chúng!”, Amen.


Bai 02_JPG_04.jpg


 

(lời nhắn: mọi người đều có thể yêu cầu được nhận bài suy niệm ngắn gọn tương tự của cùng tác giả trong mỗi ngày, xin liên lạc qua email: minhan...@gmail.com – xin cảm ơn).


Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

Hẹn gặp lại 



  GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 53 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 53 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
May 17, 2022, 11:45:44 PM5/17/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

 

 

Tôi gánh tội Ađam hay tôi đang là Ađam?

 

Kính thưa Quý Vị,


BBT CGVN rất hân hạnh và vui mừng được giới thiệu với Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và mọi người:

Tác phẩm thứ hai của Sr Cảnh Tuyết, OP. Gs. Thánh Kinh của Học Viện Công Giáo, HĐGMVN, vừa được phát hành với tựa đề: “Tôi gánh tội Ađam hay tôi đang là Ađam?”.

• Kích thước: 12 x 18 cm

• Số trang: 230

   Giá: 42,000₫

Bia_Adam_Small.png



Tham khảo tại đây:

https://ducbahoabinhbooks-osp.com/toi-ganh-toi-adam-hay-toi-dang-la-adam/

LIÊN HỆ:

Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình – Dòng Thánh Phaolô Thiện Bản (OSP)

Địa chỉ: Số 1 Công Xã Paris, P.Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

- Điện thoại: 0938.037.175 - (028)3.8250.745

- Email: nsachduc...@gmail.com

THỜI GIAN LÀM VIỆC

* Thứ 3 đến Chủ Nhật

Sáng : 08:00 - 11:30

Chiều: 14:00 - 17:30

* Thứ 2: Đóng cửa

 

 

Lời Giới Thiệu của Đức Cha Giuse Đỗ Quang Khang, Gs Thánh Kinh.


Sách Sáng Thế, đặc biệt là 11 chương đầu, có thể được hiểu như là một sưu tập các mẩu chuyện mang tính bình dân, dễ đọc, dễ hiểu nhưng lại chất chứa trong đó những chân lý đức tin. Thế nên, nếu độc giả không đọc với một phương pháp tiếp cận đúng mực thì thật khó để có thể nhận ra những chân lý mà qua các câu chuyện ấy Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người.


Nữ tu Agnes Cảnh Tuyết, qua cuốn sách với tựa đề ‘TÔI GÁNH TỘI AĐAM HAY TÔI ĐANG LÀ AĐAM?’, đã thử đề nghị cho chúng ta một chìa khóa giúp tiếp cận các câu chuyện trong sách Sáng Thế để có thể lãnh hội các chân lý đức tin. Phương pháp mà tác giả muốn đề nghị với chúng ta đó là người đọc Kinh Thánh ‘nhập cuộc’ để nghe những lời trong Kinh Thánh đang ngỏ với chính mình”.


Với lối trình bày ngắn gọn dưới dạng những câu hỏi thưa thật đơn giản và ngắn gọn nhưng không kém phần sâu sắc, cách lập luận có nền tảng và logic, tác giả như muốn dẫn độc giả vào trong từng vấn đề mà sách Sáng Thế đặt ra qua các câu chuyện kể, để từng bước từng bước một hiểu ra những chân lý đức tin được chất chứa trong đó.


Bên cạnh việc giúp độc giả gợi mở những nút thắt của vấn đề, tính thời sự cũng được tác giả đặc biệt chú trọng khi độc giả được mời gọi lý giải những vấn đề vốn rất cổ xưa nhưng trong bối cảnh của một cuộc sống đang rất hiện đại.


Chắc chắn cuốn sách là một gợi mở thật hữu ích và lý thú cho những ai đang thao thức kiếm tìm chân lý qua những trang Lời Chúa của Sách Sáng Thế.


Hiểu biết thêm về mặt kiến thức giáo lý suy tư hơn trong lãnh vực đức tin – đó chính là hai điều mà độc giả sẽ dễ dàng thủ đắc được qua mỗi trang nội dung của cuốn sách này.


X Giuse Đỗ Quang Khang

Giám mục Phó Gp. Bắc Ninh

********


Ghi chú: Tác phẩm thứ nhất của Sr Cảnh Tuyết, OP. do Nhà Xuất Bản Bayard phát hành, được xem như phần Nhập Môn Kinh Thánh, với tựa đề khá hấp dẫn: “Những điều được viết trong Kinh Thánh có thật không? Phải chăng Thiên Chúa thời Cựu Ước tàn bạo hơn thời Tân Ước?”.


NhungDieu_Small.jpg

Ai cần, có thể liên hệ NXB: BAYARD VIỆT NAM

VPGD: 41F/16 Đặng Thuỳ Trâm - Phường 13 - Quận Bình Thạnh - Tp HCM

Điện thoại: 0868 080 504

Email: phongp...@bayardvn.com

Hoặc mua online:

https://tiki.vn/nhung-dieu-duoc-viet-trong-kinh-thanh-co-that-hay-khong-p54045620.html


Xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN


  GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 54 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 54 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
May 20, 2022, 7:03:57 AM5/20/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

 

  

Lễ Mừng Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.


Cha Huy (6x9).jpg


 

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Quý Vị,

 

Với tất cả tấm lòng biết ơn sâu xa đối với một Cha giáo đã suốt đời hy sinh tận tụy trong nhiệm vụ Đào Tạo Nhân Sự cho Giáo Hội Việt Nam, và trong vai trò cố vấn cho BBT CGVN chúng con suốt gần 18 năm qua, chúng con hân hạnh kính báo đến mọi người tin vui về ngày Mừng Kim Khánh Linh Mục của Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.

Trong dịp này, niềm vui còn được nhân lên gấp nhiều lần khi Cha giáo Micae-Phaolô cùng với một số thành viên thuộc họ hàng huyết tộc và linh tộc cùng mừng chung nhân dịp Kỷ niệm Thụ Phong Linh Mục, Khấn Dòng 70 năm, 50 năm, 25 năm…

Chúng con hân hạnh được gởi đến mọi người Thiệp Mừng và cũng là Thiệp Mời để kính xin hiệp thông cầu nguyện.

Lễ Mừng Tạ Ơn do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên chủ sự (lễ phục vàng), sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ ngày 18/06/2022 tại: Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, số 32 Kim Long, Phường Kim Long, TP Huế.

 

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

01.jpg

02.jpg


 

Vài dòng tâm tình của Cha Micae-Phaolô:

“MỘT NGÀY QUI TỤ, LIÊN ĐỚI, HIỆP HÀNH, CÙNG DÂNG LỜI TẠ ƠN THIÊN CHÚA, CÁM ƠN GIÁO HỘI, CÁM ƠN GIA ĐÌNH, CÁM ƠN NHAU VÀ CÁM ƠN MỌI NGƯỜI LIÊN HỆ ĐÃ GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ THẮP SÁNG CHO CUỘC ĐỜI CON ĐƯỢC NHƯ NGÀY HÔM NAY.

VỚI GIỚI RĂN MỚI CỦA CHÚA GIÊSU CHO CÁC MÔN ĐỆ: CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG CÁC CON, XIN CHÚA GIÚP CON NGÀY CÀNG BIẾT VÂNG THEO Ý CHÚA ĐỊNH LIỆU TRONG MỌI SỰ, CHẤP NHẬN VÀ YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC NHƯ HỌ LÀ, CHỨ KHÔNG NHƯ CON MONG HỌ LÀ, VÌ CHÚNG CON THẾ NÀO THÌ CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG CON NHƯ THẾ ẤY, VÀ CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG CON CHO ĐẾN CÙNG”.

 

Lm Micae-Phaolô TRẦN MINH HUY, PSS.

 


  GachNgang.png

BBT CGVN

unread,
Jun 6, 2022, 7:33:17 AM6/6/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

 

CHÚA THÁNH THẦN TRONG 7 BÍ TÍCH

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,
         Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.


Bai 22_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3xsnnbt

 

 Khi học về bí tích Giải Tội, giảng khoá mà tôi học xưa kia đã đặt cho lời mở một cái tựa gây sốc: “Quyền kinh khủng.” Quyền kinh khủng đây là quyền tha tội. Anh em tha tội cho ai,người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, người ấy bị cầm buộc. Đúng là một quyền kinh khủng, vì là một người phàm mà con người linh mục phàm nhân kia có quyền tha cho các tội nhân, mà tội là phạm đến Chúa, không phải chúa Trịnh chúa Nguyễn ở Đàng Trong Đàng Ngoài, mà là Chúa Tối Cao, Chủ Tể trời đất. Đúng là “quyền kinh khủng.” Ta thử tưởng nghĩ xem có một thường dân nào đó được phép để tha cho một người xúc phạm nặng đến vua, đến tổng thống không?

Nhưng mà người linh mục được quyền này, nhờ một Ngôi Vị: Ngôi Ba. “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, người ấy được tha” (Ga 20, 22-23). Chúa Giêsu mà không “thổi hơi” để ban Thánh Thần, thì chẳng ai thổi được bất cứ gì, dẫu chỉ một hạt bụi, tức tội mọn!


Bai 22_JPG_01.jpg


Chúa Thánh Thần có vai trò rất rất quan trong trong đời sống giáo hội, ấy vậy mà đã rất nhiều năm, nhiều thế kỷ, giáo hội Latinh (Roma) quên lãng Ngài, không hề nhắc đến Ngài trong các bí tích, trong Thánh Lễ (trong khi đó, giáo hội Chính Thống, GH Công giáo Đông Phương vẫn đặt Chúa Thánh Thần ở một vị trí rất cao, vì quả Ngài có “quyền kinh khủng” lắm!).

Chúng ta cứ bắt đầu với bí tích Giải Tội, vì bài Tin Mừng hôm nay đang nói về. Mãi tới năm 1973, giáo hội Latinh mới đưa Chúa Thánh Thần vào công thức tha tội.

“Chúa là Cha hay thương xót, đã dùng sự chết và sự sống lại của Con Chúa mà giao hoà thế gian với Chúa và đã ban Thánh Thần để tha tội. xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho anh ơn tha thứ và bình an, vậy tôi tha tội cho anh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”

Công thức cũ trải dài nhiều thế kỷ chỉ nhắc tới Chúa Cha và Chúa Giêsu ở ngôi thứ ba: xin Chúa Giêsu Kitô tha tội cho anh (mặc dầu cũng có công thức chính với Chúa Thánh Thần nhưng chỉ như là “dấu thánh giá” chứ không nói rõ công việc: “Tôi tha tội cho anh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”)

Bí tích Xức Dầu Thánh, xem như em của bí tích Giải Tội, xem như bí tích trợ tá cho bí tích Giải Tội, trước đây cũng không hề nhắc gì tới Chúa Thánh Thần. Công thức cũ là : Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa tha thứ mọi tội người này phạm do mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nói, tay chân đụng chạm (tức tha các tội do ngũ quan : thính, thị, xúc, vị, khứu giác). Công thức mới là: “Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ ông; để Ngài giải thoát ông khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa ông và thương làm cho ông được thuyên giảm.”

Trong Thánh Lễ, việc lãng quên vai trò của Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hoá, rất đáng tội! Trải qua nhiều nhiều thế kỷ, Lễ Qui Rôma không hề nhắc gì đến Chúa Thánh Thần (dẫu có nhắc trong “chính nhờ Người, với Người …”, nhưng cũng như một cách làm dấu thánh giá vậy thôi!). Còn nay, sau Công Đồng và khi canh tân lại Thánh Lễ, lúc đặt tay là nài xin Chúa Thánh Thần:


Bai 22_JPG_02.jpg


Vì thế lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa, dùng ơn Chúa Thánh Thần thánh hoá của lễ này, để trở nên cho chúng con Mình và Máu (KNTT 2) (“trở nên” là bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ năm 2005. Còn Sách Lễ Roma năm 1992, thì dịch thẳng “biến thành”). Chính Chúa Thánh Thần biến bánh và rượu thành Mình và Máu. Nghi Lễ Chính Thống và Công Giáo Đông Phương hiểu và thực hành như vậy. Đọc lời khẩn nài Chúa Thánh Thần xong (tiếng chuyên môn gọi là epiclesis) là bánh rượu “biến thành” Mình Máu Chúa ngay, chứ không như trong Nghi Lễ Latinh (Tây Phương) phải đợi tới lúc đọc lời tường thuật, “Này là Mình Thầy” “Này là Máu Thầy” thì bánh rượu mới thành Mình Máu.

Các bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức, Truyền Chức, nhắc đến Chúa Thánh Thần là điều đương nhiên, nhất là bí tích Thêm Sức được xem là hàng hiệu của Ngài với bảy ơn Chúa Thánh Thần, nên dễ hiểu và khó có thể bỏ quên Thánh Thần. Thánh Tẩy, tức rửa tội, nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần, thì chính Chúa Thánh Thần cho ta được phép gọi Chúa là Cha. Truyền Chức thì cần Chúa Thánh Thần nhiều để soi sáng hướng dẫn…, nên Chúa Thánh Thần không bị quên lãng.

Còn Hôn Phối thì sao, Chúa Thánh Thần bị quên lãng nhiều nhất, nhất là tại Việt Nam. Bởi lễ nghi thức hôn phối sau Công Đồng Vatican II, có 2 lần sửa, mãi tới 1991 mới có bản mẫu II, và Việt Nam ta thì gần 20 năm sau nữa mới dịch ra, tức áp dụng từ lễ Phục Sinh 12-4-2009, trong đó các lời chúc hôn mới nhắc tới Chúa Thánh Thần:


Bai 22_JPG_03.jpg


1. “Xin đổ ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các tôi tớ Chúa để nhờ có tình yêu Chúa chan hoà trong tâm hồn, các tôi tớ Chúa được bền lòng chung thuỷ với nhau trong giao ước hôn nhân.”

2. “Chúng con nài xin Chúa đoái thương giơ tay trên các tôi tớ Chúa đây là anh Giuse A và chị Maria B và tuôn đổ xuống tâm hồn họ sức mạnh của Thánh Thần

3. “Xin tuôn đổ chan hoà phúc lành của Chúa trên chị B và bạn trăm năm của chị là anh A, xin Chúa dùng quyền lực Thánh Thần Chúa từ trên cao đốt nóng tâm hồn anh chị, để khi vui hưởng sự trao hiến cho nhau trong hôn nhân, anh chị biết dùng con cái điểm tô cho gia đình và làm cho Hội Thánh được thêm phong phú.”

(Những ai cử hành hôn phối trước đây, chẳng phải xa xôi gì từ năm 2009 trở về trước, là thiếu vắng Chúa Thánh Thần trong lời chúc hôn, chắc có lẽ phải làm lại!)

Vậy là trong 7 bí tích, 3 bí tích “bà con” với Chúa Thánh Thần (Thánh Tẩy, Thêm Sức, Truyền Chức) có nhắc tới Chúa Thánh Thần là dĩ nhiên, còn 4 bí tích kia: Xức Dầu Bệnh Nhân, Thánh Thể, Giải Tội, và nhất là Hôn Phối, việc đưa Chúa Thánh Thần vào là chậm lắm, mãi “rất” sau này mới đưa vào!


Bai 22_JPG_04.jpg


Bây giờ ta quay lại bài Tin Mừng với bí tích Giải Tội.  “Hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai, người đó được tha.”

+ Linh mục Bernado thuộc hội Giáo Hoàng Thừa Sai người Ý truyền giáo tại Hongkong kể lại rằng: trong một ngày thứ sáu tuần thánh, sau khi nói về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá và ơn tha thứ của Chúa, ngài giải thích về ý nghĩa của bí tích Giải Tội và kêu gọi mọi người xưng tội để cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa. Sau nghi lễ, có một người Hồi giáo đến gặp ngài và nói như sau:

-Thưa cha, tôi muốn xưng tội để được ơn tha thứ.

Vị linh mục giải thích rằng, vì chưa được rửa tội, ông không thể lãnh nhận bí tích Giải Tội, nhưng người tín hữu Hồi giáo nài nỉ:

-Thưa cha, trong Hồi giáo của chúng tôi không có sự tha tội, nhưng tôi cảm thấy cần phải được Chúa tha thứ và có được một dấu chỉ về sự tha thứ của Ngài. Cha liền chúc lành cho người tín hữu Hồi giáo và sau đó người này trở thành người con của Chúa. Từ ngày đó người ấy nói rằng anh ta luôn được sống trong sự bình an.

+ Tại Đại Hàn, nơi có nhiều tín đồ Phật Giáo trở lại Công Giáo, Giáo Hội đã làm một cuộc thăm dò với một câu hỏi rất vắn tắt như sau: “Tại sao bạn trở lại và chọn Giáo Hội Công Giáo?” Một bác sĩ nổi tiếng trong Nước đã trả lời như sau: “Trở lại là một mầu nhiệm và có nhiều động lực thúc đẩy. Một trong những động lực mãnh liệt nhất đó là sự kiện trong Giáo Hội Công Giáo vị linh mục nhân danh Chúa để tha thứ tội lỗi. Đối với tôi, đây là một khám phá vĩ đại nhất. Trong Phật Giáo không có sự tha thứ, tuy có những nghi thức thanh tẩy, có việc cúng tế và cầu kinh, nhưng không có ai tha tội cả. Người tín đồ Phật Giáo vì có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế cho nên suốt đời bị dằn vặt dưới gánh nặng tội lỗi của mình. Khi tôi biết rằng, Giáo Hội Công Giáo nhân danh Chúa tha thứ tội lỗi cho tôi, tôi hiểu được niềm tin này mang lại cho tôi những gì.

Hãy nài xin Chúa Thánh Thần, Đấng cùng với Chúa Kitô hành động trong các bí tích, xin Chúa Thánh Thần hãy “hành động” trong chúng ta để mỗi người chúng ta xứng đáng gọi Chúa là Cha của mình. Amen.

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm –

Hẹn gặp lại

 


  GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 56 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 56 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Jul 24, 2022, 7:19:49 AM7/24/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com



Tác phẩm:

“Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác” 

thuong-cho-den-cung_Small.jpg


 

IMPRIMATUR

CỦA ĐỨC TỔNG GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH

TỔNG Giám Mục TỔNG Giáo Phận HUẾ

Linh.jpg




“Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác”

Giá:125,000₫

• Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, PSS

• Loại bìa: Bìa mềm

• Kích thước: 16 x 24 cm

• Số trang: 464

THỜI GIAN LÀM VIỆC

* Thứ 3 đến Chủ Nhật

Sáng : 08:00 - 11:30

Chiều: 14:00 - 17:30

* Thứ 2: Đóng cửa

LIÊN HỆ

Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình

Địa chỉ: Số 1 Công Xã Paris, P.Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

- Điện thoại: 0938.037.175 - (028)3.8250.745

- Email: nsachduc...@gmail.com

Tham Khảo:

https://ducbahoabinhbooks-osp.com/thuong-cho-den-cung-doi-linh-muc-thua-tac/



Linh_HuyHieu.jpg


LỜI GIỚI THIỆU

Của Đức TỔNG GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH

TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

 

Cùng quý vị độc giả thân mến,

Tôi hân hạnh trân trọng giới thiệu tập sách THƯƠNG CHO  ĐẾN  CÙNG  ĐỜI  LINH  MỤC  THỪA  TÁC  của  Linh mục Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Linh mục Xuân Bích Việt Nam, hiện đang hưu dưỡng tại Giáo xứ Kim Long, thuộc Tổng Giáo phận Huế.

Ngay sau khi thụ phong linh mục năm 1972, ngài đã sáng lập chương trình “Cho một tương lai tốt đẹp hơn”, với mục đích tạo điều kiện cho trẻ em nghèo may tiến thân, nhất những em muốn dâng mình cho Chúa không ai hỗ trợ.

Nhờ ân nhân bạn nhiệt tình ủng hộ, chương trình của cha sau một thời gian rất ngắn, đã lan toả khắp nơi, cả trong lẫn ngoài Tổng Giáo phận Huế. Hai mươi bốn năm hoạt động mục vụ của ngài luôn hiện trường để ngài thể hiện tấm lòng quảng đại đối với những người không khả năng xây dựng tương lai.

Kết quả hàng chục linh mục, nữ tu cả một giám mục đã đạt tới đích nhắm cuộc đời nhờ được cha tận tuỵ trung thành đồng hành.

Năm 1996, cha gia nhập hội Xuân Bích. Theo ý bề trên, cha tạm đình chỉ chương trình “Cho một tương lai tốt đẹp hơn” để dành trọn tâm lực cho việc đào tạo chủng sinh, linh mục. Sứ mệnh này rất thuận lợi cho ngài ngài đã từng đi tu nghiệp Pháp, Philippines nhiều năm. Cũng nhờ vốn liếng phong phú dồi dào, ngài đã viết nhiều bộ sách chuyên đề trong lãnh vực đào tạo. Uy tín càng ngày càng nâng cao, ngài được mời thuyết giảng trong nhiều cộng đoàn dòng tu học viện. Môi trường hoạt động thay đổi, đa phương, đa dạng nhưng “Cho một tương lai tốt đẹp hơn” lúc nào cũng tâm niệm của ngài.

Bạn đọc sẽ chia sẻ được trăn trở, thao thức ấy qua tác phẩm THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC bạn đang trong tay. Ý của tác giả muốn dùng tập sách này làm quà tặng nhân dịp Kim Khánh Linh mục (1972-2022). Tuổi đời đã 83, lại thêm đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Ngoài Chúa ra, không ai biết đời Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy sẽ ra sao. Nhưng điều chắc chắn ước nguyện của ngài vẫn mãi mãi : “Yêu cho đến cùng”.


Huế ngày 02/07/2022

Linh.jpg



 

LỜI TỰA

Của Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN ĐỆ, SDB Giám Mục Thái Bình

 

Cùng quý độc giả, cách riêng các nhà giáo dục, đào tạo, huấn luyện, các Cha Giám đốc Chủng viện, các cha giáo, các cộng tác viên, ân nhân, đang âm thầm hay công khai, trực tiếp hay gián tiếp dấn thân cho việc gieo mầm, ươm cây, huấn luyện các chủng sinh linh mục tương lai cho Giáo hội, Giáo phận, Dòng tu tại các Đại Chủng viện, Tiểu Chủng viện, Tu viện, Học viện, Nhà dòng, Nhà Thử, Nhà Tập, thân mến.

Trước hết tôi muốn nói lên niềm vui hãnh diện, tự hào về một người anh linh mục, người bạn, người thầy, cha giáo, nhà tu đức linh hướng, giải tội rất thân thiện, đạo đức, đầy ngưỡng mộ, kính trọng, yêu mến của tôi đối với Cha Micae-Phaolo Trần Minh Huy PSS, tác giả tập sách “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC”, nhiều tác phẩm khác!

Tôi đã sống gần gũi thân thiện với Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy PSS hơn 10 năm, tại Tòa Giám mục Giáo phận Bùi Chu (4 năm) Giáo phận Thái Bình (6 năm), nên khi được ngài ngỏ ý nhờ viết lời giới thiệu tập sách “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC”, tôi nhận lời ngay.

do vừa để chia vui, chúc mừng, cầu nguyện cho Cha Micae- Phaolô nhân dịp đại lễ Kim Khánh 50 năm Linh mục, vừa để tri ân, cảm ơn biểu dương lòng tận tụy, hy sinh, quảng đại cống hiến tài năng sức lực Ngài dành cho tôi Giáo phận Thái Bình cũng như nhiều Giáo phận khác, Dòng tu khác!

Về ý nghĩa nội dung, mục đích của cuốn sách “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC”, Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, đã nói trong lời tựa: nay, chuẩn bị mừng 50 năm linh mục tuổi đời 83, tôi viết tập sách THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC này, như một di sản tinh thần để lại gợi nhắc một chút kinh nghiệm đời linh mục thừa tác cho các đàn em, trong tinh thần Giáo Hội Hiệp Hành.”

Tôi rất tâm đắc với tựa đề nội dung tác phẩm này “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC” đây tâm điểm, đỉnh cao của toàn thể mầu nhiệm cứu độ của Chúa Giêsu Kitô: “Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng bạn hữu mình” (Ga 15,9-17).

Mục đích chủ yếu của tập sách “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC” cũng được Cha Micae-Phaolo tổng lược như sau: ‘Chủ yếu tổng hợp lại một số đề tài tôi đã được may mắn chia sẻ với nhiều linh mục đoàn, Chủng viện Dòng tu ở Bắc, Trung, Nam Tây Nguyên Việt Nam. Tôi xin hết lòng tạ ơn Chúa, cảm ơn các Đức Cha Giáo phận, các Bề Trên Chủng viện các Dòng Tu Nam Nữ đã mời và tạo mọi điều kiện thuận lợi nâng đỡ tôi thi hành sứ vụ. Tôi cũng cảm ơn các Cha, các Thầy các Tu nam nữ đã chịu khó nghe tôi, cả những điều thể khó nghe nữa”.

Nhiều người, trong đó tôi, rất tâm đắc biết ơn Cha Micae- Phaolô rất nhiều khi đọc sử dụng các tác phẩm của Ngài cho việc dạy học, huấn đức, giảng thuyết, tĩnh tâm cho các linh mục, phó tế, chủng sinh tu v.v. Nhờ các tác phẩm, tài liệu, tập sách quý giá của Ngài như các tác phẩm :

     Thương cho đến cùng đời Linh mục thừa tác

     Đào tạo người đào tạo nhân bản Kitô giáo

     Đào tạo trưởng thành nhân bản Kitô giáo đời tu

     Đào tạo tự đào tạo thiêng liêng của các Linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

     Nhà đào tạo tâm huyết sứ vụ đào tạo hôm nay

     Để được đào tạo tự đào tạo nên Linh mục Giáo phận như Chúa Giáo hội mong ước

     Tân Phúc âm hóa bản thân Tu Cộng đoàn

     Sống tốt ơn gọi Linh mục trong bối cảnh Phúc âm hóa

     Linh mục sống thực thi mục vụ Lòng Chúa Thương xót

     Tình cảm tính dục trong đời sống sứ vụ của Linh mục ngày nay

     còn nhiều tác phẩm khác

Tất cả đều nói lên trái tim mục tử đầy yêu thương, đã thương thương đến cùng! Cha Micae-Phaolo Trần Minh Huy, nhà đào tạo đầy tâm huyết, không chỉ nói viết còn sống, thực hành, thương bằng hành động, bằng việc cống hiến cả đời cho Chúa Kitô, cho Hội Thánh của Người, cho các Giáo phận, cho Hội Xuân Bích, cho các Chủng viện, Dòng tu...

“THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG” nguyên nhân, do, động cơ, động lực, vui mừng hy vọng, thập giá vinh quang của 83 năm cuộc đời 50 năm linh mục của Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy. Cả đời, Ngài chỉ biết “thương Chúa, thương Hội Thánh, thương Xuân Bích, thương Giáo phận, thương Chủng viện, thương Dòng tu, thương tất cả, thương cho đến hơi thở cuối cùng!”

Cha Micae-Phaolo Trần Minh Huy kính mến,

Không còn lời chúc phúc nào tuyệt diệu hơn để chúc mừng Cha nhân dịp đại lễ Kim Khánh 50 năm Linh mục 83 năm cuộc đời của Cha, bằng chính Lời Chúa Giêsu :


     “Hỡi đầy tớ tốt lành trung tín trong việc nhỏ, Ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi.” (Mt 25,14-30)

     “Anh em hãy vui mừng hớn hở, phần thưởng dành cho Anh em trên trời thật lớn lao!” (Mt 5,12)

 

De.jpg

Thái Bình 02/06/2022

Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB Giám mục Giáo phận Thái Bình


 

LỜI GIỚI THIỆU

của Đức Tổng Giuse NGÔ QUANG KIỆT Nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội

 

Một lần nữa chúng ta gặp lại cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS, trong một tác phẩm mới: THƯƠNG CHO

ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC.

Một tựa đề hết sức cảm động tác giả suy nghĩ về thời điểm nghỉ ngơi sau 50 năm thi hành tác vụ Linh mục. Xin Chúa thương cho đến cùng một lời cầu nguyện đầy xúc cảm. Như Thánh vịnh 70: Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng. Chớ bỏ rơi khi sức lực suy tàn” (Tv 70, 9).

Xin Chúa xót thương bản thân, nhưng tác giả cũng “thương cho đến cùng” cuộc đời các linh mục đang thi hành nhiệm vụ. Đời sống dâng hiến vốn đã khó khăn. Lại gặp phải thời kỳ khủng hoảng. Nên càng đáng thương hơn nữa.

Thương yêu không chỉ cảm tính. Nhưng biến thành hành động. Đặc biệt suy để tìm ra phương dược chữa trị những nguyên nhân gây nên khủng hoảng đau khổ cho các linh mục hiện nay. thế tác giả dày công phân tích những nguyên nhân sâu xa từ trong tâm đến ngoài hội. Từ thiếu đào tạo đến thiếu đồng hành. Từ yếu đuối của xác thịt đến âm mưu sâu xa của ma quỷ. Để rồi đề ra một chương trình chữa trị tận căn. Bằng đời sống nhân bản. Bằng đào tạo trưởng thành tình cảm. Trên hết bằng đời sống thiêng liêng kết hợp với Chúa.


Rất thời sự, hiệp hành được coi giải pháp ngăn ngừa chữa trị hữu hiệu cho các căn bệnh hiện nay.

Nhưng trên hết phải là cuộc sống cầu nguyện kết hợp với Chúa. Khi đã nghỉ ngơi công việc mục vụ, linh mục phải dành nhiều thời giờ với Chúa cho Chúa. Bỏ hết mọi công việc để chỉ tìm Chúa mà thôi.

Như một bản chúc thư. Như một lời nhắn nhủ cuối cùng. Như một món quà trao tặng. như tâm huyết một đời của một tâm hồn linh mục luôn tha thiết với việc đào tạo, đồng hành chữa trị cho các tâm hồn linh mục. Tác phẩm THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC xứng đáng được nhiệt tình đón nhận. thế tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này.

 

Kiet.jpg


Châu Sơn đầu tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu 2022

 

 

+ Giuse Ngô Quang Kiệt Nguyên TGM Nội


 

NHẬN XÉT

của Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN VIÊN Giám Mục Phụ Giáo Phận Vinh

 

Cha kính quý,

     Con đã nhận được sách ‘Thương Cho Đến Cùng Đời Linh Mục Thừa Tác’ Thiệp Mời của cha.

Nếu cha không mời thì con vẫn đi mà! Con rất hân hạnh được hiện diện trong ngày đặc biệt của cha bởi con cũng ‘sản phẩm’ của chương trình ‘Cho Một Tương Lai Tốt Đẹp Hơn’ của cha. Xin Thánh Thần Chúa luôn đồng hành hướng dẫn cha trên mọi nẻo đường.

Cảm tạ Chúa đã ban cho cha dồi dào hồng ân trong đời sống linh mục. Cha ‘bắt đầu muộn’ so với ‘một số linh mục khoa bảng khác’, lại phải mang bệnh tật, nhưng cha đã đi xa hơn nhiều lắm!

Thành quả 9 cuốn sách rất quý để lại cho các thế hệ, nhất các linh mục. Vào một số nhà nguyện hay nhà xứ, thỉnh thoảng con thấy sách của cha, con mừng lắm!

     Xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành hướng dẫn cha luôn mãi.

Con,

Pet. Nguyễn Văn Viên


 

 

NHẬN XÉT

 

của Đức Cha Phêrô NGUYỄN KHẢM Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho

 

Kính thăm Cha giáo,

Con mới nhận được quyển sách của cha “Thương cho đến cùng đời linh mục thừa tác”. Biết bao tâm huyết cha đặt vào đây chắc chắn đây hành trang quý giá cho các linh mục. Con xin hết lòng cảm ơn cha đã gửi cho con quyển sách này.

 

+ Phêrô Nguyễn Khảm


 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu của Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh 5

Lời tựa của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ.... 7

Lời giới thiệu của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt  11

Nhận xét của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên 13

Nhận xét của Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm. 14

Lời nói đầu.................................................... 27

 

Phần Thứ Nhất

CÁC THÁCH THỨC CHO ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

Chương Một:

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT............................. 31

 

Chương Hai: NHỮNG BIỂU LỘ THIẾU

TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN..................... 35

1.                         Những lời than phiền............................. 35

2.                         Các nguyên nhân xa gần........................ 36

3.                         Một số nguyên nhân khác...................... 40

 

Chương Ba:

CÁC CƠN KHỦNG HOẢNG.......................... 43


1.                            Khủng hoảng ĐỨC TIN....................... 44

2.                            Khủng hoảng QUYỀN BÍNH................ 47

3.                            Khủng hoảng về VÂNG LỜI................. 48

4.                            Khủng hoảng TÌNH HUYNH ĐỆ........... 50

5.                            Khủng hoảng TÌNH CẢM & TÍNH DỤC 54

Chương Bốn:

NHỮNG GẬP GHỀNH TRÁI NGANG

VỀ TÌNH CẢM TÍNH DỤC............................. 59

I.                  Những Gập Ghềnh

Tình Cảm Và Tình Dục.................................. 60

1.                            Trước khi vào Chủng Viện/Dòng Tu..... 60

2.                            Khi đã vào Chủng Viện/Dòng Tu.......... 62

3.                            Trong suốt dòng đời sống sứ vụ mục vụ 66

4.                            Cách ứng xử đúng đắn: Chia tay.......... 67

II.                   Biết Quản Giới Tính Của Mình........ 69

III.                    Những Nguyên Hướng Dẫn........... 71

Chương Năm:

CƠN KHỦNG HOẢNG GÂY THIỆT HẠI NHẤT:

NẠN LẠM DỤNG TÌNH DỤC........................ 75

I.                   Trình Bày Tổng Quát............................ 75

II.                   Các Nguyên Nhân Đưa Tới Lạm Dụng 80

1.                            Sự thiếu trưởng thành nhân bản toàn diện 80

2.                            Khát vọng thỏa mãn nhu cầu tâm lý..... 80

3.                         Do thiếu khả năng quản giới tính của mình    80

4.                         táy máy chân tay......................... 81

5.                         vấn đề về tính dục đồng tính............. 81

6.                         Chủ nghĩa giáo trị............................... 83

7.                         Thần thánh hóa thái quá linh mục.............. 83

8.                         Thiếu đồng hành thiêng liêng.................... 84

9.                         Suy thoái tương quan thiêng liêng............. 85

10.                        Thiếu đời sống nội tâm cầu nguyện..... 86

11.                        Do dữ kiện tâm sinh hấp dẫn tính dục. 86

12.                        Não trạng bảo vệ chế....................... 86

13.                        Sự quấy phá của ma quỷ...................... 87

14.                        Thiếu phương thế bảo vệ........................ 87

15.                        Thiếu mở lòng ra để được giúp đỡ kịp thời      87

16.                        Cạm bẫy của thế gian........................... 88

III.               Các Thiệt Hại Do Nạn Lạm Dụng Tình Dục   88

1.                         Về nhân sự........................................... 88

2.                         Về vật chất............................................ 89

3.                         Về uy tín lòng tin............................... 89

IV.                Các Biện Pháp Quyết Liệt Của Giáo Hội       91

1.                         Đối với giáo lạm dụng......................... 91

2.                         Đối với những linh mục con............... 92

3.                         Đối với giám mục lạm dụng hay bao che. 93

4.                         Hủy bỏ mật Tông tòa.......................... 94

5.                         Lực lượng đặc nhiệm............................ 95


V.                    Những Can Thiệp Cường Điệu Nguy Hiểm      96

1.                            Bản báo cáo của Giáo hội Công giáo Pháp     96

2.                            Bản báo cáo lạm dụng tình dục tiến trình công nghị Đức 98

3.                            Tình hình các giáo hội địa phương khác       101

4.                            Lửa đỏ đổ thêm dầu:

Việc TGM Michel Aupetit từ chức các hệ quả 103

VI.                    Suy Về Tính Thời Thế Của Các Biện Pháp     106

1.                            Nguyên tắc chỉ đạo............................... 106

2.                            Thời tội phạm tình dục được coi thể sửa chữa       106

3.                            Thời tội phạm tình dục được coi không thể sửa chữa  107

4.                            Hậu quả của các biện pháp theo tính thời thế     108

VII.                   Tự Bản Thân Tích Cực Giải Quyết Tận Gốc Rễ  108

VIII.                    Kết Luận............................................ 114

 

Phần Thứ Hai:

CÁC GIẢI PHÁP BỞI NỖ LỰC BẢN THÂN

 Chương Một:

SỰ TRƯỞNG THÀNH TOÀN DIỆN,


NHÂN BẢN VÀ THIÊNG LIÊNG................. 119

I.                   Nhận Định Tổng Quát......................... 119

II.                   Tiền Đề Quan Trọng Về Trưởng Thành 120

III.               Trưởng Thành Nhân Bản Toàn Diện.. 123

1.                         Trưởng thành nhân bản nói chung........... 123

2.                         Trưởng thành nhân bản Kitô giáo.......... 128

3.                         Trưởng thành nhân bản đời tu................. 130

Chương Hai:

SỐNG TRƯỞNG THÀNH CÁC NHU CẦU

TÂM CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI........ 135

I.                Nhu Cầu Tình Yêu................................. 135

II.               Nhu Cầu Thân Mật............................... 136

III.               Các Loại Thân Mật Của Linh Mục/Tu Sĩ        137

IV.                Nhu Cầu Hạnh Phúc........................... 139

Chương Ba: SỐNG TỐT TÌNH BẠN KHÁC PHÁI

CỦA LINH MỤC............................................ 143

I.                Nhận Định Và Đặt Vấn Đề..................... 143

II.               Tương Quan Với Người Nữ Nói Chung 145

III.               Tương Quan Với Nữ Tu...................... 145

IV.                Tương Quan Với Bạn Khác Phái Đời Thường       149

1.                         Đối với bạn gái Công giáo..................... 149

2.                         Đối với bạn gái không Công giáo.......... 150

V.                Tương Quan Với Các Góa Phụ............ 150

VI.                Các Giải Pháp Ứng Xử Tốt Đẹp.......... 151

1.                            Tương quan với mẹ chị em ruột của mình     151

2.                            Coi cụ như mẹ thiếu nữ như chị em       151

3.                            Nhìn cách ứng xử của Chúa Giêsu........ 152

4.                            Quyết liệt dứt khoát chia tay.................. 154

5.                            Phát huy tình huynh đệ tích linh mục.. 156

Chương Bốn: SỐNG TRIỆT ĐỂ

LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC....................... 159

I.                   Bản Chất Sứ Vụ Linh Mục

Theo Nghi Thức Truyền Chức...................... 159

1.                            Giáo của Công đồng Vatican II.......... 159

2.                            Giám mục khẳng định với giáo dân........ 160

3.                            Giám mục chủ phong nhắc nhở tân chức. 160

4.                            Các cam kết của tân chức..................... 162

5.                            Lời hứa vâng phục của tân chức.............. 162

6.                            Kinh cầu Các Thánh............................. 163

7.                            Đặt tay lời nguyện truyền chức............ 163

8.                            Mặc lễ phục linh mục............................ 165

9.                            Xức dầu thánh..................................... 165

10.                            Trao chén thánh hôn bình an........... 165

II.                   Truyền Thống Không Thay Đổi Của Giáo Hội      166

III.                   Ý Nghĩa Lợi Ích Của Độc Thân Khiết Tịnh      171

Chương Năm: SỐNG CAO ĐỘ TÍCH THÁNH THỂ   177

Chương Sáu: SỐNG TỐT SỨ VỤ GIẢNG LỄ. 189

1.                         Đặc tính bài giảng lễ............................. 189

2.                         Tính cách một bài giảng lễ tốt................ 189

3.                         Bối cảnh phụng vụ của bài giảng lễ........ 191

4.                         Những điều kiện người giảng lễ phải có. 192

5.                         Nội dung của bài giảng lễ...................... 192

6.                         Những lời nói làm trái tim bừng cháy...... 194

7.                         Chuẩn bị bài giảng lễ............................ 195

8.                         Sứ mệnh làm thầy dạy Lời Chúa........... 199

Chương Bảy: SỐNG TỐT BÍ TÍCH GIẢI TỘI ‒

TÍCH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT........... 203

1.                         Linh mục ý thức về sứ vụ của mình........ 203

2.                         Tính quan trọng cấp bách của tích Giải Tội  205

3.                         Thừa tác viên hối nhân....................... 206

4.                         Việc xưng tội nhân tiến đức.......... 209

5.                         Cha giải tội tốt theo ĐTC Phanxicô....... 210

6.                         Những vấn đề nhạy cảm....................... 212

7.                         Việc dốc lòng chừa giúp đổi đời hữu hiệu 216

8.                         Các mẫu gương tuyệt vời về cha giải tội. 217

9.                         Đề nghị một bản xét mình..................... 218

Chương Tám: SỐNG TỐT SỨ VỤ MỤC TỬ 227

1.                         Mục tử mục vụ hay dịch vụ kẻ chăn thuê?  227

2.                         Các đối tượng ưu tiên của sứ vụ mục tử hôm nay     231

3.                         Chia sẻ tâm hồn mục tử với Chúa Giêsu 242

4.                         Cách linh mục xử với đoàn chiên...... 243

Chương Chín: LINH MỤC ĐỒNG HÌNH ĐỒNG DẠNG

VỚI CHÚA KITÔ MỤC TỬ NHÂN LÀNH...... 253

1.                          Định hướng tổng quát.......................... 253

2.                          Đời sống nội tâm cầu nguyện................ 254

3.                          Lòng nhân ái........................................ 256

4.                          Sự nhạy bén mục vụ............................. 260

5.                          Tinh thần phục vụ................................. 265

6.                          Tinh thần khó nghèo............................. 268

7.                          Sống quyền bính vâng lời đích thực..... 272

Chương Mười:

SỐNG NGUỒN HỖ TRỢ THIÊNG LIÊNG.... 277

1.                            Buông mình theo Chúa Thánh Thần...... 277

2.                            Sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria...... 283

3.                            Ôm ghì lấy thánh giá Chúa Giêsu.......... 287

Chương Mười Một: SỐNG ĐỜI CẦU NGUYỆN

KẾT HIỆP VỚI CHÚA.................................... 293

1.                            Dẫn nhập............................................. 294

2.                            Lợi ích của thinh lặng........................... 296

3.                            Các trở ngại giải pháp...................... 300

4.                            Ý nghĩa lợi ích của cầu nguyện......... 307

Phần Thứ Ba:

GIẢI PHÁP BỞI CÁC TƯƠNG QUAN HIỆP HÀNH TRONG GIÁO HỘI

Chương Một: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................... 325

Chương Hai: HIỆP THÔNG HIỆP HÀNH NỀN TẢNG

VỚI THIÊN CHÚA........................................ 329

1.                         Hiệp thông hiệp hành với Chúa trong Kinh Thánh     329

2.                         Hiệp thông hiệp hành trong căn tính linh mục    332

3.                         Hiệp thông hiệp hành trong tích Thánh Thể  335

4.                         Hiệp thông hiệp hành bằng đời sống nội tâm    336

Chương Ba: HIỆP THÔNG HIỆP HÀNH PHẨM TRẬT VỚI ĐỨC THÁNH CHA ĐẤNG BẢN QUYỀN  343

1.                         Hiệp thông hiệp hành phẩm trật theo Vaticanô II       343

2.                         Hiệp thông hiệp hành phẩm trật trong Giáo Hội 346

3.                         Hiệp thông hiệp hành giữa giám mục linh mục 349

4.                         Bài học hiệp thông hiệp hành từ đàn ngỗng trời   355

Chương Bốn: HIỆP THÔNG HIỆP HÀNH HUYNH ĐỆ

GIỮA CÁC LINH MỤC................................. 359

1.                         Hiệp thông linh mục theo Vaticanô II..... 359

2.                         Tình huynh đệ tích của linh mục......... 361

3.                         Hiệp hành giữa cha sở/cha phó............. 363

4.                         Hiệp hành giữa người tiền nhiệm/kế nhiệm 364

5.                         Hiệp hành giữa thế hệ già thế hệ trẻ... 366

6.                         Sống hiệp hành chỉ bảo huynh đệ........ 369

7.                         Nỗ lực làm người linh mục đích thực...... 371

8.                         Đời sống hiệp hành tăng sức mạnh....... 373

Chương Năm: HIỆP HÀNH VỚI DÂN CHÚA

TRONG SỨ VỤ DƯỠNG GIÁO.................... 377

1.                            Hiệp hành với dân chúa theo Vaticanô II 377

2.                            Hiệp hành trong sứ vụ linh mục............. 380

3.                            Hiệp hành trong phục vụ nhân ái............ 382

4.                            Hiệp hành trong phục vụ tích............. 385

5.                            Linh mục tự vấn về sứ vụ hiệp hành......... 386

6.                            Những hỗ trợ xây dựng hiệp hành........... 390

Chương Sáu:

HIỆP HÀNH VỚI THẾ GIỚI

TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO................... 397

1.                            Lối sống mục vụ hiệp hành.................... 397

2.                            Linh mục sống hiệp hành giữa thế gian.... 401

3.                            Sống tính ngôn sứ để đánh thức thế giới 402

4.                            Ra khỏi chính mình, đi đến vùng ngoại biên 404

5.                            Hiệp hành trong sứ vụ truyền giáo........... 407


 Phần Thứ Tư:

ĐI CHO ĐẾN HOÀN TẤT

 Chương Một:

NHỮNG CHẶNG DỪNG CHÂN QUAN TRỌNG:

KIM KHÁNH NGÂN KHÁNH LINH MỤC.. 413

1.                            Nhìn lại kiểm tra hành trang........... 413

2.                            Để xác tín hơn hành trình ơn gọi........ 421


Chương Hai: NHỮNG TÂM TÌNH THIẾT YẾU

ĐỂ MỪNG KIM-NGÂN KHÁNH................. 429

1.                         Tâm tình BIẾT ƠN............................. 429

2.                         Tâm tình XIN LỖI.............................. 431

3.                         Tâm tình THA THỨ........................... 434

4.                         Tiến trình bốn bước tâm thiêng liêng

để tha thứ.................................................... 436

5.                         Tâm tình CẦU CHÚC........................ 439

6.                         Tâm tình CẦU NGUYỆN................... 439

Chương Ba:THỜI GIAN TÌM CHÚA

HƠN CÔNG VIỆC CỦA CHÚA.................. 441

1.                         Hệ quả của việc chỉ tìm công việc của Chúa   441

2.                         Tính ưu tiên của việc tìm kiếm chính Chúa 442

3.                         Điều hợp giữa chính chúa công việc của Chúa   445

Chương Bốn: CHUẨN BỊ

CHUYẾN HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG....... 449

1.                         Cái va-li của con................................ 449

2.                         Năng nghĩ đến cái chết giờ chết của mình  451

3.                         Hãy nhìn cái chết với lòng trông cậy... 452

4.                         Người ta chết như người ta đã sống.. 455

LỜI CẢM ƠN.............................................. 461

CÁC SÁCH CỦA CÙNG TÁC GIẢ.......... 467


 LỜI NÓI ĐẦU

T ơn Chúa, tôi đang vào những ngày chuẩn bị mừng Kim Khánh Linh Mục (1972 2022). Khi thụ phong linh mục,

dựa vào hành trình cuộc đời 32 năm thăng trầm đã qua, tôi chọn khẩu hiệu đời linh mục của tôi CHỈ LÒNG CHÚA THƯƠNG. Khi mừng Ngân Khánh Linh Mục, thời gian gia nhập Hội Linh Mục Xuân Bích đi học tại Pháp, được đồng tế Thánh lễ tiếp kiến Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, tôi viết cuốn sách TÌNH YÊU THIÊN CHÚA LÊN TIẾNG GỌI. Khi được hai cha sở kế nhiệm tôi vùng Dưỡng Mong - Diêm Tụ - Trung - Trường Lưu tôi đã coi sóc 24 năm liền, ưu ái mời về thăm tham dự lễ hai ngài tổ chức mừng 45 linh mục của tôi, sau 21 năm xa cách đoàn chiên cũ, tôi viết tập sách nhỏ CHÚA VẪN THƯƠNG. nay, chuẩn bị mừng 50 năm linh mục tuổi đời 83, tôi viết tập sách THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC này, như một di sản tinh thần để lại gợi nhắc một chút kinh nghiệm đời linh mục thừa tác cho các đàn em, trong tinh thần Giáo Hội Hiệp Hành.

THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC chủ yếu tổng hợp lại một số đề tài tôi đã được may mắn chia sẻ với nhiều linh mục đoàn, Chủng viện Dòng Tu Bắc, Trung, Nam Tây Nguyên Việt Nam. Tôi xin hết lòng tạ ơn Chúa, cảm ơn các Đức Cha Giáo phận, các Bề trên Chủng viện các Dòng Tu Nam Nữ đã mời tạo mọi điều kiện thuận lợi nâng đỡ tôi thi hành sứ vụ. Tôi cũng cảm ơn các Cha, các Thầy các Tu nam nữ đã chịu khó nghe tôi, cả những điều thể khó nghe nữa.

Thật ra đây một lời cầu nguyện tha thiết xin Chúa thương tôi cho đến cùng giúp tôi cũng thương Chúa cho đến cùng, vì thánh Phaolô đã xác quyết không ai có thể tách biệt tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô, nhưng tôi nhận thấy những lúc chúng ta đã để ai đó hay cái đó thể tách biệt Đức Kitô ra khỏi tình yêu cuộc đời của chúng ta. Lời cầu nguyện tha thiết này tôi cũng hướng tới các anh em linh mục, chủng sinh, tu nam nữ, nhất những vị đã sẽ nghe tôi hay đọc sách của tôi, nhất là trong thời gian hưu dưỡng nhiều thời gian hơn để cầu nguyện và sống với Chúa. Chính chiều kích cầu nguyện quan trọng này, tôi hữu ý chen vào các đề tài trình bày những lời cầu nguyện thích hợp, để chúng ta thể dừng lại cầu nguyện xin thêm năng lượng ánh sáng cần thiết để tiếp tục hành trình.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng, hướng dẫn, biến đổi thực hiện cho đến kiện toàn những Ngài đã thương khởi sự với chúng ta, cho chúng ta qua chúng ta.

 

Linh mục Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS Kỷ niệm Kim Khánh Linh Mục (1972-2022)



  GachNgang.png


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 63 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 63 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

BBT CGVN

unread,
Aug 1, 2022, 12:28:02 AM8/1/22
to



Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com


  

MỪNG MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI: 

HIỆP THÔNG - THAM GIA - TRUYỀN GIÁO:

  

1_Logo.jpg

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và  Quý Vị,


Ngày 15.08.2022 Hội Thánh toàn cầu long trọng Mừng Kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, đó cũng là dịp Tạ Ơn của BBT CGN chúng con sau đúng 18 năm tham gia truyền thông, và truyền thông ở đây luôn được hiểu là phương tiện để truyền giáo, và vì thế tự bản chất của công việc đã được gói gọn trong khẩu hiệu của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” (COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION). 18 tuổi là đánh dấu thời điểm rất quan trọng cho một em thiếu niên bước vào tuổi trường thành với nhiều thách đố và hy vọng.

Với thân phận thật bất xứng, chúng con xin được hiệp cùng Hội Thánh để dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa về những gì đã làm được, dù rất nhỏ bé và khuyết điểm; cùng với lòng thống hối tạ lỗi về những gì đã làm sai hoặc không đúng ý Chúa, hay chưa thể vừa lòng anh chị em mình. Chúng con chân thành cảm ơn Quý Cha, Quý Tu Sĩ và anh chị em giáo dân đã tham gia cộng tác với chúng con trong gần 20 năm qua, và nay rất nhiều Vị đã an nghỉ trong Chúa. Xin hãy nhớ nhau luôn mãi.

Để Mừng Kính Mẹ và đồng hành cùng Hội Thánh, nhất là tại quê nhà Việt Nam rất nhiều nơi còn thiếu thốn mọi sự, chúng con có đặt in một số lượng lớn sách Quà Tặng Tin Mừng, nhưng lần in này chúng con chỉ có thể tài trợ một phần kinh phí với hy vọng những nơi nào cần có Sách để làm Quà Tặng cho nhau, mọi người có thể chia sẻ một phần chi phí với chúng con là 25.000VNĐ/ 1 cuốn QTTM và chúng con sẽ gởi Sách qua bưu điện về tận nơi. Sau khi nhận được Sách, quý vị có thể gởi tiền qua tài khoản cho chúng con sau. Xin lưu ý là dù ít dù nhiều, chỉ cần 1 cuốn chúng con cũng sẽ rất vui mừng để phục vụ tận tình như là phục vụ chính Chúa vậy. Sách dày 544 trang, khổ 11,3 x 17,6 cm.


2_Sach.jpg


 

Về vật chất thì cuốn sách nhỏ bé này chẳng đáng là gì, nhưng lại chứa đựng những giá trị vĩnh cửu cho mọi thời và mọi người, chúng con tin rằng nó rất phù hợp để làm quà tặng cho người thân trong các dịp như Thêm Sức, Rước Lễ Lần Đầu, Khấn Dòng, Chịu Chức, Mừng Hôn Phối, Thượng Thọ, Phần thưởng Giáo Lý… (chúng con cũng xin lưu ý là theo đúng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta sẽ TẶNG nhau món quà ý nghĩa này để làm “bạn đồng hành” cho người được nhận, chứ không phải chỉ là để lại trong nhà thờ hay trong lớp giáo lý và chỉ cho nhau mượn để đọc)

Ngoài ra đối với những nơi quá khó khăn, cần có Sách để tặng cho bà con, xin quý vị cũng cứ liên lạc với chúng con để biết rõ hoàn cảnh của nhau, chúng con sẽ tìm kiếm các ân nhân giúp đỡ sau.

Với quý ân nhân xa gần lâu nay đã từng giúp đỡ chúng con mỗi người một tay để chúng con đã có thể phát hành được 80 ngàn Sách QTTM, nay nếu có thể được xin hãy tiếp tục hỗ trợ chúng con, để Lời Chúa đến được với hết mọi người. Giáo Xứ giàu giúp Giáo Xứ nghèo, Giáo Phận giàu giúp Giáo Phận nghèo.

Xin vui lòng tuỳ chọn cách nào thuận tiện nhất cho Quý Vị, để có thể cùng chúng con thực thi Ý Chúa.

 

1. Gởi qua Ngân Hàng ACB: 

Chủ Tài Khoản: NGUYỄN VĂN HẢI. Số Tài Khoản: 2144457

Asia Commercial Bank (ACB) – SWIFT CODE: ASCBVNVX

442 NGUYEN THI MINH KHAI, Q3, HCMC, VIETNAM

 

2. Gởi Cô Sandy Vũ (nhờ chuyển cho BBT)

4094 Mira Loma way,

San Jose CA 95111 - USA

Email: san...@yahoo.com    Phone: 408-420-0040

 

3. Gởi Luật Sư NGUYỄN CÔNG BÌNH (nhờ chuyển cho BBT)

SanJose - Email: lsnguyen...@gmail.com   Phone: 408-833-8297

 

Xin chú ý: 

Nếu Quý Vị có nhu cầu lấy biên nhận để khai thuế, xin vui lòng liên lạc Luật Sư Bình hoặc Cô Sandy theo thông tin ngay bên trên. 

 

Ngoài ra nếu có thể được, xin cũng nhắn tin qua email hoặc điện thoại cho Ban Biên Tập để chúng con dễ dàng theo dõi và có dịp được viết thư cám ơn Quý Vị. 

Điện Thoại của Ban Biên Tập: 0938 108 306

Email: conggia...@gmail.com 

 

Lời Tri Ân

 

Có Tình Yêu: nối nhịp cầu Nhân Ái

Cơm Yêu Thương với Quà Tặng Tin Mừng

Cảm tạ Lòng Từ Thiện Quý Ân Nhân

Từ khắp chốn xa gần muôn vạn nẻo

Mẹ về Trời trong tâm tình thấu hiểu

Kính chúc mọi người mạnh khoẻ bình an

Mong chung tay vun đắp Tấm Lòng Vàng

Hồng Ân Chúa mãi dành cho dư dật.

 

BBT CGVN

 

3_LogoDTC.jpg

 

 “Mise­rando Atque Eligendo”

“Được Xót Thương và Tuyển Chọn”

“Niềm vui  TIN MỪNG tràn ngập tâm hồn và trọn cuộc sống

của những người gặp gỡ Chúa Giêsu”.

4_ChuKtDTC.jpg

+ Phanxicô

 

TRUYỀN GIÁO  bằng  Quà Tặng TIN MỪNG:

Sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Roma 06.04.2014

 

 

5_LogoDTLinh.jpg


Lời Giới Thiệu của Đức Tổng Giám Mục
Giuse Nguyễn Chí Linh

 

Huế, Chúa Nhật Phục Sinh 21/04/2019        

 

Bạn đọc thân mến,

 

Bạn đang có trên tay cuốn “Quà Tặng Tin Mừng” do Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam  thực hiện với sự giúp đỡ của Quý Ân Nhân xa gần. Không phải do ngẫu nhiên mà bạn đã nhận được món quà này. Từ năm 2014, không bao lâu sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã có sáng kiến tặng sách Lời Chúa cho khách hành hương và kêu gọi mọi người hãy làm như ngài, để Lời Cứu Độ mỗi lúc được vang xa hơn.

 

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, anh chị em BBT CGVN và các vị ân nhân đã đem hết tâm lực để đưa “Quà Tặng Tin Mừng” đến với mọi người, mọi nơi không phân biệt thành phần xã hội và tôn giáo. Chỉ sau một thời gian ngắn, những đợt phát hành đầu tiên đã trao tặng hết, nên phải liên tục tái bản. Tôi tin rằng sẽ còn nhiều đợt tái bản nữa, nếu mỗi người chúng ta đều vào cuộc tiếp tay với niềm hăng say đã thúc đẩy Đức Thánh Cha Phanxicô.

 

Ngài gọi đây là “Sách Tin Mừng Bỏ Túi” (hay "Phúc Âm Bỏ Túi"), vì nó gọn nhẹ, có thể mang theo đi bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Cũng như khách du lịch cần phải có người hướng dẫn hoặc có bản đồ để đi đúng đường, người Kitô Hữu cũng cần có Lời Chúa làm cẩm nang soi dẫn đường đời.

 

Tôi cầu chúc BBT CGVN và tất cả mọi người đều trở thành “Người Chuyển Quà của Thời Đại Phanxicô”. “Quà Tặng Tin Mừng” chắc chắn sẽ luôn đi đôi với “Niềm Vui Tin Mừng” trên mọi cuộc hành trình mở rộng Nước Chúa.  

  

6_ChuKyDTLinh.jpg

 

Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

 

Lời Giới Thiệu của Đức Tổng Giám Mục
Giuse Vũ Văn Thiên

Quý độc giả thân mến,


Trong mối tương quan đời thường, chúng ta vẫn tặng quà và nhận quà. Tặng quà cho ai là tỏ lòng quý mến trân trọng đối với người đó. Việc trao và nhận quà góp phần nối kết tình thân, làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.

Chúa Giêsu là Quà Tặng của Chúa Cha cho nhân loại. Ngài ban tặng Con Một mình vì yêu thương thế gian (x. Ga 3, 16). Những ai đón nhận Quà Tặng này với đức tin và với tâm tình tri ân cảm tạ, sẽ được trở nên con Thiên Chúa (x. Ga 1, 12).

Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Mục Tử của Hội Thánh Công Giáo, đã có sáng kiến truyền giáo bằng “Quà Tặng Tin Mừng”. Quả thật, không có món quà nào cao quý hơn là chính Chúa Giêsu. Chính Ngài là Tin Mừng của Chúa Cha, là Ánh Sáng cho muôn dân và muôn thế hệ.

Để đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha, Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam đã phát hành và trao tặng nhiều chục ngàn cuốn Tin Mừng dạng bỏ túi (Gồm 4 Phúc Âm và Sách Công Vụ Tông Đồ). Quà Tặng Tin Mừng này đã được đón nhận với sự trân trọng, mang lại hiệu quả tốt lành, giúp người nhận suy niệm và Sống Lời Chúa.

Để kỷ niệm 5 năm sự kiện này, BBT CGVN tiếp tục chương trình Quà Tặng Tin Mừng, nhằm góp phần làm cho “niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và trọn cuộc sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu” – như lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã chúc phúc.

Tôi hân hạnh giới thiệu với quý độc giả xa gần Quà Tặng Tin Mừng quý giá này, với ước mong mỗi chúng ta được gặp gỡ Chúa qua Lời của Ngài, vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105).

Xin Chúa chúc lành cho tất cả Quý Vị.

Hà Nội, ngày 13 tháng Tư năm 2019
+ Giuse Vũ Văn Thiên


Tổng Giám Mục Hà Nội

 

 

Lời Giới Thiệu “Quà Tặng Tin Mừng”
của Đức Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Anh chị em thân mến,

Lời Chúa là lời ban ánh sáng chân lý cùng tình yêu thương và bình an của Chúa.

Ai đọc Lời Chúa hằng ngày sẽ đón nhận được ánh sáng chân lý và yêu thương cùng bình an của Chúa.

Đọc Lời Chúa hằng ngày, tôi cảm thấy đầu óc, con tim cùng cuộc sống tôi chan hoà ánh sáng chân lý cùng tình yêu thương của Chúa ban cho.

Cuộc sống chan chứa ánh sáng chân lý, yêu thương và bình an của Chúa, làm cho cuộc đời thường xuyên chan hoà hạnh phúc, vượt qua mọi ước mơ.

Con cảm tạ ơn Chúa. Xin Chúa mở rộng lòng trí cho con biết chia sẻ niềm hạnh phúc Chúa ban, chia sẻ cho mọi người: cho người thân thuộc, cho người đồng hành, cho người nghèo khổ phần xác cũng như phần hồn.

6 Bis Tôn Đức Thắng Tp. HCM, ngày 29.3.2019
+ Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Nguyên Tổng Giám Mục Tp. HCM

Lời giới thiệu của Đức Tổng Giám Mục
Giuse Ngô Quang Kiệt

Bạn đọc thân mến,

 

Quà Tặng có giá trị nhờ ba yếu tố: người tặng, quà tặng và ý nghĩa. Như thế QUÀ TẶNG TIN MỪNG có giá trị trổi vượt.

 

Vì người tặng là chính Thiên Chúa. Là Vua của các vua. Là Chúa của các chúa. Đây là người tặng cao quý nhất. Nhưng Ngài lại muốn tặng quà cho bạn. Bạn thật hạnh phúc. Bạn phải hãnh diện vì bạn được Thiên Chúa yêu thương trao tận tay cho bạn món quà của Ngài. Ở đây còn có thêm người chuyển quà là chính Đức Thánh Cha Phanxicô, một người chuyển quà trổi vượt. Đức Thánh Cha muốn chuyển đến bạn QUÀ TẶNG TIN MỪNG. Đó là món quà từ Thiên Chúa.

 

Vì quà tặng ở đây không phải là một món đồ nào đó. Nhưng là chính Lời Chúa. Thiên Chúa muốn ngỏ lời với bạn. Thiên Chúa ban tặng Lời Chúa cho bạn. Lời Chúa chính là Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa. Lời đã thành xác phàm. Để ở giữa chúng ta. Để chia vui sẻ buồn với chúng ta. Và còn hơn nữa Ngài đến để hy sinh mạng sống cho chúng ta. Đó thật là Lời Yêu Thương. Lời Yêu Thương này không chỉ nói bằng môi miệng, nhưng bằng cả cuộc đời, bằng chính mạng sống của Chúa Giêsu. Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu. Tình yêu đó đem lại cho bạn sự sống. Đó là thứ quí nhất trên đời.

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG có ý nghĩa lớn. Không chỉ ý nghĩa vì là Lời Yêu Thương của Thiên Chúa, vị chủ nhân cao quý siêu việt, ngỏ với bạn. Nhưng còn vì quà tặng đem đến cho đời bạn một ý nghĩa. Tin Mừng nói với bạn rằng bạn là một giá trị cao quý. Rằng cuộc sống bạn có giá trị vô song. Vì bạn được tạo dựng cho những điều vĩ đại. Rằng vận mệnh của bạn vượt xa những gì bạn có thể tưởng nghĩ. Chính vì thế mà Thiên Chúa quan tâm đến bạn. Lời Thiên Chúa được trao gửi đến bạn. Bạn thật là một người quan trọng.

 

Hãy cầm quyển sách này lên và hãy đọc. Vì đây là món quà Thiên Chúa gửi tặng bạn. Vì đây là Lời Yêu Thương Thiên Chúa muốn ngỏ với bạn. Và trong đó bạn sẽ khám phá thấy bạn cao quý biết bao!

 

Châu Sơn, Chúa Nhật màu hồng 2019

+ Giuse Ngô Quang Kiệt

Nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội

 

BBT CGVN

unread,
Sep 28, 2022, 9:17:25 AM9/28/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com


   

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XXVI Thường Niên, năm C

 

Tại sao Chúa không cho

người chết hiện về cảnh báo?

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,
Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.


Bai 26_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3LGSMgX

 

Dụ ngôn Lazarô và người phú hộ có thể có một ý mà chúng ta không đồng ý, là tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo. Chúa Giêsu  đặt vào miệng Abraham câu trả lời cho lời van xin của người giàu như sau: Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."

Ta không đồng ý, là bởi vì người chết hiện về nói, là hiệu quả chứ!  Môsê và các Ngôn Sứ thì xa xưa rồi, chắc họ nói cho ai chứ đâu phải cho mình, còn kẻ chết hiện về, đích thị là nói cho mình, mình tin ngay. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ. Nay đã thấy quan tài, mà là quan tài sống, tức người chết trong quan tài hiện về nói, chắc phải đổ lệ thôi. Vì nó sờ tới gáy của mình.

Bằng chứng hiện nay, khi nghe tin thấy Đức Mẹ khóc chỗ này, nhỏ lệ chỗ kia, ta ùn ùn kéo tới, vì xem đó như sứ điệp đụng tới ta, sống trong những ngày này. Còn Mẹ hiện ra “năm xưa trên cây sồi” thì là năm xưa rồi, lại còn “làng Fatima xa xôi, đâu có đụng gì, chạm gì tới gáy của ta đâu. Cho nên cũng là những lời kêu gọi hoán cải năm xưa 1917 của Mẹ Fatima, thì ta không nghe, nhưng nếu nó là giọt lệ hôm nay 2022, ta bị chạm ngay.

Cũng vậy, Mosê thì xưa rồi, Ngôn Sứ đã quá xa, ta quên hết, nhưng nếu kẻ chết, mới chết thôi hiện về, ta thấy gáy ta lạnh ngay, thay đổi lối sống tức thì. Thay được bao lâu không biết, nhưng chắc chắn là thay.

Nhưng tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh cáo? Chắc Ngài cũng có lý do mà ta thử tìm. Dĩ nhiên dụ ngôn người phú hộ và Lazarô không có ý dạy ta về điều này. Điểm chính vẫn là không được sống khép mình lại. Nhưng ta cứ thử tìm xem.

Giả như Chúa cho người chết hiện về. Dụ ngôn giảm nhẹ mức độ, bằng cách chỉ xin cho Lazarô hiện về, chứ nếu muốn hiệu quả, phải chính người phú hộ hiện về: với bộ quần áo rực lửa, thân hình đen đủi đớn đau, mặt phỏng độ chín, thì chắc phải hiệu quả hơn nhiều. Có lẽ người phú hộ đang mặc cả, nếu Chúa cho Lazarô về, ông sẽ nài thêm, “thôi để con về, con biết cách nói cho 5 anh em con hoán cải.” Nhưng xin cho Lazarô về đã không được, nên ông chẳng thể nài thêm.

1. Giả như Chúa cho người chết hiện về, và như chúng ta vừa phân tích, thế nào 5 anh em kia cũng sẽ sợ mà hoán cải. Chúng ta vừa nói chữ gì: “sợ. Họ sợ hãi và hoán cải. Họ sợ vì họ thấy quan tài, nên phải đổ lệ, chứ nếu không phải Lazarô, và nhất là không phải anh ruột của mình hiện về, chắc chắn họ cũng chưa, cũng không hoán cải đâu, vì chưa lạnh gáy. Khi làm điều gì vì sợ, thì không còn tự do, và vì thế cũng mất giá trị.

Một cô gái yêu chàng trai kia vì sợ, tình yêu đó đâu có giá trị. Chúa chẳng muốn người ta yêu Chúa, chỉ vì sợ hãi. Chúa chẳng muốn người ta tin Chúa, chỉ vì sợ hãi.

Trong một buổi diễn thuyết về tin có Chúa, một cử toạ đứng lên mạnh mẽ tuyên bố: Bằng chứng rõ nhất 'không có Chúa' đó là không có một kẻ nào tuyên bố không có Chúa, hoặc tệ hơn nữa, chửi rủa Chúa, mà bị Chúa cho sét đánh chết cả.

Giả như ai nói: “Làm gì có Chúa,” là bị cứng lưỡi 5 phút (phạt cảnh cáo! phạt vi cảnh!); còn ai dám cả gan chửi Chúa: Chúa đi chơi đâu rồi mà để tôi bị oan thế này! Hoặc, Chúa gì mà ác quá vậy, thất thiên thất đức quá! liền bị Thiên Lôi đạp ngã xuống đất...  Thì kết quả ra sao? Rất nhiều người sẽ tin vào Chúa, sẽ tin có Chúa. Nhưng tin vì sợ chứ không tin vì yêu. Chúa không muốn người ta tin Chúa, yêu Chúa, chỉ vì sợ, chỉ vì không còn con đường nào khác. Chúa đã dựng nên con người có tự do, thì Chúa cũng tôn trọng tự do của con người, kể cả tự do không tin Chúa, tự do đi vào hoả ngục.

Vậy là ta tạm tìm lý do, tại sao Chúa không cho kẻ chết hiện về cảnh cáo người sống, vì Chúa không muốn người ta hoán cải chỉ vì sợ hãi.


Bai 26_JPG_03.jpg


2. Tuy nhiên, cũng có thể nương theo lý luận của dụ ngôn, rằng kẻ chết có về, họ cũng chẳng sợ. Ta thử đưa một ví dụ:

Ai chẳng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Hoặc mạnh hơn, ma tuý là kẻ giết người. Ấy vậy mà vẫn cứ lao vào. Nếu bạn mình chết vì hút thuốc, chết vì nàng tiên nâu, thì mình sợ, bỏ vài bữa, hay hơn nữa là bỏ nửa tháng, rồi có khi lại lăn bừa vào lại ngay. Cho nên làm vì sợ, không vững bền; và trên bình diện Đạo, làm vì sợ, yêu vì sợ chẳng có giá trị gì.

Dụ ngôn từ chối cho người chết trở về cảnh báo, bằng cách đưa ra câu trả lời: "Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, chúng cứ nghe lời các vị đó". Vâng, người ta luôn luôn đòi một dấu chỉ khác thường. Ta hãy nghe Phúc Âm thuật: "Ông hãy làm cho chúng tôi một phép lạ để chúng tôi tin"... "Ông hãy gieo mình từ nóc đền thờ xuống đi." “Ông hãy xuống khỏi thập giá, nếu ông là Con Thiên Chúa” Chúng tôi tin liền ! Một số Kitô hữu luôn luôn tiếp tục dựa vào những phép lạ và những lần hiện ra. Người giầu xin cho Ladarô hiện về. Thế nhưng, sự sống lại của Ladarô bằng xương bằng thịt, em trai của Mátta và Maria ở Bêtania không những không thuyết phục được những người Pharisêu và các giáo trưởng, mà con thúc đẩy họ có quyết định loại trừ Chúa Giêsu (x. Ga 11,45-53), và cả loại trừ Lazarô nữa! (x. Ga 12, 10) Lazarô là người chết sống lại đó, có ai sợ đâu.

Con đường chân chính duy nhất đến với đức tin không phải là một phép lạ nhãn tiền, mà là sự khiêm nhường lắng nghe Lời Chúa (qua lời Môsê và các Ngôn Sứ).


Bai 26_JPG_01.jpg


Chúng ta sẽ hiểu sâu hơn với lời giải thích dụ ngôn Lazarô và phú hộ của thánh Gioan Kim Khẩu qua lời van xin của thánh nhân: "Tôi xin anh em, quỳ xuống chân anh em mà nài xin, anh em hãy ăn năn, hãy sám hối mà trở về với Chúa, hãy sống tốt lành hơn, trong khi chúng ta còn hưởng được quãng thời gian vắn này, để chúng ta không phải than khóc cách vô ích như người giàu kia khi chúng ta chết, và khi mà những tiếng khóc than chẳng đem lại một an ủi nào. Vì ngay cả khi chúng ta có một người cha, người con, một người bạn hay bất cứ một nhân vật nào đi nữa có thế giá bên cạnh Chúa, không ai có thể giải cứu chúng ta khỏi những hành động của chúng ta, chính chúng ta kết án chúng ta."

Bai 26_JPG_02.jpg


Có một danh ngôn khá hay: “Việc lành làm suốt đời không đủ, việc dữ làm trong giây lát đã dư.” Đó là cách hay nhất để chúng ta khỏi phải nài xin và nài xin vô ích cho ta hiện về cảnh báo anh em ta.


Bai 26_JPG_04.jpg

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm –  

Hẹn gặp lại

GachNgang.png

“Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” 
(COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION).

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và  Quý Vị,


Ngày 15.08.2022 Hội Thánh toàn cầu long trọng Mừng Kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, đó cũng là dịp Tạ Ơn của BBT CGN chúng con sau đúng 18 năm tham gia truyền thông, và truyền thông ở đây luôn được hiểu là phương tiện để truyền giáo, và vì thế tự bản chất của công việc đã được gói gọn trong khẩu hiệu của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” (COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION). 18 tuổi là đánh dấu thời điểm rất quan trọng cho một em thiếu niên bước vào tuổi trường thành với nhiều thách đố và hy vọng.

Với thân phận thật bất xứng, chúng con xin được hiệp cùng Hội Thánh để dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa về những gì đã làm được, dù rất nhỏ bé và khuyết điểm; cùng với lòng thống hối tạ lỗi về những gì đã làm sai hoặc không đúng ý Chúa, hay chưa thể vừa lòng anh chị em mình. Chúng con chân thành cảm ơn Quý Cha, Quý Tu Sĩ và anh chị em giáo dân đã tham gia cộng tác với chúng con trong gần 20 năm qua, và nay rất nhiều Vị đã an nghỉ trong Chúa. Xin hãy nhớ nhau luôn mãi.

Để Mừng Kính Mẹ và đồng hành cùng Hội Thánh, nhất là tại quê nhà Việt Nam rất nhiều nơi còn thiếu thốn mọi sự, chúng con có đặt in một số lượng lớn sách Quà Tặng Tin Mừng, nhưng lần in này chúng con chỉ có thể tài trợ một phần kinh phí với hy vọng những nơi nào cần có Sách để làm Quà Tặng cho nhau, mọi người có thể chia sẻ một phần chi phí với chúng con là 25.000VNĐ/ 1 cuốn QTTM và chúng con sẽ gởi Sách qua bưu điện (trong nước) về tận nơi. Sau khi nhận được Sách, quý vị có thể gởi tiền qua tài khoản cho chúng con sau. Xin lưu ý là dù ít dù nhiều, chỉ cần 1 cuốn chúng con cũng sẽ rất vui mừng để phục vụ tận tình như là phục vụ chính Chúa vậy. Sách dày 544 trang, khổ 11,3 x 17,6 cm.


2_Sach.jpg


 

Về vật chất thì cuốn sách nhỏ bé này chẳng đáng là gì, nhưng lại chứa đựng những giá trị vĩnh cửu cho mọi thời và mọi người, chúng con tin rằng nó rất phù hợp để làm quà tặng cho người thân trong các dịp như Thêm Sức, Rước Lễ Lần Đầu, Khấn Dòng, Chịu Chức, Mừng Hôn Phối, Thượng Thọ, Phần thưởng Giáo Lý… (chúng con cũng xin lưu ý là theo đúng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta sẽ TẶNG nhau món quà ý nghĩa này để làm “bạn đồng hành” cho người được nhận, chứ không phải chỉ là để lại trong nhà thờ hay trong lớp giáo lý và chỉ cho nhau mượn để đọc)

Ngoài ra đối với những nơi quá khó khăn, cần có Sách để tặng cho bà con, xin quý vị cũng cứ liên lạc với chúng con để biết rõ hoàn cảnh của nhau, chúng con sẽ tìm kiếm các ân nhân giúp đỡ sau.

Với quý ân nhân xa gần lâu nay đã từng giúp đỡ chúng con mỗi người một tay để chúng con đã có thể phát hành được 80 ngàn Sách QTTM, nay nếu có thể được xin hãy tiếp tục hỗ trợ chúng con, để Lời Chúa đến được với hết mọi người. Kính mong Giáo Xứ giàu giúp Giáo Xứ nghèo, Giáo Phận giàu giúp Giáo Phận nghèo.

Riêng đối với hải ngoại, chúng con không thể gởi sách qua bưu điện trong nước, vì cước phí rất đắt, vì thế nếu Quý Vị nào có dịp về thăm Việt Nam, chúng con rất vui được tặng sách để Quý Vị mang về chia sẻ cho bà con nào cần.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN


GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 73 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng và tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Bai 26_JPG150_01.jpg

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

 

 

BBT CGVN

unread,
Oct 12, 2022, 10:38:02 PM10/12/22
to



Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com


   Hatha yoga: 


Từ sức khoẻ thể lý và tinh thần đến hành trình tâm linh Kitô giáo


Lm Giuse Lê Minh Thông, OP., chia sẻ cảm nghiệm sau 5 năm tập Hatha yoga.


Bolg: https://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com


Xin vui lòng mở file PDF đính kèm.

Xin cảm ơn.


GachNgang.png

“Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” 
(COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION).

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và  Quý Vị,


Ngày 15.08.2022 Hội Thánh toàn cầu long trọng Mừng Kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, đó cũng là dịp Tạ Ơn của BBT CGN chúng con sau đúng 18 năm tham gia truyền thông, và truyền thông ở đây luôn được hiểu là phương tiện để truyền giáo, và vì thế tự bản chất của công việc đã được gói gọn trong khẩu hiệu của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” (COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION). 18 tuổi là đánh dấu thời điểm rất quan trọng cho một em thiếu niên bước vào tuổi trường thành với nhiều thách đố và hy vọng.

Với thân phận thật bất xứng, chúng con xin được hiệp cùng Hội Thánh để dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa về những gì đã làm được, dù rất nhỏ bé và khuyết điểm; cùng với lòng thống hối tạ lỗi về những gì đã làm sai hoặc không đúng ý Chúa, hay chưa thể vừa lòng anh chị em mình. Chúng con chân thành cảm ơn Quý Cha, Quý Tu Sĩ và anh chị em giáo dân đã tham gia cộng tác với chúng con trong gần 20 năm qua, và nay rất nhiều Vị đã an nghỉ trong Chúa. Xin hãy nhớ nhau luôn mãi.

Để Mừng Kính Mẹ và đồng hành cùng Hội Thánh, nhất là tại quê nhà Việt Nam rất nhiều nơi còn thiếu thốn mọi sự, chúng con có đặt in một số lượng lớn sách Quà Tặng Tin Mừng, nhưng lần in này chúng con chỉ có thể tài trợ một phần kinh phí với hy vọng những nơi nào cần có Sách để làm Quà Tặng cho nhau, mọi người có thể chia sẻ một phần chi phí với chúng con là 25.000VNĐ/ 1 cuốn QTTM và chúng con sẽ gởi Sách qua bưu điện (trong nước) về tận nơi. Sau khi nhận được Sách, quý vị có thể gởi tiền qua tài khoản cho chúng con sau. Xin lưu ý là dù ít dù nhiều, chỉ cần 1 cuốn chúng con cũng sẽ rất vui mừng để phục vụ tận tình như là phục vụ chính Chúa vậy. Sách dày 544 trang, khổ 11,3 x 17,6 cm.


2_Sach.jpg


 

Về vật chất thì cuốn sách nhỏ bé này chẳng đáng là gì, nhưng lại chứa đựng những giá trị vĩnh cửu cho mọi thời và mọi người, chúng con tin rằng nó rất phù hợp để làm quà tặng cho người thân trong các dịp như Thêm Sức, Rước Lễ Lần Đầu, Khấn Dòng, Chịu Chức, Mừng Hôn Phối, Thượng Thọ, Phần thưởng Giáo Lý… (chúng con cũng xin lưu ý là theo đúng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta sẽ TẶNG nhau món quà ý nghĩa này để làm “bạn đồng hành” cho người được nhận, chứ không phải chỉ là để lại trong nhà thờ hay trong lớp giáo lý và chỉ cho nhau mượn để đọc)

Ngoài ra đối với những nơi quá khó khăn, cần có Sách để tặng cho bà con, xin quý vị cũng cứ liên lạc với chúng con để biết rõ hoàn cảnh của nhau, chúng con sẽ tìm kiếm các ân nhân giúp đỡ sau.

Với quý ân nhân xa gần lâu nay đã từng giúp đỡ chúng con mỗi người một tay để chúng con đã có thể phát hành được 80 ngàn Sách QTTM, nay nếu có thể được xin hãy tiếp tục hỗ trợ chúng con, để Lời Chúa đến được với hết mọi người. Kính mong Giáo Xứ giàu giúp Giáo Xứ nghèo, Giáo Phận giàu giúp Giáo Phận nghèo.

Riêng đối với hải ngoại, chúng con không thể gởi sách qua bưu điện trong nước, vì cước phí rất đắt, vì thế nếu Quý Vị nào có dịp về thăm Việt Nam, chúng con rất vui được tặng sách để Quý Vị mang về chia sẻ cho bà con nào cần.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN



GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 75 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng và tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Bai 26_JPG150_01.jpg

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

 

 

Yoga, thể lý, tinh thần, tâm linh.pdf

BBT CGVN

unread,
Nov 24, 2022, 8:32:33 AM11/24/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Mừng Kính Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

 

HUẾ, ĐẤT THÁNH

Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ


Bai 92_JPG.jpg


Kính mời theo dõi video tại đây:

 

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay, mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam; từ Bắc chí Nam, các Giáo phận đều vui mừng vì hầu hết các Giáo tỉnh đều có các Đấng Tử Đạo tinh hoa của mình. Phần tôi, tôi cũng muốn chia sẻ một đôi nét về những hạt giống tinh hoa tử đạo trên đất mẹ quê tôi, Huế, với một nguyện ước nhỏ rằng, dẫu đang sống ở Huế, đã đến Huế, hay sẽ đến Huế, Anh Chị em đang nói đến một vùng đất còn có tên là ‘Huế, Đất Thánh’.   

 

Bai 92_JPG_02.jpg


Tôi mạo muội mời Anh Chị em cùng nhìn lại đôi nét tiêu biểu của tử đạo Huế; bởi lẽ, Huế, vốn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, đang sở hữu đó đây những thánh tích sừng sững… thế nhưng, nếu vô tình, hoặc không biết, chúng ta sẽ đến Huế hay cả khi đang ở trên Huế, Huế vẫn mãi chỉ là một cố đô văn vật không hơn không kém như bao nơi khác mà không mang một ý nghĩa thiêng liêng nào khác, đang khi Huế thực sự là một ‘Huế, Đất Thánh’. 


Bai 92_JPG_01.jpg


Nói đến Huế là nói đến sông Hương núi Ngự; nói đến Huế là nói đến lăng tẩm chùa chiền; nhưng đối với người công giáo và với một số đông du khách Âu Châu, nói đến Huế là nói đến một vùng Đất Thánh; ở đó, máu các thánh tử đạo đã nhỏ giọt trên các nẻo đường, ‘đường vào Thành Nội, đường xuống Gia Hội, đường về Bao Vinh...’.

Với Huế, cha J.B. Roux, một vị thừa sai Paris, một nhà viết sử, trong cuốn sách tiếng Pháp của ngài, “Vestiges Religieux et Profanes du Vieux Hue”, vốn đã được người viết dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời”, có những vần thơ giới thiệu về Huế thế này: 

“Tang thương tràn cả đất thiêng,

Nơi tình chỉ để cho duyên đạo lành,

Dõi nhìn với cả lòng thành,

Mới hay tro bụi long lanh phúc trời,

Mới hay dưới những rụng rơi,

Hồn thiêng tử đạo, làn hơi sinh thành”. 


Bai 92_JPG_03.jpg


 

Với tác giả, đất Huế là đất mà phúc trời long lanh trong mùn cát, trong bụi đường; đất mà hồn thiêng các vị tử đạo của Huế đã trở thành làn khí hà hơi sự sống đức tin cho bao thế hệ cháu con. Vì thế, một lần đến Huế là một lần hành hương ‘Huế, Đất Thánh’; một lần trở lại xứ Thần Kinh, là một lần kính viếng thánh địa bao đấng anh hùng. 

Trước hết, Phu Văn Lâu duyên dáng, hình ảnh đầu tiên trên con đường cạnh dòng Sông Hương đập vào mắt chúng ta, mấy ai biết, đó là Nhà Niêm Sắc Chỉ, nơi liệt kê danh sách các tội danh với những hình án dành cho các đấng tử đạo. 

Tác giả viết tiếp, “Ở Rôma, nơi mà ngày ngày, bao khách hành hương mắt nhoà lệ, chân run run, kính cẩn chạm môi hôn lấy bụi đường, chỉ vì nơi đó, xưa kia, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi qua; thì ở đây, nhờ những khổ đau và máu của cha ông các bạn, cả một đạo quân vinh thắng của Chúa Kitô đã rảo bước, Huế của các bạn được biết đến với những địa danh rành rành lại càng đáng được trân quý biết bao!”. Tác giả nói đến các toà án, nơi các vị tử đạo vừa bị hỏi cung vừa chịu tra tấn, nổi tiếng là Toà Tam Pháp ngay dưới chân tường thành nội ở cửa Thượng Tứ và cửa Thể Nhơn, nay là nhà lưu niệm một nghệ sĩ.  


Bai 92_JPG_05.jpg


Tác giả nói đến nhà tù Trấn Phủ dọc đường Xuân 68, cạnh cửa Đông Ba; tác giả nói đến Khám Đường, một ngục thất nổi tiếng nhất của xứ An Nam lúc bấy giờ dưới triều Nguyễn, nơi mà ai đã một lần qua cửa thì chỉ đi ra với một tên đao phủ dẫn đến pháp trường hoặc đã co quắp trong một chiếc quan tài gỗ tạp. Khám Đường đó giờ đây là trường Tiểu Học Tây Lộc ở 117 đường Trần Quốc Toản.  


Bai 92_JPG_06.jpg

Bai 92_JPG_07.jpg


Tác giả nói đến các pháp trường, đó là Cống Chém An Hòa, nay vẫn còn bảng địa danh nằm cạnh cây xăng An Hoà; một pháp trường nổi tiếng khác là Chợ An Hòa, nay là trường Tiểu Học Hương Sơ. Tác giả còn nói đến Bãi Dâu, đồi đá Thợ Đúc và những nẻo đường thành nội, nơi các các đấng anh hùng cổ mang gông, chân mang xiềng bị kéo lê đi. 


Bai 92_JPG_08.jpg

Bai 92_JPG_09.jpg


Vị thừa sai còn nói đến cái chết ghê rợn của cha Marchand Du, ngài đã phải co ro trong chiếc cũi dài 0,7m, rộng 0,5m được gánh bộ từ Gia Định ra Kinh Đô mất hết 6 tuần, để rồi rạng ngày 30 tháng 11 năm 1835, trước Cửa Ngọ Môn, bảy phát súng thần công nổ rền nhằm quy tụ dân chúng đến để chứng kiến cuộc xét xử; và từ trên vọng lâu, vua Minh Mạng ném xuống ngọn cờ tuyên án bá đao dành cho ngài; người ta tùng xẻo ngài từ mảnh thịt này đến mảnh thịt kia cho đến chết. 


Bai 92_JPG_13.jpg


Bai 92_JPG_10.jpg


Tác giả nói đến cái chết cảm động của Phaolô Tống Viết Bường, người con của làng Phước Quả, Giáo xứ Chính Toà Phủ Cam, bị chém ngay trước cổng nhà con gái mình vốn là nàng dâu của làng Phường Đúc; mắt ngài hướng về nền nhà thờ Thợ Đúc vốn đã bị tàn phá theo lệnh vua, ngài ước ao được chết trên đó. Nay đền miếu dành cho ngài, nơi đánh dấu ngài bị chém vẫn nằm bên con đường làng Thợ Đúc mà người lương kẻ giáo đều kính viếng, khói hương.


Bai 92_JPG_11.jpg


Tác giả nói đến cái chết điềm tĩnh của quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy cạnh cầu An Hoà, cụ chuẩn bị chết với một dáng vẻ quắc thước, áo xống đĩnh đạc, môi ngậm ống điếu.  

Tác giả nói đến cái chết não nùng của người lính trẻ Anrê Trần Văn Trông thảo hiếu:  

“Mẹ sao trí con sao trung bấy,

Ôi thanh phong lưu lại muôn đời,

Tôi vì Chúa phải đầu rơi,

Rơi vào tay mẹ, con thời toàn quy”.

 

Ngày xưa, chết không con cũng như chết không toàn thây là bất hiếu; Anrê Trông chịu chém tại chợ An Hoà, mẹ ngài đưa ngay vạt áo đón lấy chiếc đầu lấm đất và máu của con. Anrê Trông trả hiếu rồi vậy; người thanh niên 21 tuổi đó trả toàn thây cho mẹ, không lỗi bất hiếu! Những vần thơ này cho đến nay vẫn còn được đọc trên văn bia trước mặt nhà thờ Giáo xứ Kim Long. Và còn bao nhiêu vị khác nữa tại các vùng lân cận. 


Bai 92_JPG_12.jpg


Anh Chị em,

Mừng kính Các Đấng Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, chúng ta biết nói gì đây, một hãy cảm tạ Chúa đã ban cho quê hương chúng ta bao đấng anh hùng như những hạt giống tinh tuý của mỗi miền, mỗi Giáo phận; cách riêng, ‘Huế, Đất Thánh’, mảnh đất Thần Kinh thân yêu này, với những hạt giống tốt gieo vào lòng đời, trong đó có các vị thừa sai và cả các bậc tổ tiên chúng ta. Chính nhờ công phúc và máu của các ngài, đồng lúa Giáo Hội Việt Nam ngào ngạt hương thơm đang trổ đòng ngậm sữa trên dải đất chữ ‘S’ này. Sống vì đạo hôm nay cũng khó không kém như chết vì đạo năm xưa; vì thế, để trung thành với Chúa, với Tin Mừng, chúng ta phải chọn lựa quyết liệt mỗi ngày. Những chọn lựa đó cũng đau đớn không kém những khổ hình cha ông chúng ta đã chịu, những hy sinh vì Tin Mừng đó cũng khiến tim chúng ta rỉ máu không kém bá đao.  


Bai 92_JPG_04.jpg


Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, Đấng Anh Hùng Tử Đạo, mẫu mực của bao đấng anh hùng, Các Thánh Tử Đạo chỉ chọn lựa một lần; xin cho con can đảm chọn Chúa mỗi ngày, hầu trở nên thánh thiện và xứng danh với người con của ‘Huế, Đất Thánh’; lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho chúng con”, Amen. 

Kính mời Anh Chị em đọc tác phẩm HUẾ CỔ, VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI, với hai bản đồ Huế Cổ và những hình ảnh của các địa danh khác đã được Google Map định vị; đây là bản được cập nhật cho lần in thứ 6, năm 2018.

http://tonggiaophanhue.net/muc-vu/van-hoa/toan-bo-tap-sach-hue-co-vet-tich-dao-va-doi/

 

(lời nhắn: mọi người đều có thể yêu cầu được nhận bài suy niệm ngắn gọn tương tự của cùng tác giả trong mỗi ngày, xin liên lạc qua email: minhan...@gmail.com – xin cảm ơn).

Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

Hẹn gặp lại 


GachNgang.png

“Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” 
(COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION).

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và  Quý Vị,


Ngày 15.08.2022 Hội Thánh toàn cầu long trọng Mừng Kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, đó cũng là dịp Tạ Ơn của BBT CGN chúng con sau đúng 18 năm tham gia truyền thông, và truyền thông ở đây luôn được hiểu là phương tiện để truyền giáo, và vì thế tự bản chất của công việc đã được gói gọn trong khẩu hiệu của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” (COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION). 18 tuổi là đánh dấu thời điểm rất quan trọng cho một em thiếu niên bước vào tuổi trường thành với nhiều thách đố và hy vọng.

Với thân phận thật bất xứng, chúng con xin được hiệp cùng Hội Thánh để dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa về những gì đã làm được, dù rất nhỏ bé và khuyết điểm; cùng với lòng thống hối tạ lỗi về những gì đã làm sai hoặc không đúng ý Chúa, hay chưa thể vừa lòng anh chị em mình. Chúng con chân thành cảm ơn Quý Cha, Quý Tu Sĩ và anh chị em giáo dân đã tham gia cộng tác với chúng con trong gần 20 năm qua, và nay rất nhiều Vị đã an nghỉ trong Chúa. Xin hãy nhớ nhau luôn mãi.

Để Mừng Kính Mẹ và đồng hành cùng Hội Thánh, nhất là tại quê nhà Việt Nam rất nhiều nơi còn thiếu thốn mọi sự, chúng con có đặt in một số lượng lớn sách Quà Tặng Tin Mừng, nhưng lần in này chúng con chỉ có thể tài trợ một phần kinh phí với hy vọng những nơi nào cần có Sách để làm Quà Tặng cho nhau, mọi người có thể chia sẻ một phần chi phí với chúng con là 25.000VNĐ/ 1 cuốn QTTM và chúng con sẽ gởi Sách qua bưu điện (trong nước) về tận nơi. Sau khi nhận được Sách, quý vị có thể gởi tiền qua tài khoản cho chúng con sau. Xin lưu ý là dù ít dù nhiều, chỉ cần 1 cuốn chúng con cũng sẽ rất vui mừng để phục vụ tận tình như là phục vụ chính Chúa vậy. Sách dày 544 trang, khổ 11,3 x 17,6 cm.


2_Sach.jpg


 

Về vật chất thì cuốn sách nhỏ bé này chẳng đáng là gì, nhưng lại chứa đựng những giá trị vĩnh cửu cho mọi thời và mọi người, chúng con tin rằng nó rất phù hợp để làm quà tặng cho người thân trong các dịp như Thêm Sức, Rước Lễ Lần Đầu, Khấn Dòng, Chịu Chức, Mừng Hôn Phối, Thượng Thọ, Phần thưởng Giáo Lý… (chúng con cũng xin lưu ý là theo đúng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta sẽ TẶNG nhau món quà ý nghĩa này để làm “bạn đồng hành” cho người được nhận, chứ không phải chỉ là để lại trong nhà thờ hay trong lớp giáo lý và chỉ cho nhau mượn để đọc)

Ngoài ra đối với những nơi quá khó khăn, cần có Sách để tặng cho bà con, xin quý vị cũng cứ liên lạc với chúng con để biết rõ hoàn cảnh của nhau, chúng con sẽ tìm kiếm các ân nhân giúp đỡ sau.

Với quý ân nhân xa gần lâu nay đã từng giúp đỡ chúng con mỗi người một tay để chúng con đã có thể phát hành được 80 ngàn Sách QTTM, nay nếu có thể được xin hãy tiếp tục hỗ trợ chúng con, để Lời Chúa đến được với hết mọi người. Kính mong Giáo Xứ giàu giúp Giáo Xứ nghèo, Giáo Phận giàu giúp Giáo Phận nghèo.

Riêng đối với hải ngoại, chúng con không thể gởi sách qua bưu điện trong nước, vì cước phí rất đắt, vì thế nếu Quý Vị nào có dịp về thăm Việt Nam, chúng con rất vui được tặng sách để Quý Vị mang về chia sẻ cho bà con nào cần.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN



GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 81 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng và tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Bai 26_JPG150_01.jpg

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

 

 

BBT CGVN

unread,
Nov 24, 2022, 10:50:38 PM11/24/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com

 

 

1Vong_A_JPG.jpg


LTS: Kính thưa Quý Cha và Quý Vị,

BBT CGVN Chúng con có nhận được hai thông tin ý nghĩa và thiết thực, từ Cha Giuse Vũ Thái Hòa, Gs Phụng Vụ, chúng con xin chia sẻ lại với mọi người để cùng được biết:

 

1. Có nên đặt tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá Giáng Sinh ngay trong Mùa Vọng không?

 

Chúng ta thấy rằng, khi vừa bước vào Mùa Vọng, trước dịp lễ Giáng Sinh, các nhà thờ, các gia đình và ngay cả một số cửa tiệm, đã bắt đầu dựng hang đá Giáng Sinh. Đối với người Công giáo, (các anh em Chính Thống và Tin Lành không làm hang đá), hang đá là một hình thức diễn tả cụ thể ý nghĩa của lễ Giáng Sinh. Trước tiên, nó nhắc nhớ biến cố lịch sử Chúa Kitô xuống trần gian làm người, sinh ra trong máng cỏ nghèo hèn tại làng Bê Lem, xứ Do Thái; nó cũng nhắc nhở thông điệp yêu thương của Thiên Chúa là Đấng đã sai Con Một của Người để cứu chuộc nhân loại. Nhưng có một câu hỏi thiết thực được đặt ra ở đây là: Chúng ta nên đặt tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá Giáng Sinh vào thời điểm nào cho phù hợp?

Như đã biết, Giáo hội Công Giáo thường dành 4 tuần trước lễ Giáng Sinh, còn gọi là Mùa Vọng – Mùa của sự chờ đợi, hy vọng, và để giúp các tín hữu chuẩn bị tâm hồn mừng kỷ niệm biến cố Thiên Chúa giáng trần. Nếu đặt tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá Giáng Sinh ngay ngày đầu tiên của Mùa Vọng, thì vô hình chung, chúng ta đã làm mất đi ý nghĩa của Mùa Vọng – đó là sự chờ đợi. Bởi vì nếu Chúa Kitô đã xuất hiện rồi, người ta không cần chờ đợi và chuẩn bị nữa! Nói một cách khôi hài, thay vì Mùa Vọng lại trở thành Mùa Vô Vọng!

Có ai tưởng tượng trong một gia đình kia, người mẹ có thai mong chờ ngày sinh con, và đã có một búp bê để ở giữa cái nôi em bé rồi không? Có ai tưởng tượng một đôi bạn trẻ, 4 tuần trước ngày cưới, đã mặc đồ cưới rồi không? Sự mong đợi có ý nghĩa riêng của nó...

Nhưng nếu ai dựng hang đá Giáng Sinh vào ngày 17/12 thì cũng hay, vì đây là giai đoạn thứ hai của Mùa Vọng, liên quan trực tiếp đến lễ Giáng Sinh (giai đoạn 1, từ Chúa nhật thứ nhất đến ngày 16 tháng 12, đề cập cách đặc biệt sự kết thúc của thời gian và việc Chúa Kitô sẽ đến trong vinh quang).

Cũng trong tinh thần chờ đợi, chúng ta nên đợi đến lễ Chúa Hiển Linh mới đặt tượng các nhà chiêm tinh (đạo sĩ, Ba Vua”) vào hang đá. Và lưu ý thêm rằng, Mùa Giáng Sinh sẽ kết thúc vào lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Sau lễ này, chúng ta mới nên gỡ hang đá.

Kính chúc mọi người một Mùa Vọng sốt sắng để chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giáng Sinh!

Thân ái trong Chúa Kitô

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

 

 

2. Giới thiệu Kênh Youtube mới:

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

 Sau một thời gian dài chuẩn bị, tôi hân hạnh giới thiệu với Quý Thân Hữu kênh Youtube mới mang tên “LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG” được phát hành hàng tuần với nội dung đọc bài Tin Mừng mỗi Chúa Nhật và bài suy niệm Lời Chúa.

Với mục đích tạo điều kiện cho mọi người nghe Tin Mừng Chúa Nhật ở bất cứ nơi nào; cùng với bài suy niệm Lời Chúa kèm theo sẽ giúp chúng ta hiểu rõ Lời Chúa hơn để đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày.

Xin Quý Vị bấm vào đường link dưới đây để nghe Tin Mừng Chúa Nhật 1 Mùa Vọng, năm A và bài suy niệm.

Để nhận được thông báo hàng tuần khi có bài suy niệm mới, mời Quý Vị bấm vào ô “Đăng ký” (Subscribe, S’abonner) phía bên phải của tên kênh “Lời Chúa là Ánh Sáng”.

Xin Quý Thân Hữu giới thiệu cho những người thân quen kênh Youtube “LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG” để họ cũng được nuôi dưỡng bởi Lời của Chúa Kitô, Đấng là “con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).

Thân ái trong Chúa Kitô.

Chủ nhiệm: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

 

Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm Giuse Vũ Thái Hòa: vutha...@gmail.com

Chúa nhật 1 Mùa Vọng, Năm A

https://youtu.be/kaWzfygYvSk

BBT CGVN

unread,
Nov 28, 2022, 9:21:46 PM11/28/22
to


Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

www.conggiaovietnam.net      conggia...@gmail.com



Tông thư "Phẩm giá Phụ nữ" (Mulieris Dignitatem) 


của Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô 2



VỀ PHẨM GIÁ VÀ ƠN GỌI CỦA PHỤ NỮ

NHÂN NĂM THÁNH MẪU

Ban hành ngày 15-08-1988

 

 

Bản dịch của LM. Phêrô Phan Văn Lợi

Từ bản tiếng Anh trong Vatican.va. Có đối chiếu với bản tiếng Pháp.

https://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/apost_letters/1988/documents/hf_jp-ii_apl_19880815_mulieris-dignitatem.html

Bản dịch Kinh Thánh của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ

Bản dịch Công đồng chung Vaticanô II của Hội đồng Giám mục VN

 

Kính thưa Quý Cha


Con xin gởi đến Quý cha Tông thư "Phẩm giá Phụ nữ" (Mulieris Dignitatem) của Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô 2 (Bản dịch mới) để tái khám phá một suy tư hết sức sâu sắc và phong phú không những về Phụ nữ (đời hôn nhân-đời thánh hiến) mà cả về Đức Maria, về Giáo Hội và về con người nói chung. Bản văn tuyệt vời này rất đáng học hỏi và giúp ích nhiều trong việc dạy giáo lý. 


Con, Phêrô Phan Văn Lợi.

(xin mở attachment).


GachNgang.png

“Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” 
(COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION).

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và  Quý Vị,


Ngày 15.08.2022 Hội Thánh toàn cầu long trọng Mừng Kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, đó cũng là dịp Tạ Ơn của BBT CGN chúng con sau đúng 18 năm tham gia truyền thông, và truyền thông ở đây luôn được hiểu là phương tiện để truyền giáo, và vì thế tự bản chất của công việc đã được gói gọn trong khẩu hiệu của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” (COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION). 18 tuổi là đánh dấu thời điểm rất quan trọng cho một em thiếu niên bước vào tuổi trường thành với nhiều thách đố và hy vọng.

Với thân phận thật bất xứng, chúng con xin được hiệp cùng Hội Thánh để dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa về những gì đã làm được, dù rất nhỏ bé và khuyết điểm; cùng với lòng thống hối tạ lỗi về những gì đã làm sai hoặc không đúng ý Chúa, hay chưa thể vừa lòng anh chị em mình. Chúng con chân thành cảm ơn Quý Cha, Quý Tu Sĩ và anh chị em giáo dân đã tham gia cộng tác với chúng con trong gần 20 năm qua, và nay rất nhiều Vị đã an nghỉ trong Chúa. Xin hãy nhớ nhau luôn mãi.

Để Mừng Kính Mẹ và đồng hành cùng Hội Thánh, nhất là tại quê nhà Việt Nam rất nhiều nơi còn thiếu thốn mọi sự, chúng con có đặt in một số lượng lớn sách Quà Tặng Tin Mừng, nhưng lần in này chúng con chỉ có thể tài trợ một phần kinh phí với hy vọng những nơi nào cần có Sách để làm Quà Tặng cho nhau, mọi người có thể chia sẻ một phần chi phí với chúng con là 25.000VNĐ/ 1 cuốn QTTM và chúng con sẽ gởi Sách qua bưu điện (trong nước) về tận nơi. Sau khi nhận được Sách, quý vị có thể gởi tiền qua tài khoản cho chúng con sau. Xin lưu ý là dù ít dù nhiều, chỉ cần 1 cuốn chúng con cũng sẽ rất vui mừng để phục vụ tận tình như là phục vụ chính Chúa vậy. Sách dày 544 trang, khổ 11,3 x 17,6 cm.


2_Sach.jpg


 

Về vật chất thì cuốn sách nhỏ bé này chẳng đáng là gì, nhưng lại chứa đựng những giá trị vĩnh cửu cho mọi thời và mọi người, chúng con tin rằng nó rất phù hợp để làm quà tặng cho người thân trong các dịp như Thêm Sức, Rước Lễ Lần Đầu, Khấn Dòng, Chịu Chức, Mừng Hôn Phối, Thượng Thọ, Phần thưởng Giáo Lý… (chúng con cũng xin lưu ý là theo đúng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta sẽ TẶNG nhau món quà ý nghĩa này để làm “bạn đồng hành” cho người được nhận, chứ không phải chỉ là để lại trong nhà thờ hay trong lớp giáo lý và chỉ cho nhau mượn để đọc)

Ngoài ra đối với những nơi quá khó khăn, cần có Sách để tặng cho bà con, xin quý vị cũng cứ liên lạc với chúng con để biết rõ hoàn cảnh của nhau, chúng con sẽ tìm kiếm các ân nhân giúp đỡ sau.

Với quý ân nhân xa gần lâu nay đã từng giúp đỡ chúng con mỗi người một tay để chúng con đã có thể phát hành được 80 ngàn Sách QTTM, nay nếu có thể được xin hãy tiếp tục hỗ trợ chúng con, để Lời Chúa đến được với hết mọi người. Kính mong Giáo Xứ giàu giúp Giáo Xứ nghèo, Giáo Phận giàu giúp Giáo Phận nghèo.

Riêng đối với hải ngoại, chúng con không thể gởi sách qua bưu điện trong nước, vì cước phí rất đắt, vì thế nếu Quý Vị nào có dịp về thăm Việt Nam, chúng con rất vui được tặng sách để Quý Vị mang về chia sẻ cho bà con nào cần.


Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN



GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần


Xem toàn bộ “Danh Sách Phát” TK 100 Tuần tại đây:

https://www.youtube.com/playlist?list=PLCYhrIoEFb8UjQ7BJDVZTYxASOqStdMyu


Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.


Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại conggia...@gmail.com – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 81 bài)

 

Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.


Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

 

Chúng con đặc biệt trân trọng và tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.


Bai 26_JPG150_01.jpg

  

 GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

"Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

 Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

 Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

 

=> Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

 Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 81 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

Thực Hành Lectio Divina: Do Viện Phụ M. Bảo Tịnh, Đan Viện Mỹ Ca. Đây là những bài giúp thực hành Lectio Divina hết sức quý báu mà chúng con đã được Viện Phụ dạy dỗ từ hơn mười năm rồi, nay chính chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải giới thiệu cho mọi người cùng được hưởng nhờ. Vừa qua Viện Phụ đã về Trời, nhưng  tất cả các tài liệu quý báu này, chúng con vẫn hết sức trân trọng giữ gìn. Tên gọi Lectio Divina tuy còn khá xa lạ với Giáo Dân Việt Nam, nhưng chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã quả quyết: “Việc thực hành Lectio Divina, nếu được làm cách hữu hiệu, sẽ đem lại cho Hội Thánh một mùa xuân thiêng liêng mới mẻ, tôi đoan chắc như thế”. (Ngày 16.09.2005) – Chúng ta có thể nhớ một nền tảng quan trọng sau đây: “Học Thánh Kinh là để sở hữu Lời, Thực hành Lectio Divina là để lụy phục Lời”. Cả hai điều này đều cần thiết và bổ túc cho nhau, nhưng xin đừng quên lụy phục Lời thì cần thiết và giá trị hơn sở hữu Lời. Xem tại đây: https://bit.ly/3jwgHUn

Ngoài ra chúng con còn nhiều các chuyên mục khác như:

Quà Tặng Tin Mừng của nhiều tác giả: https://bit.ly/3A3tF1y

Tôi Tin, Chúng Tôi Tin của nhiều tác giả: https://bit.ly/2U4oy0G

Như Giọt Nước Tan Trong Đại Dương được dịch từ các videos nước ngoài rất uy tín: https://bit.ly/35V28l3

Sức Mạnh Tình Yêu của Lm Lê Văn Quảng, Psy.D:  https://bit.ly/3xVI2TI

Nhìn Xuống Cuộc Đời của Nhà Văn Quyên Di: https://bit.ly/2T1TIpj

Huế - Saigon – Hanoi của nhiều tác giả: https://bit.ly/3vUi8hT

Chuyện Mỗi Tuần của Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp: https://bit.ly/3x2q8yq

v.v…

Chúng con xin chân thành cảm ơn.

BBT CGVN

 

 

Tong thu Mulieris Dignitatem (Viet) (1).docx
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages